Dan Lee
08-26-2010, 12:20 PM
SỐNG KHIÊM NHƯỜNG
Từ một nhận xét theo kinh nghiệm thấy rằng con người cư xử khiêm hạ luôn luôn được mọi người chấp nhận, tác giả sách Huấn ca tìm thấy giá trị sâu xa của thái độ ấy nằm trong Lời Chúa và mạc khải của Người. Trong bản văn Hc 3,17-18.20.28-29, tác giả ca ngợi sự hiền hòa và khiêm hạ là những nhân đức căn bản và quý giá của con người. Chính nhờ nhân đức này, con người khám phá sự cao trọng của Thiên Chúa và mở ngõ cho con người đi vào sự khôn ngoan đích thực của Ngài. Đồng thời tác giả cũng cho thấy nết xấu ngược lại, tức là tính kiêu ngạo là một thứ bệnh nan y. Nó như một thứ cây xấu đã đâm rễ từ trong lòng người ta, nên hành vi ngôn ngữ của họ đều ẩn chứa sự xâu xa tội lỗi. Ông nghĩ rằng con người có tư cách, và xứng đáng lãnh nhận Lời Hứa cúa Chúa phải là kẻ khôn ngoan, biết nhận xét thực tại nhưng nhất là phải biết lắng nghe Lời Người. Một con người như vậy sẽ đẹp lòng Chúa và không sợ sai lầm.
Khao khát danh vọng, quyền bính là đam mê chung của mọi người. Ai cũng thích xuất hiện trước công chúng, thích được người đời ca tụng, và thích được phục vụ. Một cách nào đó, người tham vọng không những dùng người khác như bàn đạp, mà còn tước đoạt chính vinh quang của Thiên Chúa. Trước lối sống trên, cùng những nhận định của con người chỉ dựa trên ưu thế của sự giàu có, danh dự cá nhân, quyền lực xã hội để rồi có thái độ kiêu ngạo, xem thường người khác. Chúa Giêsu khuyên mọi người phải biết sống khiêm nhu tự hạ, biết quên mình và biết quảng đại bác ái với người nghèo khổ.
“Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào chỗ nhất,… “. Lời Chúa Giêsu không nhằm dạy về nghệ thuật ứng xử để thành đạt hay được vinh dự chỗ chốn đông người bằng thủ đoạn khéo léo. Ở đây Chúa muốn nhấn mạnh đến sự đảo lộn vị trí trong Nước Chúa để khuyên dạy mọi người sống khiêm hạ. “Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.” Chính kinh nghiệm đức tin của dân Do Thái đã minh chứng điều ấy : Thiên Chúa sẽ nâng cao người phận nhỏ, người quyền thế bị lật đổ, người giàu có trở về tay không và người nghèo đói sẽ no đầy ơn phúc. Từ lời tiên báo của tiên tri Êzêkien, đến lời kinh Magnificat của Đức Maria và nay là lời dạy của Chúa Giêsu đều nói lên một chân lý : Thiên Chúa đứng vế phía những người khiêm nhường, những người thấp hèn trong địa vị xã hội, những người bị áp bức bất công. Theo lời Chúa dạy, con đường đi tới Nước Trời, được Thiên Chúa Cha yêu thương nâng lên chính là thái độ sống khiêm nhu tự hạ. Từ một vị Thiên Chúa, Người đã hạ mình làm người bần cùng trong thế gian ; từ một người Thầy Người đã tự hạ rửa chân cho các môn đệ ; từ một Đấng phán một Lời liền có Người đã vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết cách nhục nhã. Nơi Chúa Giêsu, sự khiêm hạ đã đi đến tột cùng. Chính nhờ thế mà Thiên Chúa Cha đã suy tôn Người (Pl 2,6-9). Sự khiêm nhu tự hạ mà Chúa dạy hôm nay không phải là sự chịu lụy, nhịn nhục theo kiểu “cố đấm ăn xôi” nhưng là một sự chọn lựa tự do trong tinh thần yêu thương và phục vụ.
Trong đời sống hiện tại, chúng ta thường có khuynh hướng xem nhẹ, thậm chí coi thường những người nghèo, những người thấp hèn hơn chúng ta và tôn trọng những người giàu có, những người quyền thế, có địa vị xã hội. Lời Chúa hôm nay cho chúng ta thấy, ở nơi Thiên Chúa giá trị con người được nhìn nhận cách khác hẳn. Trong Nước Chúa không có phân biệt nô lệ hay tự do, Do Thái hay Hy Lạp. Cho nên, chúng ta phải biết trân trọng nhau trong tư cách tất cả đều là con người, đều là con cái Chúa, và là anh chị em của nhau.
Nên nhớ rằng, đời là một cuộc hành trình. Ra khỏi lòng mẹ là nhập cuộc và ra đi không ngừng. Tuổi thơ và thanh niên được dệt bằng tính hiếu động để không ngừng dự phóng và tiến tới. Ở tuổi trung niên, thành công tràn ngập nhưng thất bại cũng giăng đầy lối đi, có những người bạn chợt đến rồi đi, vui tươi hớn hở đó, nhưng buồn chán lẫn thất vọng cũng ê chề. Rồi tuổi già chợt đến, chúng ta mới nhận ra rằng tất cả trên đời này chỉ là tạm bợ, nơi Thiên Chúa mới có sự vĩnh cửu.
Từ một vị Thiên Chúa, Đức Kitô cũng đã trải qua cuộc đời trần thế với không biết bao nhiêu cuộc hành trình. Sinh ra trong một cuộc hành trình , vừa mở mắt chào đời đã phải vội vã ra đi như một người tỵ nạn. Năm 12 tuổi lạc mất trong một cuộc hành trình. Ra đời, Ngài không ngừng đi lại khắp nẻo đường Palestina. Và cuối cùng, Giêrusalem, đồi Calvê là điểm đến của cuộc hành trình. Qua cuộc hành trình không ngơi nghỉ ấy, Đức Kitô đã tuyên bố với chúng ta :”Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”. Chỉ trong Ngài, qua dấu chân của Ngài, chúng ta mới thật sự tìm được hướng đi cho cuộc đời mình. Ngài là Con Đường dẫn ta về cõi phúc vinh quang. Nhưng con đường của Ngài chính là con đường của yêu thương và phục vụ. Hãy tin tưởng rằng khi chúng ta sống yêu thương, sống phục vụ là lúc chúng ta đang đi trên con đường của Ngài. Trở nên giống Ngài là Đấng hiền lành và khiêm nhường.
Phanxicô Xaviê
Từ một nhận xét theo kinh nghiệm thấy rằng con người cư xử khiêm hạ luôn luôn được mọi người chấp nhận, tác giả sách Huấn ca tìm thấy giá trị sâu xa của thái độ ấy nằm trong Lời Chúa và mạc khải của Người. Trong bản văn Hc 3,17-18.20.28-29, tác giả ca ngợi sự hiền hòa và khiêm hạ là những nhân đức căn bản và quý giá của con người. Chính nhờ nhân đức này, con người khám phá sự cao trọng của Thiên Chúa và mở ngõ cho con người đi vào sự khôn ngoan đích thực của Ngài. Đồng thời tác giả cũng cho thấy nết xấu ngược lại, tức là tính kiêu ngạo là một thứ bệnh nan y. Nó như một thứ cây xấu đã đâm rễ từ trong lòng người ta, nên hành vi ngôn ngữ của họ đều ẩn chứa sự xâu xa tội lỗi. Ông nghĩ rằng con người có tư cách, và xứng đáng lãnh nhận Lời Hứa cúa Chúa phải là kẻ khôn ngoan, biết nhận xét thực tại nhưng nhất là phải biết lắng nghe Lời Người. Một con người như vậy sẽ đẹp lòng Chúa và không sợ sai lầm.
Khao khát danh vọng, quyền bính là đam mê chung của mọi người. Ai cũng thích xuất hiện trước công chúng, thích được người đời ca tụng, và thích được phục vụ. Một cách nào đó, người tham vọng không những dùng người khác như bàn đạp, mà còn tước đoạt chính vinh quang của Thiên Chúa. Trước lối sống trên, cùng những nhận định của con người chỉ dựa trên ưu thế của sự giàu có, danh dự cá nhân, quyền lực xã hội để rồi có thái độ kiêu ngạo, xem thường người khác. Chúa Giêsu khuyên mọi người phải biết sống khiêm nhu tự hạ, biết quên mình và biết quảng đại bác ái với người nghèo khổ.
“Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào chỗ nhất,… “. Lời Chúa Giêsu không nhằm dạy về nghệ thuật ứng xử để thành đạt hay được vinh dự chỗ chốn đông người bằng thủ đoạn khéo léo. Ở đây Chúa muốn nhấn mạnh đến sự đảo lộn vị trí trong Nước Chúa để khuyên dạy mọi người sống khiêm hạ. “Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.” Chính kinh nghiệm đức tin của dân Do Thái đã minh chứng điều ấy : Thiên Chúa sẽ nâng cao người phận nhỏ, người quyền thế bị lật đổ, người giàu có trở về tay không và người nghèo đói sẽ no đầy ơn phúc. Từ lời tiên báo của tiên tri Êzêkien, đến lời kinh Magnificat của Đức Maria và nay là lời dạy của Chúa Giêsu đều nói lên một chân lý : Thiên Chúa đứng vế phía những người khiêm nhường, những người thấp hèn trong địa vị xã hội, những người bị áp bức bất công. Theo lời Chúa dạy, con đường đi tới Nước Trời, được Thiên Chúa Cha yêu thương nâng lên chính là thái độ sống khiêm nhu tự hạ. Từ một vị Thiên Chúa, Người đã hạ mình làm người bần cùng trong thế gian ; từ một người Thầy Người đã tự hạ rửa chân cho các môn đệ ; từ một Đấng phán một Lời liền có Người đã vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết cách nhục nhã. Nơi Chúa Giêsu, sự khiêm hạ đã đi đến tột cùng. Chính nhờ thế mà Thiên Chúa Cha đã suy tôn Người (Pl 2,6-9). Sự khiêm nhu tự hạ mà Chúa dạy hôm nay không phải là sự chịu lụy, nhịn nhục theo kiểu “cố đấm ăn xôi” nhưng là một sự chọn lựa tự do trong tinh thần yêu thương và phục vụ.
Trong đời sống hiện tại, chúng ta thường có khuynh hướng xem nhẹ, thậm chí coi thường những người nghèo, những người thấp hèn hơn chúng ta và tôn trọng những người giàu có, những người quyền thế, có địa vị xã hội. Lời Chúa hôm nay cho chúng ta thấy, ở nơi Thiên Chúa giá trị con người được nhìn nhận cách khác hẳn. Trong Nước Chúa không có phân biệt nô lệ hay tự do, Do Thái hay Hy Lạp. Cho nên, chúng ta phải biết trân trọng nhau trong tư cách tất cả đều là con người, đều là con cái Chúa, và là anh chị em của nhau.
Nên nhớ rằng, đời là một cuộc hành trình. Ra khỏi lòng mẹ là nhập cuộc và ra đi không ngừng. Tuổi thơ và thanh niên được dệt bằng tính hiếu động để không ngừng dự phóng và tiến tới. Ở tuổi trung niên, thành công tràn ngập nhưng thất bại cũng giăng đầy lối đi, có những người bạn chợt đến rồi đi, vui tươi hớn hở đó, nhưng buồn chán lẫn thất vọng cũng ê chề. Rồi tuổi già chợt đến, chúng ta mới nhận ra rằng tất cả trên đời này chỉ là tạm bợ, nơi Thiên Chúa mới có sự vĩnh cửu.
Từ một vị Thiên Chúa, Đức Kitô cũng đã trải qua cuộc đời trần thế với không biết bao nhiêu cuộc hành trình. Sinh ra trong một cuộc hành trình , vừa mở mắt chào đời đã phải vội vã ra đi như một người tỵ nạn. Năm 12 tuổi lạc mất trong một cuộc hành trình. Ra đời, Ngài không ngừng đi lại khắp nẻo đường Palestina. Và cuối cùng, Giêrusalem, đồi Calvê là điểm đến của cuộc hành trình. Qua cuộc hành trình không ngơi nghỉ ấy, Đức Kitô đã tuyên bố với chúng ta :”Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”. Chỉ trong Ngài, qua dấu chân của Ngài, chúng ta mới thật sự tìm được hướng đi cho cuộc đời mình. Ngài là Con Đường dẫn ta về cõi phúc vinh quang. Nhưng con đường của Ngài chính là con đường của yêu thương và phục vụ. Hãy tin tưởng rằng khi chúng ta sống yêu thương, sống phục vụ là lúc chúng ta đang đi trên con đường của Ngài. Trở nên giống Ngài là Đấng hiền lành và khiêm nhường.
Phanxicô Xaviê