Dan Lee
08-26-2010, 08:26 PM
Chúa Nhật 22 thường niên - Năm C
KHIÊM TỐN
1) Nhân một bữa tiệc
Chúa Giêsu được một thủ lãnh nhóm Pharisêu mời dùng bữa. Thời Chúa Giêsu, người Do thái chia thành nhiều nhóm. Có nhóm của Hêrôđê. Có nhóm cách mạng chống đế quốc La-mã. Có nhóm Essenien khắc kỷ. Có nhóm Saduce tư tế. Nhóm Pharisêu gồm các tiến sĩ và luật sĩ chuyên giải thích lề luật. Nhóm này tự cho là mình thông hiểu lề luật, sống đạo đức, là mẫu mực và là thày dạy của dân, nên họ tách biệt khỏi quần chúng. Như thế thủ lãnh của nhóm Pharisêu phải là người có thế lực rất lớn.
Được mời dự bữa tiệc hôm nay, Chúa Giêsu quan sát thấy ai cũng muốn ngồi cỗ nhất. Một phần vì theo thói thường, ai cũng muốn tỏ mình nổi nang, được mọi người kính trọng. Phần khác vì chủ nhà là thủ lãnh nhóm Pharisêu, là một người rất có thế lực, nên ai cũng muốn ngồi gần ông hoặc để gây uy tín, hoặc có dịp nhờ vả ông giúp cho một việc gì.
Vì ai cũng muốn ngồi gần ông chủ ở chỗ nhất nên cỗ nhất thiếu chỗ. Có những bậc vị vọng đành phải xuống cỗ dưới. Có lẽ Chúa Giêsu, vốn không muốn tranh giành, lại coi thường những chức danh phù phiếm, nên đã tự động ngồi vào cỗ chót.
Trong tình huống ấy, chủ nhà buộc lòng phải mời những khách không mấy quan trọng xuống khỏi cỗ nhất. Chủ nhà mời Chúa Giêsu lên cỗ nhất, một phần vì uy tín của Người, nhưng cũng để nghe Người nói mà dò xét, bắt bẻ.
2) Chúa Giêsu đã dạy một chân lý trong đời sống xã hội.
Nhân hoàn cảnh đó, Chúa Giêsu đã lên tiếng dạy ta bài học khiêm tốn.
Kiêu ngạo là thói thường ở đời. Ai cũng muốn mình hơn người khác. Nổi nang hơn, giỏi giang hơn, giàu có hơn, thế lực hơn. Vì muốn nổi hơn người, nhiều người không ngần ngại tìm cách chà đạp người khác.
Kiêu ngạo chống lại kiêu ngạo. Nên không ai ưa người kiêu ngạo. Và nhất là những người kiêu ngạo càng không ưa nhau. Trái lại, người khiêm tốn được mọi người yêu mến. Sách Trang tử thuật chuyện: Dương Chu sang nước Tống vào một trọ nhà kia. Chủ nhà có hai nàng hầu, một đẹp, một xấu. Để ý quan sát, Dương Chu thấy trong nhà ai cũng quý trọng nàng hầu xấu mà khinh rẻ nàng hầu đẹp. Lấy làm lạ, Dương Chu hỏi thằng bé trong nhà. Chú bé nói: Người thiếu đẹp tự cho mình là đẹp nên mất đẹp. Chẳng ai nhìn thấy cái đẹp của nàng nữa. Còn người thiếp xấu tự biết mình xấu mà quên xấu. Không còn ai nhìn thấy cái xấu của nàng nữa.
Dương Chu liền gọi học trò đến dặn: Các con nhớ ghi lấy. Giỏi mà bỏ được cái thói tự cho mình là giỏi, thì đi đâu mà chẳng được người ta yêu quý tôn trọng.
Vì thế Chúa Giêsu đã khuyên ta nên biết khiêm nhường. Đi ăn tiệc cứ chọn chỗ cuối cùng mà ngồi. Nếu được chủ nhà mời lên thì thật vinh dự. Tự cho phép mình ngồi chỗ trên hết, lỡ bị chủ nhà mời xuống thì thật xấu hổ.
3) Nhưng nhắm đến thực tại Nước Trời
Lời Chúa Giêsu dạy, không chỉ nhắm sửa đổi một lề thói xã hội, nhưng trên hết, Người nhắm tới những sự thực về Nước Trời.
Trong bàn tiệc Nước Trời, những ai càng khiêm tốn lại càng được nâng lên cao. Vì khiêm tốn là đi vào con đường của Thiên Chúa, là trở nên giống Thiên Chúa.
Hãy nhìn vào gương Chúa Giêsu. Người luôn luôn chọn chỗ cuối cùng. Là Thiên Chúa, nhưng Người không đòi cho mình được ngang hàng với Thiên Chúa, trái lại, Người đã tự huỷ mình, mặc lấy thân phận nô lệ hèn yếu như ta, trừ tội lỗi.
Hãy nhìn vào hình ảnh bữa Tiệc Ly. Trong bàn tiệc ai là người cao trọng nhất? Thưa là Chúa Giêsu. Thế mà Người đã quỳ gối xuống rửa chân cho các môn đệ. Thiên Chúa đã quỳ trước mặt nhân loại. Thực là một sự khiêm tốn thẳm sâu. Trong khi con người kiêu ngạo muôn vươn lên làm Chúa, thì Thiên Chúa lại khiêm tốn hạ mình xuống làm người. Trong khi con người hèn hạ muốn nâng mình lên bằng cách chà đạp người khác, thì Chúa Trời cao cả lại hạ mình xuống để nâng con người lên. Hạ mình, đó là con đường của Thiên Chúa. Khiêm nhường, đó là khuôn mặt của Thiên Chúa. Vì thế những ai khiêm tốn là trở nên giống Thiên Chúa, xứng đáng ngồi đồng bàn với Thiên Chúa trên Nước Trời. Nói xứng đáng không phải là do công phúc của ta, nhưng là do tình thương của Chúa.
Ai tự nâng mình lên thì không có giá trị gì. Ai được người khác nâng lên, giá trị có đó, nhưng rất mong manh. Ai được Thiên Chúa nâng lên, giá trị đó mới thực cao quý, bền vững. Mà Chúa chỉ nâng cao những người khiêm tốn.
Khiêm tốn như Chúa Giêsu không phải là hèn nhát. Trái lại chỉ những ai dũng mạnh, can đảm mới dám hạ mình phục vụ anh em.
Khiêm tốn như Chúa Giêsu không phải là nô lệ. Trái lại khiêm tốn phục vụ là một cử chỉ đầy tình yêu, một thái độ hoàn toàn tự do, cao quý. Khiêm tốn hạ mình phục vụ là thoát khỏi cái tôi chật hẹp ích kỷ để đi vào con đường tự do thênh thang của Thiên Chúa, của Nước Trời.
Lạy Chúa Giêsu, xin dạy con biết khiêm tốn phục vụ như Chúa đã làm gương. Amen.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1) Có những khiêm nhường giả tạo. Theo ý bạn, khiêm nhường thực sự phải như thế nào?
2) Bạn dễ quan tâm phục vụ người có địa vị chức quyền, hay bạn thường quan tâm đến những người khốn khổ, bị bỏ rơi?
3) Bạn đã bắt đầu tập đi vào con đường khiêm nhường chưa?
4) Chúa Giêsu nêu gương khiêm nhường thế nào?
ĐTGM. Ngô quang Kiệt
KHIÊM TỐN
1) Nhân một bữa tiệc
Chúa Giêsu được một thủ lãnh nhóm Pharisêu mời dùng bữa. Thời Chúa Giêsu, người Do thái chia thành nhiều nhóm. Có nhóm của Hêrôđê. Có nhóm cách mạng chống đế quốc La-mã. Có nhóm Essenien khắc kỷ. Có nhóm Saduce tư tế. Nhóm Pharisêu gồm các tiến sĩ và luật sĩ chuyên giải thích lề luật. Nhóm này tự cho là mình thông hiểu lề luật, sống đạo đức, là mẫu mực và là thày dạy của dân, nên họ tách biệt khỏi quần chúng. Như thế thủ lãnh của nhóm Pharisêu phải là người có thế lực rất lớn.
Được mời dự bữa tiệc hôm nay, Chúa Giêsu quan sát thấy ai cũng muốn ngồi cỗ nhất. Một phần vì theo thói thường, ai cũng muốn tỏ mình nổi nang, được mọi người kính trọng. Phần khác vì chủ nhà là thủ lãnh nhóm Pharisêu, là một người rất có thế lực, nên ai cũng muốn ngồi gần ông hoặc để gây uy tín, hoặc có dịp nhờ vả ông giúp cho một việc gì.
Vì ai cũng muốn ngồi gần ông chủ ở chỗ nhất nên cỗ nhất thiếu chỗ. Có những bậc vị vọng đành phải xuống cỗ dưới. Có lẽ Chúa Giêsu, vốn không muốn tranh giành, lại coi thường những chức danh phù phiếm, nên đã tự động ngồi vào cỗ chót.
Trong tình huống ấy, chủ nhà buộc lòng phải mời những khách không mấy quan trọng xuống khỏi cỗ nhất. Chủ nhà mời Chúa Giêsu lên cỗ nhất, một phần vì uy tín của Người, nhưng cũng để nghe Người nói mà dò xét, bắt bẻ.
2) Chúa Giêsu đã dạy một chân lý trong đời sống xã hội.
Nhân hoàn cảnh đó, Chúa Giêsu đã lên tiếng dạy ta bài học khiêm tốn.
Kiêu ngạo là thói thường ở đời. Ai cũng muốn mình hơn người khác. Nổi nang hơn, giỏi giang hơn, giàu có hơn, thế lực hơn. Vì muốn nổi hơn người, nhiều người không ngần ngại tìm cách chà đạp người khác.
Kiêu ngạo chống lại kiêu ngạo. Nên không ai ưa người kiêu ngạo. Và nhất là những người kiêu ngạo càng không ưa nhau. Trái lại, người khiêm tốn được mọi người yêu mến. Sách Trang tử thuật chuyện: Dương Chu sang nước Tống vào một trọ nhà kia. Chủ nhà có hai nàng hầu, một đẹp, một xấu. Để ý quan sát, Dương Chu thấy trong nhà ai cũng quý trọng nàng hầu xấu mà khinh rẻ nàng hầu đẹp. Lấy làm lạ, Dương Chu hỏi thằng bé trong nhà. Chú bé nói: Người thiếu đẹp tự cho mình là đẹp nên mất đẹp. Chẳng ai nhìn thấy cái đẹp của nàng nữa. Còn người thiếp xấu tự biết mình xấu mà quên xấu. Không còn ai nhìn thấy cái xấu của nàng nữa.
Dương Chu liền gọi học trò đến dặn: Các con nhớ ghi lấy. Giỏi mà bỏ được cái thói tự cho mình là giỏi, thì đi đâu mà chẳng được người ta yêu quý tôn trọng.
Vì thế Chúa Giêsu đã khuyên ta nên biết khiêm nhường. Đi ăn tiệc cứ chọn chỗ cuối cùng mà ngồi. Nếu được chủ nhà mời lên thì thật vinh dự. Tự cho phép mình ngồi chỗ trên hết, lỡ bị chủ nhà mời xuống thì thật xấu hổ.
3) Nhưng nhắm đến thực tại Nước Trời
Lời Chúa Giêsu dạy, không chỉ nhắm sửa đổi một lề thói xã hội, nhưng trên hết, Người nhắm tới những sự thực về Nước Trời.
Trong bàn tiệc Nước Trời, những ai càng khiêm tốn lại càng được nâng lên cao. Vì khiêm tốn là đi vào con đường của Thiên Chúa, là trở nên giống Thiên Chúa.
Hãy nhìn vào gương Chúa Giêsu. Người luôn luôn chọn chỗ cuối cùng. Là Thiên Chúa, nhưng Người không đòi cho mình được ngang hàng với Thiên Chúa, trái lại, Người đã tự huỷ mình, mặc lấy thân phận nô lệ hèn yếu như ta, trừ tội lỗi.
Hãy nhìn vào hình ảnh bữa Tiệc Ly. Trong bàn tiệc ai là người cao trọng nhất? Thưa là Chúa Giêsu. Thế mà Người đã quỳ gối xuống rửa chân cho các môn đệ. Thiên Chúa đã quỳ trước mặt nhân loại. Thực là một sự khiêm tốn thẳm sâu. Trong khi con người kiêu ngạo muôn vươn lên làm Chúa, thì Thiên Chúa lại khiêm tốn hạ mình xuống làm người. Trong khi con người hèn hạ muốn nâng mình lên bằng cách chà đạp người khác, thì Chúa Trời cao cả lại hạ mình xuống để nâng con người lên. Hạ mình, đó là con đường của Thiên Chúa. Khiêm nhường, đó là khuôn mặt của Thiên Chúa. Vì thế những ai khiêm tốn là trở nên giống Thiên Chúa, xứng đáng ngồi đồng bàn với Thiên Chúa trên Nước Trời. Nói xứng đáng không phải là do công phúc của ta, nhưng là do tình thương của Chúa.
Ai tự nâng mình lên thì không có giá trị gì. Ai được người khác nâng lên, giá trị có đó, nhưng rất mong manh. Ai được Thiên Chúa nâng lên, giá trị đó mới thực cao quý, bền vững. Mà Chúa chỉ nâng cao những người khiêm tốn.
Khiêm tốn như Chúa Giêsu không phải là hèn nhát. Trái lại chỉ những ai dũng mạnh, can đảm mới dám hạ mình phục vụ anh em.
Khiêm tốn như Chúa Giêsu không phải là nô lệ. Trái lại khiêm tốn phục vụ là một cử chỉ đầy tình yêu, một thái độ hoàn toàn tự do, cao quý. Khiêm tốn hạ mình phục vụ là thoát khỏi cái tôi chật hẹp ích kỷ để đi vào con đường tự do thênh thang của Thiên Chúa, của Nước Trời.
Lạy Chúa Giêsu, xin dạy con biết khiêm tốn phục vụ như Chúa đã làm gương. Amen.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1) Có những khiêm nhường giả tạo. Theo ý bạn, khiêm nhường thực sự phải như thế nào?
2) Bạn dễ quan tâm phục vụ người có địa vị chức quyền, hay bạn thường quan tâm đến những người khốn khổ, bị bỏ rơi?
3) Bạn đã bắt đầu tập đi vào con đường khiêm nhường chưa?
4) Chúa Giêsu nêu gương khiêm nhường thế nào?
ĐTGM. Ngô quang Kiệt