Dan Lee
09-02-2010, 09:48 PM
(Chúa Nhật 23 Thường Niên C)
AI XỨNG ĐÁNG LÀM MÔN ĐỆ CHÚA KITÔ ?
“Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ của tôi... Cũng vậy, ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14,27-33). Những điều kiện Chúa Kitô đặt ra trên đây là cho hết mọi người chứ không riêng gì một ai. Tin Mừng Luca ghi rõ là khi ấy có rất đông người cùng đi đường với Chúa Giêsu và Người đã nói những lời ấy với tất cảm đám đông. Kitô hữu chúng ta có lẽ quá quen với hình ảnh thập giá và cả sự từ bỏ nhờ các cử hành Phụng Vụ, đặc biệt trong mùa Chay thánh. Phải chăng vì quen quá nên hóa nhàm? Và hệ quả kéo theo là không nắm được, đúng hơn là không hiểu đúng, chưa hiểu hết nội hàm của thập giá cũng như sự từ bỏ.
Nếu hiểu được thập giá và sự từ bỏ đúng như sự tự hủy và như thập giá của Chúa Kitô, đó là chịu án bất công, là chẳng còn hình tượng người ta nữa, là nên như người bị phỉ nhổ, như người bị Thiên Chúa đoán phạt... thì có lẽ khó có ai dám trả lời cách hiên ngang là con muốn theo Chúa, con muốn làm môn đệ của Chúa. Hơn nữa, Chúa Giêsu còn tiên liệu nhiều khó khăn mà những ai muốn theo Người, muốn làm môn đệ Người phải chịu, nên đã căn dặn rằng cần khôn ngoan suy xét cẩn thận. Đừng để chuyện “xôi hỏng, bỏng tay” xảy ra vì thiếu khôn ngoan cân nhắc sự tình cũng như định lượng sức mình. Đừng mạo hiểm khởi công xây tháp mà không hoàn thành nổi để rồi bị người ta chê cười! Đừng mạo hiểm đem quân lính đánh nước người khi không đủ sức để rồi mang lấy thất bại thảm hại! Ai? Ai trong chúng ta, từ người hèn kém tội lỗi đến người tài cao, đức đầy dám nói mình đủ sức làm môn đệ của Chúa Kitô? Ai có thể tự nhận mình đủ đức, đủ tài, đủ khả năng để đi theo Chúa Kitô trên con đường thập giá?
Vậy thử hỏi phải làm sao đây? Bản thân kẻ hèn này xin tự thú nhận mình thật bất tài và bất xứng. Với sức riêng mình, tôi không thể nào làm môn đệ Chúa Kitô được. Với khả năng và cả đạo hạnh riêng mình, tôi không thể nào vác được thập giá mình, cũng không thể nào từ bỏ hết những gì mình có để theo Chúa Kitô. Thế thì phải làm sao đây? Không lẽ rút lui hoặc giơ tay xin hàng?
Với Thiên Chúa thì không có sự gì là không thể được. Ngay đêm Tiệc Ly, Chúa Kitô đã mở cho chúng ta con đường thoát khỏi cảnh bế tắc này. Chính Người đã tự nguyện rủ bỏ vị thế là Thầy và là Chúa để cúi xuống với từng người trong các môn đệ (x.Ga 13). “Thầy không còn gọi các con là tôi tớ mà là bạn hữu” (Ga 15,15).
Hãy biết khôn ngoan làm bạn của Chúa Giêsu. Đỉnh cao của mạc khải là ở đây. Thiên Chúa không muốn con người làm tôi tớ hay làm môn đệ mà là bạn hữu của Người. Cái hình ảnh Giavê Thiên Chúa ngày ngày đi dạo với tổ tiên Ađam- Evà gợi mở thực tại tốt đẹp này. Có được người bạn là Giêsu Kitô thì chuyện thập giá mình sẽ không còn là vấn đề. Vì chính người bạn Giêsu luôn sẵn sàng nâng đỡ, đồng hành và có khi vác thay thập giá cho ta. Bài thơ “vết chân trên cát” của thi hào Tagor là một cảm nghiệm về một chân lý trong tình bạn. Con ơi, những lúc bão cát nổi lên, con chỉ còn thấy một dấu chân, đó là dấu chân của Ta, vì những lúc ấy là lúc Ta đang cõng con trên vai Ta.
Khi đã là bạn hữu thì không có gì là khoảng cách, là bí mật. “Tất cả những gì Thầy đã nghe biết bởi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết.” (Ga15,15). Khi ta biết mở cõi lòng, biết bày tỏ mọi bí ẩn tâm can cho Giêsu, từ chuyện tốt đến chuyện xấu, từ những việc lành đã làm đến những sự dữ xấu xa đã phạm thì ta đang trao dâng hết những gì ta có, cho người bạn Giêsu. Và đây chính là lúc ta thực sự bỏ hết những gì mình có (Avoir – To have). Chính khi ta mở tâm trí đón nhận chân lý Chúa Kitô tỏ bày và sống theo chân lý ấy thì chúng ta đã thực sự từ bỏ những gì chúng ta là (Être – To be).
Ý định của Chúa nào ai biết được, nếu tự chốn cao vời, chính Người chẳng ban Đức Khôn Ngoan, chẳng gửi Thần khí thánh” (Kn 9,17). Nếu Chúa Kitô không tự nguyện cúi xuống rửa chân cho các môn đệ, nếu Người không minh nhiên tỏ bày rằng Người không còn gọi các môn đệ là tôi tớ mà là bạn hữu, chắc hẳn con đường về trời, con đường theo chân Chúa Kitô quả là vượt quá tầm tay, vượt quá khả năng loài người chúng ta.
Vấn đề đặt ra là khi nào và làm sao chúng ta có được sự chắc chắn, dù tương đối, rằng chúng ta đang là bạn hữu của Chúa Giêsu? Một trong những cách thế hữu hiệu để làm bạn Chúa Giêsu đó là hãy làm như Người đã làm (x.Ga 13,15). Đó là nhận nhau như người anh em thân thuộc, như là bằng hữu nghĩa thiết. Đây là nội dung chính những dòng thư của Thánh Phaolô gửi đến ông Philêmon. Ngài xin Philêmon đón nhận lại Ônêsimô, không phải như một người nô lệ mà như một người anh em rất thân mến, dù cho Ônêsimô đáng phải chết vì là nô lệ mà đã bỏ trốn khỏi nhà của chủ. (Bài đọc 2). Đón nhận nhau như là anh em, như là bằng hữu thì không chỉ loại bỏ những hành vi đàn áp, bất công, quan liêu kẻ cả… mà còn phải thực tâm chia sẻ những gì mình đã có được, đã nghe biết, đã hưởng nhận...cho nhau.
Giả như đang còn đó những sự việc, những sự thật đáng nói, cần chia sẻ mà các vị bề trên còn giữ kín với người bề dưới thì người bề dưới vẫn chỉ mãi là những nô lệ hay tôi tớ mà thôi. Một thực tế khó chối cãi đó là khi sự giữ kẻ, sự giữ bí mật xuất hiện trong đời sống vợ chồng thì người giữ kẻ, giữ bí mật cách nào đó không còn xem người phối ngẫu là bạn trăm năm, là bạn đời, chưa kể có trường hợp chỉ xem nhau như người tôi tớ.
Chưa nhận nhau làm bạn trong cách sống, trong cung cách đối xử, thì chắc chắn chúng ta chưa thật sự là bằng hữu của Chúa Kitô. Và cũng khá chắc chắn rằng quá trình vác thập giá mình, quá trình từ bỏ chính mình của chúng ta đang trong cảnh tình “đơn thương, độc mã”. Độc mã, đơn thương để chiếm được Nước Trời, để có được hạnh phúc thật quả là một sự liều lĩnh thiếu khôn ngoan và không lượng sức.
Biết sống, biết hành xử với nhau như là bạn hữu thì chúng ta luôn là bạn hữu của Chúa Kitô. Có người bạn Giêsu đồng hành thì chuyện vác thập giá, chuyện từ bỏ chính mình cho dù vẫn là khó nhưng luôn là có thể được. “Giàu vì bạn, sang vì vợ”. Có người bạn có thể làm được mọi sự luôn ở bên ta, đồng hành với ta thì không có gì là không thể.
Đôi bạn trẻ đã đính hôn xem ra khá hạnh phúc chỉ một nổi vóc dáng bên ngoài như đôi đũa lệch. Chàng ta “ngắn tầm” hơn cô nàng gần 20 phân (20 cm). Sau buổi học giáo lý hôn nhân, được sự đồng ý của cô nàng, anh chàng bèn trao nụ hôn đầu đời cách say đắm trong cái thế phải đứng trên viên đá chẽ của công trình đang xây dựng, để cho vừa tầm cao. Sau đó anh chị bên nhau đi về. Cô nàng thoáng thấy người yêu dáng đi hơi nặng nhọc mà chưa hiểu nguyên do. Có lẽ vì trời tối. Đi được một quảng anh chàng thỏ thẻ xin lặp lại “việc yêu” như ban nảy. Gật đầu chấp thuận thì cô nàng chợt thấy người yêu dừng lại, đặt viên đã lớn đã giấu sau lưng, mang theo nảy giờ, rồi đứng lên trên bày tỏ tình yêu. Được yêu nhưng xem chừng quá vất vả. Không biết kiên trì được bao lâu. Bỗng khi tay trong tay, anh chàng nghe cô nàng thầm thỉ : “Anh ơi, đừng cố vất vả quá! Em cúi xuống một chút là ổn thôi”.
Làm bạn của Giêsu thì hơn làm môn đệ của Người. Một kiểu khôn ngoan mà rất nhiều vị thánh như Gioan Thánh Giá, Têrêxa Avila, Têrêxa Hài Đồng Giêsu...đã chọn lựa.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa - Thuận Hiếu - Ban Mê Thuột
AI XỨNG ĐÁNG LÀM MÔN ĐỆ CHÚA KITÔ ?
“Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ của tôi... Cũng vậy, ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14,27-33). Những điều kiện Chúa Kitô đặt ra trên đây là cho hết mọi người chứ không riêng gì một ai. Tin Mừng Luca ghi rõ là khi ấy có rất đông người cùng đi đường với Chúa Giêsu và Người đã nói những lời ấy với tất cảm đám đông. Kitô hữu chúng ta có lẽ quá quen với hình ảnh thập giá và cả sự từ bỏ nhờ các cử hành Phụng Vụ, đặc biệt trong mùa Chay thánh. Phải chăng vì quen quá nên hóa nhàm? Và hệ quả kéo theo là không nắm được, đúng hơn là không hiểu đúng, chưa hiểu hết nội hàm của thập giá cũng như sự từ bỏ.
Nếu hiểu được thập giá và sự từ bỏ đúng như sự tự hủy và như thập giá của Chúa Kitô, đó là chịu án bất công, là chẳng còn hình tượng người ta nữa, là nên như người bị phỉ nhổ, như người bị Thiên Chúa đoán phạt... thì có lẽ khó có ai dám trả lời cách hiên ngang là con muốn theo Chúa, con muốn làm môn đệ của Chúa. Hơn nữa, Chúa Giêsu còn tiên liệu nhiều khó khăn mà những ai muốn theo Người, muốn làm môn đệ Người phải chịu, nên đã căn dặn rằng cần khôn ngoan suy xét cẩn thận. Đừng để chuyện “xôi hỏng, bỏng tay” xảy ra vì thiếu khôn ngoan cân nhắc sự tình cũng như định lượng sức mình. Đừng mạo hiểm khởi công xây tháp mà không hoàn thành nổi để rồi bị người ta chê cười! Đừng mạo hiểm đem quân lính đánh nước người khi không đủ sức để rồi mang lấy thất bại thảm hại! Ai? Ai trong chúng ta, từ người hèn kém tội lỗi đến người tài cao, đức đầy dám nói mình đủ sức làm môn đệ của Chúa Kitô? Ai có thể tự nhận mình đủ đức, đủ tài, đủ khả năng để đi theo Chúa Kitô trên con đường thập giá?
Vậy thử hỏi phải làm sao đây? Bản thân kẻ hèn này xin tự thú nhận mình thật bất tài và bất xứng. Với sức riêng mình, tôi không thể nào làm môn đệ Chúa Kitô được. Với khả năng và cả đạo hạnh riêng mình, tôi không thể nào vác được thập giá mình, cũng không thể nào từ bỏ hết những gì mình có để theo Chúa Kitô. Thế thì phải làm sao đây? Không lẽ rút lui hoặc giơ tay xin hàng?
Với Thiên Chúa thì không có sự gì là không thể được. Ngay đêm Tiệc Ly, Chúa Kitô đã mở cho chúng ta con đường thoát khỏi cảnh bế tắc này. Chính Người đã tự nguyện rủ bỏ vị thế là Thầy và là Chúa để cúi xuống với từng người trong các môn đệ (x.Ga 13). “Thầy không còn gọi các con là tôi tớ mà là bạn hữu” (Ga 15,15).
Hãy biết khôn ngoan làm bạn của Chúa Giêsu. Đỉnh cao của mạc khải là ở đây. Thiên Chúa không muốn con người làm tôi tớ hay làm môn đệ mà là bạn hữu của Người. Cái hình ảnh Giavê Thiên Chúa ngày ngày đi dạo với tổ tiên Ađam- Evà gợi mở thực tại tốt đẹp này. Có được người bạn là Giêsu Kitô thì chuyện thập giá mình sẽ không còn là vấn đề. Vì chính người bạn Giêsu luôn sẵn sàng nâng đỡ, đồng hành và có khi vác thay thập giá cho ta. Bài thơ “vết chân trên cát” của thi hào Tagor là một cảm nghiệm về một chân lý trong tình bạn. Con ơi, những lúc bão cát nổi lên, con chỉ còn thấy một dấu chân, đó là dấu chân của Ta, vì những lúc ấy là lúc Ta đang cõng con trên vai Ta.
Khi đã là bạn hữu thì không có gì là khoảng cách, là bí mật. “Tất cả những gì Thầy đã nghe biết bởi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết.” (Ga15,15). Khi ta biết mở cõi lòng, biết bày tỏ mọi bí ẩn tâm can cho Giêsu, từ chuyện tốt đến chuyện xấu, từ những việc lành đã làm đến những sự dữ xấu xa đã phạm thì ta đang trao dâng hết những gì ta có, cho người bạn Giêsu. Và đây chính là lúc ta thực sự bỏ hết những gì mình có (Avoir – To have). Chính khi ta mở tâm trí đón nhận chân lý Chúa Kitô tỏ bày và sống theo chân lý ấy thì chúng ta đã thực sự từ bỏ những gì chúng ta là (Être – To be).
Ý định của Chúa nào ai biết được, nếu tự chốn cao vời, chính Người chẳng ban Đức Khôn Ngoan, chẳng gửi Thần khí thánh” (Kn 9,17). Nếu Chúa Kitô không tự nguyện cúi xuống rửa chân cho các môn đệ, nếu Người không minh nhiên tỏ bày rằng Người không còn gọi các môn đệ là tôi tớ mà là bạn hữu, chắc hẳn con đường về trời, con đường theo chân Chúa Kitô quả là vượt quá tầm tay, vượt quá khả năng loài người chúng ta.
Vấn đề đặt ra là khi nào và làm sao chúng ta có được sự chắc chắn, dù tương đối, rằng chúng ta đang là bạn hữu của Chúa Giêsu? Một trong những cách thế hữu hiệu để làm bạn Chúa Giêsu đó là hãy làm như Người đã làm (x.Ga 13,15). Đó là nhận nhau như người anh em thân thuộc, như là bằng hữu nghĩa thiết. Đây là nội dung chính những dòng thư của Thánh Phaolô gửi đến ông Philêmon. Ngài xin Philêmon đón nhận lại Ônêsimô, không phải như một người nô lệ mà như một người anh em rất thân mến, dù cho Ônêsimô đáng phải chết vì là nô lệ mà đã bỏ trốn khỏi nhà của chủ. (Bài đọc 2). Đón nhận nhau như là anh em, như là bằng hữu thì không chỉ loại bỏ những hành vi đàn áp, bất công, quan liêu kẻ cả… mà còn phải thực tâm chia sẻ những gì mình đã có được, đã nghe biết, đã hưởng nhận...cho nhau.
Giả như đang còn đó những sự việc, những sự thật đáng nói, cần chia sẻ mà các vị bề trên còn giữ kín với người bề dưới thì người bề dưới vẫn chỉ mãi là những nô lệ hay tôi tớ mà thôi. Một thực tế khó chối cãi đó là khi sự giữ kẻ, sự giữ bí mật xuất hiện trong đời sống vợ chồng thì người giữ kẻ, giữ bí mật cách nào đó không còn xem người phối ngẫu là bạn trăm năm, là bạn đời, chưa kể có trường hợp chỉ xem nhau như người tôi tớ.
Chưa nhận nhau làm bạn trong cách sống, trong cung cách đối xử, thì chắc chắn chúng ta chưa thật sự là bằng hữu của Chúa Kitô. Và cũng khá chắc chắn rằng quá trình vác thập giá mình, quá trình từ bỏ chính mình của chúng ta đang trong cảnh tình “đơn thương, độc mã”. Độc mã, đơn thương để chiếm được Nước Trời, để có được hạnh phúc thật quả là một sự liều lĩnh thiếu khôn ngoan và không lượng sức.
Biết sống, biết hành xử với nhau như là bạn hữu thì chúng ta luôn là bạn hữu của Chúa Kitô. Có người bạn Giêsu đồng hành thì chuyện vác thập giá, chuyện từ bỏ chính mình cho dù vẫn là khó nhưng luôn là có thể được. “Giàu vì bạn, sang vì vợ”. Có người bạn có thể làm được mọi sự luôn ở bên ta, đồng hành với ta thì không có gì là không thể.
Đôi bạn trẻ đã đính hôn xem ra khá hạnh phúc chỉ một nổi vóc dáng bên ngoài như đôi đũa lệch. Chàng ta “ngắn tầm” hơn cô nàng gần 20 phân (20 cm). Sau buổi học giáo lý hôn nhân, được sự đồng ý của cô nàng, anh chàng bèn trao nụ hôn đầu đời cách say đắm trong cái thế phải đứng trên viên đá chẽ của công trình đang xây dựng, để cho vừa tầm cao. Sau đó anh chị bên nhau đi về. Cô nàng thoáng thấy người yêu dáng đi hơi nặng nhọc mà chưa hiểu nguyên do. Có lẽ vì trời tối. Đi được một quảng anh chàng thỏ thẻ xin lặp lại “việc yêu” như ban nảy. Gật đầu chấp thuận thì cô nàng chợt thấy người yêu dừng lại, đặt viên đã lớn đã giấu sau lưng, mang theo nảy giờ, rồi đứng lên trên bày tỏ tình yêu. Được yêu nhưng xem chừng quá vất vả. Không biết kiên trì được bao lâu. Bỗng khi tay trong tay, anh chàng nghe cô nàng thầm thỉ : “Anh ơi, đừng cố vất vả quá! Em cúi xuống một chút là ổn thôi”.
Làm bạn của Giêsu thì hơn làm môn đệ của Người. Một kiểu khôn ngoan mà rất nhiều vị thánh như Gioan Thánh Giá, Têrêxa Avila, Têrêxa Hài Đồng Giêsu...đã chọn lựa.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa - Thuận Hiếu - Ban Mê Thuột