Dan Lee
09-12-2010, 07:51 PM
KẺ TỘI LỖI
Đức Giêsu, con người với vô vàn điểm lạ, đặc biệt trên tất cả là tình yêu dành cho kẻ có tội. Dường như tha tội là khả năng bẩm sinh của Ngài vậy. Nói đến lòng khoan dung nhân hậu, thì ở trong sâu thẳm con người Ngài, không có giới hạn, không có một lý thuyết, chuẩn mực nào có thể đo được tấm lòng vị tha của Thiên Chúa. Hình như, cả cuộc đời, Ngài chỉ biết đến và chỉ sống cho hai từ: “tha thứ”.
Tha thứ, gọi tên nghe rất vần điệu, nhưng không dễ thực hiện chút nào. Sự tha thứ nào càng liên quan đến vật chất thì càng khó hơn bội phần. Tha thứ thuộc về lãnh vực tâm linh, nhưng lại bị vật chất ràng buộc. Cũng chỉ vì bạc tiền, danh vọng, của cải mà người ta khó nói lời tha thứ cho nhau. Chém giết, sát hại lẫn nhau cũng chỉ tại ganh ghét, bất công, xảo trá.
Hơn bao giờ hết, con người thời đại khó tha thứ. Nhiều cái chết lãng xẹt, nhiều vụ cãi cọ ẩu đả xảy ra với những lý do hết sức tầm thường đến độ ngạc nhiên quá mức. Tại sao vậy, có phải ngày nay nhân loại không còn biết yêu thương? Hay tại vì tình yêu thương trong tâm lòng thế giới đã bị thui chột, bị bán rẻ hay bị mua chuộc?
Tha thứ thuộc về tình yêu, có tình yêu là có tha thứ. Thiên Chúa tha thứ không ngừng, không giới bạn vì Ngài là tình yêu. Con người khó tha thứ vì con người xem nhẹ tình yêu, không sống tình yêu mà chỉ biết sống hưởng thụ, chỉ biết đặt nhu cầu cá nhân lên vị thế ưu tiên.
Thế giới thích nói tha thứ, hay nói tha thứ và năng đề cập, quan tâm đến tha thứ, nhưng chẳng mấy ai sống tha thứ, có lẽ vì bởi nhân loại tự đặt ra quá nhiều luật lệ, những luật lệ không phục vụ con người nhưng lại trở thành công cụ, vũ khí giết hại con người. Người ta tự tạo ra cho nhau những hàng rào kỷ luật thay vì giúp nhân loại phát triển lại trở thành vũ khí bóp nghẹt tâm linh con người, bằng những bức tường kiên cố của thành kiến, tham vọng. Nhân loại chỉ có những mớ lý thuyết vô hồn, những kỷ luật chết, không mang lại cho nhau tình yêu và sự sống. Con người đề cao tình yêu nhưng chẳng bao giờ biết sống tình yêu, nơi nào cũng chỉ thấy toàn là tranh chấp, ghét ghen, thù oán. Trong khi nhân loại ràng buộc nhau bằng những mớ luật lệ, thì Thiên Chúa lại phá tung hàng rào ngăn cách ấy bằng tha thứ và yêu thương. Ngài không phủ nhận kỷ luật nhưng Ngài sống tinh thần kỷ luật, tinh thần ấy được đặt nền móng trên sức bác ái, quảng đại, nhân hậu và tha thứ chứ không phải vị luật, không phải vì tuân giữ luật lệ cứng nhắc mà giết chết nhân phẩm con người . Lý thuyết của nhân loại cách xa lý thuyết của Thiên Chúa bằng hành động. Nhân loại chỉ biết nói tha thứ, chỉ biết gọi yêu thương nhưng chỉ có Thiên Chúa mới biết sống, mới dám hành động yêu thương. Không có chuẩn mực yêu thương trong trái tim Thiên Chúa, không có luật trừ cho người tội lỗi, tất cả mọi người ai cũng đều được ở trong cung lòng yêu thương của Ngài. Chẳng có lý lẽ nào có thể ngăn cản Ngài thôi yêu thương. Yêu luôn luôn, yêu mãi mãi và tha thứ không ngừng là phẩm tính căn nguyên của Thiên Chúa.
Con người chỉ biết trừng phạt, sửa dạy, nghiêm trị và chỉ biết dùng luật lệ mà điều khiển nhau. Thiên Chúa lại không như vậy, Ngài không bắt ép con người theo ý mình, nhưng Ngài kêu gọi lòng đáp trả và sự sộng tác. Chính hành vi cộng tác ấy mà họ được cứu độ. Giả như không biết Thiên Chúa thật, nói không yêu thương có thể tạm chấp nhận, đàng này cả một đời theo Chúa, chẳng lẽ không thể cảm nhận tình yêu bất tận Thiên Chúa giành ban cho mình để mà sống yêu thương sao?
Thế giới ngày nay cần hơn bao giờ hết Thiên Chúa tình thương. Người ta không còn mấy quan tâm đến tên tuổi, công trạng của kẻ quyền cao chức trọng mà không biết yêu thương. Ngày nay thế giới cần sự tha thứ, phục vụ, chứ không cần lý thuyết sáo rỗng, những bài giảng hùng hồn về yêu thương nữa. Tại sao vậy, có lẽ vì bởi lý thuyết thì quá nhiều, quá trừu tượng, mông lung và mơ hồ, thực tế lại cần hơn bao giờ hết hành vi yêu thương thực sự.
Không phải con người không có khả năng chừa tội, nhưng đúng hơn là được sinh ra trong tội, ngay cả khi còn là bào thai trong lòng mẹ. Điều quan trọng không phải tội hay không tội, nhưng đúng hơn là thái độ dành cho người có tội. Chả hiểu vì sao không ai là người không phạm tội nhưng người ta vẫn thích ném đá kẻ có tội. Nguyên phạm tội đã là bất hạnh lắm rồi, nhân loại lại còn giành cho nhau lời buộc tội thì bất hạnh biết đến chừng nào.
Thật ra, ai chẳng thích mình sạch tội. Phạm tội không phải là cái thú nhưng chính là cái yếu đuối của bản ngã. Bản thân mình cũng là kẻ phạm tội mà trớ trêu thay, cứ thích đi vạch trần, bươi móc, phán xét kẻ có tội. Nhân loại loan báo yêu thương nhưng lại đi bóp nghẹt tình yêu thương, khép lòng trước mọi giọt nước mắt đớn đau, sám hối, thống khổ. Cái đáng buồn lớn nhất của thế giới không phải là số người tội lỗi gia tăng nhưng đúng hơn chính là lương tâm nhân loại đã dần đi vào quỹ đạo của chai lỳ cứng cỏi và cạn kiệt tình yêu. Không gì đáng sợ hơn kẻ giẫm lên nước mắt và sự sống của người khác, cam lòng nhìn họ đớn đau để đi tìm cho mình hạnh phúc thì thật là điều kinh khủng.
Thiên Chúa không bao giờ bước lên sự thống khổ của người khác để sống cho hạnh phúc của mình, ngược lại Ngài đã chấp nhận xoá mình vào cuộc, cùng khóc, cùng buồn, cùng đau khổ với nhân loại, để cho họ được cảm nghiệm, được sờ thấu tình yêu Thiên Chúa chân thật. Tình yêu đích thực thì chân chính, vị tha và cao cả như vậy đấy. Tình đời thì sao đây, có chân thật, đáng tin cậy được không để cho nhân loại thôi không còn khóc. Con người khó tha thứ cho kẻ có tội đến kỳ lạ, trong khi họ cũng chính là kẻ phạm tội hết cả đấy thôi. Nhân loại kinh tởm kẻ có tội như là quái vật, Thiên Chúa lại ôm trọn họ vào lòng, chỉ vì quá yêu thương họ.
Lạy Chúa, “tha thứ và yêu thương” là cụm từ con muốn giành riêng để gọi tên Ngài, con yêu Ngài vì điều ấy. Con yêu Ngài vì Ngài biết yêu thương cách vô cùng kỳ diệu riêng với người tội lỗi. Con là kẻ có tội, kẻ từng phạm tội, kẻ luôn sống trong tội nên con thấu cảm. Con biết lòng nhân hậu, bao dung vô bờ của Thiên Chúa, con xúc động vì mình là kẻ lạc loài được Ngài thương cứu vớt. Con đã bước chệch ra khỏi đường dây quỹ đạo của những người vô tội, vậy mà Ngài vẫn từ ái nhân lành kiên nhẫn đón đưa con trở lại. Ở trong cung lòng Thiên Chúa, con chỉ còn biết gục đầu nức nở trước biển tha thứ bao la, vô tận. Xin hãy tha thứ cho con, cho dẫu con ra sao mai này, thì ở trong tột cùng cõi thinh lặng, con vẫn là kẻ tội lỗi mong chờ Ngài đến cứu vớt, dủ thương.
M. Hoàng Thị Thuỳ Trang, ICM.
Đức Giêsu, con người với vô vàn điểm lạ, đặc biệt trên tất cả là tình yêu dành cho kẻ có tội. Dường như tha tội là khả năng bẩm sinh của Ngài vậy. Nói đến lòng khoan dung nhân hậu, thì ở trong sâu thẳm con người Ngài, không có giới hạn, không có một lý thuyết, chuẩn mực nào có thể đo được tấm lòng vị tha của Thiên Chúa. Hình như, cả cuộc đời, Ngài chỉ biết đến và chỉ sống cho hai từ: “tha thứ”.
Tha thứ, gọi tên nghe rất vần điệu, nhưng không dễ thực hiện chút nào. Sự tha thứ nào càng liên quan đến vật chất thì càng khó hơn bội phần. Tha thứ thuộc về lãnh vực tâm linh, nhưng lại bị vật chất ràng buộc. Cũng chỉ vì bạc tiền, danh vọng, của cải mà người ta khó nói lời tha thứ cho nhau. Chém giết, sát hại lẫn nhau cũng chỉ tại ganh ghét, bất công, xảo trá.
Hơn bao giờ hết, con người thời đại khó tha thứ. Nhiều cái chết lãng xẹt, nhiều vụ cãi cọ ẩu đả xảy ra với những lý do hết sức tầm thường đến độ ngạc nhiên quá mức. Tại sao vậy, có phải ngày nay nhân loại không còn biết yêu thương? Hay tại vì tình yêu thương trong tâm lòng thế giới đã bị thui chột, bị bán rẻ hay bị mua chuộc?
Tha thứ thuộc về tình yêu, có tình yêu là có tha thứ. Thiên Chúa tha thứ không ngừng, không giới bạn vì Ngài là tình yêu. Con người khó tha thứ vì con người xem nhẹ tình yêu, không sống tình yêu mà chỉ biết sống hưởng thụ, chỉ biết đặt nhu cầu cá nhân lên vị thế ưu tiên.
Thế giới thích nói tha thứ, hay nói tha thứ và năng đề cập, quan tâm đến tha thứ, nhưng chẳng mấy ai sống tha thứ, có lẽ vì bởi nhân loại tự đặt ra quá nhiều luật lệ, những luật lệ không phục vụ con người nhưng lại trở thành công cụ, vũ khí giết hại con người. Người ta tự tạo ra cho nhau những hàng rào kỷ luật thay vì giúp nhân loại phát triển lại trở thành vũ khí bóp nghẹt tâm linh con người, bằng những bức tường kiên cố của thành kiến, tham vọng. Nhân loại chỉ có những mớ lý thuyết vô hồn, những kỷ luật chết, không mang lại cho nhau tình yêu và sự sống. Con người đề cao tình yêu nhưng chẳng bao giờ biết sống tình yêu, nơi nào cũng chỉ thấy toàn là tranh chấp, ghét ghen, thù oán. Trong khi nhân loại ràng buộc nhau bằng những mớ luật lệ, thì Thiên Chúa lại phá tung hàng rào ngăn cách ấy bằng tha thứ và yêu thương. Ngài không phủ nhận kỷ luật nhưng Ngài sống tinh thần kỷ luật, tinh thần ấy được đặt nền móng trên sức bác ái, quảng đại, nhân hậu và tha thứ chứ không phải vị luật, không phải vì tuân giữ luật lệ cứng nhắc mà giết chết nhân phẩm con người . Lý thuyết của nhân loại cách xa lý thuyết của Thiên Chúa bằng hành động. Nhân loại chỉ biết nói tha thứ, chỉ biết gọi yêu thương nhưng chỉ có Thiên Chúa mới biết sống, mới dám hành động yêu thương. Không có chuẩn mực yêu thương trong trái tim Thiên Chúa, không có luật trừ cho người tội lỗi, tất cả mọi người ai cũng đều được ở trong cung lòng yêu thương của Ngài. Chẳng có lý lẽ nào có thể ngăn cản Ngài thôi yêu thương. Yêu luôn luôn, yêu mãi mãi và tha thứ không ngừng là phẩm tính căn nguyên của Thiên Chúa.
Con người chỉ biết trừng phạt, sửa dạy, nghiêm trị và chỉ biết dùng luật lệ mà điều khiển nhau. Thiên Chúa lại không như vậy, Ngài không bắt ép con người theo ý mình, nhưng Ngài kêu gọi lòng đáp trả và sự sộng tác. Chính hành vi cộng tác ấy mà họ được cứu độ. Giả như không biết Thiên Chúa thật, nói không yêu thương có thể tạm chấp nhận, đàng này cả một đời theo Chúa, chẳng lẽ không thể cảm nhận tình yêu bất tận Thiên Chúa giành ban cho mình để mà sống yêu thương sao?
Thế giới ngày nay cần hơn bao giờ hết Thiên Chúa tình thương. Người ta không còn mấy quan tâm đến tên tuổi, công trạng của kẻ quyền cao chức trọng mà không biết yêu thương. Ngày nay thế giới cần sự tha thứ, phục vụ, chứ không cần lý thuyết sáo rỗng, những bài giảng hùng hồn về yêu thương nữa. Tại sao vậy, có lẽ vì bởi lý thuyết thì quá nhiều, quá trừu tượng, mông lung và mơ hồ, thực tế lại cần hơn bao giờ hết hành vi yêu thương thực sự.
Không phải con người không có khả năng chừa tội, nhưng đúng hơn là được sinh ra trong tội, ngay cả khi còn là bào thai trong lòng mẹ. Điều quan trọng không phải tội hay không tội, nhưng đúng hơn là thái độ dành cho người có tội. Chả hiểu vì sao không ai là người không phạm tội nhưng người ta vẫn thích ném đá kẻ có tội. Nguyên phạm tội đã là bất hạnh lắm rồi, nhân loại lại còn giành cho nhau lời buộc tội thì bất hạnh biết đến chừng nào.
Thật ra, ai chẳng thích mình sạch tội. Phạm tội không phải là cái thú nhưng chính là cái yếu đuối của bản ngã. Bản thân mình cũng là kẻ phạm tội mà trớ trêu thay, cứ thích đi vạch trần, bươi móc, phán xét kẻ có tội. Nhân loại loan báo yêu thương nhưng lại đi bóp nghẹt tình yêu thương, khép lòng trước mọi giọt nước mắt đớn đau, sám hối, thống khổ. Cái đáng buồn lớn nhất của thế giới không phải là số người tội lỗi gia tăng nhưng đúng hơn chính là lương tâm nhân loại đã dần đi vào quỹ đạo của chai lỳ cứng cỏi và cạn kiệt tình yêu. Không gì đáng sợ hơn kẻ giẫm lên nước mắt và sự sống của người khác, cam lòng nhìn họ đớn đau để đi tìm cho mình hạnh phúc thì thật là điều kinh khủng.
Thiên Chúa không bao giờ bước lên sự thống khổ của người khác để sống cho hạnh phúc của mình, ngược lại Ngài đã chấp nhận xoá mình vào cuộc, cùng khóc, cùng buồn, cùng đau khổ với nhân loại, để cho họ được cảm nghiệm, được sờ thấu tình yêu Thiên Chúa chân thật. Tình yêu đích thực thì chân chính, vị tha và cao cả như vậy đấy. Tình đời thì sao đây, có chân thật, đáng tin cậy được không để cho nhân loại thôi không còn khóc. Con người khó tha thứ cho kẻ có tội đến kỳ lạ, trong khi họ cũng chính là kẻ phạm tội hết cả đấy thôi. Nhân loại kinh tởm kẻ có tội như là quái vật, Thiên Chúa lại ôm trọn họ vào lòng, chỉ vì quá yêu thương họ.
Lạy Chúa, “tha thứ và yêu thương” là cụm từ con muốn giành riêng để gọi tên Ngài, con yêu Ngài vì điều ấy. Con yêu Ngài vì Ngài biết yêu thương cách vô cùng kỳ diệu riêng với người tội lỗi. Con là kẻ có tội, kẻ từng phạm tội, kẻ luôn sống trong tội nên con thấu cảm. Con biết lòng nhân hậu, bao dung vô bờ của Thiên Chúa, con xúc động vì mình là kẻ lạc loài được Ngài thương cứu vớt. Con đã bước chệch ra khỏi đường dây quỹ đạo của những người vô tội, vậy mà Ngài vẫn từ ái nhân lành kiên nhẫn đón đưa con trở lại. Ở trong cung lòng Thiên Chúa, con chỉ còn biết gục đầu nức nở trước biển tha thứ bao la, vô tận. Xin hãy tha thứ cho con, cho dẫu con ra sao mai này, thì ở trong tột cùng cõi thinh lặng, con vẫn là kẻ tội lỗi mong chờ Ngài đến cứu vớt, dủ thương.
M. Hoàng Thị Thuỳ Trang, ICM.