Dan Lee
09-12-2010, 10:24 PM
DỊCH KINH THÁNH
KHÔNG PHẢI LÀ CHUYỆN DỄ
Mới đây trên diễn đàn bacaytruc.com có bài “Dịch sai Kinh Thánh là sỉ nhục Giáo Hội” của Tác giả Trường Sơn trong đó tác giả nhận xét về mấy chỗ trong bản dịch Tân Ước của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ chúng tôi và từ đó đánh giá khá tiêu cực về bản dịch Kinh Thánh của chúng tôi.
Bởi vì bài này chắc đã được nhiều người đọc và có thể đã gây ảnh hưởng trên một số người, nên chúng tôi nghĩ nên trả lời những nhận xét của tác giả về những chỗ dịch Kinh Thánh mà ông cho là sai lầm.
Ngay từ đầu, chúng tôi xin khẳng định một điều quan trọng : việc dịch toàn bộ Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước từ nguyên ngữ Híp-ri, A-ram và Hy-lạp là một công trình khó khăn và lâu dài, vì nguyên văn dài và phức tạp. Chúng tôi phải đối chiếu với những bản dịch khác nhau bằng các tiếng La-tinh, Anh, Pháp, v.v…, vì nhiều chỗ có những cách hiểu khác nhau. Sau đó chúng tôi còn phải tìm cách diễn tả bằng thứ tiếng Việt có thể hiểu được.
Công việc này, Nhóm chúng tôi đã bắt đầu làm từ 1971, nghĩa là cách đây gần 40 năm, và đến nay đã phát hành được 260.000 cuốn Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước, và 1.800.000 cuốn Tân Ước. Tuy vậy chúng tôi vẫn ý thức rằng kết quả không thể nào hoàn hảo, nên cứ phải xem đi duyệt lại và luôn luôn sẵn sàng đón nhận những góp ý chân thành và xây dựng.
Bây giờ chúng tôi xin trả lời về năm nhận xét của tác giả Trường Sơn.
Lưu ý : Chúng tôi có dẫn một số bản dịch :
– Của Nhóm CGKPV :
+ Tân Ước, có chú thích (1995), viết tắt TƯ 1995.
+ Kinh THánh trọn bộ Cựu Ước và Tân Ước (1999), viết tắt KTTB 1999.
+ Tân Ước, bản dịch và chú thích có hiệu đính (2008), viết tắt TƯ 2008.
– Của Cha Nguyễn Thế Thuấn (1976), viết tắt NTT.
– Tiếng Pháp :
+ Của Emile Osty và Joseph Trinquet (1973), viết tắt Osty.
+ La Bible de Jérusalem (1998), viết tắt BJ.
+ Traduction Oecuménique de la Bible (1994), viết tắt TOB.
1. Mát-thêu 5,22 : Quân phản đạo
Các bản dịch tiếng Anh đều dịch chỗ này là “fool” (đồ khùng).
BJ dịch là “renégat” (nghĩa là người bỏ đạo) với chú thích : “Thêm vào ý đầu tiên của từ Hy-lạp là “đồ khùng”, người Do-thái dùng với ý nặng hơn nhiều là sự vô đạo (impiété religieuse).
TOB dịch là “fou” (đồ khùng) với chú thích : “Lời mắng chửi này hình như đối với người Do-thái xưa nhằm tới sự phản nghịch chống lại Thiên Chúa”.
Các bản dịch của chúng tôi (TƯ 1995, KTTB 1999) dịch là “quân phản đạo”. Bản TƯ 2008 sửa là “đồ khùng” với chú thích : “Đối với người Do-thái xưa là một sự sỉ nhục nghiêm trọng, vì hàm ý là phản đạo”.
2. Mát-thêu 19,9 : Hôn nhân bất hợp pháp
Từ Hy-lạp “pôrnêia” có thể hiểu về bất cứ loại gian dâm nào. Vì thế các bản dịch tiếng Anh dịch ra nhiều từ khách nhau : “sexual immorality, fornication, unlawful marriage, unchastity, marital unfaithfulness…”.
BJ dịch là “prostitution” (sự mại dâm) nhưng chú thích là có thể hiểu nhiều cách, trong đó có hôn nhân bất hợp pháp giữa những người có họ hàng gần, theo Lv 18,6-19.
TOB dịch là “union illégale” (hôn nhân bất hợp pháp) và chú thích tương tự như BJ.
NTT dịch là “trừ phi là nố dâm bôn” và giải thích : “Nố trừ ở đây có thể là thứ hôn nhân bất hợp pháp, trái với luật của Thiên Chúa.”
TƯ 2008 vẫn giữ cách dịch “pôrnêia” là “hôn nhân bất hợp pháp” ở Mt 19,9 và 5,32 và ghi lại chú thích của TƯ 1995 ở Mt 5,32 với lời giải thích phần nào tương tự như BJ, TOB và NTT trên đây.
3. Mát-thêu 15,23 : Thiếu một đoạn ?
Tác giả Trường Sơn ghi nhận là sau mấy chữ : “Nhưng Người không đáp lại một lời” thì bản dịch của chúng tôi “thiếu một đoạn dài”.
Chúng tôi đã kiểm tra lại và thấy trong tất cả các bản dịch của chúng tôi, sau mấy chữ trên đều có in mấy hàng giống như các bản dịch mà tác giả đã nếu ra : “Các môn đệ lại gần xin với Người rằng : ‘Xin Thầy bảo bà ấy về đi, vì bà ấy cứ theo sau chúng ta mà kêu mãi !’”
Không hiểu sao tác giả lại không đọc thấy câu đó. Lý do có lẽ là vì trong các bản dịch khác thì không có xuống hàng sau mấy chữ : “Nhưng Người không đáp lại một lời”, còn trong hai bản TƯ 1995 và KTTB 1999 của chúng tôi thì có xuống hàng và có lẽ tác giả đã không đọc tiếp.
4. Lu-ca 3,22 : Con là Con của Cha…
Tác giả ghi nhận rằng, ở chỗ này, NTT dịch là “Con là Con chí ái của Ta, kẻ Ta đã sủng mộ”, và các bản dịch tiếng Anh mà tác giả đọc cũng dịch ý tương tự ; trong khi bản dịch của chúng tôi lại lấy lời của Tv 2,7 : “Con là Con của Cha ; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con.” Như vậy phải chăng là các người dịch đã “lơ đãng, không chú ý” ?
Xin thưa là : trong các bản chép tay cổ của Tân Ước tiếng Hy-lạp thì có nhiều bản ghi : “Con là Con chí ái của Ta, kẻ Ta đã sủng mộ”, và một số bản thì ghi như chúng tôi đã dịch. Các bản tiếng Pháp BJ và TOB cũng dịch như chúng tôi và giải thích rằng : Khi chịu phép rửa, Đức Giê-su được tôn làm Vua Mê-si-a và khởi đầu sứ mạng (đó là ý nghĩa của Tv 2). NTT dịch như tác giả đã ghi, nhưng lại chú thích rằng bản văn dẫn theo Tv 2,7 được nhiều giáo phụ lên đến thế kỷ 2 theo. Như vậy bản dịch của chúng tôi cũng có lý do.
5. Gio-an 1,1 : Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa
Tác giả ghi nhận rằng chỗ này NTT dịch là “Lời ở nơi Thiên Chúa” và các bản dịch tiếng Anh dịch là “with God” (ở với Thiên Chúa). Trong khi đó chúng tôi lại dịch là “vẫn hướng về Thiên Chúa”.
Phải công nhận rằng đây là một trường hợp khó giải thích. Tất cả các bản dịch chúng tôi tra cứu đều dịch là “ở với, ở bên”. Chỉ có một mình TOB dịch là “Le Verbe était tourné vers Dieu” (Ngôi Lời hướng về Thiên Chúa) và giải thích : “Giới từ Hy-lạp chỉ sự hướng về ai. Ngôi Lời tách biệt với Chúa Cha là Thiên Chúa, nhưng cũng ở trong sự hiệp thông hoàn toàn với Chúa Cha.” Osty dịch là “auprès de Dieu” (ở gần Thiên Chúa) nhưng giải thích : “Đây là một sự gần gũi sống động và năng động, bao gồm một sự chuyển động không cùng về phía Thiên Chúa.”
Vì thế chúng tôi vẫn dịch là “hướng về”, và TƯ 2008 giải thích : “Giới từ Hy-lạp ‘prôs’ dùng với đối cách (accusatif) sau động từ ‘êinai’ (= là) chỉ một chuyển động, một hướng năng động của Ngôi Lời về phía Chúa Cha. Do đó nên dịch là ‘hướng về’.”
Kết luận
Trên đây chúng tôi đã cố gắng trả lời cho các nhận xét của tác giả Trường Sơn.
Người đọc chắc cũng nhận thấy rằng công việc phiên dịch của chúng tôi là khó khăn nên đòi hỏi có nghiên cứu và suy nghĩ, và chúng tôi đã làm với mục đích tìm ra ý nghĩa chính xác chừng nào có thể của Lời Chúa, để phục vụ lợi ích của cộng đoàn dân Chúa.
Hy vọng chúng tôi đã phần nào đạt mục tiêu và với ơn Chúa giúp vẫn có thể tiếp tục trong tương lai.
Sài Gòn, ngày 11 tháng 09 năm 2010
Tm. Nhóm Phiên Dịch
CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ
A. Trần Phúc Nhân
KHÔNG PHẢI LÀ CHUYỆN DỄ
Mới đây trên diễn đàn bacaytruc.com có bài “Dịch sai Kinh Thánh là sỉ nhục Giáo Hội” của Tác giả Trường Sơn trong đó tác giả nhận xét về mấy chỗ trong bản dịch Tân Ước của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ chúng tôi và từ đó đánh giá khá tiêu cực về bản dịch Kinh Thánh của chúng tôi.
Bởi vì bài này chắc đã được nhiều người đọc và có thể đã gây ảnh hưởng trên một số người, nên chúng tôi nghĩ nên trả lời những nhận xét của tác giả về những chỗ dịch Kinh Thánh mà ông cho là sai lầm.
Ngay từ đầu, chúng tôi xin khẳng định một điều quan trọng : việc dịch toàn bộ Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước từ nguyên ngữ Híp-ri, A-ram và Hy-lạp là một công trình khó khăn và lâu dài, vì nguyên văn dài và phức tạp. Chúng tôi phải đối chiếu với những bản dịch khác nhau bằng các tiếng La-tinh, Anh, Pháp, v.v…, vì nhiều chỗ có những cách hiểu khác nhau. Sau đó chúng tôi còn phải tìm cách diễn tả bằng thứ tiếng Việt có thể hiểu được.
Công việc này, Nhóm chúng tôi đã bắt đầu làm từ 1971, nghĩa là cách đây gần 40 năm, và đến nay đã phát hành được 260.000 cuốn Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước, và 1.800.000 cuốn Tân Ước. Tuy vậy chúng tôi vẫn ý thức rằng kết quả không thể nào hoàn hảo, nên cứ phải xem đi duyệt lại và luôn luôn sẵn sàng đón nhận những góp ý chân thành và xây dựng.
Bây giờ chúng tôi xin trả lời về năm nhận xét của tác giả Trường Sơn.
Lưu ý : Chúng tôi có dẫn một số bản dịch :
– Của Nhóm CGKPV :
+ Tân Ước, có chú thích (1995), viết tắt TƯ 1995.
+ Kinh THánh trọn bộ Cựu Ước và Tân Ước (1999), viết tắt KTTB 1999.
+ Tân Ước, bản dịch và chú thích có hiệu đính (2008), viết tắt TƯ 2008.
– Của Cha Nguyễn Thế Thuấn (1976), viết tắt NTT.
– Tiếng Pháp :
+ Của Emile Osty và Joseph Trinquet (1973), viết tắt Osty.
+ La Bible de Jérusalem (1998), viết tắt BJ.
+ Traduction Oecuménique de la Bible (1994), viết tắt TOB.
1. Mát-thêu 5,22 : Quân phản đạo
Các bản dịch tiếng Anh đều dịch chỗ này là “fool” (đồ khùng).
BJ dịch là “renégat” (nghĩa là người bỏ đạo) với chú thích : “Thêm vào ý đầu tiên của từ Hy-lạp là “đồ khùng”, người Do-thái dùng với ý nặng hơn nhiều là sự vô đạo (impiété religieuse).
TOB dịch là “fou” (đồ khùng) với chú thích : “Lời mắng chửi này hình như đối với người Do-thái xưa nhằm tới sự phản nghịch chống lại Thiên Chúa”.
Các bản dịch của chúng tôi (TƯ 1995, KTTB 1999) dịch là “quân phản đạo”. Bản TƯ 2008 sửa là “đồ khùng” với chú thích : “Đối với người Do-thái xưa là một sự sỉ nhục nghiêm trọng, vì hàm ý là phản đạo”.
2. Mát-thêu 19,9 : Hôn nhân bất hợp pháp
Từ Hy-lạp “pôrnêia” có thể hiểu về bất cứ loại gian dâm nào. Vì thế các bản dịch tiếng Anh dịch ra nhiều từ khách nhau : “sexual immorality, fornication, unlawful marriage, unchastity, marital unfaithfulness…”.
BJ dịch là “prostitution” (sự mại dâm) nhưng chú thích là có thể hiểu nhiều cách, trong đó có hôn nhân bất hợp pháp giữa những người có họ hàng gần, theo Lv 18,6-19.
TOB dịch là “union illégale” (hôn nhân bất hợp pháp) và chú thích tương tự như BJ.
NTT dịch là “trừ phi là nố dâm bôn” và giải thích : “Nố trừ ở đây có thể là thứ hôn nhân bất hợp pháp, trái với luật của Thiên Chúa.”
TƯ 2008 vẫn giữ cách dịch “pôrnêia” là “hôn nhân bất hợp pháp” ở Mt 19,9 và 5,32 và ghi lại chú thích của TƯ 1995 ở Mt 5,32 với lời giải thích phần nào tương tự như BJ, TOB và NTT trên đây.
3. Mát-thêu 15,23 : Thiếu một đoạn ?
Tác giả Trường Sơn ghi nhận là sau mấy chữ : “Nhưng Người không đáp lại một lời” thì bản dịch của chúng tôi “thiếu một đoạn dài”.
Chúng tôi đã kiểm tra lại và thấy trong tất cả các bản dịch của chúng tôi, sau mấy chữ trên đều có in mấy hàng giống như các bản dịch mà tác giả đã nếu ra : “Các môn đệ lại gần xin với Người rằng : ‘Xin Thầy bảo bà ấy về đi, vì bà ấy cứ theo sau chúng ta mà kêu mãi !’”
Không hiểu sao tác giả lại không đọc thấy câu đó. Lý do có lẽ là vì trong các bản dịch khác thì không có xuống hàng sau mấy chữ : “Nhưng Người không đáp lại một lời”, còn trong hai bản TƯ 1995 và KTTB 1999 của chúng tôi thì có xuống hàng và có lẽ tác giả đã không đọc tiếp.
4. Lu-ca 3,22 : Con là Con của Cha…
Tác giả ghi nhận rằng, ở chỗ này, NTT dịch là “Con là Con chí ái của Ta, kẻ Ta đã sủng mộ”, và các bản dịch tiếng Anh mà tác giả đọc cũng dịch ý tương tự ; trong khi bản dịch của chúng tôi lại lấy lời của Tv 2,7 : “Con là Con của Cha ; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con.” Như vậy phải chăng là các người dịch đã “lơ đãng, không chú ý” ?
Xin thưa là : trong các bản chép tay cổ của Tân Ước tiếng Hy-lạp thì có nhiều bản ghi : “Con là Con chí ái của Ta, kẻ Ta đã sủng mộ”, và một số bản thì ghi như chúng tôi đã dịch. Các bản tiếng Pháp BJ và TOB cũng dịch như chúng tôi và giải thích rằng : Khi chịu phép rửa, Đức Giê-su được tôn làm Vua Mê-si-a và khởi đầu sứ mạng (đó là ý nghĩa của Tv 2). NTT dịch như tác giả đã ghi, nhưng lại chú thích rằng bản văn dẫn theo Tv 2,7 được nhiều giáo phụ lên đến thế kỷ 2 theo. Như vậy bản dịch của chúng tôi cũng có lý do.
5. Gio-an 1,1 : Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa
Tác giả ghi nhận rằng chỗ này NTT dịch là “Lời ở nơi Thiên Chúa” và các bản dịch tiếng Anh dịch là “with God” (ở với Thiên Chúa). Trong khi đó chúng tôi lại dịch là “vẫn hướng về Thiên Chúa”.
Phải công nhận rằng đây là một trường hợp khó giải thích. Tất cả các bản dịch chúng tôi tra cứu đều dịch là “ở với, ở bên”. Chỉ có một mình TOB dịch là “Le Verbe était tourné vers Dieu” (Ngôi Lời hướng về Thiên Chúa) và giải thích : “Giới từ Hy-lạp chỉ sự hướng về ai. Ngôi Lời tách biệt với Chúa Cha là Thiên Chúa, nhưng cũng ở trong sự hiệp thông hoàn toàn với Chúa Cha.” Osty dịch là “auprès de Dieu” (ở gần Thiên Chúa) nhưng giải thích : “Đây là một sự gần gũi sống động và năng động, bao gồm một sự chuyển động không cùng về phía Thiên Chúa.”
Vì thế chúng tôi vẫn dịch là “hướng về”, và TƯ 2008 giải thích : “Giới từ Hy-lạp ‘prôs’ dùng với đối cách (accusatif) sau động từ ‘êinai’ (= là) chỉ một chuyển động, một hướng năng động của Ngôi Lời về phía Chúa Cha. Do đó nên dịch là ‘hướng về’.”
Kết luận
Trên đây chúng tôi đã cố gắng trả lời cho các nhận xét của tác giả Trường Sơn.
Người đọc chắc cũng nhận thấy rằng công việc phiên dịch của chúng tôi là khó khăn nên đòi hỏi có nghiên cứu và suy nghĩ, và chúng tôi đã làm với mục đích tìm ra ý nghĩa chính xác chừng nào có thể của Lời Chúa, để phục vụ lợi ích của cộng đoàn dân Chúa.
Hy vọng chúng tôi đã phần nào đạt mục tiêu và với ơn Chúa giúp vẫn có thể tiếp tục trong tương lai.
Sài Gòn, ngày 11 tháng 09 năm 2010
Tm. Nhóm Phiên Dịch
CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ
A. Trần Phúc Nhân