Dan Lee
09-15-2010, 09:13 PM
Chúa Nhật 25 thường niên - Năm C
ĐÓ LÀ MỘT CÂU CHUYỆN HAY
Chủ đề: "Người ta chăm chỉ làm việc để được phần thưởng đời này dù chỉ kéo dài có vài năm hơn là vì phần thưởng vĩnh viễn ở thiên đàng"
Vài năm trước đây, một linh mục giảng tĩnh tâm cho những tù nhân trong một nhà tù cấp liên bang ở miền Nam Hoa Kỳ. Một trong những bài nói chuyện đề cập đến giáo huấn của Chúa Giêsu về sự trả thù. Chúa Giêsu nói:
"Anh chị em thường nghe nói, 'Mắt đền mắt, răng đền răng'. Nhưng tôi nói cho anh chị em biết: đừng trả thù ai đó làm hại anh chị em. Nếu có ai vả anh chị em má bên phải, hãy để hắn vả luôn má bên kia." Mt 5:38-39
Để chứng tỏ điều nói trên, vị linh mục kể câu chuyện của ông Jackie Robinson, người cầu thủ da đen đầu tiên chơi trong các đội banh lớn của Hoa Kỳ.
Khi ông bầu Branch Rickey ký giao kèo đưa Jackie vào đội Dodger vào năm 1945, ông nói với Jackie, "Anh sẽ phải chịu đựng tất cả mọi sự mà chúng ném vào mặt anh, và đừng bao giờ đánh lại."
Ông Rickey nói đúng. Ở ngoài sân banh, Jackie bị những cú ném banh dữ dội bất ngờ vào sau lưng, và các đội đối phương cũng như khán giả chửi bới, chế nhạo anh. Lúc nghỉ ngơi, anh cũng bị tống ra khỏi khách sạn và nhà hàng ăn trong khi cả đội ăn uống ngủ nghỉ.
Dù bị đối xử tệ hại, anh vẫn cố giữ vẻ bình thản. Anh đã đưa má bên kia cho người ta đánh. Và ông bầu Branch Rickey cũng không khá gì hơn, ông bị dân chúng chửi rủa vì đã ký giao kèo với anh Jackie.
Vị linh mục chấm dứt câu chuyện bằng một câu hỏi:
"Các bạn nghĩ ngày nay, các cầu thủ da đen sẽ ra sao nếu anh Jackie Robinson và ông Branch Rickey không đưa má bên kia cho đối phương?"
Sau bài giảng, một tù nhân đến nói với vị linh mục:
"Thưa cha đó là một câu chuyện hay. Nhưng tại sao cha không kể toàn bộ câu chuyện? Sao cha không cho biết lý do mà ông Rickey và anh Robinson đã không trả thù? Họ không phải vì tình yêu Thiên Chúa. Đó là vì họ yêu đồng tiền.
"Ông Rickey đã đưa má bên kia vì ông giao kèo với những cầu thủ da đen xuất sắc nhất nước và nếu anh Jackie thành công, ông sẽ được một số tiền kếch sù.
"Và anh Jackie đưa má bên kia vì nếu anh thành công, anh cũng sẽ có rất nhiều tiền."
Vị linh mục thầm nghĩ: "Nếu anh bạn tù này đúng thì bài giảng của mình như trôi theo giòng nước."
Nhưng vị linh mục nghĩ lại: "Nhưng mà, nếu anh bạn tù này đúng, thì câu chuyện của mình đã đưa ra một điểm quan trọng hơn nữa."
Đó cũng là điểm mà Chúa Giêsu nói trong bài phúc âm hôm nay. Chúa nói:
"Người của thế gian thì lanh lợi trong việc xử lý vấn đề hơn những người của sự sáng gấp bội."
Hay nói một cách đơn giản:
"Người đời làm việc chăm chỉ để được phần thưởng trần gian dù chỉ được một vài năm hơn là các Kitô Hữu làm việc để được phần thưởng đời đời của nước trời."
Nói cách khác, nếu anh bạn tù nói đúng thì chỉ vì tiền mà ông Rickey và anh Robinson sẵn sàng đưa má cho người khác hơn là bạn và tôi sẵn sàng tha thứ cho người khác vì Thiên Chúa.
Một vài năm trước đây, một tờ báo cộng sản Pháp đã đưa ra nhận xét sau đối với Kitô Hữu Pháp:
"Phúc Âm của các bạn là một vũ khí mạnh mẽ gấp bội so với triết thuyết Mácxít. Nhưng, trên đường trường chúng tôi sẽ đánh bại các bạn
"Làm sao người ta có thể tin vào Phúc Âm nếu các bạn từ chối đưa Phúc Âm vào đời sống, nếu các bạn không muốn hy sinh thời giờ và tiền bạc cho Tin Mừng? Làm sao người ta có thể tin vào Phúc Âm nếu bạn không muốn động đến ngón tay vì Tin Mừng?"
Lời nhận xét trên thật thấm thía với mỗi người chúng ta. Vì quả thật có nhiều trường hợp như vậy.
Và điều này đưa chúng ta trở về với điểm mà Chúa Giêsu muốn nói trong bài phúc âm hôm nay:
Người đời thì sẵn sàng hy sinh để được phần thưởng trần thế hơn là Kitô Hữu hy sinh để được phần thưởng thiên đàng.
Người cộng sản sẵn sàng hy sinh để loan truyền chủ thuyết cộng sản hơn là Kitô Hữu muốn hy sinh để truyền đạo.
Điều này nêu lên một câu hỏi.
Tại sao người đời sẵn sàng hy sinh để được phần thưởng trần gian hơn là Kitô Hữu để được phần thưởng thiên đàng?
Tại sao chúng ta sẵn sàng đối xử với người xa lạ một cách tử tế chỉ vì lợi lộc tiền bạc hơn là với gia đình, thân nhân để được phần thưởng thiên đàng?
Dĩ nhiên, chúng ta không thể trả lời câu hỏi ấy một cách tổng quát. Không có câu trả lời chung.
Đó là câu trả lời riêng tư. Mỗi một người chúng ta phải tự trả lời câu hỏi ấy.
Và điểm chính của bài phúc âm hôm nay là:
Chúng ta có phải là người Kitô Hữu mà Chúa Giêsu muốn nói đến?
Chúng ta có ít hy sinh để được phần thưởng thiên đàng hơn là để được phần thưởng trần gian?
Chúng ta có ít hy sinh để loan truyền Tin Mừng hơn là để được tiến thân trong xã hội?
Nếu thật như vậy thì chúng ta hãy sốt sắng dâng lên Chúa lời cầu nguyện sau:
Lạy Chúa, xin hay mở tai chúng con để lắng nghe lời Người ngay cả khi chúng con không muốn nghe, vì lời Chúa thách đố chúng con hơn cả những gì chúng con muốn.
Lạy Chúa, xin hãy mở trí chúng con để hiểu lời Chúa ngay cả khi chúng con không muốn nghĩ đến, vì lời Chúa làm chúng con bối rối hơn điều chúng con muốn.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con thực hành lời Chúa ngay cả khi chúng con không muốn sống lời ấy, vì điều đó có nghĩa chúng con phải thay đổi những gì mà chúng con không muốn.
Và sau cùng, lạy Chúa, xin giúp chúng con nhận biết rằng Chúa không bao giờ yêu cầu chúng con thi hành điều gì mà Chúa không ban ơn cho chúng con thật dồi dào ngoài sự mơ ước. Chúa không bao giờ thiếu sự độ lượng.
Cha Mark Link, S.J.
ĐÓ LÀ MỘT CÂU CHUYỆN HAY
Chủ đề: "Người ta chăm chỉ làm việc để được phần thưởng đời này dù chỉ kéo dài có vài năm hơn là vì phần thưởng vĩnh viễn ở thiên đàng"
Vài năm trước đây, một linh mục giảng tĩnh tâm cho những tù nhân trong một nhà tù cấp liên bang ở miền Nam Hoa Kỳ. Một trong những bài nói chuyện đề cập đến giáo huấn của Chúa Giêsu về sự trả thù. Chúa Giêsu nói:
"Anh chị em thường nghe nói, 'Mắt đền mắt, răng đền răng'. Nhưng tôi nói cho anh chị em biết: đừng trả thù ai đó làm hại anh chị em. Nếu có ai vả anh chị em má bên phải, hãy để hắn vả luôn má bên kia." Mt 5:38-39
Để chứng tỏ điều nói trên, vị linh mục kể câu chuyện của ông Jackie Robinson, người cầu thủ da đen đầu tiên chơi trong các đội banh lớn của Hoa Kỳ.
Khi ông bầu Branch Rickey ký giao kèo đưa Jackie vào đội Dodger vào năm 1945, ông nói với Jackie, "Anh sẽ phải chịu đựng tất cả mọi sự mà chúng ném vào mặt anh, và đừng bao giờ đánh lại."
Ông Rickey nói đúng. Ở ngoài sân banh, Jackie bị những cú ném banh dữ dội bất ngờ vào sau lưng, và các đội đối phương cũng như khán giả chửi bới, chế nhạo anh. Lúc nghỉ ngơi, anh cũng bị tống ra khỏi khách sạn và nhà hàng ăn trong khi cả đội ăn uống ngủ nghỉ.
Dù bị đối xử tệ hại, anh vẫn cố giữ vẻ bình thản. Anh đã đưa má bên kia cho người ta đánh. Và ông bầu Branch Rickey cũng không khá gì hơn, ông bị dân chúng chửi rủa vì đã ký giao kèo với anh Jackie.
Vị linh mục chấm dứt câu chuyện bằng một câu hỏi:
"Các bạn nghĩ ngày nay, các cầu thủ da đen sẽ ra sao nếu anh Jackie Robinson và ông Branch Rickey không đưa má bên kia cho đối phương?"
Sau bài giảng, một tù nhân đến nói với vị linh mục:
"Thưa cha đó là một câu chuyện hay. Nhưng tại sao cha không kể toàn bộ câu chuyện? Sao cha không cho biết lý do mà ông Rickey và anh Robinson đã không trả thù? Họ không phải vì tình yêu Thiên Chúa. Đó là vì họ yêu đồng tiền.
"Ông Rickey đã đưa má bên kia vì ông giao kèo với những cầu thủ da đen xuất sắc nhất nước và nếu anh Jackie thành công, ông sẽ được một số tiền kếch sù.
"Và anh Jackie đưa má bên kia vì nếu anh thành công, anh cũng sẽ có rất nhiều tiền."
Vị linh mục thầm nghĩ: "Nếu anh bạn tù này đúng thì bài giảng của mình như trôi theo giòng nước."
Nhưng vị linh mục nghĩ lại: "Nhưng mà, nếu anh bạn tù này đúng, thì câu chuyện của mình đã đưa ra một điểm quan trọng hơn nữa."
Đó cũng là điểm mà Chúa Giêsu nói trong bài phúc âm hôm nay. Chúa nói:
"Người của thế gian thì lanh lợi trong việc xử lý vấn đề hơn những người của sự sáng gấp bội."
Hay nói một cách đơn giản:
"Người đời làm việc chăm chỉ để được phần thưởng trần gian dù chỉ được một vài năm hơn là các Kitô Hữu làm việc để được phần thưởng đời đời của nước trời."
Nói cách khác, nếu anh bạn tù nói đúng thì chỉ vì tiền mà ông Rickey và anh Robinson sẵn sàng đưa má cho người khác hơn là bạn và tôi sẵn sàng tha thứ cho người khác vì Thiên Chúa.
Một vài năm trước đây, một tờ báo cộng sản Pháp đã đưa ra nhận xét sau đối với Kitô Hữu Pháp:
"Phúc Âm của các bạn là một vũ khí mạnh mẽ gấp bội so với triết thuyết Mácxít. Nhưng, trên đường trường chúng tôi sẽ đánh bại các bạn
"Làm sao người ta có thể tin vào Phúc Âm nếu các bạn từ chối đưa Phúc Âm vào đời sống, nếu các bạn không muốn hy sinh thời giờ và tiền bạc cho Tin Mừng? Làm sao người ta có thể tin vào Phúc Âm nếu bạn không muốn động đến ngón tay vì Tin Mừng?"
Lời nhận xét trên thật thấm thía với mỗi người chúng ta. Vì quả thật có nhiều trường hợp như vậy.
Và điều này đưa chúng ta trở về với điểm mà Chúa Giêsu muốn nói trong bài phúc âm hôm nay:
Người đời thì sẵn sàng hy sinh để được phần thưởng trần thế hơn là Kitô Hữu hy sinh để được phần thưởng thiên đàng.
Người cộng sản sẵn sàng hy sinh để loan truyền chủ thuyết cộng sản hơn là Kitô Hữu muốn hy sinh để truyền đạo.
Điều này nêu lên một câu hỏi.
Tại sao người đời sẵn sàng hy sinh để được phần thưởng trần gian hơn là Kitô Hữu để được phần thưởng thiên đàng?
Tại sao chúng ta sẵn sàng đối xử với người xa lạ một cách tử tế chỉ vì lợi lộc tiền bạc hơn là với gia đình, thân nhân để được phần thưởng thiên đàng?
Dĩ nhiên, chúng ta không thể trả lời câu hỏi ấy một cách tổng quát. Không có câu trả lời chung.
Đó là câu trả lời riêng tư. Mỗi một người chúng ta phải tự trả lời câu hỏi ấy.
Và điểm chính của bài phúc âm hôm nay là:
Chúng ta có phải là người Kitô Hữu mà Chúa Giêsu muốn nói đến?
Chúng ta có ít hy sinh để được phần thưởng thiên đàng hơn là để được phần thưởng trần gian?
Chúng ta có ít hy sinh để loan truyền Tin Mừng hơn là để được tiến thân trong xã hội?
Nếu thật như vậy thì chúng ta hãy sốt sắng dâng lên Chúa lời cầu nguyện sau:
Lạy Chúa, xin hay mở tai chúng con để lắng nghe lời Người ngay cả khi chúng con không muốn nghe, vì lời Chúa thách đố chúng con hơn cả những gì chúng con muốn.
Lạy Chúa, xin hãy mở trí chúng con để hiểu lời Chúa ngay cả khi chúng con không muốn nghĩ đến, vì lời Chúa làm chúng con bối rối hơn điều chúng con muốn.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con thực hành lời Chúa ngay cả khi chúng con không muốn sống lời ấy, vì điều đó có nghĩa chúng con phải thay đổi những gì mà chúng con không muốn.
Và sau cùng, lạy Chúa, xin giúp chúng con nhận biết rằng Chúa không bao giờ yêu cầu chúng con thi hành điều gì mà Chúa không ban ơn cho chúng con thật dồi dào ngoài sự mơ ước. Chúa không bao giờ thiếu sự độ lượng.
Cha Mark Link, S.J.