Dan Lee
09-16-2010, 10:02 PM
TIỀN BẠC
Tiền là một tên đầy tớ tốt, nhưng là một ông chủ xấu. Ham tiền là tôn vinh tiền lên làm chủ lòng mình. Tiền sẽ làm cho người ta bị mê hoặc, sẽ thành kẻ bất lương “ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn”(c.10). Vì vậy, "Anh em không thể làm tôi Thiên Chúa và tiền bạc được" (Lc 16,13).
Tiền thật ích lợi, hấp dẫn. Tiền giúp đỡ và phục vụ cuộc sống con người thật nhiều. Nhưng, tiền cũng lắm nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, đến linh hồn.
Vì tiền mà dân Dothái xưa đã bỏ Đức Giavê, như Giuđa bán Thầy .
Những hình thức sử dụng tiền
Công ích. Dùng tiền của để phục vụ thế giới, giúp cho các hội, các giới đang gặp bất trắc do thiên tai, do khuyết tật hay đang gặp đau khổ, nghèo túng có điều kiện phát triển…
Đầu tư. Đầu tư để làm ra thật nhiều nhiều lợi mong thoả mãn túi tham vô hạn của mình.
Tích trữ. Gom càng nhiều tiền càng tốt rồi cất giấu kỹ, không giúp đỡ ai hay việc từ thiện nào; không chia sẻ cho ai cũng chẳng đầu tư bất cứ công việc gì giúp ích cho đất nước, cho tha nhân; càng không giúp cho Giáo hội truyền giáo, làm việc bác ái. Họ chỉ biết tích trữ mà thôi. Hãy coi chừng, vì "đêm nay Ta gọi hồn ngươi, vậy của cải ngươi đã tích trữ sẽ thuộc về ai? (Lc 12,20).
Phô trương. Nhiều người phô bày sự giàu có bằng cách xài phung phí đến độ làm cho người khác phải buồn, phải mủi lòng, tủi thân, như nhà phú hộ và Lagiarô.
Biện minh. Con người viện lẽ vì thể diện, vì gia tộc, vì tập thể để biện minh cho cách sử dụng tiền qua các dịp tổ chức lễ hội, lễ tết, lễ nghi. Ôi đủ mọi thứ lễ, đủ mọi thứ truyền thống và thứ nào cũng không được bỏ, chỉ thêm và thêm mà thôi. Thế rồi rồi lại cứ thế. Tiền phục vụ nhiều mà sinh lợi ít, nhất là không cụ thể và trực tiếp đến cuộc sống của người xung quanh, của cấp thường dân, lê thứ.
Lạm dụng. Tức lấy của chung mà phục vụ làm lợi cho túi riêng, bất chấp thủ đoạn. Họ không còn biết đến công bằng hay liêm sỉ nữa. Loại người này thời nào, nước nào cũng có, Việt Nam cũng vậy. Có nơi còn đưa ra đủ mọi thứ lệ, luật nhằm vơ vét tiền bạc của người khác, khiến dân đã nghèo lại càng khốn đốn hơn.
Vì tiền, nhiều người có thể bán một phần thân thể của mình.
Vì tiền, nhiều người bất chấp thủ đoạn làm hại người khác.
Vì tiền, nhiều người dám đổi cả lương tâm lương tri.
Vì tiền, nhiều người có thể phá nhân nghĩa, hạ nhân phẩm, khinh Chúa ra mặt.
Nguyên tắc của vật chất là sinh lợi
Tiền nói riêng, vật chất nói chung, mục đích là để phục vụ cuộc sống con người tốt hơn.
Lý luận Tôi không không cướp giựt cũng chẳng làm hại ai, tiền tôi, tôi giữ. Như câu truyện nhà phú hộ đập kho cũ đi rồi xây kho mới lớn hòng chứa thêm nhiều của cải; hoặc tiền tôi tôi xài, như nhà Phú hộ và anh Lagiarô.
Ta hãy nhớ truyện ông chủ đi xa nên đã trao cho đầy tớ người 5 nén, kẻ 2 nén, người 1 nén bạc. Khi trở về 2 nén sinh lợi thành 4 và 5 nén làm ra 10. Còn 1 giữ nguyên thì bị chê trách là vô dụng, bị chúc dữ.
Trở lại cuốn Thánh kinh đầu tiên. Sau mỗi ngày tạo dựng, Thiên Chúa đều thấy thế là tốt đẹp. Rồi Ngài chúc phúc, trao quyền cai quản lại cho con người "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất. Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống, để làm lương thực. Còn mọi loài dã thú, chim trời và mọi vật bò dưới đất mà có sinh khí, thì Ta ban cho chúng mọi thứ cỏ xanh tươi để làm lương thực” (St 1, 28-30).
Như vậy, con người có trách nhiệm phải làm cho vũ trụ giàu có và phồn vinh; xanh tươi và phát triển; thăng tiến và hoàn hảo hơn về mọi mặt. Nghĩa là của cải vật chất phải được chia sẻ, làm lợi cho tha nhân chứ không dành cho bản thân. Vì ta không phải là chủ của vật chất mà chỉ là người đón nhận ân phúc rồi tiếp tục chia sẻ ân phúc cho người khác mà thôi.
Thực tế, nhiều người sử dụng của cải vật chất chỉ nhằm phô trương, hoang phí, chứ không sinh lợi, ví dụ:
- Mua vài chục đôi giày, dép, ủng, hài… đang khi chỉ cần vài đôi.
- Sắm ba bốn chục bộ quần áo các loại, khi chỉ mặc có vài bộ.
- Tậu 5, 7 chiếc xe gắn máy rồi lại chỉ dùng một nửa.
- Đặt thật nhiều tivi trong nhà mà lại sử dụng một hai cái.
- Mua sắm đủ mọi thứ phương tiện, tiện nghi máy móc, rồi lại trùm mền để chưng, không sử dụng hết chức năng, hết công suất….
Mua bao nhiêu thứ tiện nghi tuỳ thích, tốn bao nhiêu tiền bạc cũng được. Nhưng điều quan trọng là chúng phải sinh lợi.
Những nguy cơ của vật chất
Trí khôn u mê. Thích tiền, muốn có tiền, cần tiền khác với tham tiền. Tham tiền làm cho trí khôn mù tối. Thật chẳng lạ “Chúa sai các Tông đồ đi rao giảng và dặn không mang theo bánh, không bị, không giày dép, không tiền dắt lưng” (Mc 6,8). Kết quả “Nhân danh Thầy, cả ma quỷ cũng vâng phục chúng con” (Lc 10,17). Chúa dạy rất chi tiết cặn kẽ “Phải cẩn thận xa rời mọi hình thức tham lam”. Nó trá hình dưới nhiều dạng như phải dành dụm để có tiền xây dựng công trình này, dự án kia; gây quỹ cho hội này hội nọ, nhưng thực chất là mê tiền muốn thu gom cho thật nhiều. Đang khi biết bao người cần đến giúp đỡ, chia sẻ, mà ta lại không nhìn thấy, không biết đến hoàn cảnh cùng khốn của những người xung quanh. Ta chỉ biết có mỗi chữ tiền mà thôi.
Tâm hồn vô cảm. Giuđa là một điển hình, hồn anh chỉ dành cho tiền. Mọi nỗ lực của Chúa đều vô ích. Anh vô cảm, thản nhiên khi Ngài loan báo về sự phản bội của một người trong nhóm. “Anh lạnh lùng giơ chân cho Chúa rửa” (Ga 13,6). Anh đổi cái hôn tình nghĩa để lấy tiền. Đem Thầy ra để bán "Các ông cho tôi bao nhiêu, tôi sẽ trao nộp Người cho các ông" (Mt 26,15). Một Thiên Chúa trở thành vật sát tế cho tính tham tiền, được lên giá bán như một món hàng! Đúng là…"nhận lấy bánh ăn rồi, tức thì quỷ satan nhập vào lòng Giuđa" (Ga 13,27) “Sau đó hắn đi ra liền, và trời sầm tối" (Gioan 13,30). Thánh Phaolô nói “cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin” (1Tm 6,10). Tham tiền dập tắt mọi thứ tình cảm quý giá bác ái, đức độ nhân cách, và tự lòng trọng v.v... Tham tiền là ta sống nhưng tâm hồn đã chết.
Ý chí chai lì. Tham tiền đưa ta đến cứng lòng. "Ai ham thích nên giàu có dễ sa vào lưới ma quỉ, mắc nhiều đam mê vừa bất lợi vừa nguy hại, nhận chìm họ xuống chốn hư vong" (1Tm 6,9).
“Giuđa đi thắt cổ" (Mt 27,5). Biển báo đỏ ta đừng đi vào. Nhưng “hãy tích trữ của cải trên trời" (Mt 6,20), tức là đầu tư, dốc hết can đảm, nghị lực và ý chí để vượt qua tính tham tiền mà thực hiện nhiều việc chia sẻ, cho đi từ thiện, bác ái, giúp đỡ người khác. Vì Ta “đã nhận nhưng không thì cũng biết cho đi nhưng không” (Mt 10,9).
Không làm tôi hai chủ
“Anh em không thể làm tôi Thiên Chúa và tiền bạc được" (Lc 16,13). Vì hoặc ghét chủ này này yêu chủ nọ.
Mê tiền thì tiền biến thành ngẫu tượng, như dân Dothái thờ bò vàng. Ngẫu tượng sẽ phá huỷ đạo Chúa. Và nếu có làm tôi Giavê, thì Giavê này cũng chỉ là ngẫu tượng mà thôi. Vì ai sùng ái thứ gì trên mọi sự, thứ ấy được coi như Thiên Chúa của người ấy.
Mê tiền sẽ sinh ra bất trung, bất chính. Chúa không phải là ngẫu tượng, nên Ngài phải đặt lên trên tiền bạc, trên cả mạng sống của ta. Ta chỉ cần một mực trung thành thờ phượng Ngài là đủ. Bởi Ngài mới có quyền cho và đòi lại những gì ta đang có. Hãy trung tín trong việc thờ phượng Thiên Chúa, duy một mình Ngài. “Hãy dâng lời cầu xin, khẩn nguyện, tạ ơn cho tất cả mọi người, để ai nấy được an cư lạc nghiệp mà sống thật đạo đức và nghiêm chỉnh. Đó là điều tốt và đẹp lòng Thiên Chúa” (1Tm 2,1-3).
THANH THANH
Tiền là một tên đầy tớ tốt, nhưng là một ông chủ xấu. Ham tiền là tôn vinh tiền lên làm chủ lòng mình. Tiền sẽ làm cho người ta bị mê hoặc, sẽ thành kẻ bất lương “ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn”(c.10). Vì vậy, "Anh em không thể làm tôi Thiên Chúa và tiền bạc được" (Lc 16,13).
Tiền thật ích lợi, hấp dẫn. Tiền giúp đỡ và phục vụ cuộc sống con người thật nhiều. Nhưng, tiền cũng lắm nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, đến linh hồn.
Vì tiền mà dân Dothái xưa đã bỏ Đức Giavê, như Giuđa bán Thầy .
Những hình thức sử dụng tiền
Công ích. Dùng tiền của để phục vụ thế giới, giúp cho các hội, các giới đang gặp bất trắc do thiên tai, do khuyết tật hay đang gặp đau khổ, nghèo túng có điều kiện phát triển…
Đầu tư. Đầu tư để làm ra thật nhiều nhiều lợi mong thoả mãn túi tham vô hạn của mình.
Tích trữ. Gom càng nhiều tiền càng tốt rồi cất giấu kỹ, không giúp đỡ ai hay việc từ thiện nào; không chia sẻ cho ai cũng chẳng đầu tư bất cứ công việc gì giúp ích cho đất nước, cho tha nhân; càng không giúp cho Giáo hội truyền giáo, làm việc bác ái. Họ chỉ biết tích trữ mà thôi. Hãy coi chừng, vì "đêm nay Ta gọi hồn ngươi, vậy của cải ngươi đã tích trữ sẽ thuộc về ai? (Lc 12,20).
Phô trương. Nhiều người phô bày sự giàu có bằng cách xài phung phí đến độ làm cho người khác phải buồn, phải mủi lòng, tủi thân, như nhà phú hộ và Lagiarô.
Biện minh. Con người viện lẽ vì thể diện, vì gia tộc, vì tập thể để biện minh cho cách sử dụng tiền qua các dịp tổ chức lễ hội, lễ tết, lễ nghi. Ôi đủ mọi thứ lễ, đủ mọi thứ truyền thống và thứ nào cũng không được bỏ, chỉ thêm và thêm mà thôi. Thế rồi rồi lại cứ thế. Tiền phục vụ nhiều mà sinh lợi ít, nhất là không cụ thể và trực tiếp đến cuộc sống của người xung quanh, của cấp thường dân, lê thứ.
Lạm dụng. Tức lấy của chung mà phục vụ làm lợi cho túi riêng, bất chấp thủ đoạn. Họ không còn biết đến công bằng hay liêm sỉ nữa. Loại người này thời nào, nước nào cũng có, Việt Nam cũng vậy. Có nơi còn đưa ra đủ mọi thứ lệ, luật nhằm vơ vét tiền bạc của người khác, khiến dân đã nghèo lại càng khốn đốn hơn.
Vì tiền, nhiều người có thể bán một phần thân thể của mình.
Vì tiền, nhiều người bất chấp thủ đoạn làm hại người khác.
Vì tiền, nhiều người dám đổi cả lương tâm lương tri.
Vì tiền, nhiều người có thể phá nhân nghĩa, hạ nhân phẩm, khinh Chúa ra mặt.
Nguyên tắc của vật chất là sinh lợi
Tiền nói riêng, vật chất nói chung, mục đích là để phục vụ cuộc sống con người tốt hơn.
Lý luận Tôi không không cướp giựt cũng chẳng làm hại ai, tiền tôi, tôi giữ. Như câu truyện nhà phú hộ đập kho cũ đi rồi xây kho mới lớn hòng chứa thêm nhiều của cải; hoặc tiền tôi tôi xài, như nhà Phú hộ và anh Lagiarô.
Ta hãy nhớ truyện ông chủ đi xa nên đã trao cho đầy tớ người 5 nén, kẻ 2 nén, người 1 nén bạc. Khi trở về 2 nén sinh lợi thành 4 và 5 nén làm ra 10. Còn 1 giữ nguyên thì bị chê trách là vô dụng, bị chúc dữ.
Trở lại cuốn Thánh kinh đầu tiên. Sau mỗi ngày tạo dựng, Thiên Chúa đều thấy thế là tốt đẹp. Rồi Ngài chúc phúc, trao quyền cai quản lại cho con người "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất. Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống, để làm lương thực. Còn mọi loài dã thú, chim trời và mọi vật bò dưới đất mà có sinh khí, thì Ta ban cho chúng mọi thứ cỏ xanh tươi để làm lương thực” (St 1, 28-30).
Như vậy, con người có trách nhiệm phải làm cho vũ trụ giàu có và phồn vinh; xanh tươi và phát triển; thăng tiến và hoàn hảo hơn về mọi mặt. Nghĩa là của cải vật chất phải được chia sẻ, làm lợi cho tha nhân chứ không dành cho bản thân. Vì ta không phải là chủ của vật chất mà chỉ là người đón nhận ân phúc rồi tiếp tục chia sẻ ân phúc cho người khác mà thôi.
Thực tế, nhiều người sử dụng của cải vật chất chỉ nhằm phô trương, hoang phí, chứ không sinh lợi, ví dụ:
- Mua vài chục đôi giày, dép, ủng, hài… đang khi chỉ cần vài đôi.
- Sắm ba bốn chục bộ quần áo các loại, khi chỉ mặc có vài bộ.
- Tậu 5, 7 chiếc xe gắn máy rồi lại chỉ dùng một nửa.
- Đặt thật nhiều tivi trong nhà mà lại sử dụng một hai cái.
- Mua sắm đủ mọi thứ phương tiện, tiện nghi máy móc, rồi lại trùm mền để chưng, không sử dụng hết chức năng, hết công suất….
Mua bao nhiêu thứ tiện nghi tuỳ thích, tốn bao nhiêu tiền bạc cũng được. Nhưng điều quan trọng là chúng phải sinh lợi.
Những nguy cơ của vật chất
Trí khôn u mê. Thích tiền, muốn có tiền, cần tiền khác với tham tiền. Tham tiền làm cho trí khôn mù tối. Thật chẳng lạ “Chúa sai các Tông đồ đi rao giảng và dặn không mang theo bánh, không bị, không giày dép, không tiền dắt lưng” (Mc 6,8). Kết quả “Nhân danh Thầy, cả ma quỷ cũng vâng phục chúng con” (Lc 10,17). Chúa dạy rất chi tiết cặn kẽ “Phải cẩn thận xa rời mọi hình thức tham lam”. Nó trá hình dưới nhiều dạng như phải dành dụm để có tiền xây dựng công trình này, dự án kia; gây quỹ cho hội này hội nọ, nhưng thực chất là mê tiền muốn thu gom cho thật nhiều. Đang khi biết bao người cần đến giúp đỡ, chia sẻ, mà ta lại không nhìn thấy, không biết đến hoàn cảnh cùng khốn của những người xung quanh. Ta chỉ biết có mỗi chữ tiền mà thôi.
Tâm hồn vô cảm. Giuđa là một điển hình, hồn anh chỉ dành cho tiền. Mọi nỗ lực của Chúa đều vô ích. Anh vô cảm, thản nhiên khi Ngài loan báo về sự phản bội của một người trong nhóm. “Anh lạnh lùng giơ chân cho Chúa rửa” (Ga 13,6). Anh đổi cái hôn tình nghĩa để lấy tiền. Đem Thầy ra để bán "Các ông cho tôi bao nhiêu, tôi sẽ trao nộp Người cho các ông" (Mt 26,15). Một Thiên Chúa trở thành vật sát tế cho tính tham tiền, được lên giá bán như một món hàng! Đúng là…"nhận lấy bánh ăn rồi, tức thì quỷ satan nhập vào lòng Giuđa" (Ga 13,27) “Sau đó hắn đi ra liền, và trời sầm tối" (Gioan 13,30). Thánh Phaolô nói “cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin” (1Tm 6,10). Tham tiền dập tắt mọi thứ tình cảm quý giá bác ái, đức độ nhân cách, và tự lòng trọng v.v... Tham tiền là ta sống nhưng tâm hồn đã chết.
Ý chí chai lì. Tham tiền đưa ta đến cứng lòng. "Ai ham thích nên giàu có dễ sa vào lưới ma quỉ, mắc nhiều đam mê vừa bất lợi vừa nguy hại, nhận chìm họ xuống chốn hư vong" (1Tm 6,9).
“Giuđa đi thắt cổ" (Mt 27,5). Biển báo đỏ ta đừng đi vào. Nhưng “hãy tích trữ của cải trên trời" (Mt 6,20), tức là đầu tư, dốc hết can đảm, nghị lực và ý chí để vượt qua tính tham tiền mà thực hiện nhiều việc chia sẻ, cho đi từ thiện, bác ái, giúp đỡ người khác. Vì Ta “đã nhận nhưng không thì cũng biết cho đi nhưng không” (Mt 10,9).
Không làm tôi hai chủ
“Anh em không thể làm tôi Thiên Chúa và tiền bạc được" (Lc 16,13). Vì hoặc ghét chủ này này yêu chủ nọ.
Mê tiền thì tiền biến thành ngẫu tượng, như dân Dothái thờ bò vàng. Ngẫu tượng sẽ phá huỷ đạo Chúa. Và nếu có làm tôi Giavê, thì Giavê này cũng chỉ là ngẫu tượng mà thôi. Vì ai sùng ái thứ gì trên mọi sự, thứ ấy được coi như Thiên Chúa của người ấy.
Mê tiền sẽ sinh ra bất trung, bất chính. Chúa không phải là ngẫu tượng, nên Ngài phải đặt lên trên tiền bạc, trên cả mạng sống của ta. Ta chỉ cần một mực trung thành thờ phượng Ngài là đủ. Bởi Ngài mới có quyền cho và đòi lại những gì ta đang có. Hãy trung tín trong việc thờ phượng Thiên Chúa, duy một mình Ngài. “Hãy dâng lời cầu xin, khẩn nguyện, tạ ơn cho tất cả mọi người, để ai nấy được an cư lạc nghiệp mà sống thật đạo đức và nghiêm chỉnh. Đó là điều tốt và đẹp lòng Thiên Chúa” (1Tm 2,1-3).
THANH THANH