Dan Lee
09-16-2010, 10:06 PM
TIỀN CỦA
Dụ ngôn của bài Tin Mừng khá dí dỏm và linh động, kể chuyện một người quản lý đang đứng trước một tương lai đen tối: sắp bị đuổi việc, nên ông ta đã nghĩ ra một kế hoạch rất khôn khéo, có thể nói là láu cá, mánh mung hay gian xảo để thủ lợi khi thất nghiệp sẽ có người trả ơn mình, giúp đỡ mình. Khi kể dụ ngôn này, Chúa Giêsu không có ý dạy chúng ta gian xảo như người quản lý ấy, nhưng Chúa muốn chúng ta phải nhanh trí khôn, biết ứng phó kịp thời với hoàn cảnh, nhất là tìm được những bảo đảm cho tương lai, mà tương lai quan trọng nhất là cuộc sống đời sau. Vì thế, sau khi kể xong dụ ngôn, Chúa Giêsu đã đưa ra những giáo huấn của Ngài về vấn đề tiền của.
Tất cả những tiền của trần gian chỉ là những thứ vô tri giác, Thiên Chúa ban cho con người hưởng dùng để xây dựng, thăng tiến mức sống, đồng thời phát triển tình người, liên kết yêu thương. Nên tiền của trần gian chỉ là một thứ trung gian, là phương tiện con người phải biết sử dụng cho đúng, hợp tình hợp lý, khôn khéo và hữu ích để được ấm no, hạnh phúc ở đời này và nhất là để đạt tới kho tàng đích thực là Nước Trời.
Tiền của, vàng bạc là những thứ đem lại giàu sang, sung sướng nhưng đồng thời cũng là nguyên do những phản bội, tráo trở, thất nhân, thất đức, bôi đen lòng người, như câu trong sách nho: “Hoàng kim hắc thế tâm”. Nhưng trong thực tế, thường con người lại có những quan điểm trái ngược, đề cao giá trị đồng tiền, coi đồng tiền là tất cả, là vạn năng:
- Có tiền mua tiên cũng được.
- Tiền không chân xa gần đi khắp.
- Có tiền chán vạn người hầu.
- Có bấc có dầu chán vạn người khêu.
- Mạnh vì gạo, bạo vì tiền…
Shakespeare cũng đồng ý rằng: “Tiền đi trước thì mọi con đường đều rộng mở”.
Hoặc như tục ngữ Pháp có câu: “Một người không tiền là một con sói không răng”. Ngày nay người ta nói: “Đồng tiền là tiên là phật. Là sức bật của thanh niên. Là sức khỏe của tuổi già. Là cái đà của danh vọng. Là cái lọng để che thân”.
Tuy nhiên, trên đây chỉ là những nhận định phiến diện về giá trị của đồng tiền. Những quan niệm xuất phát từ những giao tế, những công ăn việc làm do thiếu đồng tiền, cũng có thể do những yếu tố khác, nhưng người ta không nhận ra mà phải đón nhận những tráo trở, thất bại, ê chề. Nhưng còn trường hợp con người sa đọa, tội lỗi, hư hỏng, vì dưa thừa tiền bạc, phủ phê vật chất thì sao? Hoặc những gia đình giàu có nhưng sống ngột ngạt, bất hòa thường xuyên, chúng ta giải thích thế nào? Bởi vì tiền là bạc. Bạc không chỉ là một loại quí kim, mà còn có nghĩa là bạc bẽo, bạc tình, bạc nghĩa. Vì tiền mất cha, mất mẹ, mất vợ, mất chồng, mất bạn hữu, mất họ hàng. Nguyễn Du trong thi phẩm Kim Vân Kiều đã phải thú nhận: “Trong tay đã sẵn đồng tiền, dẫu lòng đổi trắng thay đen khó gì”. Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chua xót nói rằng: “Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử. Hết cơm hết gạo, hết ông tôi”.
Cho nên, đầy đủ và trung thực nhất, phải là một nhận định hai chiều: “Tiền bạc chỉ là tên đầy tớ tốt, chứ không thể là ông chủ tốt được”. Và xa hơn, hỏi rằng đau khổ, cái chết, đồng tiền có chiến thắng được không? “Vua Ngô ba mươi sáu tấn vàng. Thác xuống âm phủ chẳng mang được gì”. Vì thế, là những Kitô hữu xác tín có một đời sau, có một kho tàng đích thực đang chờ đón, chúng ta có thể chấp nhận và sống theo châm ngôn: “Đồng tiền là vạn năng”? Cũng bị ràng buộc, nô lệ cho đồng tiền không?
Chúng ta hãy đặt tiền của trở về đúng vị trí, khả năng của nó, chứ đừng phóng đại lên thì mới hy vọng có một thái độ, cách cư xử đúng mức đối với tiền của trong tương quan với tha nhân. Vấn đề vô cùng phức tạp và qui mô. Ở đây, chúng ta thử nêu vài nhận xét, ví dụ nho nhỏ trong phạm vi gia đình. Kinh nghiệm cho thấy trong gia đình, thường xuyên xảy ra những cãi cọ, xích mích chỉ vì mất mát, hư hỏng, những chia sẽ không đều. Vì tiền bạc, vợ chồng xào xáo lẫn nhau. Vì tiền bạc, anh em xa cách nhau do cha mẹ phân biệt đứa này làm nhiều tiền, đứa kia làm ít tiền. Ra đến xã hội, vấn đề còn phức tạp hơn nhiều. Không lạ gì mà người ta cứ quay cuồng lên vì đồng tiền, sẵn sàng làm tất cả vì đồng tiền. Tiền của đã trở thành một cực hút rất mạnh như một khối nam châm khổng lồ, bề thế như một vị chúa tể dõng dạc ngự trị trên trái tim mù quáng của con người. Chính trong bối cảnh như thế mà lời Chúa đã vang lên thức tỉnh lòng người: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được”. Phải lựa chọn một trong hai.
Qua lời Chúa dạy hôm nay, chúng ta hãy kiểm điểm lại thái độ của mình: chúng ta kiếm tiền của như thế nào? Chúng ta chi tiêu tiền bạc như thế nào? Đồng thời thành khẩn cầu xin Chúa ban cho chúng ta một nghị lực dứt khoát và can đảm để luôn chế ngự được hấp lực của đồng tiền, biết cách sử dụng tiền bạc của cải trần gian để đem lại ấm no, hạnh phúc đời này và cả đời sau nữa.
Sưu tầm
Dụ ngôn của bài Tin Mừng khá dí dỏm và linh động, kể chuyện một người quản lý đang đứng trước một tương lai đen tối: sắp bị đuổi việc, nên ông ta đã nghĩ ra một kế hoạch rất khôn khéo, có thể nói là láu cá, mánh mung hay gian xảo để thủ lợi khi thất nghiệp sẽ có người trả ơn mình, giúp đỡ mình. Khi kể dụ ngôn này, Chúa Giêsu không có ý dạy chúng ta gian xảo như người quản lý ấy, nhưng Chúa muốn chúng ta phải nhanh trí khôn, biết ứng phó kịp thời với hoàn cảnh, nhất là tìm được những bảo đảm cho tương lai, mà tương lai quan trọng nhất là cuộc sống đời sau. Vì thế, sau khi kể xong dụ ngôn, Chúa Giêsu đã đưa ra những giáo huấn của Ngài về vấn đề tiền của.
Tất cả những tiền của trần gian chỉ là những thứ vô tri giác, Thiên Chúa ban cho con người hưởng dùng để xây dựng, thăng tiến mức sống, đồng thời phát triển tình người, liên kết yêu thương. Nên tiền của trần gian chỉ là một thứ trung gian, là phương tiện con người phải biết sử dụng cho đúng, hợp tình hợp lý, khôn khéo và hữu ích để được ấm no, hạnh phúc ở đời này và nhất là để đạt tới kho tàng đích thực là Nước Trời.
Tiền của, vàng bạc là những thứ đem lại giàu sang, sung sướng nhưng đồng thời cũng là nguyên do những phản bội, tráo trở, thất nhân, thất đức, bôi đen lòng người, như câu trong sách nho: “Hoàng kim hắc thế tâm”. Nhưng trong thực tế, thường con người lại có những quan điểm trái ngược, đề cao giá trị đồng tiền, coi đồng tiền là tất cả, là vạn năng:
- Có tiền mua tiên cũng được.
- Tiền không chân xa gần đi khắp.
- Có tiền chán vạn người hầu.
- Có bấc có dầu chán vạn người khêu.
- Mạnh vì gạo, bạo vì tiền…
Shakespeare cũng đồng ý rằng: “Tiền đi trước thì mọi con đường đều rộng mở”.
Hoặc như tục ngữ Pháp có câu: “Một người không tiền là một con sói không răng”. Ngày nay người ta nói: “Đồng tiền là tiên là phật. Là sức bật của thanh niên. Là sức khỏe của tuổi già. Là cái đà của danh vọng. Là cái lọng để che thân”.
Tuy nhiên, trên đây chỉ là những nhận định phiến diện về giá trị của đồng tiền. Những quan niệm xuất phát từ những giao tế, những công ăn việc làm do thiếu đồng tiền, cũng có thể do những yếu tố khác, nhưng người ta không nhận ra mà phải đón nhận những tráo trở, thất bại, ê chề. Nhưng còn trường hợp con người sa đọa, tội lỗi, hư hỏng, vì dưa thừa tiền bạc, phủ phê vật chất thì sao? Hoặc những gia đình giàu có nhưng sống ngột ngạt, bất hòa thường xuyên, chúng ta giải thích thế nào? Bởi vì tiền là bạc. Bạc không chỉ là một loại quí kim, mà còn có nghĩa là bạc bẽo, bạc tình, bạc nghĩa. Vì tiền mất cha, mất mẹ, mất vợ, mất chồng, mất bạn hữu, mất họ hàng. Nguyễn Du trong thi phẩm Kim Vân Kiều đã phải thú nhận: “Trong tay đã sẵn đồng tiền, dẫu lòng đổi trắng thay đen khó gì”. Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chua xót nói rằng: “Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử. Hết cơm hết gạo, hết ông tôi”.
Cho nên, đầy đủ và trung thực nhất, phải là một nhận định hai chiều: “Tiền bạc chỉ là tên đầy tớ tốt, chứ không thể là ông chủ tốt được”. Và xa hơn, hỏi rằng đau khổ, cái chết, đồng tiền có chiến thắng được không? “Vua Ngô ba mươi sáu tấn vàng. Thác xuống âm phủ chẳng mang được gì”. Vì thế, là những Kitô hữu xác tín có một đời sau, có một kho tàng đích thực đang chờ đón, chúng ta có thể chấp nhận và sống theo châm ngôn: “Đồng tiền là vạn năng”? Cũng bị ràng buộc, nô lệ cho đồng tiền không?
Chúng ta hãy đặt tiền của trở về đúng vị trí, khả năng của nó, chứ đừng phóng đại lên thì mới hy vọng có một thái độ, cách cư xử đúng mức đối với tiền của trong tương quan với tha nhân. Vấn đề vô cùng phức tạp và qui mô. Ở đây, chúng ta thử nêu vài nhận xét, ví dụ nho nhỏ trong phạm vi gia đình. Kinh nghiệm cho thấy trong gia đình, thường xuyên xảy ra những cãi cọ, xích mích chỉ vì mất mát, hư hỏng, những chia sẽ không đều. Vì tiền bạc, vợ chồng xào xáo lẫn nhau. Vì tiền bạc, anh em xa cách nhau do cha mẹ phân biệt đứa này làm nhiều tiền, đứa kia làm ít tiền. Ra đến xã hội, vấn đề còn phức tạp hơn nhiều. Không lạ gì mà người ta cứ quay cuồng lên vì đồng tiền, sẵn sàng làm tất cả vì đồng tiền. Tiền của đã trở thành một cực hút rất mạnh như một khối nam châm khổng lồ, bề thế như một vị chúa tể dõng dạc ngự trị trên trái tim mù quáng của con người. Chính trong bối cảnh như thế mà lời Chúa đã vang lên thức tỉnh lòng người: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được”. Phải lựa chọn một trong hai.
Qua lời Chúa dạy hôm nay, chúng ta hãy kiểm điểm lại thái độ của mình: chúng ta kiếm tiền của như thế nào? Chúng ta chi tiêu tiền bạc như thế nào? Đồng thời thành khẩn cầu xin Chúa ban cho chúng ta một nghị lực dứt khoát và can đảm để luôn chế ngự được hấp lực của đồng tiền, biết cách sử dụng tiền bạc của cải trần gian để đem lại ấm no, hạnh phúc đời này và cả đời sau nữa.
Sưu tầm