Dan Lee
09-17-2010, 07:46 PM
KHÔNG THỂ LÀM TÔI HAI CHỦ
Đức Giêsu còn nói với các môn đệ rằng
Dụ ngôn về “người quản gia bất lương” là một trong các câu chuyện gây tai tiếng mà người ta tìm thấy trong Tin Mừng, và các tín hữu chờ đợi với một nụ cười khẩy để biết nhà thuyết giáo làm thế nào để xoay xở với bài học về sự lừa bịp đó.
Nhưng đó là một dụ ngôn, một “mâchâl”, một “câu đố “. Chứ không phải là một câu chuyện xây dựng trong mọi chi tiết của nó. Chúng ta, nhưng người chịu ảnh hưởng của tinh thần duy lý Tây Phương, chúng thích những chứng minh họp luận lý và đơn giản. Đức Giêsu lại hoàn toàn thoải mái sử dụng văn phong điển hình của những người kể chuyện phương Đông. Họ nháy mắt ra hiệu cho cử tọa, để yêu cầu người nghe đừng bỏ mất óc phê bình: “Nào, các bạn sáng suốt nhé! Hãy hiểu sự tinh tế ẩn giấu dưới nghĩa đen! Tôi làm bạn khó chịu, hẳn là thế, nhưng đó là cố ý: Các bạn đã bị nhiễm độc và mê man về đề tài quan trọng mà tôi đề cập đến thế sao...!
Một nhà phú hộ kia có một người quản gia. Người ta tố cáo với ông là anh này đã phung phí của cải nhà ông
Một quản gia phung phí! Tất cả dụ ngôn sẽ diễn tiến trên ý tưởng “quản lý” này. Trong Luật Rôm, cũng như trong tâm thức thông thường, quyền “sở hữu” là “quyền sử dụng và lợi dụng cái gì thuộc về mình”: “Bởi vì cái đó thuộc về tôi, nên tôi làm gì tùy thích”. Trong quan niệm Kitô giáo, quyền tư hữu tư nhân thì khác hẳn: Chúng ta không thật sự là chủ sở hữu, nhưng chỉ là những “người quản lý” của cải vốn vẫn thuộc về tất cả mọi người? Học thuyết truyền thống này trực tiếp đến từ Đức Giêsu (chứ không phải từ chủ nghĩa cộng sản) và vừa qua đã được Công đồng Vatican II nhắc lại: “Thiên Chúa đã trao trái đất và mọi vật chứa trong đó cho con người sử dụng (Gaudium ét Spes, số 69).
Ông mới gọi anh ta đến mà bảo: ‘Tôi nghe người ta nói gì về anh đó? Công việc quản lý của anh, anh tính sổ đi, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa!'
Tất cả những gì tôi phải “quản lý”: tài sản, đức tính, sự phong phú tâm linh, trì thục, đạo đức, những khả năng tình cảm của tôi. Người sẽ yêu cầu tôi phúc trình về chúng. Tôi không có quyền “phung phí” những ơn mà Thiên Chúa đã giao cho tôi và chúng vẫn luôn là các công việc “của Người”. Thiên Chúa không thích “sự phung phí”, đó là một sự xúc phạm những người đang thiếu thốn.
Người quản gia liền nghĩ bụng: ‘Mình sẽ làm gì đây? Vì ông chủ đã cất chức quản gia của mình rồi. Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ!'
Cuộc độc thoại nội tâm này bộc lộ rõ ràng sự bối rối của người quản gia. Anh ta phải có quyết định mau lẹ: Ngày mai sẽ quá muộn? Có lẽ trong một hoặc hai giờ nữa, anh ta sẽ bị “sa thải”. Phải hành động thật mau lẹ. Chúng ta đoán được đàng sau sự vội vàng ấy là sự khẩn cấp của thời mạt thế mà Đức Giêsu không ngừng nhắc nhở, quấy rầy những người đồng thời với Người. Chúng ta hãy hiểu cơ may của mình khi còn thời gian, nếu không chúng ta sẽ không có thới gian để “lật lại” như người ta vẫn nói, để thú thật bằng công thức lạ lùng là Người ta tiến tới trước nhưng đi ngược lại mục đích thật sự của chúng ta! Chúng ta phải khẩn cấp hoán cải, và quay về.
Anh ta liền cho gọi từng con nợ của chủ đến, và hỏi người thứ nhất: ‘Bác nợ chủ tôi bao nhiêu vậy?' Người ấy đáp: ‘Một trăm thùng dầu ô-liu.' Anh ta bảo: ‘Bác cầm lấy biên lai của bác đây, ngồi xuống mau, viết năm chục thôi.' Rồi anh ta hỏi người khác: ‘Còn bác, bác nợ bao nhiêu vậy?' Người ấy đáp: ‘Một ngàn giạ lúa.' Anh ta bảo: ‘Bác cầm lấy biên lai của bác đây, viết lại tám trăm thôi.'
Sự gian lận này khéo léo đến ba lần: Không mất gì cả không để lại dấu vết, nó là bảo đảm chống lại mọi khám phá đột xuất bởi có thể có những lời đe dọa tố giác. Con người đã chẳng thay đổi kể từ Đức Giêsu.
Về phần hai món nợ: bằng dầu và bằng lúa mì cũng rất điển hình ở Palestine. “Một trăm thùng dầu”, là thu hoạch trung bình của 150 cây ô-liu, tương đương với 365 lít dầu? “Một trăm bao lúa” là thu hoạch của 42 hecta ruộng sa, tương đương với 364 hecto lít lúa mì! Theo các chuyên gia, sự giảm nợ trong cả hai trướng hợp tương đương 500 ngày công trung bình. Ngày nay mỗi người có thể tính ra bằng tiền tổng số tiền gian lận.
Về điểm này của câu chuyện, người nghe hẳn phải chờ đợi một sự kết án một cách mạnh mẽ và thích đáng từ phía Đức Giêsu. Chúng ta hãy nghe tiếp...
Và ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo. Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại
Chúng ta ngạc nhiên. Đức Giêsu ngợi khen người quản gia xảo trá ấy. Chốc nữa, chúng ta sẽ thấy lý do tại sao trong lời giải thích mà Người sẽ đưa ra.
Tuy nhiên, chúng ta ghi nhận rang Đức Giêsu không tán thưởng sự lừa bịp của “người quản gia lừa gạt” hoặc người quản gia bất công” như bản văn Hy Lạp đã nói.
Thật vậy, theo Đức Giêsu, anh ta thuộc về thế giới “bóng tối” mà thủ lãnh là Xatan (Ga 12,31) phải phân biệt với các con cái của “ánh sáng” (1 Thêxalônica 5,4-5).
Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: hãy dùng Tiền Của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu
Tạo lấy bạn bè! phát triển tình bạn! Đấy là lý lo của lời khen ngợi.
Trong công thức này ở trọng tâm của bài dụ ngôn, Đức Giêsu đem lại cho chúng ta một bài học chủ yếu: Cách sử dụng tốt sự giàu có là dùng nó để tạo lấy bạn bè, đặt tình yêu thương vào các mối quan hệ. Đó còn là một quan niệm thật sự cách mạng về tiền bạc.Dùng tiền bạc như một phương tiện để chia sẻ và sống tình bằng hữu. Tiền bạc tự nó không xấu. Nó có thể tạo ra mềm vui cho những người khác, và do đó là niềm vui cho người nào đã góp phần vào niềm vui ấy khi “ban tặng”! Luca trong Tin Mừng của Ngài đã nhấn mạnh đến Đấng Mêsia của những người nghèo, nhiều hơn các thánh sử khác. Nước Thiên Chúa hầu như thuộc về họ đến nỗi những người giàu có chỉ vào được đó nhờ sự bảo trợ và giới thiệu của những người nghèo mà những người giàu có sẽ làm bạn.
Bạn làm gì với tiền bạc của bạn? Câu hỏi đáng ngại. Tại sao không! Nhưng tốt hơn là “Tin Mừng” cho những người giàu có giờ đây biết mình có thể được cứu và bước vào “nơi ở vĩnh cửu” như thế nào, khi mà ở nơi đó tiền bạc của họ không còn nữa”.
Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn, ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn
Để kết luận cho câu chuyện cụ thể này, đây là những châm ngôn về tiền bạc mang tính mạc khải cao cả của tư tưởng Đức Giêsu. Và trước tiên, đối với Đức Giêsu tiền bạc là một “việc nhỏ” khi so sánh với “việc lớn” là Nước Thiên Chúa vĩnh cửu. Chúng ta có chấp nhận quan điểm đó không?
Vậy nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng Tiền Của bất chính, thì ai sẽ tín nhiệm mà giao phó của cải chân thật cho anh em?
Trong khẳng định thứ hai này Đức Giêsu nói với chúng ta rằng tiền bạc thì “bất lương”. Đó là một cái bẫy chỉ đem lại sự an toàn giả tạo. Không nên tin vào tiền bạc (I Timôthê 6,17). Tính từ “bất lương” trở đi trở lại năm lần trong trang này. Đức Giêsu đã chới chữ. Người nói về “người quản gia bất lương” rồi giờ đây, Người nói về “tiền bạc' bất lương”. Từ này cũng thường được dịch là “người quản gia bất chính, bất hảo, bất công”... và “tiền bạc bất chính, bất hảo, bất công.. Trong linh hồn và trong ý thức, mỗi người được mời gọi để trả lời về tiền bạc của mình: Có bất hảo, bất công, bất chính không? Tiền bạc rất ích lợi, có thể được sử dụng một cách có lợi để tạo thành bạn bè cho mình, nhưng nó cũng có thể là một quyền lực của sự ác.
Và nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng của cải của người khác, thì ai sẽ ban cho anh em của cải dành riêng cho anh em?
Khẳng định thứ ba này có một cung cách hiện đại rất đáng kinh ngạc. Trước cả Các Mác, Đức Giêsu đã lên án “tha hóa” của con Người: Tiền bạc không phải là điều tốt lành thật sự cho chúng ta. Sự giàu sang không làm cho một người nên tốt lành, thông minh, hạnh phúc. Giá trị thật sự ở chỗ khác. Tiền bạc làm “tha hóa” chúng ta, nếu chúng ta để nó “chiếm đoạt” chúng ta.
Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được
Chữ ‘Tiền Của’ viết với một chữ hoa ở đây để dịch từ ‘Mam-mon’, một từ đáng khinh bỉ để chỉ một thần tượng vì nó mà người ta trở thành nô lệ. Bạn có là tù nhân bị tiền bạc xiềng xích, chiếm đoạt, đánh đòn với những lo âu về công việc. Đối với Đức Giêsu, không thể có bất kỳ thỏa hiệp nào: Hoặc là Thiên Chúa, hoặc là tiền bạc. Chúng ta hãy thú nhận chúng ta thường bị cám dỗ phục vụ luân phiên cả hai ông chủ: Thiên Chúa ngày Chúa nhật, cho phần rỗi của chúng ta và Thiên Chúa của các thương vụ, của hầu bao, lợi lộc sáu ngày còn lại trong tuần.
Trong câu tiếp theo sau, Luca đã viết “Người Pharisêu vốn ham hố tiền bạc, nên nghe các điều ấy, thì cười nhạo Đức Giêsu Còn tôi? Có phải tôi cũng mặt sang mày sỉa?
Noel Quesson
Đức Giêsu còn nói với các môn đệ rằng
Dụ ngôn về “người quản gia bất lương” là một trong các câu chuyện gây tai tiếng mà người ta tìm thấy trong Tin Mừng, và các tín hữu chờ đợi với một nụ cười khẩy để biết nhà thuyết giáo làm thế nào để xoay xở với bài học về sự lừa bịp đó.
Nhưng đó là một dụ ngôn, một “mâchâl”, một “câu đố “. Chứ không phải là một câu chuyện xây dựng trong mọi chi tiết của nó. Chúng ta, nhưng người chịu ảnh hưởng của tinh thần duy lý Tây Phương, chúng thích những chứng minh họp luận lý và đơn giản. Đức Giêsu lại hoàn toàn thoải mái sử dụng văn phong điển hình của những người kể chuyện phương Đông. Họ nháy mắt ra hiệu cho cử tọa, để yêu cầu người nghe đừng bỏ mất óc phê bình: “Nào, các bạn sáng suốt nhé! Hãy hiểu sự tinh tế ẩn giấu dưới nghĩa đen! Tôi làm bạn khó chịu, hẳn là thế, nhưng đó là cố ý: Các bạn đã bị nhiễm độc và mê man về đề tài quan trọng mà tôi đề cập đến thế sao...!
Một nhà phú hộ kia có một người quản gia. Người ta tố cáo với ông là anh này đã phung phí của cải nhà ông
Một quản gia phung phí! Tất cả dụ ngôn sẽ diễn tiến trên ý tưởng “quản lý” này. Trong Luật Rôm, cũng như trong tâm thức thông thường, quyền “sở hữu” là “quyền sử dụng và lợi dụng cái gì thuộc về mình”: “Bởi vì cái đó thuộc về tôi, nên tôi làm gì tùy thích”. Trong quan niệm Kitô giáo, quyền tư hữu tư nhân thì khác hẳn: Chúng ta không thật sự là chủ sở hữu, nhưng chỉ là những “người quản lý” của cải vốn vẫn thuộc về tất cả mọi người? Học thuyết truyền thống này trực tiếp đến từ Đức Giêsu (chứ không phải từ chủ nghĩa cộng sản) và vừa qua đã được Công đồng Vatican II nhắc lại: “Thiên Chúa đã trao trái đất và mọi vật chứa trong đó cho con người sử dụng (Gaudium ét Spes, số 69).
Ông mới gọi anh ta đến mà bảo: ‘Tôi nghe người ta nói gì về anh đó? Công việc quản lý của anh, anh tính sổ đi, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa!'
Tất cả những gì tôi phải “quản lý”: tài sản, đức tính, sự phong phú tâm linh, trì thục, đạo đức, những khả năng tình cảm của tôi. Người sẽ yêu cầu tôi phúc trình về chúng. Tôi không có quyền “phung phí” những ơn mà Thiên Chúa đã giao cho tôi và chúng vẫn luôn là các công việc “của Người”. Thiên Chúa không thích “sự phung phí”, đó là một sự xúc phạm những người đang thiếu thốn.
Người quản gia liền nghĩ bụng: ‘Mình sẽ làm gì đây? Vì ông chủ đã cất chức quản gia của mình rồi. Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ!'
Cuộc độc thoại nội tâm này bộc lộ rõ ràng sự bối rối của người quản gia. Anh ta phải có quyết định mau lẹ: Ngày mai sẽ quá muộn? Có lẽ trong một hoặc hai giờ nữa, anh ta sẽ bị “sa thải”. Phải hành động thật mau lẹ. Chúng ta đoán được đàng sau sự vội vàng ấy là sự khẩn cấp của thời mạt thế mà Đức Giêsu không ngừng nhắc nhở, quấy rầy những người đồng thời với Người. Chúng ta hãy hiểu cơ may của mình khi còn thời gian, nếu không chúng ta sẽ không có thới gian để “lật lại” như người ta vẫn nói, để thú thật bằng công thức lạ lùng là Người ta tiến tới trước nhưng đi ngược lại mục đích thật sự của chúng ta! Chúng ta phải khẩn cấp hoán cải, và quay về.
Anh ta liền cho gọi từng con nợ của chủ đến, và hỏi người thứ nhất: ‘Bác nợ chủ tôi bao nhiêu vậy?' Người ấy đáp: ‘Một trăm thùng dầu ô-liu.' Anh ta bảo: ‘Bác cầm lấy biên lai của bác đây, ngồi xuống mau, viết năm chục thôi.' Rồi anh ta hỏi người khác: ‘Còn bác, bác nợ bao nhiêu vậy?' Người ấy đáp: ‘Một ngàn giạ lúa.' Anh ta bảo: ‘Bác cầm lấy biên lai của bác đây, viết lại tám trăm thôi.'
Sự gian lận này khéo léo đến ba lần: Không mất gì cả không để lại dấu vết, nó là bảo đảm chống lại mọi khám phá đột xuất bởi có thể có những lời đe dọa tố giác. Con người đã chẳng thay đổi kể từ Đức Giêsu.
Về phần hai món nợ: bằng dầu và bằng lúa mì cũng rất điển hình ở Palestine. “Một trăm thùng dầu”, là thu hoạch trung bình của 150 cây ô-liu, tương đương với 365 lít dầu? “Một trăm bao lúa” là thu hoạch của 42 hecta ruộng sa, tương đương với 364 hecto lít lúa mì! Theo các chuyên gia, sự giảm nợ trong cả hai trướng hợp tương đương 500 ngày công trung bình. Ngày nay mỗi người có thể tính ra bằng tiền tổng số tiền gian lận.
Về điểm này của câu chuyện, người nghe hẳn phải chờ đợi một sự kết án một cách mạnh mẽ và thích đáng từ phía Đức Giêsu. Chúng ta hãy nghe tiếp...
Và ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo. Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại
Chúng ta ngạc nhiên. Đức Giêsu ngợi khen người quản gia xảo trá ấy. Chốc nữa, chúng ta sẽ thấy lý do tại sao trong lời giải thích mà Người sẽ đưa ra.
Tuy nhiên, chúng ta ghi nhận rang Đức Giêsu không tán thưởng sự lừa bịp của “người quản gia lừa gạt” hoặc người quản gia bất công” như bản văn Hy Lạp đã nói.
Thật vậy, theo Đức Giêsu, anh ta thuộc về thế giới “bóng tối” mà thủ lãnh là Xatan (Ga 12,31) phải phân biệt với các con cái của “ánh sáng” (1 Thêxalônica 5,4-5).
Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: hãy dùng Tiền Của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu
Tạo lấy bạn bè! phát triển tình bạn! Đấy là lý lo của lời khen ngợi.
Trong công thức này ở trọng tâm của bài dụ ngôn, Đức Giêsu đem lại cho chúng ta một bài học chủ yếu: Cách sử dụng tốt sự giàu có là dùng nó để tạo lấy bạn bè, đặt tình yêu thương vào các mối quan hệ. Đó còn là một quan niệm thật sự cách mạng về tiền bạc.Dùng tiền bạc như một phương tiện để chia sẻ và sống tình bằng hữu. Tiền bạc tự nó không xấu. Nó có thể tạo ra mềm vui cho những người khác, và do đó là niềm vui cho người nào đã góp phần vào niềm vui ấy khi “ban tặng”! Luca trong Tin Mừng của Ngài đã nhấn mạnh đến Đấng Mêsia của những người nghèo, nhiều hơn các thánh sử khác. Nước Thiên Chúa hầu như thuộc về họ đến nỗi những người giàu có chỉ vào được đó nhờ sự bảo trợ và giới thiệu của những người nghèo mà những người giàu có sẽ làm bạn.
Bạn làm gì với tiền bạc của bạn? Câu hỏi đáng ngại. Tại sao không! Nhưng tốt hơn là “Tin Mừng” cho những người giàu có giờ đây biết mình có thể được cứu và bước vào “nơi ở vĩnh cửu” như thế nào, khi mà ở nơi đó tiền bạc của họ không còn nữa”.
Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn, ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn
Để kết luận cho câu chuyện cụ thể này, đây là những châm ngôn về tiền bạc mang tính mạc khải cao cả của tư tưởng Đức Giêsu. Và trước tiên, đối với Đức Giêsu tiền bạc là một “việc nhỏ” khi so sánh với “việc lớn” là Nước Thiên Chúa vĩnh cửu. Chúng ta có chấp nhận quan điểm đó không?
Vậy nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng Tiền Của bất chính, thì ai sẽ tín nhiệm mà giao phó của cải chân thật cho anh em?
Trong khẳng định thứ hai này Đức Giêsu nói với chúng ta rằng tiền bạc thì “bất lương”. Đó là một cái bẫy chỉ đem lại sự an toàn giả tạo. Không nên tin vào tiền bạc (I Timôthê 6,17). Tính từ “bất lương” trở đi trở lại năm lần trong trang này. Đức Giêsu đã chới chữ. Người nói về “người quản gia bất lương” rồi giờ đây, Người nói về “tiền bạc' bất lương”. Từ này cũng thường được dịch là “người quản gia bất chính, bất hảo, bất công”... và “tiền bạc bất chính, bất hảo, bất công.. Trong linh hồn và trong ý thức, mỗi người được mời gọi để trả lời về tiền bạc của mình: Có bất hảo, bất công, bất chính không? Tiền bạc rất ích lợi, có thể được sử dụng một cách có lợi để tạo thành bạn bè cho mình, nhưng nó cũng có thể là một quyền lực của sự ác.
Và nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng của cải của người khác, thì ai sẽ ban cho anh em của cải dành riêng cho anh em?
Khẳng định thứ ba này có một cung cách hiện đại rất đáng kinh ngạc. Trước cả Các Mác, Đức Giêsu đã lên án “tha hóa” của con Người: Tiền bạc không phải là điều tốt lành thật sự cho chúng ta. Sự giàu sang không làm cho một người nên tốt lành, thông minh, hạnh phúc. Giá trị thật sự ở chỗ khác. Tiền bạc làm “tha hóa” chúng ta, nếu chúng ta để nó “chiếm đoạt” chúng ta.
Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được
Chữ ‘Tiền Của’ viết với một chữ hoa ở đây để dịch từ ‘Mam-mon’, một từ đáng khinh bỉ để chỉ một thần tượng vì nó mà người ta trở thành nô lệ. Bạn có là tù nhân bị tiền bạc xiềng xích, chiếm đoạt, đánh đòn với những lo âu về công việc. Đối với Đức Giêsu, không thể có bất kỳ thỏa hiệp nào: Hoặc là Thiên Chúa, hoặc là tiền bạc. Chúng ta hãy thú nhận chúng ta thường bị cám dỗ phục vụ luân phiên cả hai ông chủ: Thiên Chúa ngày Chúa nhật, cho phần rỗi của chúng ta và Thiên Chúa của các thương vụ, của hầu bao, lợi lộc sáu ngày còn lại trong tuần.
Trong câu tiếp theo sau, Luca đã viết “Người Pharisêu vốn ham hố tiền bạc, nên nghe các điều ấy, thì cười nhạo Đức Giêsu Còn tôi? Có phải tôi cũng mặt sang mày sỉa?
Noel Quesson