Dan Lee
09-20-2010, 03:55 PM
Khoảng Cách
Theo báo chí gần đây cho biết, “khuôn mặt từ thiện” của thế giới đang được khắc họa ngày càng nhiều ở khắp nơi. Cụ thể trong bảng chỉ số thiện nguyện của 153 quốc gia, đứng đầu là Úc và New Zealand - đồng hạng nhất, Ireland và Canada - đồng hạng 3, Mỹ và Thụy Sĩ - đồng hạng 5. Gần như các nước giàu phương Tây chiếm phần lớn những thứ hạng cao nhưng cũng không ít nước nghèo đạt chỉ số thiện nguyện đáng khâm phục, như Sri Lanka (hạng 8 thế giới và đứng đầu châu Á), Lào và Sierra Leone (đồng hạng 11)...
Việt Nam thì sao? Theo báo cáo của Quỹ Hỗ trợ từ thiện Anh (CAF) và Viện Gallup được công bố ngày 8-9, Việt Nam xếp ở vị trí 138 với 3 tiêu chí tương ứng là 17% số người cho tiền, 6% dành thời gian và 32% giúp người lạ trong tháng trước khi diễn ra cuộc thăm dò. Ở thứ hạng này, Việt Nam đứng sau Ấn Độ 4 bậc, cùng vị trí với Nga và trên Trung Quốc 9 bậc. Kết quả cho thấy sự giàu có, tầm vóc quốc gia không phải lúc nào cũng tỉ lệ thuận với sự hào phóng...
Ở Việt Nam , xem ra hoạt động thiện nguyện còn quá mờ nhạt cho dù tầng lớp giàu có và trung lưu xuất hiện ngày càng nhiều, hố ngăn cách giàu nghèo trong xã hội ngày càng sâu. Có một bộ phận những người giàu có thích đánh bóng tên tuổi. Họ tranh thủ cơ hội để khoe khoang nhà cửa, đất đai, xe cộ, tiền của và những tài sản cao giá khác. Chỉ toàn vật chất. Rất tiếc là khó tìm thấy những cái đẹp mang dấu ấn tinh thần của họ!
Thời nào và ở đâu cũng luôn luôn có những người giàu có, nhưng sống ích kỷ - chỉ biết lo sống thoải mái với những người thân thiết – mà không bận tâm gì đến những người nghèo khó cận kề - thậm chí còn xa lánh xua đuổi họ. Xã hội chúng ta đang sống ngày nay cũng không hiếm những con người như vậy. Trước viễn cảnh trên, các bài đọc của Chúa nhật XXVI thường niên dường như cùng vang lên lời cảnh báo nghiêm trọng của Thiên Chúa: Sống ích kỷ là tự đào hố chôn mình vĩnh viễn.
Bài sách Amos trong Chúa nhật trước đã nói đến những con người buôn bán muốn làm giàu bằng cách bóc lột người nghèo. Hôm nay nhà tiên tri nói đến hạng người đã khá giả và đang có thế lực, mà người phú hộ trong bài Tin mừng Luca (16, 19-31) là một tiêu biểu. Giáo huấn của Chúa dạy chúng ta không nên bắt trước những người này, nhưng hãy nghĩ đến tương lai dành cho những người như Lazarô.
Một lần nữa chúng ta lại nghe tiếng nói của tiên tri Amos. Ông là dân quê ở miền Nam nước Do thái, được Chúa chọn đi tuyên sấm ở miền Bắc. Từ một nếp sống bình dị nơi thôn dã, ông thấy mình đứng trước một xã hội buôn bán tấp nập. Không phải ông không muốn thích nghi với đời sống mới, nhưng con mắt của người được Chúa chọn nhận ra ngay những nguy hiểm của nếp sống chạy theo tiền bạc. Người ta cạnh tranh, lừa đảo, bóc lột nhau để mà làm giáu. Nhưng để làm gì?
Bài sách hôm nay mô tả nếp sống của hạng người đấy đủ trong xã hội. Nói đúng hơn, đây là giai cấp chiếm ưu thế và được biệt đãi. Họ ung dung cậy dựa vào thành trì kiên cố ở bờ cõi. Tức là họ đang tin vào trật tự an ninh của xứ sở. Pháp luật và quân đội đang bảo vệ họ, vì họ đang là giai cấp thống trị. Bề ngoài, người ta thấy họ như vậy, nhưng bên trong họ đang sống thế nào? Theo Amos, với lối sống lai căng, bắt chước Hy Lạp là dân ngoại, lớp người đứng đầu dân đã mất tinh thần dân tộc, và đương nhiên là mất cả tinh thần đạo đức. Bỏ nếp sống này để du nhập phong tục ngoại lai, chẳng khác nào là đã bỏ niềm tin vào Thiên Chúa. Với những con người đã đầy đủ, chúa của họ bây giờ là “cái bụng” cũng như đối với những kẻ đang làm giàu: tiền mới là chúa tể. Đối với cả hai hạng người này, đồng bào không còn là gì nữa, sống chết mặc bay. Tương lai dân tộc có làm sao, họ cũng chẳng thèm quan tâm. Và ở đây Amos nói: khi các thành trì bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị sụp đổ, họ sẽ là những người bị bắt đi lưu đày đầu tiên; họ sẽ dẫn đầu đoàn người bị phát lưu. Khi nói về định mệnh, tương lai của hạng người này, Amos vẫn chỉ chờ một cuộc đổi thay xã hội và những hình phạt mang tính cách trần gian. Nhưng với bài Tin mừng Luca (16, 19-31), chúng ta sẽ thấy một mạc khải đầy đủ hơn về tương lai của những người giàu có và giai cấp thống trị.
Thánh Luca kể rằng: có một người phú hộ ăn mặc gấm tía và lụa mịn, ngày ngày yến tiệc linh đình. Ông ta chỉ biết ăn uống, chè chén say sưa, mà chẳng hề để ý tới đồng loại… Có người ăn mày tên là Lazarô, nằm ở cổng nhà ông chỉ mong được miếng thừa trên bàn của ông liệng xuống mà vẫn không được. Rồi Lazarô chết và được các Thiên thần đưa lên dự tiệc ngay nơi lòng Abraham; còn người nhà giàu cũng chết, nhưng được tống táng. Số phận của Lazarô đã đổi thay hoàn toàn. Không do một biến động chính trị như Amos đã gợi đến trong bài đọc 1. Ở đây việc đổi thay số phận xảy ra bên kia thế giới, sau khi con người đã chết. Đó là bình diện Nước Trời chứ không còn trong phạm vi trần gian.
Như vậy, Lazarô được đưa lên trời, còn người phú hộ thì được đem đi tống táng. Một người ở trên và một người ở dưới. Kẻ ở dưới ngước mắt lên thấy người ở trên hạnh phúc. Thấy mình nóng nảy trong lửa, còn Lazarô thì đang thư thái trong lòng tổ phụ Abraham, tự nhiên buột miệng kêu xin Abraham nói với Lazarô nhỏ xuống cho một chút nước để đỡ khổ. Nhưng y đã không hiểu gì. Và Abraham phải giải thích: bây giờ sự đổi thay đã dứt khoát, hố sâu ngăn cách giữa hai thế giới hạnh phúc và đau khổ không thể bắc cầu được nữa. Ngày xưa khi còn ở thế gian kẻ sướng có thể đến với người khổ mà chia sẻ. Nhưng vì đã không muốn làm việc ấy, nên giờ đây y không còn cơ hội và hy vọng bắc được nhịp cầu hiệp thông.
Câu chuyện đến đây đã có thể kết thúc. Và có nhiều bài học cho chúng ta. Ngoài những quan niệm về đời sau như: định mệnh của người lành kẻ dữ đã khác nhau ngay sau khi chết và trước ngày phán xét chung; định mệnh ấy dứt khoát không thay đổi được nữa vì đã hết thời cơ có thể lập công phúc. Ở đây, khi mô tả sự thay đổi số phận của hai con người trong khi sống và sau khi chết, Luca muốn diễn tả một giáo huấn thông thường của Chúa Giêsu: Nước Trời được dành cho những người nghèo khó, vì Thiên Chúa sẽ cứu giúp họ và kẻ tự mãn ở đời này sẽ ra đi tay không về đời sau. Nhưng tác giả Luca đã không dừng lại ở những điểm này, ông muốn kêu gọi người ta trở lại. Đặc biệt, ông muốn nói với những người Do thái có Abraham là tổ phụ. Họ phải thay đổi nếp sống để không bị loại ra khỏi Nước Trời sau này.
Cuộc sống người Kitô hữu ngày nay khó có thể tránh khỏi những khoảng cách trong đời sống. Điều quan trọng là phải biết xóa dần những khoảng cách đó bằng nỗ lực sống và thực thi Tin mừng. Luôn biết yêu thương quan tâm đến nhau, nhất là những anh em đau khổ, hoạn nạn chung quanh. Nếu ngày nay biết sống để xóa bỏ những khoảng cách thì ngày sau sẽ cùng chung hưởng hạnh phúc. Ngược lại, nếu hôm nay chỉ biết khơi rộng khoảng cách thì ngày mai chắc chắn sẽ thành vực thẳm.
Thánh Phaolô nhắc nhở Timôthê và cả chúng ta hôm nay phải can đảm, trung thành thực thi các nhân đức Tin mừng cho đến ngày Đức Kitô đến trong vinh quang. Đây là một cuộc chiến chính nghĩa của đức tin. Cần phải chiến đấu hết mình để dành cho được sự sống đời đời. Qua Bí tích Thanh tẩy, mỗi Kitô hữu đã trở nên chứng nhân của Đức Kitô. Và chỉ có thể là chứng nhân đích thực bằng một đời sống đức tin sống dộng và bằng một đức ái nồng nàn.
Xin Chúa cho chúng con luôn có một tấm lòng rộng mở, một đôi mắt sáng để biết quan tâm đến nỗi thống khổ của mọi người.
Phanxicô Xaviê
Theo báo chí gần đây cho biết, “khuôn mặt từ thiện” của thế giới đang được khắc họa ngày càng nhiều ở khắp nơi. Cụ thể trong bảng chỉ số thiện nguyện của 153 quốc gia, đứng đầu là Úc và New Zealand - đồng hạng nhất, Ireland và Canada - đồng hạng 3, Mỹ và Thụy Sĩ - đồng hạng 5. Gần như các nước giàu phương Tây chiếm phần lớn những thứ hạng cao nhưng cũng không ít nước nghèo đạt chỉ số thiện nguyện đáng khâm phục, như Sri Lanka (hạng 8 thế giới và đứng đầu châu Á), Lào và Sierra Leone (đồng hạng 11)...
Việt Nam thì sao? Theo báo cáo của Quỹ Hỗ trợ từ thiện Anh (CAF) và Viện Gallup được công bố ngày 8-9, Việt Nam xếp ở vị trí 138 với 3 tiêu chí tương ứng là 17% số người cho tiền, 6% dành thời gian và 32% giúp người lạ trong tháng trước khi diễn ra cuộc thăm dò. Ở thứ hạng này, Việt Nam đứng sau Ấn Độ 4 bậc, cùng vị trí với Nga và trên Trung Quốc 9 bậc. Kết quả cho thấy sự giàu có, tầm vóc quốc gia không phải lúc nào cũng tỉ lệ thuận với sự hào phóng...
Ở Việt Nam , xem ra hoạt động thiện nguyện còn quá mờ nhạt cho dù tầng lớp giàu có và trung lưu xuất hiện ngày càng nhiều, hố ngăn cách giàu nghèo trong xã hội ngày càng sâu. Có một bộ phận những người giàu có thích đánh bóng tên tuổi. Họ tranh thủ cơ hội để khoe khoang nhà cửa, đất đai, xe cộ, tiền của và những tài sản cao giá khác. Chỉ toàn vật chất. Rất tiếc là khó tìm thấy những cái đẹp mang dấu ấn tinh thần của họ!
Thời nào và ở đâu cũng luôn luôn có những người giàu có, nhưng sống ích kỷ - chỉ biết lo sống thoải mái với những người thân thiết – mà không bận tâm gì đến những người nghèo khó cận kề - thậm chí còn xa lánh xua đuổi họ. Xã hội chúng ta đang sống ngày nay cũng không hiếm những con người như vậy. Trước viễn cảnh trên, các bài đọc của Chúa nhật XXVI thường niên dường như cùng vang lên lời cảnh báo nghiêm trọng của Thiên Chúa: Sống ích kỷ là tự đào hố chôn mình vĩnh viễn.
Bài sách Amos trong Chúa nhật trước đã nói đến những con người buôn bán muốn làm giàu bằng cách bóc lột người nghèo. Hôm nay nhà tiên tri nói đến hạng người đã khá giả và đang có thế lực, mà người phú hộ trong bài Tin mừng Luca (16, 19-31) là một tiêu biểu. Giáo huấn của Chúa dạy chúng ta không nên bắt trước những người này, nhưng hãy nghĩ đến tương lai dành cho những người như Lazarô.
Một lần nữa chúng ta lại nghe tiếng nói của tiên tri Amos. Ông là dân quê ở miền Nam nước Do thái, được Chúa chọn đi tuyên sấm ở miền Bắc. Từ một nếp sống bình dị nơi thôn dã, ông thấy mình đứng trước một xã hội buôn bán tấp nập. Không phải ông không muốn thích nghi với đời sống mới, nhưng con mắt của người được Chúa chọn nhận ra ngay những nguy hiểm của nếp sống chạy theo tiền bạc. Người ta cạnh tranh, lừa đảo, bóc lột nhau để mà làm giáu. Nhưng để làm gì?
Bài sách hôm nay mô tả nếp sống của hạng người đấy đủ trong xã hội. Nói đúng hơn, đây là giai cấp chiếm ưu thế và được biệt đãi. Họ ung dung cậy dựa vào thành trì kiên cố ở bờ cõi. Tức là họ đang tin vào trật tự an ninh của xứ sở. Pháp luật và quân đội đang bảo vệ họ, vì họ đang là giai cấp thống trị. Bề ngoài, người ta thấy họ như vậy, nhưng bên trong họ đang sống thế nào? Theo Amos, với lối sống lai căng, bắt chước Hy Lạp là dân ngoại, lớp người đứng đầu dân đã mất tinh thần dân tộc, và đương nhiên là mất cả tinh thần đạo đức. Bỏ nếp sống này để du nhập phong tục ngoại lai, chẳng khác nào là đã bỏ niềm tin vào Thiên Chúa. Với những con người đã đầy đủ, chúa của họ bây giờ là “cái bụng” cũng như đối với những kẻ đang làm giàu: tiền mới là chúa tể. Đối với cả hai hạng người này, đồng bào không còn là gì nữa, sống chết mặc bay. Tương lai dân tộc có làm sao, họ cũng chẳng thèm quan tâm. Và ở đây Amos nói: khi các thành trì bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị sụp đổ, họ sẽ là những người bị bắt đi lưu đày đầu tiên; họ sẽ dẫn đầu đoàn người bị phát lưu. Khi nói về định mệnh, tương lai của hạng người này, Amos vẫn chỉ chờ một cuộc đổi thay xã hội và những hình phạt mang tính cách trần gian. Nhưng với bài Tin mừng Luca (16, 19-31), chúng ta sẽ thấy một mạc khải đầy đủ hơn về tương lai của những người giàu có và giai cấp thống trị.
Thánh Luca kể rằng: có một người phú hộ ăn mặc gấm tía và lụa mịn, ngày ngày yến tiệc linh đình. Ông ta chỉ biết ăn uống, chè chén say sưa, mà chẳng hề để ý tới đồng loại… Có người ăn mày tên là Lazarô, nằm ở cổng nhà ông chỉ mong được miếng thừa trên bàn của ông liệng xuống mà vẫn không được. Rồi Lazarô chết và được các Thiên thần đưa lên dự tiệc ngay nơi lòng Abraham; còn người nhà giàu cũng chết, nhưng được tống táng. Số phận của Lazarô đã đổi thay hoàn toàn. Không do một biến động chính trị như Amos đã gợi đến trong bài đọc 1. Ở đây việc đổi thay số phận xảy ra bên kia thế giới, sau khi con người đã chết. Đó là bình diện Nước Trời chứ không còn trong phạm vi trần gian.
Như vậy, Lazarô được đưa lên trời, còn người phú hộ thì được đem đi tống táng. Một người ở trên và một người ở dưới. Kẻ ở dưới ngước mắt lên thấy người ở trên hạnh phúc. Thấy mình nóng nảy trong lửa, còn Lazarô thì đang thư thái trong lòng tổ phụ Abraham, tự nhiên buột miệng kêu xin Abraham nói với Lazarô nhỏ xuống cho một chút nước để đỡ khổ. Nhưng y đã không hiểu gì. Và Abraham phải giải thích: bây giờ sự đổi thay đã dứt khoát, hố sâu ngăn cách giữa hai thế giới hạnh phúc và đau khổ không thể bắc cầu được nữa. Ngày xưa khi còn ở thế gian kẻ sướng có thể đến với người khổ mà chia sẻ. Nhưng vì đã không muốn làm việc ấy, nên giờ đây y không còn cơ hội và hy vọng bắc được nhịp cầu hiệp thông.
Câu chuyện đến đây đã có thể kết thúc. Và có nhiều bài học cho chúng ta. Ngoài những quan niệm về đời sau như: định mệnh của người lành kẻ dữ đã khác nhau ngay sau khi chết và trước ngày phán xét chung; định mệnh ấy dứt khoát không thay đổi được nữa vì đã hết thời cơ có thể lập công phúc. Ở đây, khi mô tả sự thay đổi số phận của hai con người trong khi sống và sau khi chết, Luca muốn diễn tả một giáo huấn thông thường của Chúa Giêsu: Nước Trời được dành cho những người nghèo khó, vì Thiên Chúa sẽ cứu giúp họ và kẻ tự mãn ở đời này sẽ ra đi tay không về đời sau. Nhưng tác giả Luca đã không dừng lại ở những điểm này, ông muốn kêu gọi người ta trở lại. Đặc biệt, ông muốn nói với những người Do thái có Abraham là tổ phụ. Họ phải thay đổi nếp sống để không bị loại ra khỏi Nước Trời sau này.
Cuộc sống người Kitô hữu ngày nay khó có thể tránh khỏi những khoảng cách trong đời sống. Điều quan trọng là phải biết xóa dần những khoảng cách đó bằng nỗ lực sống và thực thi Tin mừng. Luôn biết yêu thương quan tâm đến nhau, nhất là những anh em đau khổ, hoạn nạn chung quanh. Nếu ngày nay biết sống để xóa bỏ những khoảng cách thì ngày sau sẽ cùng chung hưởng hạnh phúc. Ngược lại, nếu hôm nay chỉ biết khơi rộng khoảng cách thì ngày mai chắc chắn sẽ thành vực thẳm.
Thánh Phaolô nhắc nhở Timôthê và cả chúng ta hôm nay phải can đảm, trung thành thực thi các nhân đức Tin mừng cho đến ngày Đức Kitô đến trong vinh quang. Đây là một cuộc chiến chính nghĩa của đức tin. Cần phải chiến đấu hết mình để dành cho được sự sống đời đời. Qua Bí tích Thanh tẩy, mỗi Kitô hữu đã trở nên chứng nhân của Đức Kitô. Và chỉ có thể là chứng nhân đích thực bằng một đời sống đức tin sống dộng và bằng một đức ái nồng nàn.
Xin Chúa cho chúng con luôn có một tấm lòng rộng mở, một đôi mắt sáng để biết quan tâm đến nỗi thống khổ của mọi người.
Phanxicô Xaviê