Dan Lee
09-20-2010, 04:25 PM
THÀNH KIẾN
Paul Louis Courier, văn hào Pháp kể:
Một hôm anh ta đi chơi cùng người em họ, lạc vào một khu rừng rậm và xin ngủ nhờ một căn nhà lụp xụp của những người làm nghề đốt than. Thấy trên tường treo nhiếu võ khí như gươm, giáo, súng ống. Anh ta nghi ngờ những người này thuộc hạng bất lương, mặc dù họ có vẻ hiền lành. Vì nghi ngờ nên suốt đêm anh không dám ngủ. Đến gần sáng, anh ta nghe tiếng xì xào bàn nhau ở nhà dưới.
Người đàn ông hỏi: Có nên giết cả hai không ?
Người đàn bà trả lời: Giết cả chứ sao !
Anh ta lạnh cả người, phập phồng, lo sợ. Nhưng đến sáng thấy chủ nhà bưng hai con gà quay lên đãi khách, lúc đó anh mới vỡ lẽ. (sưu tầm)
Khi ta nghi ngờ ai, thì nhất cử nhất động của người đó đều khả nghi hết. Tất cả mọi câu nói, việc làm đều bị lôi kéo liên hệ đến vấn đề ta đang nghi ngờ. Câu chuyện trên là một ví dụ.
Thánh kinh cũng thuật lại khá nhiều hình ảnh của người Biệt phái, Kinh sư, Pharisêu có óc thành kiến về Đức Giêsu, khi Ngài rao giảng và sống theo chân lý.
Có người nghĩ rằng những gì tôi nghe sao không giống truyền thống, như thế là không được.
Có người nghĩ rằng những gì tôi thấy không giống như điều tôi học, như thế là không đúng.
Có người nghĩ rằng những gì người khác làm không giống tôi, thì không phải là sự thật.
Có người nghĩ rằng những người xung quanh sống khác tôi, thì đó là điều vô lý.
Có người nghĩ rằng những gì tôi sống là đúng, vậy tại sao mọi người không chịu nghe theo.
Có người nghĩ những gì mình học được, đã trải qua, thực sự là tốt, vậy sao mọi người không bắt chước, lại còn làm khác đi, làm sao đáng tin được.
Thành kiến là dựa vào những tiêu chuẩn và định hướng có sẵn của mình để đưa ra một phán quyết cho người khác. Dĩ nhiên, điều mình biết thì luôn là đúng, là chuẩn mực.
Thành kiến được người yếu kém, thiếu suy nghĩ bám vào làm sức mạnh để nương bóng, để ra oai, để phán xét người khác, việc khác.
Thành kiến sẽ dễ đánh giá sự việc và người khác theo chủ quan, nên thường méo mó, sai lầm.
Thành kiến là người tự chặn mình với các tương quan của nhân loại, cuộc cuộc sống. Tự mình đứng trước lớp kiếng, không phải là loại trong suốt có thể nhìn thấy bên ngoài, nhưng là loại có lớp tráng bạc phía sau. Vì thế ta chỉ có thể thấy mình trong gương, chứ không thể nhìn thấy gì sau lớp gương đó, dù nó là sự thật, là đẹp, là chân lý.
Thành kiến là tách mình ra khỏi dòng suối tình yêu, hạnh phúc, an bình và thư thái của cuộc sống.
Thành kiến làm cho con người trở nên cô lập với thế giới, cách ly với cuộc sống, và tự vo tròn trong cái vỏ giả tạo do mình tạo ra, khi dựa vào kiến thức, khôn ngoan và kinh nghiệm cá nhân.
Thành kiến làm cho con người trở nên cứng cỏi, máy móc, héo úa, và tàn lụi dần.
Thành kiến làm cho người ta dễ dàng phủ nhận nhiều thứ, nhiều việc tốt lành của người khác.
Thành kiến làm cho người ta trở nên nghèo túng và bất hạnh, vì họ chẳng hiểu được thế nào là hương vị của cuộc đời, ngọt ngào của cuộc sống. Bởi những thứ họ có được lại quá nhỏ, quá ít, so với túi khôn của nhân loại, của thế giới.
Thành kiến làm cho người ta luôn phải đối mặt với mọi thứ khác biệt và khác thường trong cuộc sống, cùng với sự ghen tị, ghen tức, nghi ngờ, vì thế, làm cho đời họ trở nên u tối, bệnh tật, lệch lạc, ngang bướng, cố chấp.
Thành kiến, đường đưa đến ngu muội, thiệt thòi, hủy diệt.
THANH THANH
Paul Louis Courier, văn hào Pháp kể:
Một hôm anh ta đi chơi cùng người em họ, lạc vào một khu rừng rậm và xin ngủ nhờ một căn nhà lụp xụp của những người làm nghề đốt than. Thấy trên tường treo nhiếu võ khí như gươm, giáo, súng ống. Anh ta nghi ngờ những người này thuộc hạng bất lương, mặc dù họ có vẻ hiền lành. Vì nghi ngờ nên suốt đêm anh không dám ngủ. Đến gần sáng, anh ta nghe tiếng xì xào bàn nhau ở nhà dưới.
Người đàn ông hỏi: Có nên giết cả hai không ?
Người đàn bà trả lời: Giết cả chứ sao !
Anh ta lạnh cả người, phập phồng, lo sợ. Nhưng đến sáng thấy chủ nhà bưng hai con gà quay lên đãi khách, lúc đó anh mới vỡ lẽ. (sưu tầm)
Khi ta nghi ngờ ai, thì nhất cử nhất động của người đó đều khả nghi hết. Tất cả mọi câu nói, việc làm đều bị lôi kéo liên hệ đến vấn đề ta đang nghi ngờ. Câu chuyện trên là một ví dụ.
Thánh kinh cũng thuật lại khá nhiều hình ảnh của người Biệt phái, Kinh sư, Pharisêu có óc thành kiến về Đức Giêsu, khi Ngài rao giảng và sống theo chân lý.
Có người nghĩ rằng những gì tôi nghe sao không giống truyền thống, như thế là không được.
Có người nghĩ rằng những gì tôi thấy không giống như điều tôi học, như thế là không đúng.
Có người nghĩ rằng những gì người khác làm không giống tôi, thì không phải là sự thật.
Có người nghĩ rằng những người xung quanh sống khác tôi, thì đó là điều vô lý.
Có người nghĩ rằng những gì tôi sống là đúng, vậy tại sao mọi người không chịu nghe theo.
Có người nghĩ những gì mình học được, đã trải qua, thực sự là tốt, vậy sao mọi người không bắt chước, lại còn làm khác đi, làm sao đáng tin được.
Thành kiến là dựa vào những tiêu chuẩn và định hướng có sẵn của mình để đưa ra một phán quyết cho người khác. Dĩ nhiên, điều mình biết thì luôn là đúng, là chuẩn mực.
Thành kiến được người yếu kém, thiếu suy nghĩ bám vào làm sức mạnh để nương bóng, để ra oai, để phán xét người khác, việc khác.
Thành kiến sẽ dễ đánh giá sự việc và người khác theo chủ quan, nên thường méo mó, sai lầm.
Thành kiến là người tự chặn mình với các tương quan của nhân loại, cuộc cuộc sống. Tự mình đứng trước lớp kiếng, không phải là loại trong suốt có thể nhìn thấy bên ngoài, nhưng là loại có lớp tráng bạc phía sau. Vì thế ta chỉ có thể thấy mình trong gương, chứ không thể nhìn thấy gì sau lớp gương đó, dù nó là sự thật, là đẹp, là chân lý.
Thành kiến là tách mình ra khỏi dòng suối tình yêu, hạnh phúc, an bình và thư thái của cuộc sống.
Thành kiến làm cho con người trở nên cô lập với thế giới, cách ly với cuộc sống, và tự vo tròn trong cái vỏ giả tạo do mình tạo ra, khi dựa vào kiến thức, khôn ngoan và kinh nghiệm cá nhân.
Thành kiến làm cho con người trở nên cứng cỏi, máy móc, héo úa, và tàn lụi dần.
Thành kiến làm cho người ta dễ dàng phủ nhận nhiều thứ, nhiều việc tốt lành của người khác.
Thành kiến làm cho người ta trở nên nghèo túng và bất hạnh, vì họ chẳng hiểu được thế nào là hương vị của cuộc đời, ngọt ngào của cuộc sống. Bởi những thứ họ có được lại quá nhỏ, quá ít, so với túi khôn của nhân loại, của thế giới.
Thành kiến làm cho người ta luôn phải đối mặt với mọi thứ khác biệt và khác thường trong cuộc sống, cùng với sự ghen tị, ghen tức, nghi ngờ, vì thế, làm cho đời họ trở nên u tối, bệnh tật, lệch lạc, ngang bướng, cố chấp.
Thành kiến, đường đưa đến ngu muội, thiệt thòi, hủy diệt.
THANH THANH