Dan Lee
09-23-2010, 10:32 PM
CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN
Chủ Ðề: Người giàu và người nghèo
(Lc 16, 19-31)
I. Dẫn vào Thánh lễ
Anh chị em thân mến
Kiếm tiền và sử dụng tiền là những vấn đề rất quan trọng trong cuộc sống. Bởi thế, hôm Chúa nhựt tuần trước Chúa Giêsu đã đề cập đến tiền bạc rồi, và hôm nay Ngài lại đề cập đến nó một lần nữa. Ngài khuyến cáo chúng ta rằng tiền bạc có thể trở thành một mối nguy, một cản trở chúng ta vào Nước Trời.
Một lần nữa, chúng ta hãy xin lỗi Chúa vì những lầm lỡ đã phạm trong vấn đề tiền bạc.
II. Gợi ý sám hối
* Chúng ta coi trọng những người giàu và coi khinh những người nghèo.
* Chúng ta làm ngơ không giúp đỡ những kẻ túng thiếu.
* Nhiều lần chúng ta đã xử dụng tiền bạc một cách phung phí không hợp lý.
III. Lời Chúa
1. Bài đọc I (Am 6, 1a. 4-7)
Ngôn sứ Amos tung ra những lời đả kích rất nặng đối với những người giàu: họ lo hưởng thụ, ăn uống, rượu chè, ca hát mà không quan tâm gì đến số phận của đất nước đang lâm nguy.
2. Đáp ca (Tv 145)
Ca tụng tình thương của Chúa dành cho những người nghèo khổ về mọi phương diện: đói khát, bị áp bức, tù tội, tật nguyền, đặc biệt là những cô nhi quả phụ.
3. Tin Mừng (Lc 16, 19-31)
Người phú hộ trong dụ ngôn này đã quen cậy dựa vào tiền bạc của cải. Khi ông chết thì những chỗ ông cậy dựa cũng tiêu tan luôn cho nên ông rơi vào cảnh rất khốn khổ. Ladarô là một người nghèo không có chỗ dựa ở trần gian nên hoàn toàn cậy dựa vào Chúa, nhờ đó sau khi chết đã được hưởng hạnh phúc trong vòng tay Thiên Chúa (qua hình ảnh tổ phụ Abraham).
Dụ ngôn này còn muốn gởi một lời nhắn nhủ đến những người giàu: họ nên sớm thấy sai lầm của họ khi đặt niềm cậy trông vào những giá trị trần thế, để kịp thời quay về trông cậy vào Chúa. Đừng chờ đến khi chết, thấy rõ đâu là chỗ dựa vững chắc rồi mới sám hối, vì tới lúc đó, mọi việc đều không thể đảo ngược được.
4. Bài đọc II (1 Tm 6, 11-16) (Chủ đề phụ)
Những lời khuyên Phaolô gởi cho môn đệ mình là Timôtêô. Phaolô nhấn mạnh đến việc trau dồi các nhân đức tin, mến, nhẫn nại và hiền hòa.
IV. Gợi ý giảng
* 1. Đừng quá hững hờ
Xem ra người phú hộ trong Tin Mừng chẳng có tội gì để đáng phạt muôn đời trong hỏa ngục: Ông không gian tham, không trộm cắp, không bóc lột... Cuộc đời ông ngày này qua ngày khác chỉ có ăn uống linh đình và mặc lụa là gấm vóc, nghĩa là chỉ có hưởng thụ cái tài sản giàu sang do ông làm ra, mà hưởng thụ như vậy là chính đáng chứ có gì là tội đâu? Tội không giúp đỡ Ladarô chăng? Nếu ta đọc kỹ Tin Mừng từng chữ thì sẽ thấy rằng Ladarô đã không mở miệng một lời để xin ông ta giúp đỡ, Ladarô chỉ âm thầm ao ước được ăn những miếng bánh rơi. Nhưng vì chỉ âm thầm ao ước, mà không nói ra cho nên không ai biết mà cho.
Nhưng tại sao lại không biết? Thưa vì không để ý. Ở cạnh bên nhau mà không thấy nhau, không biết nhau, không giúp đỡ nhau thì thật là quá vô tình, quá hờ hững. Tội của người phú hộ chính là tội hững hờ đó. Hoàn cảnh của Ladarô quá khốn khổ thế mà người phú hộ vẫn hững hờ đến nỗi Ladarô phải chết vì đói đang khi ông ta lại quá dư thừa, thành ra tội hững hờ của người phú hộ trở thành tội nặng làm cho ông ta đáng phạt trong hỏa ngục.
Chúng ta vừa khám phá ra một điểm đặc biệt của Tin Mừng: chúng ta không chỉ phạm tội do việc làm, do lời nói, do ý tưởng, mà còn có thể phạm tội do quá hững hờ với người khác nữa, và tội hững hờ này trong những hoàn cảnh quan trọng cũng có thể trở thành tội trọng.
Trong phim "Những đứa trẻ khốn khổ" có một cảnh rất thương tâm: một cô gái nhà nghèo lên tỉnh tìm việc làm và bị dụ dỗ đến có con. Vì phải làm việc suốt ngày nên cô không thể nuôi con mà phải gởi cho một người chủ quán nuôi giúp. Người chủ quán này không có lương tâm, lợi dụng hoàn cảnh của cô để bóc lột: nay hắn gởi thư đòi tiền, mai hắn lại đòi một số tiền khác. Người mẹ trẻ không có tiền nên chỉ biết nhịn ăn nhịn mặc, hết tiền cô cắt mái tóc đem bán, hết tiền lại nhổ từng cái răng đêm bán nữa... và cô trở thành rách rưới, ốm o, xấu xí. Nhưng cô càng gầy ốm, rách rưới, xấu xí thì cũng bị những người khác khinh khi, ghét bỏ. Cảnh cô bị đuổi khỏi sở làm, co ro trong chiếc áo rách chạy giữa trời đông tuyết lạnh, thỉnh thoảng dừng lại ôm ngục ho xù xụ... với cảnh cả một đám đông người xúm lại đánh đập cô, xô cô té ngả xuống đất và nhào vô xâu xé cô... những cảnh như thế làm cho chúng ta xem mà không khỏi cảm thấy thương tâm. Tại sao ta cảm động? Vì ta đã biết hoàn cảnh của cô ấy và khi ta thấy cô bị hành hạ như vậy thì thương tâm. Còn những người kia, những người hành hạ cô, tại sao họ không thương tâm? Thưa vì họ không hiểu hoàn cảnh của cô, họ cùng ở một đường phố, cùng làm chung một sở nhưng không hiểu hoàn cảnh của cô. Họ quá hững hờ.
Chắc chắn có rất nhiều lần chúng ta cũng hững hờ như vậy.
* 2. Giấy thông hành nước trời
Ngày Xưa, bên Tàu có một ông vua tự cho mình là người yêu nước thương dân, nhưng lại chẳng bao giờ để ý đến cảnh khổ của dân chúng. Trái lại, ông chỉ biết đến yến tiệc linh đình, trang hoàng cung điện, xây cất dinh thự, sưu tầm những kỳ hoa dị thảo, để mong được nở mày nở mặt với lân quốc.
Một hôm, nhà vua nghe nói ở một ngôi chùa trong nước có một loại hoa hồng quí hiếm, từng bông hoa to đẹp rực rỡ, bao phủ cả một khu vườn. Nhà vua báo tin cho vị sư trụ trì là ông sẽ đến thăm để biết thứ hoa hồng quí lạ. Khi được tin báo và được biết giờ vua sẽ đến, vị sư liền cắt tất cả những đoá hồng xinh tươi đổ vào hố rác chỉ để lại một bông duy nhất đang thắm nở.
Vào đến vườn, nhà vua lấy làm lạ vì thực tế khác hắn với tin đồn. Khi biết được sự việc, nhà vua hỏi vị sư tại sao làm như thế. Vị sư từ tốn trả lời:
- Thưa bệ hạ, nếu thần để tất cả các hoa nở rộ trên cành, bệ hạ sẽ không thưởng thức được vẻ đẹp của từng bông hoa. Vì thần biết bệ hạ chỉ có thói quen nhìn đám đông chứ không để ý đến từng cá nhân.
*
Thiên Chúa của chúng ta không có thói quen chỉ nhìn đám đông, nhưng Người quan tâm đến từng con người. Thiên Chúa yêu thương con người không có tính cách chung chung, nhưng Người chăm sóc cho từng người một. Mỗi một con người là một nhân vị, có nhân phẩm cao quí. Mỗi một con người là một tác phẩm tuyệt vời của Người, với những ơn riêng mà người khác không có được Mỗi một con người là một bông hồng rực rỡ sắc mầu, thơm ngát hương hoa.
Người phú hộ trong bài Tin Mừng hôm nay sở dĩ phải trầm luân muôn kiếp, vì ông đã không nhìn người nghèo khó Ladarô với cái nhìn ấy. Thậm chí ông cũng chẳng thèm nhìn con người khốn khổ ngày ngày lê lết bên cổng nhà ông.
Người phú hộ phải "chịu cực hình" không phải vì ông nhiều của cải, nhưng vì ông đã không san sẻ của cải cho người thiếu thốn, ngay cả những của thừa thãi trên bàn tiệc cũng chẳng đến tay người nghèo.
Người phú hộ phải tống xuống biển lửa không phải vì ông đã làm ra nhiều của cải, nhưng vì ông đã quá cậy dựa vào tiền của, trong khi người nghèo khó chỉ biết cậy dựa vào Chúa; Ladarô có nghĩa là "Thiên Chúa giúp đỡ".
Vậy tội của người phú hộ chính là tội làm ngơ, tội phớt lờ, tội không nhìn, không nghe, không thấy những Ladarô đang van xin cứu giúp trong cơn túng quẫn cùng cực. Tội của người phú hộ chính là tội thiếu sót, tội đã không làm những gì lẽ ra mình phải làm cho một ai đó đang cần trợ giúp. Bác sĩ Albert Schweitzer, người đã bán hết gia tài kếch xù của ông, xây một bệnh viện và dấn thân cứu giúp những con người cùng khổ nhất Châu Phi đã đặt ra câu hỏi cho chính mình: "Làm sao chúng ta có thể sống hạnh phúc trong khi có biết bao người đang đau khổ?".
Sẽ có một ngày tất cả chúng ta bước vào một thế giới mà giấy thông hành không phải!à tiền của nhưng chính là tình yêu. Chỉ có những ai yêu mến Thiên Chúa và thương yêu anh em mới được bước vào.
Sẽ có một ngày người phú hộ chẳng còn yến tiệc linh đình, chẳng còn trận vui tới sáng, trận cười suốt đêm, nhưng sẽ phải đuổi khỏi bàn tiệc và lao xuống hoả hào muôn kiếp.
Sẽ có một ngày người Ladarô nghèo khó chẳng còn lê lết dưới đất đen, không còn nhặt những miếng bánh vụn nơi bàn tiệc người phú hộ, nhưng sẽ được nâng lên "trong lòng Ápraham" vui hưởng hạnh phúc muôn đời.
Lời giảng của Đức Thánh Cha Gioan Phao lô II trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên ngày 2. 10. 1979 đáng cho chúng ta suy nghĩ: "Chúng ta không thể thờ ơ vui hưởng của cải và tự do của chúng ta nếu bất cứ ở vùng nào đó, người nghèo khó Ladarô của thế kỷ 2O vẫn còn đang đứng chờ chúng ta ngoài cửa. . . Các bạn đừng bao giờ bằng lòng với hành vi chỉ cho họ những mẩu bánh vụn nơi bàn tiệc. Các bạn chỉ nên lo lắng cho đủ phần chính yếu của cuộc sống mà thôi chứ đừng tìm cách sống cho sung túc dư dật, để nhờ đó các bạn có thể giúp đỡ những người nghèo khổ. Đồng thời, các bạn hãy đối xử với họ như những thực khách trong gia đình các bạn".
*
Lạy Chúa, thánh Tôm Aquinô đã dạy: "Những ngươi giàu có đã đánh cắp của người nghèo khó khi họ tiêu xài phung phí những của cải dư thừa". Xin cho chúng con biết san sẻ cho nhau, để trời đất này trở nên sung túc và yêu thương, vì giàu có thật là yêu thương và nghèo nàn thật là ích kỷ.
Xin dạy chúng con bí quyết làm giàu bằng cách chia sẻ cho nhau những của cải Chúa ban. Amen. (TP)
* 3. Những thế giới khác nhau
Một ngày mùa hè, một người đàn ông ngồi trong văn phòng có gắn máy điều hòa. Nhìn qua cửa sổ, ông thấy bên ngoài có một thanh niên đang lao động. Anh này làm việc một cách rất uể oải và chậm chạp, chốc chốc lại buông tay ngồi nghỉ. Ông thầm nghĩ: cái anh chàng này lười biếng quá. Ông mở cửa bước ra xem. Vừa ra ngoài ông đụng ngay cái nóng hừng hực của mùa hè. Sức nóng làm mồ hôi ông toát ra và khiến mọi năng lực của ông như tan biến đâu mất. Ông cảm thấy rất uể oải. Lúc đó ông mới hối hận vì đã vội nghĩ xấu cho người thanh niên nọ: nếu ông cũng phải lao động ngoài trời dưới cái nóng như thế thì chắc chắn ông cũng không làm gì hơn người thanh niên đó được.
Người đàn ông và người thanh niên trên ở rất gần nhau, chỉ cách nhau một cánh cửa, thế nhưng họ thuộc hai thế giới khác hẳn nhau. Vì thuộc hai thế giới khác nhau nên người đàn ông không hiểu được và không thông cảm được với người thanh niên. Chỉ khi ông bước ra khỏi thế giới mình đề đi vào thế giới của người thanh niên thì ông mới hiểu và mới cảm thông.
Người phú hộ và Ladarô trong dụ ngôn hôm nay cũng thế. Họ thuộc hai thế giới khác hẳn nhau:
* Một bên mặc toàn lụa là gấm vóc; bên kia rách rưới tả tơi.
* Một bên ngày ngày yến tiệc linh đình; bên kia thì một mụn bánh cũng không có.
* Một bên sống trong biệt thự; bên kia nằm trước cổng nhà.
* Tóm lại một bên như sống ở thiên đường trần thế; còn bên kia như sống ở hỏa ngục trần gian.
Hai người ở sát cạnh nhau nhưng hoàn toàn xa cách nhau. Thậm chí người phú hộ còn không biết tới sự hiện diện của Ladarô.
Hai bức tranh quá đối chọi này gọi cho chúng ta vài suy nghĩ:
a/ Thiên Chúa và loài người cũng thuộc về hai thế giới khác nhau vô cùng. Nhưng Con Thiên Chúa đã ra khỏi thế giới của Ngài để bước vào thế giới chúng ta. Thật là một tình thương to lớn vô cùng!
b/ Có rất nhiều người ở bên cạnh chúng ta nhưng thuộc về một thế giới khác hẳn chúng ta cho nên chúng ta không hiểu họ, không nhận ra họ, thậm chí không ý thức đền sự hiện diện của họ. Có khi nào chúng ta chịu khó ra khỏi thế giới của mình để bước vào thế giới của họ chưa?
* 4. Sự giàu có thật và sự nghèo nàn thật
Một người nhà giàu lái một chiếc xe Mercedes bóng láng đến bãi đậu xe. Một cậu bé khoảng 11 tuổi ngắm nhìn chiếc xe bằng một ánh mắt ngạc nhiên và thèm muốn. Câu chuyện bắt đầu:
- Thưa ông, chiếc xe này của ông hả?
- Phải.
- Chà, nó đẹp quá. Ông mua bao nhiêu vậy?
- Chẳng dấu gì cháu, tôi không có mua. Anh tôi tặng tôi đó.
- Nghĩa là ông không phải tốn một xu nào hết mà có được chiếc xe này?
- Đúng vậy.
Cậu bé trầm ngâm một lúc rồi nói "Ước gì cháu..."
Câu nói bỏ lửng. Người nhà giàu cố đoán phần sau của câu nói. Ông đoán cậu bé định nói "Ước gì cháu cũng có một người anh như thế". Nhưng thật bất ngờ, cậu bé nói "Ước gì cháu sẽ là một người anh như thế".
Rồi người nhà giàu suy nghĩ: Tuy mình có một chiếc xe sang trọng, có một người anh giàu có, nhưng lòng mình thì quá nghèo nàn. Còn cậu bé tuy ăn mặc tầm thường nhưng tấm lòng cậu ấy giàu hơn mình nhiều, bởi cậu bé chỉ nghĩ đến việc cho đi.
Người giàu thật là người biết cho; người nghèo thật là người chỉ biết nhận.
Người giàu thật là người có rất ít nhu cầu nên luôn cảm thấy đủ; người nghèo thật là người có quá nhiều nhu cầu nên luôn cảm thấy thiếu.
Sự giàu có thật là giàu trong tâm hồn; sự nghèo nàn thật là một tâm hồn trống rỗng.
Bởi vậy cái giàu vật chất hay đi đôi với cái nghèo tâm hồn. Và đó cũng chính là cái nguy hiểm của vật chất:
* Nó khiến ta quá chú ý đến cái "có" mà quên xây dựng cái "là" của mình.
* Mà những cái "có" ấy chỉ là vật chất và ngoại tại, nên chúng dễ khiến ta lơ là với những giá trị tinh thần và cuộc sống nội tâm.
* Quá quan tâm đến vật chất, chúng ta còn có thể bị chúng che mờ cặp mắt không còn nhìn thấy tha nhân và Thiên Chúa.
* 5. Bắt đầu từ đâu?
Một người nhà giàu nằm mơ thấy một đám rất đông những người nghèo và những người bệnh tật đang kêu xin giúp đỡ. Cảnh tượng ấy khiến ông xúc động và hạ quyết tâm sẽ đi tìm để giúp những người ấy.
Sáng hôm sau ông lên xe đi tìm. Vừa ra khỏi cửa nhà, ông gặp ngay một người ăn mày đang ngửa tay xin tiền. Ông định dừng xe lại, nhưng tự nghĩ hãy đi thêm để biết thêm. Chiếc xe chạy qua những con đường, những khu chợ, những quãng trường... Càng đi ông càng thấy những người nghèo khổ đông quá. Trong đầu ông bắt đầu vẽ ra rất nhiều dự án để cứu giúp rất nhiều hạng người. Nhưng ông bối rối chưa biết phải bắt đầu từ đâu. Đến chiều, ông quay xe về nhà, và gặp lại người ăn mày trước cổng, với cũng một tư thế ấy và những lời van xin ấy. Tối hôm đó ông lại nằm mơ và lại nghe thấy những tiếng kêu xin cứu giúp. Nhưng lần này những tiếng ấy không xuất phát từ đám đông, mà từ chính người ăn mày nằm trước cổng nhà ông. Và ông hiểu ra: phải bắt đầu từ chính người ăn mày ấy.
Mẹ Têrêsa Calcutta nói: "Tôi luôn nghĩ rằng tình thương phải bắt đầu từ gia đình mình trước, rồi đến khu xóm, đến thành phố... Yêu thương những người ở xa thì rất dễ, nhưng yêu thương những người đang sống với mình hoặc đang ở sát cửa nhà mình mới là khó. Tôi không đồng ý với những cách làm ồn ào. Tình thương phải bắt đầu từ một cá nhân: muốn yêu thương một người, bạn phải tiếp xúc với người đó, gần gũi với người đó". Mẹ Têrêsa còn kể: "Lần kia tôi đi dự một hội nghị ở Bombay về việc cứu giúp những người nghèo. Đến cửa phòng hội, tôi thấy một người đang hấp hối. Tôi đưa người ấy về nhà, sau đó người ấy chết, chết vì đói. Đang lúc đó bên trong phòng hội, hàng trăm người đang hăng hái bàn luận về nạn đói và về vấn đề lương thực: làm thế nào để có lương thực, để có cái này, để có cái kia... Đang lúc họ vạch ra kế hoạch cho cả 15 năm, thì người này phải chết vì đói". Mẹ nói tiếp: "Tôi không bao giờ nhìn những đám đông như là trách nhiệm của tôi. Tôi chỉ nhìn đến những cá nhân, bởi vì mỗi lần tôi chỉ yêu thương được một người, mỗi lần tôi chỉ nuôi được một người. Tôi đã đưa một người về nhà, nhưng nếu tôi không đưa một người ấy về nhà thì tôi đã không đưa 42.000 người về nhà. Toàn thể công việc của tôi chỉ là một giọt nước trong đại dương. Nhưng nếu tôi không góp một giọt nước ấy thì đại dương sẽ thiếu đi một giọt".
6. Một chuyện khác
Một tu sĩ kia vào một ngôi làng. Ông sắp sửa ngả lưng xuống một gốc cây để ngủ qua đêm thì một người dân làng đến nói:
- Xin ngài cho tôi viên ngọc quý ấy đi.
- Viên ngọc nào?
- Đêm qua tôi mơ nghe thấy một tiếng nói bảo tôi rằng nếu tôi đi ra ngoài rìa làng thì sẽ gặp một tu sĩ và tu sĩ ấy sẽ cho tôi một viên ngọc.
Vị tu sĩ lục lọi trong túi xách, lấy ra một vật gì đó, hỏi:
- Có phải là cái này không? Nếu phải thì ông hãy cầm lấy.
Người dân làng sung sướng vô cùng vì đó quả thật là một viên ngọc lớn hơn mọi viên ngọc mà ông đã từng thấy. Đêm đó ông không ngủ được. Sáng hôm sau ông trở lại chỗ cũ nói với vị tu sĩ:
- Ngài hãy cầm lại viên ngọc của ngài đi. Thay vào đó xin ngài cho tôi một thứ quý hơn nữa.
- Thứ gì?
- Là thứ đã khiến ngài có thể đưa cho tôi một viên ngọc quý một cách dễ dàng như thế.
Lời bàn: Tâm hồn bên trong của người ta càng giàu thì nhu cầu bên ngoài của người ta càng ít và người ta cũng ước muốn càng ít.
7. Mảnh suy tư
Sự giàu có thật được đo không phải bởi những thứ người ta thu tích, mà bởi những thứ người ta cho đi.
Sự giàu đáng giá nhất là giàu trong tâm hồn.
Khi ta đóng cửa lòng mình lại là lúc ta bắt đầu chết;
Khi ta mở cửa lòng ra là lúc ta bắt đầu sống (FM)
V. Lời nguyện cho mọi người
Chủ tế: Anh chị em thân mến, chúng ta cùng hướng lòng lên Thiên Chúa là "Cha của người nghèo" và dâng lên Người những lời nguyện xin tha thiết của chúng ta:
1. Hội thánh luôn bênh vực những người nghèo khổ / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các vị mục tử / luôn quan tâm giúp đỡ những ai túng thiếu nghèo nàn.
2. Hằng năm vẫn còn biết bao người lớn cũng như trẻ em / chết đói ở nhiều nơi trên thế giới / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các dân tộc được phát triển / để hết thảy mọi người thoát được cảnh đói nghèo.
3. Đức bác ái đòi buộc người Kitô hữu phải chia sẻ tình thương và cơm áo / cho những người nghèo khổ bất hạnh / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các tín hữu / biết rộng rãi giúp đỡ những ai đói rách bần cùng.
4. Vui với người vui và khóc cùng người khóc / là bổn phận của những ai tin Chúa / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết cố gắng sống theo lời nhắn nhủ của thánh Phaolô tông đồ.
Chủ tế: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã nói: Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương. Xin cho chúng con biết hết lòng yêu thương tha nhân như chính Chúa đã yêu thương chúng con. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.
VI. Trong Thánh Lễ
- Trước kinh Lạy Cha: Khi chúng ta cầu nguyện "Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày", chúng ta hãy nghĩ đến những người nghèo túng và xin Chúa dùng chính chúng ta làm những người giúp đỡ những người khốn khổ ấy.
- Sau kinh Lạy Cha: "Lạy Cha, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, xin cho xã hội này sớm thoát cảnh nghèo đói, xin đoái tho cho những ngày chúng con đàng sống được bình an "
VII. Giải tán
Trong tuần này, chắc chắn anh chị em sẽ gặp những người nghèo, những người bệnh Tuy anh chị em không dư dả gì, nhưng đừng quá thờ ơ như người phú hộ bị Chúa Giêsu chê trách trong bài Tin Mừng hôm nay.
Lm. Carolô Hồ Bạc Xái
Chủ Ðề: Người giàu và người nghèo
(Lc 16, 19-31)
I. Dẫn vào Thánh lễ
Anh chị em thân mến
Kiếm tiền và sử dụng tiền là những vấn đề rất quan trọng trong cuộc sống. Bởi thế, hôm Chúa nhựt tuần trước Chúa Giêsu đã đề cập đến tiền bạc rồi, và hôm nay Ngài lại đề cập đến nó một lần nữa. Ngài khuyến cáo chúng ta rằng tiền bạc có thể trở thành một mối nguy, một cản trở chúng ta vào Nước Trời.
Một lần nữa, chúng ta hãy xin lỗi Chúa vì những lầm lỡ đã phạm trong vấn đề tiền bạc.
II. Gợi ý sám hối
* Chúng ta coi trọng những người giàu và coi khinh những người nghèo.
* Chúng ta làm ngơ không giúp đỡ những kẻ túng thiếu.
* Nhiều lần chúng ta đã xử dụng tiền bạc một cách phung phí không hợp lý.
III. Lời Chúa
1. Bài đọc I (Am 6, 1a. 4-7)
Ngôn sứ Amos tung ra những lời đả kích rất nặng đối với những người giàu: họ lo hưởng thụ, ăn uống, rượu chè, ca hát mà không quan tâm gì đến số phận của đất nước đang lâm nguy.
2. Đáp ca (Tv 145)
Ca tụng tình thương của Chúa dành cho những người nghèo khổ về mọi phương diện: đói khát, bị áp bức, tù tội, tật nguyền, đặc biệt là những cô nhi quả phụ.
3. Tin Mừng (Lc 16, 19-31)
Người phú hộ trong dụ ngôn này đã quen cậy dựa vào tiền bạc của cải. Khi ông chết thì những chỗ ông cậy dựa cũng tiêu tan luôn cho nên ông rơi vào cảnh rất khốn khổ. Ladarô là một người nghèo không có chỗ dựa ở trần gian nên hoàn toàn cậy dựa vào Chúa, nhờ đó sau khi chết đã được hưởng hạnh phúc trong vòng tay Thiên Chúa (qua hình ảnh tổ phụ Abraham).
Dụ ngôn này còn muốn gởi một lời nhắn nhủ đến những người giàu: họ nên sớm thấy sai lầm của họ khi đặt niềm cậy trông vào những giá trị trần thế, để kịp thời quay về trông cậy vào Chúa. Đừng chờ đến khi chết, thấy rõ đâu là chỗ dựa vững chắc rồi mới sám hối, vì tới lúc đó, mọi việc đều không thể đảo ngược được.
4. Bài đọc II (1 Tm 6, 11-16) (Chủ đề phụ)
Những lời khuyên Phaolô gởi cho môn đệ mình là Timôtêô. Phaolô nhấn mạnh đến việc trau dồi các nhân đức tin, mến, nhẫn nại và hiền hòa.
IV. Gợi ý giảng
* 1. Đừng quá hững hờ
Xem ra người phú hộ trong Tin Mừng chẳng có tội gì để đáng phạt muôn đời trong hỏa ngục: Ông không gian tham, không trộm cắp, không bóc lột... Cuộc đời ông ngày này qua ngày khác chỉ có ăn uống linh đình và mặc lụa là gấm vóc, nghĩa là chỉ có hưởng thụ cái tài sản giàu sang do ông làm ra, mà hưởng thụ như vậy là chính đáng chứ có gì là tội đâu? Tội không giúp đỡ Ladarô chăng? Nếu ta đọc kỹ Tin Mừng từng chữ thì sẽ thấy rằng Ladarô đã không mở miệng một lời để xin ông ta giúp đỡ, Ladarô chỉ âm thầm ao ước được ăn những miếng bánh rơi. Nhưng vì chỉ âm thầm ao ước, mà không nói ra cho nên không ai biết mà cho.
Nhưng tại sao lại không biết? Thưa vì không để ý. Ở cạnh bên nhau mà không thấy nhau, không biết nhau, không giúp đỡ nhau thì thật là quá vô tình, quá hờ hững. Tội của người phú hộ chính là tội hững hờ đó. Hoàn cảnh của Ladarô quá khốn khổ thế mà người phú hộ vẫn hững hờ đến nỗi Ladarô phải chết vì đói đang khi ông ta lại quá dư thừa, thành ra tội hững hờ của người phú hộ trở thành tội nặng làm cho ông ta đáng phạt trong hỏa ngục.
Chúng ta vừa khám phá ra một điểm đặc biệt của Tin Mừng: chúng ta không chỉ phạm tội do việc làm, do lời nói, do ý tưởng, mà còn có thể phạm tội do quá hững hờ với người khác nữa, và tội hững hờ này trong những hoàn cảnh quan trọng cũng có thể trở thành tội trọng.
Trong phim "Những đứa trẻ khốn khổ" có một cảnh rất thương tâm: một cô gái nhà nghèo lên tỉnh tìm việc làm và bị dụ dỗ đến có con. Vì phải làm việc suốt ngày nên cô không thể nuôi con mà phải gởi cho một người chủ quán nuôi giúp. Người chủ quán này không có lương tâm, lợi dụng hoàn cảnh của cô để bóc lột: nay hắn gởi thư đòi tiền, mai hắn lại đòi một số tiền khác. Người mẹ trẻ không có tiền nên chỉ biết nhịn ăn nhịn mặc, hết tiền cô cắt mái tóc đem bán, hết tiền lại nhổ từng cái răng đêm bán nữa... và cô trở thành rách rưới, ốm o, xấu xí. Nhưng cô càng gầy ốm, rách rưới, xấu xí thì cũng bị những người khác khinh khi, ghét bỏ. Cảnh cô bị đuổi khỏi sở làm, co ro trong chiếc áo rách chạy giữa trời đông tuyết lạnh, thỉnh thoảng dừng lại ôm ngục ho xù xụ... với cảnh cả một đám đông người xúm lại đánh đập cô, xô cô té ngả xuống đất và nhào vô xâu xé cô... những cảnh như thế làm cho chúng ta xem mà không khỏi cảm thấy thương tâm. Tại sao ta cảm động? Vì ta đã biết hoàn cảnh của cô ấy và khi ta thấy cô bị hành hạ như vậy thì thương tâm. Còn những người kia, những người hành hạ cô, tại sao họ không thương tâm? Thưa vì họ không hiểu hoàn cảnh của cô, họ cùng ở một đường phố, cùng làm chung một sở nhưng không hiểu hoàn cảnh của cô. Họ quá hững hờ.
Chắc chắn có rất nhiều lần chúng ta cũng hững hờ như vậy.
* 2. Giấy thông hành nước trời
Ngày Xưa, bên Tàu có một ông vua tự cho mình là người yêu nước thương dân, nhưng lại chẳng bao giờ để ý đến cảnh khổ của dân chúng. Trái lại, ông chỉ biết đến yến tiệc linh đình, trang hoàng cung điện, xây cất dinh thự, sưu tầm những kỳ hoa dị thảo, để mong được nở mày nở mặt với lân quốc.
Một hôm, nhà vua nghe nói ở một ngôi chùa trong nước có một loại hoa hồng quí hiếm, từng bông hoa to đẹp rực rỡ, bao phủ cả một khu vườn. Nhà vua báo tin cho vị sư trụ trì là ông sẽ đến thăm để biết thứ hoa hồng quí lạ. Khi được tin báo và được biết giờ vua sẽ đến, vị sư liền cắt tất cả những đoá hồng xinh tươi đổ vào hố rác chỉ để lại một bông duy nhất đang thắm nở.
Vào đến vườn, nhà vua lấy làm lạ vì thực tế khác hắn với tin đồn. Khi biết được sự việc, nhà vua hỏi vị sư tại sao làm như thế. Vị sư từ tốn trả lời:
- Thưa bệ hạ, nếu thần để tất cả các hoa nở rộ trên cành, bệ hạ sẽ không thưởng thức được vẻ đẹp của từng bông hoa. Vì thần biết bệ hạ chỉ có thói quen nhìn đám đông chứ không để ý đến từng cá nhân.
*
Thiên Chúa của chúng ta không có thói quen chỉ nhìn đám đông, nhưng Người quan tâm đến từng con người. Thiên Chúa yêu thương con người không có tính cách chung chung, nhưng Người chăm sóc cho từng người một. Mỗi một con người là một nhân vị, có nhân phẩm cao quí. Mỗi một con người là một tác phẩm tuyệt vời của Người, với những ơn riêng mà người khác không có được Mỗi một con người là một bông hồng rực rỡ sắc mầu, thơm ngát hương hoa.
Người phú hộ trong bài Tin Mừng hôm nay sở dĩ phải trầm luân muôn kiếp, vì ông đã không nhìn người nghèo khó Ladarô với cái nhìn ấy. Thậm chí ông cũng chẳng thèm nhìn con người khốn khổ ngày ngày lê lết bên cổng nhà ông.
Người phú hộ phải "chịu cực hình" không phải vì ông nhiều của cải, nhưng vì ông đã không san sẻ của cải cho người thiếu thốn, ngay cả những của thừa thãi trên bàn tiệc cũng chẳng đến tay người nghèo.
Người phú hộ phải tống xuống biển lửa không phải vì ông đã làm ra nhiều của cải, nhưng vì ông đã quá cậy dựa vào tiền của, trong khi người nghèo khó chỉ biết cậy dựa vào Chúa; Ladarô có nghĩa là "Thiên Chúa giúp đỡ".
Vậy tội của người phú hộ chính là tội làm ngơ, tội phớt lờ, tội không nhìn, không nghe, không thấy những Ladarô đang van xin cứu giúp trong cơn túng quẫn cùng cực. Tội của người phú hộ chính là tội thiếu sót, tội đã không làm những gì lẽ ra mình phải làm cho một ai đó đang cần trợ giúp. Bác sĩ Albert Schweitzer, người đã bán hết gia tài kếch xù của ông, xây một bệnh viện và dấn thân cứu giúp những con người cùng khổ nhất Châu Phi đã đặt ra câu hỏi cho chính mình: "Làm sao chúng ta có thể sống hạnh phúc trong khi có biết bao người đang đau khổ?".
Sẽ có một ngày tất cả chúng ta bước vào một thế giới mà giấy thông hành không phải!à tiền của nhưng chính là tình yêu. Chỉ có những ai yêu mến Thiên Chúa và thương yêu anh em mới được bước vào.
Sẽ có một ngày người phú hộ chẳng còn yến tiệc linh đình, chẳng còn trận vui tới sáng, trận cười suốt đêm, nhưng sẽ phải đuổi khỏi bàn tiệc và lao xuống hoả hào muôn kiếp.
Sẽ có một ngày người Ladarô nghèo khó chẳng còn lê lết dưới đất đen, không còn nhặt những miếng bánh vụn nơi bàn tiệc người phú hộ, nhưng sẽ được nâng lên "trong lòng Ápraham" vui hưởng hạnh phúc muôn đời.
Lời giảng của Đức Thánh Cha Gioan Phao lô II trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên ngày 2. 10. 1979 đáng cho chúng ta suy nghĩ: "Chúng ta không thể thờ ơ vui hưởng của cải và tự do của chúng ta nếu bất cứ ở vùng nào đó, người nghèo khó Ladarô của thế kỷ 2O vẫn còn đang đứng chờ chúng ta ngoài cửa. . . Các bạn đừng bao giờ bằng lòng với hành vi chỉ cho họ những mẩu bánh vụn nơi bàn tiệc. Các bạn chỉ nên lo lắng cho đủ phần chính yếu của cuộc sống mà thôi chứ đừng tìm cách sống cho sung túc dư dật, để nhờ đó các bạn có thể giúp đỡ những người nghèo khổ. Đồng thời, các bạn hãy đối xử với họ như những thực khách trong gia đình các bạn".
*
Lạy Chúa, thánh Tôm Aquinô đã dạy: "Những ngươi giàu có đã đánh cắp của người nghèo khó khi họ tiêu xài phung phí những của cải dư thừa". Xin cho chúng con biết san sẻ cho nhau, để trời đất này trở nên sung túc và yêu thương, vì giàu có thật là yêu thương và nghèo nàn thật là ích kỷ.
Xin dạy chúng con bí quyết làm giàu bằng cách chia sẻ cho nhau những của cải Chúa ban. Amen. (TP)
* 3. Những thế giới khác nhau
Một ngày mùa hè, một người đàn ông ngồi trong văn phòng có gắn máy điều hòa. Nhìn qua cửa sổ, ông thấy bên ngoài có một thanh niên đang lao động. Anh này làm việc một cách rất uể oải và chậm chạp, chốc chốc lại buông tay ngồi nghỉ. Ông thầm nghĩ: cái anh chàng này lười biếng quá. Ông mở cửa bước ra xem. Vừa ra ngoài ông đụng ngay cái nóng hừng hực của mùa hè. Sức nóng làm mồ hôi ông toát ra và khiến mọi năng lực của ông như tan biến đâu mất. Ông cảm thấy rất uể oải. Lúc đó ông mới hối hận vì đã vội nghĩ xấu cho người thanh niên nọ: nếu ông cũng phải lao động ngoài trời dưới cái nóng như thế thì chắc chắn ông cũng không làm gì hơn người thanh niên đó được.
Người đàn ông và người thanh niên trên ở rất gần nhau, chỉ cách nhau một cánh cửa, thế nhưng họ thuộc hai thế giới khác hẳn nhau. Vì thuộc hai thế giới khác nhau nên người đàn ông không hiểu được và không thông cảm được với người thanh niên. Chỉ khi ông bước ra khỏi thế giới mình đề đi vào thế giới của người thanh niên thì ông mới hiểu và mới cảm thông.
Người phú hộ và Ladarô trong dụ ngôn hôm nay cũng thế. Họ thuộc hai thế giới khác hẳn nhau:
* Một bên mặc toàn lụa là gấm vóc; bên kia rách rưới tả tơi.
* Một bên ngày ngày yến tiệc linh đình; bên kia thì một mụn bánh cũng không có.
* Một bên sống trong biệt thự; bên kia nằm trước cổng nhà.
* Tóm lại một bên như sống ở thiên đường trần thế; còn bên kia như sống ở hỏa ngục trần gian.
Hai người ở sát cạnh nhau nhưng hoàn toàn xa cách nhau. Thậm chí người phú hộ còn không biết tới sự hiện diện của Ladarô.
Hai bức tranh quá đối chọi này gọi cho chúng ta vài suy nghĩ:
a/ Thiên Chúa và loài người cũng thuộc về hai thế giới khác nhau vô cùng. Nhưng Con Thiên Chúa đã ra khỏi thế giới của Ngài để bước vào thế giới chúng ta. Thật là một tình thương to lớn vô cùng!
b/ Có rất nhiều người ở bên cạnh chúng ta nhưng thuộc về một thế giới khác hẳn chúng ta cho nên chúng ta không hiểu họ, không nhận ra họ, thậm chí không ý thức đền sự hiện diện của họ. Có khi nào chúng ta chịu khó ra khỏi thế giới của mình để bước vào thế giới của họ chưa?
* 4. Sự giàu có thật và sự nghèo nàn thật
Một người nhà giàu lái một chiếc xe Mercedes bóng láng đến bãi đậu xe. Một cậu bé khoảng 11 tuổi ngắm nhìn chiếc xe bằng một ánh mắt ngạc nhiên và thèm muốn. Câu chuyện bắt đầu:
- Thưa ông, chiếc xe này của ông hả?
- Phải.
- Chà, nó đẹp quá. Ông mua bao nhiêu vậy?
- Chẳng dấu gì cháu, tôi không có mua. Anh tôi tặng tôi đó.
- Nghĩa là ông không phải tốn một xu nào hết mà có được chiếc xe này?
- Đúng vậy.
Cậu bé trầm ngâm một lúc rồi nói "Ước gì cháu..."
Câu nói bỏ lửng. Người nhà giàu cố đoán phần sau của câu nói. Ông đoán cậu bé định nói "Ước gì cháu cũng có một người anh như thế". Nhưng thật bất ngờ, cậu bé nói "Ước gì cháu sẽ là một người anh như thế".
Rồi người nhà giàu suy nghĩ: Tuy mình có một chiếc xe sang trọng, có một người anh giàu có, nhưng lòng mình thì quá nghèo nàn. Còn cậu bé tuy ăn mặc tầm thường nhưng tấm lòng cậu ấy giàu hơn mình nhiều, bởi cậu bé chỉ nghĩ đến việc cho đi.
Người giàu thật là người biết cho; người nghèo thật là người chỉ biết nhận.
Người giàu thật là người có rất ít nhu cầu nên luôn cảm thấy đủ; người nghèo thật là người có quá nhiều nhu cầu nên luôn cảm thấy thiếu.
Sự giàu có thật là giàu trong tâm hồn; sự nghèo nàn thật là một tâm hồn trống rỗng.
Bởi vậy cái giàu vật chất hay đi đôi với cái nghèo tâm hồn. Và đó cũng chính là cái nguy hiểm của vật chất:
* Nó khiến ta quá chú ý đến cái "có" mà quên xây dựng cái "là" của mình.
* Mà những cái "có" ấy chỉ là vật chất và ngoại tại, nên chúng dễ khiến ta lơ là với những giá trị tinh thần và cuộc sống nội tâm.
* Quá quan tâm đến vật chất, chúng ta còn có thể bị chúng che mờ cặp mắt không còn nhìn thấy tha nhân và Thiên Chúa.
* 5. Bắt đầu từ đâu?
Một người nhà giàu nằm mơ thấy một đám rất đông những người nghèo và những người bệnh tật đang kêu xin giúp đỡ. Cảnh tượng ấy khiến ông xúc động và hạ quyết tâm sẽ đi tìm để giúp những người ấy.
Sáng hôm sau ông lên xe đi tìm. Vừa ra khỏi cửa nhà, ông gặp ngay một người ăn mày đang ngửa tay xin tiền. Ông định dừng xe lại, nhưng tự nghĩ hãy đi thêm để biết thêm. Chiếc xe chạy qua những con đường, những khu chợ, những quãng trường... Càng đi ông càng thấy những người nghèo khổ đông quá. Trong đầu ông bắt đầu vẽ ra rất nhiều dự án để cứu giúp rất nhiều hạng người. Nhưng ông bối rối chưa biết phải bắt đầu từ đâu. Đến chiều, ông quay xe về nhà, và gặp lại người ăn mày trước cổng, với cũng một tư thế ấy và những lời van xin ấy. Tối hôm đó ông lại nằm mơ và lại nghe thấy những tiếng kêu xin cứu giúp. Nhưng lần này những tiếng ấy không xuất phát từ đám đông, mà từ chính người ăn mày nằm trước cổng nhà ông. Và ông hiểu ra: phải bắt đầu từ chính người ăn mày ấy.
Mẹ Têrêsa Calcutta nói: "Tôi luôn nghĩ rằng tình thương phải bắt đầu từ gia đình mình trước, rồi đến khu xóm, đến thành phố... Yêu thương những người ở xa thì rất dễ, nhưng yêu thương những người đang sống với mình hoặc đang ở sát cửa nhà mình mới là khó. Tôi không đồng ý với những cách làm ồn ào. Tình thương phải bắt đầu từ một cá nhân: muốn yêu thương một người, bạn phải tiếp xúc với người đó, gần gũi với người đó". Mẹ Têrêsa còn kể: "Lần kia tôi đi dự một hội nghị ở Bombay về việc cứu giúp những người nghèo. Đến cửa phòng hội, tôi thấy một người đang hấp hối. Tôi đưa người ấy về nhà, sau đó người ấy chết, chết vì đói. Đang lúc đó bên trong phòng hội, hàng trăm người đang hăng hái bàn luận về nạn đói và về vấn đề lương thực: làm thế nào để có lương thực, để có cái này, để có cái kia... Đang lúc họ vạch ra kế hoạch cho cả 15 năm, thì người này phải chết vì đói". Mẹ nói tiếp: "Tôi không bao giờ nhìn những đám đông như là trách nhiệm của tôi. Tôi chỉ nhìn đến những cá nhân, bởi vì mỗi lần tôi chỉ yêu thương được một người, mỗi lần tôi chỉ nuôi được một người. Tôi đã đưa một người về nhà, nhưng nếu tôi không đưa một người ấy về nhà thì tôi đã không đưa 42.000 người về nhà. Toàn thể công việc của tôi chỉ là một giọt nước trong đại dương. Nhưng nếu tôi không góp một giọt nước ấy thì đại dương sẽ thiếu đi một giọt".
6. Một chuyện khác
Một tu sĩ kia vào một ngôi làng. Ông sắp sửa ngả lưng xuống một gốc cây để ngủ qua đêm thì một người dân làng đến nói:
- Xin ngài cho tôi viên ngọc quý ấy đi.
- Viên ngọc nào?
- Đêm qua tôi mơ nghe thấy một tiếng nói bảo tôi rằng nếu tôi đi ra ngoài rìa làng thì sẽ gặp một tu sĩ và tu sĩ ấy sẽ cho tôi một viên ngọc.
Vị tu sĩ lục lọi trong túi xách, lấy ra một vật gì đó, hỏi:
- Có phải là cái này không? Nếu phải thì ông hãy cầm lấy.
Người dân làng sung sướng vô cùng vì đó quả thật là một viên ngọc lớn hơn mọi viên ngọc mà ông đã từng thấy. Đêm đó ông không ngủ được. Sáng hôm sau ông trở lại chỗ cũ nói với vị tu sĩ:
- Ngài hãy cầm lại viên ngọc của ngài đi. Thay vào đó xin ngài cho tôi một thứ quý hơn nữa.
- Thứ gì?
- Là thứ đã khiến ngài có thể đưa cho tôi một viên ngọc quý một cách dễ dàng như thế.
Lời bàn: Tâm hồn bên trong của người ta càng giàu thì nhu cầu bên ngoài của người ta càng ít và người ta cũng ước muốn càng ít.
7. Mảnh suy tư
Sự giàu có thật được đo không phải bởi những thứ người ta thu tích, mà bởi những thứ người ta cho đi.
Sự giàu đáng giá nhất là giàu trong tâm hồn.
Khi ta đóng cửa lòng mình lại là lúc ta bắt đầu chết;
Khi ta mở cửa lòng ra là lúc ta bắt đầu sống (FM)
V. Lời nguyện cho mọi người
Chủ tế: Anh chị em thân mến, chúng ta cùng hướng lòng lên Thiên Chúa là "Cha của người nghèo" và dâng lên Người những lời nguyện xin tha thiết của chúng ta:
1. Hội thánh luôn bênh vực những người nghèo khổ / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các vị mục tử / luôn quan tâm giúp đỡ những ai túng thiếu nghèo nàn.
2. Hằng năm vẫn còn biết bao người lớn cũng như trẻ em / chết đói ở nhiều nơi trên thế giới / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các dân tộc được phát triển / để hết thảy mọi người thoát được cảnh đói nghèo.
3. Đức bác ái đòi buộc người Kitô hữu phải chia sẻ tình thương và cơm áo / cho những người nghèo khổ bất hạnh / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các tín hữu / biết rộng rãi giúp đỡ những ai đói rách bần cùng.
4. Vui với người vui và khóc cùng người khóc / là bổn phận của những ai tin Chúa / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết cố gắng sống theo lời nhắn nhủ của thánh Phaolô tông đồ.
Chủ tế: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã nói: Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương. Xin cho chúng con biết hết lòng yêu thương tha nhân như chính Chúa đã yêu thương chúng con. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.
VI. Trong Thánh Lễ
- Trước kinh Lạy Cha: Khi chúng ta cầu nguyện "Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày", chúng ta hãy nghĩ đến những người nghèo túng và xin Chúa dùng chính chúng ta làm những người giúp đỡ những người khốn khổ ấy.
- Sau kinh Lạy Cha: "Lạy Cha, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, xin cho xã hội này sớm thoát cảnh nghèo đói, xin đoái tho cho những ngày chúng con đàng sống được bình an "
VII. Giải tán
Trong tuần này, chắc chắn anh chị em sẽ gặp những người nghèo, những người bệnh Tuy anh chị em không dư dả gì, nhưng đừng quá thờ ơ như người phú hộ bị Chúa Giêsu chê trách trong bài Tin Mừng hôm nay.
Lm. Carolô Hồ Bạc Xái