Dan Lee
09-25-2010, 06:05 PM
SAN BẰNG NHỮNG KHOẢNG CÁCH XÓT XA (CN 26 TN năm C)
Tháng 4 năm 1945, Chiến Tranh Thế Giới lần II chấm dứt, với phần chiến thắng thuộc về phe Đồng Minh bao gồm các cường quốc: Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Liên Xô. Nước Đức thua trận, bị phân chia thành bốn vùng chiếm đóng khác nhau do 4 quốc gia Đồng Minh kiểm soát và quản lý. Thành phố Berlin ( Bá Linh ) vốn xưa kia là thủ đô của đế chế Đức, sau chiến tranh cũng bị xé lẻ làm bốn khu vực tương tự, với nhiều chủ quyền khác biệt.
Bất ngờ năm 1948, Cuộc Chiến Tranh Lạnh xảy ra. Những vùng đất bị chiếm đóng ở phía Tây do liên quân Đồng Minh ( Mỹ, Anh, Pháp ) trấn thủ, được thành hình nước Cộng Hoà Liên Bang Đức, trong khi đó một số miền phía Đông nước Đức thuộc quyền kiểm soát của Liên Xô bổng dưng biến thành nước Cộng Hoà Dân Chủ Đức. Năm 1952, nhiều người phía Đông chán ghét chế độ Cộng Sản, tìm cách chạy sang Tây Đức mỗi lúc một nhiều. Chính phủ Mác Xít bó buộc phải dùng lực lượng biên phòng canh giữ với hàng rào cẩn mật, dọc theo biên giới hai vùng đất giáp ranh.
Thành phố Bá Linh khi ấy vẫn còn bỏ ngõ: người dân Đông Berlin tìm mọi kẻ hở để lánh nạn sang Tây Berlin. Suốt mười hai năm (1949-1961),người ta ước tính có khoảng 2,6 triệu dân Đông Đức rời bỏ xứ sở mình. Lo sợ tiềm năng kinh tế bị suy yếu, nhân lực quốc gia có thể bị hao hụt, nửa đêm 12 rạng sáng 13 tháng 8 năm 1961, chính phủ Liên Xô cùng nhóm chư hầu Đông Đức đã âm thầm xây dựng bức tường ngăn đôi hai khu vực Đông và Tây của thành phố Bá Linh. “Bức tường thành chống phát xít” được thiết lập vội vã, ngăn cách sự hiệp thông, quyền tự do đi lại của người dân Đông Đức.
Đã có rất nhiều người trong họ liều lĩnh, tìm đủ mọi phương thế để vượt qua khoảng cách xót xa ấy. Một số lính biên phòng lắm lần đào ngũ vượt sang Tây Bá Linh, có người được thả xuống từ các ngôi nhà lân cận bằng dây làm từ tấm vải trải giường. Đa số đều phải trả giá bằng máu, bằng sinh mạng nguy tử của bản thân. Vì hai chữ Tự Do, họ chấp nhận hy sinh tất cả để đạt được ước mơ. Có ai ngờ, ngày 10 tháng 11 năm 1989, tự dưng Bức Tường Bá Linh ấy bị sụp đổ sau hơn 28 năm hiện diện bất đắc dĩ. Nó kéo theo vận mệnh của chính phủ Cộng Sản cũng tiêu tan 2 năm sau đó tại Liên Xô.
Bức tường xưa được dựng lên hấp tấp, tạo khoảng trống ngăn cách lòng dân Đức với nhau. Nay đã đến ngày nó bị sụp đổ nhanh chóng, tái tạo niềm tin yêu vui vẻ trong tâm tư mỗi người. Nhìn vào Bài Phúc Âm hôm nay, ta vẫn còn gặp lại nhiều bức tường đau đớn khác nữa:
+ bức tường ngăn cách giữa nhà phú hộ giàu có và anh Lazarô nghèo khó.
+ bức tường dị biệt giữa người được ăn uống no nê đầy đủ và kẻ đói khát từng đêm.
+ bức tường xa lạ giữa ông trọc phú mạnh khoẻ và người hành khất bệnh tật mình đầy ghẻ lở.
+ bức tường chia rẽ giữa kẻ dư dả vật chất đầy vẻ khinh thị và người thiếu thốn mặc cảm tự ti.
Lời chứng tá Phúc Âm bao giờ cũng là lời công bố “đem Tin Mừng cho người nghèo đói, mang tình thương đến chốn ngục tù, băng bó những tâm hồn đau thương mục nát..”. Bởi thế, sống đời kitô hữu là tìm mọi cách san bằng những Bức Tường Ngăn Lối, những Khoảng Cách Xót Xa ấy, giúp hy vọng lại vươn lên, niềm tin yêu được phục hồi giữa lòng người.
A. Những Khoảng Cách trong cuộc sống đời thường.
Thế giới mà chúng ta đang sống thật muôn màu, đa dạng. Suốt dòng lịch sử quá khứ, ta đã từng biết có khá nhiều bức tường phân biệt, những vực thẳm xa cách giữa người với người.
1. Nạn kỳ thị, phân biệt chủng tộc màu da: Cuộc nội chiến Civil War (1860-1865) xảy ra ở Hoa Kỳ giữa liên quân miền Bắc và quân đội miền Nam trong việc giải phóng nô lệ người da đen.
2. Cơ chế đặc quyền, đặc lợi: xảy ra tại Việt Nam sau 1975. Con liệt sĩ cách mạng được ưu tiên tuyển thẳng vào Đại Học, người có đạo Thiên Chúa không được duyệt xét hồ sơ ứng thi.
3. Sự khác biệt giàu, nghèo: Chiến tranh Cao Ly (1951-1953) kết thúc, dân Bắc Triều Tiên nay vẫn nghèo đói thiếu thốn, mặc cảm với Nam Hàn nay là một cường quốc kinh tế Á Châu.
4. Những xung đột tôn giáo: xảy ra một thời ở Bắc Ái Nhĩ Lan xưa kia, giữa những người Tin Lành và Công Giáo, vẫn còn đậm nét thương đau.
5. Trình độ văn hoá cách biệt: giữa dân quê nghèo không có điều kiện đến trường đầy đủ và lớp trí thức thành thị bằng cấp đầy mình…vô tình tạo khoảng cách giao tế, thông thương.
6. Những tách biệt vì vấn đề an ninh quốc phòng, bảo toàn lãnh thổ:
+ Tần Thủy Hoàng xây Vạn Lý Trường Thành đề phòng giặc Hung Nô phương Bắc.
+ Chính phủ Hoa Kỳ xây bức tường biên giới ở Tucson, AZ. nhằm ngăn chặn làn sóng di dân Mexicô ngày đêm nhập cư bất hợp pháp vào Hoa Kỳ.
Theo dòng thời gian, những khoảng cách ấy vẫn không ngừng làm nhức nhối, chi phối con người mỗi lúc một xa hơn. May mắn thay, với chính sách Toàn Cầu Hoá hiện đại, thế giới hôm nay vẫn còn nhiều cơ hội giúp mọi tâm hồn tìm lại sự gần gũi từ từ.
B. Hố vực thẳm xa cách giữa Nhà Phú Hộ và người hành khất Lazarô.
Tìm lại khung cảnh Phúc Âm, Chúa Giêsu đã vẽ cho ta thấy một bức tranh sinh động với nhiều nét dị biệt như là Những Vực Thẳm làm xa cách giữa nhà phú hộ và người ăn mày có tên Lazarô.
1. Nhà phú hộ ăn mặc lụa là gấm vóc khác xa Lazarô hành khất áo quần luộm thuộm cũ rich.
2. Nhà phú hộ ngày ngày yến tiệc linh đình trái ngược hẳn Lazarô đói rét, không đủ ăn, mong được no nê những lương thực thừa thải từ trên bàn rớt xuống mà vẫn chưa có.
3. Nhà phú hộ khoẻ mạnh bảnh bao không giống như Lazarô mụn nhọt, mình đầy ghẻ chốc.
4. Nhà phú hộ ra vào khinh thị dễ ngươi chẳng thèm quan tâm đến Lazarô suốt ngày nằm trước cổng nhà giàu van nài kêu xin cứu đói.
Những Vực Thẳm cách biệt ấy ở đời này bất ngờ bị đảo lộn, tạo thêm Hố Sâu khác ở đời sau:
1. Nhà phú hộ nằm dưới hoả lò thiêu đốt xa rời hẳn Lazarô đang ở trên cao trong lòng Abraham.
2. Nhà phú hộ phải chịu nóng nực kinh khủng trái ngược hẳn Lazarô được mát mẻ sung sướng.
3. Nhà phú hộ khao khát mong một giọt nước để uống thua kém hẳn Lazarô lúc nào cũng no đầy ơn phúc thoải mái trên thiên đình. Nhà phú hộ khi sống đã vô tâm, luôn tạo một khoảng cách giữa mình với tha nhân ngày xưa; nay lià trần, mới biết mình rơi vào một vực thẳm khác, một hố sâu ngăn cách cho Sự Thưởng,Phạt tất yếu. Quan niệm “hữu lộc bất khả hưởng tận” xem ra nay đã lỗi thời. Too late, quá muộn rồi !!!
C. Hãy san bằng Những Khoảng Cách xót xa.
Trái đất này được Thiên Chúa tạo dựng, ban tặng cho con người quyền quản lý hơn là thủ đắc. Mọi hoa lợi phong phú Chúa chúc lành, ta cần bảo quản cho tốt và phân phối cho đều. Một khi có đầu óc muốn độc đoán chiếm hữu, vô tình ta đã xây cho mình Những Bức Tường xa cách tha nhân, Những Vực Thẳm đưa linh hồn ta vào ngõ cụt tăm tối. Cần san bằng Những Khoảng Cách trớ trêu đó. Làm thế nào để xoá bỏ những hố sâu đó?
1. Biết tôn trọng Nhân Quyền: mọi người sinh ra đều có lý trí và có tự do. Đó là quyền cơ bản của con người. Dùng bạo lực áp bức bóp nghẹt tự do là phi nghĩa, phi lý.
Thí dụ: Tổng thống Chun Do Hwan ( Hàn Quốc ) trước kia cai trị độc tài, đàn áp sinh
viên biểu tình đòi dân chủ. Phút cuối đời, ông hối hận lỗi lầm, cạo trọc đầu, cùng vợ vào tịnh tu trong một ngôi chúa Phật Giáo.
2. Biết chia sẻ cơm áo cho tha nhân: Nhà phú hộ không phải vì giàu có đời này mà vào hoả ngục đời sau. Tội phạm đúng nghĩa của ông là: quá đam mê của cải, mà chai cứng tâm hồn, làm ngơ người nghèo đói bên cạnh nhà mình, đóng cửa lòng không giúp đỡ, san sẻ bác ái với tha nhân.
Thí dụ: “Người nghèo đói không nhà xác xơ đói khổ. Người hành khất không nơi nương tựa bên lề đường bơ vơ. Họ là ( là ) con Thiên Chúa. Họ là anh em của ta”. (Bài hát “Xin Mở Rộng Tay” của Nguyên Kha )
3. Biết phân phối đồng đều mọi thành quả: mỗi cá nhân đều có tài năng riêng biệt, may mắn được sở trường về phương diện này, nhưng gặp sở đoãn về khía cạnh khác. Bởi thế, sống trong tập thể, con người cần hỗ trợ, bổ túc khả năng của nhau giúp việc chung phát triển. Chỉ lo thủ đắc quyền lợi cá nhân là xây dựng bức tường ngăn cách mình với anh em chung quanh.
Thí dụ: Chương trình Phát Triển Nông Nghiệp của Liên Hiệp Quốc, các quốc gia giàu công nghiệp hỗ trợ phương tiện giúp những quốc gia đang phát triển về nông nghiệp, hầu cán cân lương thực thế giới không thể thiếu hụt khắp toàn cầu.
D. Lời Nguyện kết thúc.
Lạy Chúa! Con sống giữa thế trần là sống cùng, sống cho và sống với mọi người.
Xin giúp con biết ý thức như Thánh Nữ Têrêsa ngày xưa “Mọi Sự là Hồng Ân”.
Để từ đó, mỗi ngày con sống, con biết Tôn Trọng những gì con được và San Sẻ những gì con có với thế giới chung quanh con. AMEN.
Rev. Dominic Dieu Tran, SDD.
Tháng 4 năm 1945, Chiến Tranh Thế Giới lần II chấm dứt, với phần chiến thắng thuộc về phe Đồng Minh bao gồm các cường quốc: Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Liên Xô. Nước Đức thua trận, bị phân chia thành bốn vùng chiếm đóng khác nhau do 4 quốc gia Đồng Minh kiểm soát và quản lý. Thành phố Berlin ( Bá Linh ) vốn xưa kia là thủ đô của đế chế Đức, sau chiến tranh cũng bị xé lẻ làm bốn khu vực tương tự, với nhiều chủ quyền khác biệt.
Bất ngờ năm 1948, Cuộc Chiến Tranh Lạnh xảy ra. Những vùng đất bị chiếm đóng ở phía Tây do liên quân Đồng Minh ( Mỹ, Anh, Pháp ) trấn thủ, được thành hình nước Cộng Hoà Liên Bang Đức, trong khi đó một số miền phía Đông nước Đức thuộc quyền kiểm soát của Liên Xô bổng dưng biến thành nước Cộng Hoà Dân Chủ Đức. Năm 1952, nhiều người phía Đông chán ghét chế độ Cộng Sản, tìm cách chạy sang Tây Đức mỗi lúc một nhiều. Chính phủ Mác Xít bó buộc phải dùng lực lượng biên phòng canh giữ với hàng rào cẩn mật, dọc theo biên giới hai vùng đất giáp ranh.
Thành phố Bá Linh khi ấy vẫn còn bỏ ngõ: người dân Đông Berlin tìm mọi kẻ hở để lánh nạn sang Tây Berlin. Suốt mười hai năm (1949-1961),người ta ước tính có khoảng 2,6 triệu dân Đông Đức rời bỏ xứ sở mình. Lo sợ tiềm năng kinh tế bị suy yếu, nhân lực quốc gia có thể bị hao hụt, nửa đêm 12 rạng sáng 13 tháng 8 năm 1961, chính phủ Liên Xô cùng nhóm chư hầu Đông Đức đã âm thầm xây dựng bức tường ngăn đôi hai khu vực Đông và Tây của thành phố Bá Linh. “Bức tường thành chống phát xít” được thiết lập vội vã, ngăn cách sự hiệp thông, quyền tự do đi lại của người dân Đông Đức.
Đã có rất nhiều người trong họ liều lĩnh, tìm đủ mọi phương thế để vượt qua khoảng cách xót xa ấy. Một số lính biên phòng lắm lần đào ngũ vượt sang Tây Bá Linh, có người được thả xuống từ các ngôi nhà lân cận bằng dây làm từ tấm vải trải giường. Đa số đều phải trả giá bằng máu, bằng sinh mạng nguy tử của bản thân. Vì hai chữ Tự Do, họ chấp nhận hy sinh tất cả để đạt được ước mơ. Có ai ngờ, ngày 10 tháng 11 năm 1989, tự dưng Bức Tường Bá Linh ấy bị sụp đổ sau hơn 28 năm hiện diện bất đắc dĩ. Nó kéo theo vận mệnh của chính phủ Cộng Sản cũng tiêu tan 2 năm sau đó tại Liên Xô.
Bức tường xưa được dựng lên hấp tấp, tạo khoảng trống ngăn cách lòng dân Đức với nhau. Nay đã đến ngày nó bị sụp đổ nhanh chóng, tái tạo niềm tin yêu vui vẻ trong tâm tư mỗi người. Nhìn vào Bài Phúc Âm hôm nay, ta vẫn còn gặp lại nhiều bức tường đau đớn khác nữa:
+ bức tường ngăn cách giữa nhà phú hộ giàu có và anh Lazarô nghèo khó.
+ bức tường dị biệt giữa người được ăn uống no nê đầy đủ và kẻ đói khát từng đêm.
+ bức tường xa lạ giữa ông trọc phú mạnh khoẻ và người hành khất bệnh tật mình đầy ghẻ lở.
+ bức tường chia rẽ giữa kẻ dư dả vật chất đầy vẻ khinh thị và người thiếu thốn mặc cảm tự ti.
Lời chứng tá Phúc Âm bao giờ cũng là lời công bố “đem Tin Mừng cho người nghèo đói, mang tình thương đến chốn ngục tù, băng bó những tâm hồn đau thương mục nát..”. Bởi thế, sống đời kitô hữu là tìm mọi cách san bằng những Bức Tường Ngăn Lối, những Khoảng Cách Xót Xa ấy, giúp hy vọng lại vươn lên, niềm tin yêu được phục hồi giữa lòng người.
A. Những Khoảng Cách trong cuộc sống đời thường.
Thế giới mà chúng ta đang sống thật muôn màu, đa dạng. Suốt dòng lịch sử quá khứ, ta đã từng biết có khá nhiều bức tường phân biệt, những vực thẳm xa cách giữa người với người.
1. Nạn kỳ thị, phân biệt chủng tộc màu da: Cuộc nội chiến Civil War (1860-1865) xảy ra ở Hoa Kỳ giữa liên quân miền Bắc và quân đội miền Nam trong việc giải phóng nô lệ người da đen.
2. Cơ chế đặc quyền, đặc lợi: xảy ra tại Việt Nam sau 1975. Con liệt sĩ cách mạng được ưu tiên tuyển thẳng vào Đại Học, người có đạo Thiên Chúa không được duyệt xét hồ sơ ứng thi.
3. Sự khác biệt giàu, nghèo: Chiến tranh Cao Ly (1951-1953) kết thúc, dân Bắc Triều Tiên nay vẫn nghèo đói thiếu thốn, mặc cảm với Nam Hàn nay là một cường quốc kinh tế Á Châu.
4. Những xung đột tôn giáo: xảy ra một thời ở Bắc Ái Nhĩ Lan xưa kia, giữa những người Tin Lành và Công Giáo, vẫn còn đậm nét thương đau.
5. Trình độ văn hoá cách biệt: giữa dân quê nghèo không có điều kiện đến trường đầy đủ và lớp trí thức thành thị bằng cấp đầy mình…vô tình tạo khoảng cách giao tế, thông thương.
6. Những tách biệt vì vấn đề an ninh quốc phòng, bảo toàn lãnh thổ:
+ Tần Thủy Hoàng xây Vạn Lý Trường Thành đề phòng giặc Hung Nô phương Bắc.
+ Chính phủ Hoa Kỳ xây bức tường biên giới ở Tucson, AZ. nhằm ngăn chặn làn sóng di dân Mexicô ngày đêm nhập cư bất hợp pháp vào Hoa Kỳ.
Theo dòng thời gian, những khoảng cách ấy vẫn không ngừng làm nhức nhối, chi phối con người mỗi lúc một xa hơn. May mắn thay, với chính sách Toàn Cầu Hoá hiện đại, thế giới hôm nay vẫn còn nhiều cơ hội giúp mọi tâm hồn tìm lại sự gần gũi từ từ.
B. Hố vực thẳm xa cách giữa Nhà Phú Hộ và người hành khất Lazarô.
Tìm lại khung cảnh Phúc Âm, Chúa Giêsu đã vẽ cho ta thấy một bức tranh sinh động với nhiều nét dị biệt như là Những Vực Thẳm làm xa cách giữa nhà phú hộ và người ăn mày có tên Lazarô.
1. Nhà phú hộ ăn mặc lụa là gấm vóc khác xa Lazarô hành khất áo quần luộm thuộm cũ rich.
2. Nhà phú hộ ngày ngày yến tiệc linh đình trái ngược hẳn Lazarô đói rét, không đủ ăn, mong được no nê những lương thực thừa thải từ trên bàn rớt xuống mà vẫn chưa có.
3. Nhà phú hộ khoẻ mạnh bảnh bao không giống như Lazarô mụn nhọt, mình đầy ghẻ chốc.
4. Nhà phú hộ ra vào khinh thị dễ ngươi chẳng thèm quan tâm đến Lazarô suốt ngày nằm trước cổng nhà giàu van nài kêu xin cứu đói.
Những Vực Thẳm cách biệt ấy ở đời này bất ngờ bị đảo lộn, tạo thêm Hố Sâu khác ở đời sau:
1. Nhà phú hộ nằm dưới hoả lò thiêu đốt xa rời hẳn Lazarô đang ở trên cao trong lòng Abraham.
2. Nhà phú hộ phải chịu nóng nực kinh khủng trái ngược hẳn Lazarô được mát mẻ sung sướng.
3. Nhà phú hộ khao khát mong một giọt nước để uống thua kém hẳn Lazarô lúc nào cũng no đầy ơn phúc thoải mái trên thiên đình. Nhà phú hộ khi sống đã vô tâm, luôn tạo một khoảng cách giữa mình với tha nhân ngày xưa; nay lià trần, mới biết mình rơi vào một vực thẳm khác, một hố sâu ngăn cách cho Sự Thưởng,Phạt tất yếu. Quan niệm “hữu lộc bất khả hưởng tận” xem ra nay đã lỗi thời. Too late, quá muộn rồi !!!
C. Hãy san bằng Những Khoảng Cách xót xa.
Trái đất này được Thiên Chúa tạo dựng, ban tặng cho con người quyền quản lý hơn là thủ đắc. Mọi hoa lợi phong phú Chúa chúc lành, ta cần bảo quản cho tốt và phân phối cho đều. Một khi có đầu óc muốn độc đoán chiếm hữu, vô tình ta đã xây cho mình Những Bức Tường xa cách tha nhân, Những Vực Thẳm đưa linh hồn ta vào ngõ cụt tăm tối. Cần san bằng Những Khoảng Cách trớ trêu đó. Làm thế nào để xoá bỏ những hố sâu đó?
1. Biết tôn trọng Nhân Quyền: mọi người sinh ra đều có lý trí và có tự do. Đó là quyền cơ bản của con người. Dùng bạo lực áp bức bóp nghẹt tự do là phi nghĩa, phi lý.
Thí dụ: Tổng thống Chun Do Hwan ( Hàn Quốc ) trước kia cai trị độc tài, đàn áp sinh
viên biểu tình đòi dân chủ. Phút cuối đời, ông hối hận lỗi lầm, cạo trọc đầu, cùng vợ vào tịnh tu trong một ngôi chúa Phật Giáo.
2. Biết chia sẻ cơm áo cho tha nhân: Nhà phú hộ không phải vì giàu có đời này mà vào hoả ngục đời sau. Tội phạm đúng nghĩa của ông là: quá đam mê của cải, mà chai cứng tâm hồn, làm ngơ người nghèo đói bên cạnh nhà mình, đóng cửa lòng không giúp đỡ, san sẻ bác ái với tha nhân.
Thí dụ: “Người nghèo đói không nhà xác xơ đói khổ. Người hành khất không nơi nương tựa bên lề đường bơ vơ. Họ là ( là ) con Thiên Chúa. Họ là anh em của ta”. (Bài hát “Xin Mở Rộng Tay” của Nguyên Kha )
3. Biết phân phối đồng đều mọi thành quả: mỗi cá nhân đều có tài năng riêng biệt, may mắn được sở trường về phương diện này, nhưng gặp sở đoãn về khía cạnh khác. Bởi thế, sống trong tập thể, con người cần hỗ trợ, bổ túc khả năng của nhau giúp việc chung phát triển. Chỉ lo thủ đắc quyền lợi cá nhân là xây dựng bức tường ngăn cách mình với anh em chung quanh.
Thí dụ: Chương trình Phát Triển Nông Nghiệp của Liên Hiệp Quốc, các quốc gia giàu công nghiệp hỗ trợ phương tiện giúp những quốc gia đang phát triển về nông nghiệp, hầu cán cân lương thực thế giới không thể thiếu hụt khắp toàn cầu.
D. Lời Nguyện kết thúc.
Lạy Chúa! Con sống giữa thế trần là sống cùng, sống cho và sống với mọi người.
Xin giúp con biết ý thức như Thánh Nữ Têrêsa ngày xưa “Mọi Sự là Hồng Ân”.
Để từ đó, mỗi ngày con sống, con biết Tôn Trọng những gì con được và San Sẻ những gì con có với thế giới chung quanh con. AMEN.
Rev. Dominic Dieu Tran, SDD.