Dan Lee
09-25-2010, 08:19 PM
TỘI ÁC LÀ CHUYỆN BÌNH THƯỜNG?
Một cô bạn cũ gửi cho tôi tin Internet về một cháu bé bị hành hạ ở một miền quê Việt nam. Chuyện thật đau lòng nhưng không hiếm ở xã hội Việt nam ngày nay.
Có điều rất lạ là cô bạn ấy tỏ ra ngạc nhiên dường như vì cho rằng sao chuyện ấy có thể xảy ra ở xã hội này. Rồi cũng chính cô sau đó lại bảo rằng những chuyện như thế là bình thường trong các xã hội Tây phương.
Nếu theo dõi tin tức nhiều năm qua, người ta thấy con người ngày càng bị đối xử tệ hại hơn, người ta không những hành hạ con, mà còn giết con (phá thai), và chuyện giết người, hay hành hung , cư xử thô bạo vẫn xảy ra thường xuyên. Vậy mà vẫn có những người không biết, cứ nghĩ xã hội này là xã hội của hoà bình và công lý.
Cái nguy hiểm là người ta chịu ảnh hưởng từ báo chí Việt nam , “đừng nghĩ nhiều về tội ác, xã hội Tây phương còn có nhiều tội ác hơn”. Truyền thông gần đây đã phát triển đa dạng và nhiều người Việt hiểu hơn rằng xã hội tự do Tây phương không dung túng tội ác như ta vẫn bị nhồi.
Điều kiện đầu tiên để loại trừ tội ác là phải ghê sợ tội ác, và khi ghê sợ tội ác, người ta không nên gieo vào đầu óc người dân rằng ở các thể chế tự do, tội ác và bạo loạn ngày càng nhiều. Tuyên truyền như thế có hai cái hại. Thứ nhất, thông tin bây giờ dễ dàng tiếp cận hơn, cho nên nhiều người biết rằng luật pháp các nước văn minh không dung túng cho bất cứ sự vi phạm luật nào. Ngay cả một hành vi dằn mặt nhỏ đối với một ca sĩ hạng xoàng, không ra gì, từ Việt nam qua Mỹ hát, cũng được pháp luật hỏi đến, huống chi là tội ác. Thứ hai, tuyên truyền về tội ác ở nơi khác chính là cổ vũ tội ác nơi quê hương mình, vì sự bắt chước và sự đua đòi dường như ngày càng mạnh mẽ hơn.
Điều kiện thứ hai là không được bênh vực tội ác dưới bất cứ hình thức nào. Khi chúng ta bảo rằng tội ác là bình thường, chúng ta đang bênh vực tội ác. Khi một con người, dù là người của Giáo Hội, nói thay tiếng của thế gian điêu ngoa, để kêu gọi người khác ngưng chiến đấu chống tội ác, thì họ đang dung dưỡng cho tội ác lớn lên.
Khi thấy tôi biết nhiều về các vấn đề xã hội, cô bạn ấy còn khuyên tôi đọc… Kinh Thánh thay vì đọc tin chính trị xã hội. Tôi biết bạn ấy chịu ảnh hưởng bởi một ai đó muốn che giấu bộ mặt của một thế gian vốn quá nhiều điêu ngoa. Bây giờ vẫn còn nhiều người không hiểu rằng Chúa cứu độ con người là cả phần hồn phần xác, chứ không phải lo chỉ chuyện nhà thờ mà quên một đền thờ khác Chúa vẫn ngự trị, ấy là nơi tha nhân, những con người cơ cực và đang chịu muôn cay đắng. Đọc Kinh Thánh để hiểu và sống cuộc đời này cho đúng ý Chúa, chứ không nên đọc Kinh Thánh để quên đi cuộc sống này.
Ngày nào người Việt còn nói “tội ác là chuyện bình thường”, ngày ấy phận người vẫn còn nhiều đắng cay. Nhưng khổ một nỗi là ai lên tiếng chống cái ác, chống sự chèn ép và bất công, thì xã hội coi họ là cực đoan. Nhưng tôi, bắt chước những người công chính, thà mang tiếng là cực đoan còn hơn là đứng về phía tội ác. Bây giờ ai thoả hiệp thì dễ được coi là thức thời, là hoà hợp, là đối thoại. Nhưng cái hoà hợp và đối thoại ấy cũng giống như viên đường ngọt ngào bỏ vào chén acid. Chính người cho đường vào sẽ phải uống chén ấy trước. Và rồi đến dân mình phải uống.
Tội ác là acid, đối thoại với điều ác là cho đường vào chén ấy. Người đưa chén acid ra là ác, người cho đường vào thì chắc cũng chẳng nhân từ. Và cả hai đều phải trả lẽ trước Đấng Chí Công. Nếu người ta yêu công lý và hoà bình thật sự, người ta phải cầm nến cháy mà la lớn lên cho người khác hiểu rằng phải đứng ở đâu và phải hành động thế nào.
May thay, giữa xã hội mà hiền ác lẫn lộn, vẫn còn nhiều con người thao thức muốn thắp nên những ngọn nến và muốn giơ cao cành thiên tuế. Lớp truyền thông online của Dòng Chúa Cứu Thế mở ra đã qui tụ nhiều con người thiện chí như thế. Họ từ nhiều nơi và ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhưng có chung một thao thức: chọn truyền thông không như viên đường, mà làm chất xúc tác để hoá giải độc tố. Quí vị có thể ghé thăm lớp truyền thông online để cùng chia sẻ những khao khát và thao thức đó. www.vrmi.wordpress.com
Nhưng không phải đó là nhóm duy nhất trong Giáo Hội đang tìm con đường đi về Chân Thiện Mỹ. Tầng tầng lớp lớp những con người thuộc mọi lứa tuổi, ở khắp mọi nơi và qua nhiều thời đại, vẫn không ngừng tiếp nối nỗi day dứt khắc khoải của Thánh Augustinô, mãi cho đến ngày được “nghỉ ngơi bình an trong Chúa”. Và Giáo Hội cổ vũ việc đi tìm chân lý trong những nhóm, những cộng đoàn, vì chính nơi đó Chúa hiện diện, và cộng đoàn biểu lộ sự hiệp thông. (x.Tóm Lược HTXHCG, 549)
Cầu mong sự ác sẽ ngày càng bị đẩy lui nhờ nỗ lực của nhiều người thiện chí, và trên hết là nhờ lời cầu nguyện dâng lên Đấng có toàn quyền trên muôn loài muôn vật.
Gioan Lê Quang Vinh, VRNs
Một cô bạn cũ gửi cho tôi tin Internet về một cháu bé bị hành hạ ở một miền quê Việt nam. Chuyện thật đau lòng nhưng không hiếm ở xã hội Việt nam ngày nay.
Có điều rất lạ là cô bạn ấy tỏ ra ngạc nhiên dường như vì cho rằng sao chuyện ấy có thể xảy ra ở xã hội này. Rồi cũng chính cô sau đó lại bảo rằng những chuyện như thế là bình thường trong các xã hội Tây phương.
Nếu theo dõi tin tức nhiều năm qua, người ta thấy con người ngày càng bị đối xử tệ hại hơn, người ta không những hành hạ con, mà còn giết con (phá thai), và chuyện giết người, hay hành hung , cư xử thô bạo vẫn xảy ra thường xuyên. Vậy mà vẫn có những người không biết, cứ nghĩ xã hội này là xã hội của hoà bình và công lý.
Cái nguy hiểm là người ta chịu ảnh hưởng từ báo chí Việt nam , “đừng nghĩ nhiều về tội ác, xã hội Tây phương còn có nhiều tội ác hơn”. Truyền thông gần đây đã phát triển đa dạng và nhiều người Việt hiểu hơn rằng xã hội tự do Tây phương không dung túng tội ác như ta vẫn bị nhồi.
Điều kiện đầu tiên để loại trừ tội ác là phải ghê sợ tội ác, và khi ghê sợ tội ác, người ta không nên gieo vào đầu óc người dân rằng ở các thể chế tự do, tội ác và bạo loạn ngày càng nhiều. Tuyên truyền như thế có hai cái hại. Thứ nhất, thông tin bây giờ dễ dàng tiếp cận hơn, cho nên nhiều người biết rằng luật pháp các nước văn minh không dung túng cho bất cứ sự vi phạm luật nào. Ngay cả một hành vi dằn mặt nhỏ đối với một ca sĩ hạng xoàng, không ra gì, từ Việt nam qua Mỹ hát, cũng được pháp luật hỏi đến, huống chi là tội ác. Thứ hai, tuyên truyền về tội ác ở nơi khác chính là cổ vũ tội ác nơi quê hương mình, vì sự bắt chước và sự đua đòi dường như ngày càng mạnh mẽ hơn.
Điều kiện thứ hai là không được bênh vực tội ác dưới bất cứ hình thức nào. Khi chúng ta bảo rằng tội ác là bình thường, chúng ta đang bênh vực tội ác. Khi một con người, dù là người của Giáo Hội, nói thay tiếng của thế gian điêu ngoa, để kêu gọi người khác ngưng chiến đấu chống tội ác, thì họ đang dung dưỡng cho tội ác lớn lên.
Khi thấy tôi biết nhiều về các vấn đề xã hội, cô bạn ấy còn khuyên tôi đọc… Kinh Thánh thay vì đọc tin chính trị xã hội. Tôi biết bạn ấy chịu ảnh hưởng bởi một ai đó muốn che giấu bộ mặt của một thế gian vốn quá nhiều điêu ngoa. Bây giờ vẫn còn nhiều người không hiểu rằng Chúa cứu độ con người là cả phần hồn phần xác, chứ không phải lo chỉ chuyện nhà thờ mà quên một đền thờ khác Chúa vẫn ngự trị, ấy là nơi tha nhân, những con người cơ cực và đang chịu muôn cay đắng. Đọc Kinh Thánh để hiểu và sống cuộc đời này cho đúng ý Chúa, chứ không nên đọc Kinh Thánh để quên đi cuộc sống này.
Ngày nào người Việt còn nói “tội ác là chuyện bình thường”, ngày ấy phận người vẫn còn nhiều đắng cay. Nhưng khổ một nỗi là ai lên tiếng chống cái ác, chống sự chèn ép và bất công, thì xã hội coi họ là cực đoan. Nhưng tôi, bắt chước những người công chính, thà mang tiếng là cực đoan còn hơn là đứng về phía tội ác. Bây giờ ai thoả hiệp thì dễ được coi là thức thời, là hoà hợp, là đối thoại. Nhưng cái hoà hợp và đối thoại ấy cũng giống như viên đường ngọt ngào bỏ vào chén acid. Chính người cho đường vào sẽ phải uống chén ấy trước. Và rồi đến dân mình phải uống.
Tội ác là acid, đối thoại với điều ác là cho đường vào chén ấy. Người đưa chén acid ra là ác, người cho đường vào thì chắc cũng chẳng nhân từ. Và cả hai đều phải trả lẽ trước Đấng Chí Công. Nếu người ta yêu công lý và hoà bình thật sự, người ta phải cầm nến cháy mà la lớn lên cho người khác hiểu rằng phải đứng ở đâu và phải hành động thế nào.
May thay, giữa xã hội mà hiền ác lẫn lộn, vẫn còn nhiều con người thao thức muốn thắp nên những ngọn nến và muốn giơ cao cành thiên tuế. Lớp truyền thông online của Dòng Chúa Cứu Thế mở ra đã qui tụ nhiều con người thiện chí như thế. Họ từ nhiều nơi và ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhưng có chung một thao thức: chọn truyền thông không như viên đường, mà làm chất xúc tác để hoá giải độc tố. Quí vị có thể ghé thăm lớp truyền thông online để cùng chia sẻ những khao khát và thao thức đó. www.vrmi.wordpress.com
Nhưng không phải đó là nhóm duy nhất trong Giáo Hội đang tìm con đường đi về Chân Thiện Mỹ. Tầng tầng lớp lớp những con người thuộc mọi lứa tuổi, ở khắp mọi nơi và qua nhiều thời đại, vẫn không ngừng tiếp nối nỗi day dứt khắc khoải của Thánh Augustinô, mãi cho đến ngày được “nghỉ ngơi bình an trong Chúa”. Và Giáo Hội cổ vũ việc đi tìm chân lý trong những nhóm, những cộng đoàn, vì chính nơi đó Chúa hiện diện, và cộng đoàn biểu lộ sự hiệp thông. (x.Tóm Lược HTXHCG, 549)
Cầu mong sự ác sẽ ngày càng bị đẩy lui nhờ nỗ lực của nhiều người thiện chí, và trên hết là nhờ lời cầu nguyện dâng lên Đấng có toàn quyền trên muôn loài muôn vật.
Gioan Lê Quang Vinh, VRNs