Dan Lee
09-27-2010, 08:41 PM
Một nền nhân thần học về tính dục con người
Một trong các khó khăn mà nền thần học luân lý Công Giáo đang gặp phải liên quan tới tính dục nhân bản là thường nó chỉ đề cập tới những vấn đề riêng rẽ trong tính dục con người mà không đưa ra một quan điểm tổng thể để xem sét các vấn đề riêng rẽ kia. Trong thế kỷ qua, nền tư duy Công Giáo đã có nhiều khai triển hết sức ý nghĩa. Các khai triển này đụng tới nhiều lãnh vực như triết học, nghiên cứu Thánh Kinh, đạo đức học xã hội Kitô Giáo, thần học về Giáo Hội, và đại kết, ấy là mới chỉ kể một số. Dĩ nhiên, người ta nên áp dụng các khai triển trong tư duy Công Giáo này vào lãnh vực tính dục nhân bản để có thể đưa ra một quan điểm về tính dục con người vừa toàn bộ trong nó vừa gắn bó với các chủ trương triết học và thần học hiện hành của Giáo Hội. Nói đơn giản hơn, ta đang có nhu cầu khẩn thiết phải có một quan điểm thần học có tính tổng quát về tính dục con người.
Điểm chủ yếu của một nền thần học về tính dục con người
Trước nhất cần xác định hai điều sau đây làm các yếu tố chủ chốt cho một nền thần học về tính dục con người. Thứ nhất, tính dục con người là một điều hết sức tốt, một điều tốt lớn lao do Chúa ban tặng cho con người như một phần trong công trình sáng tạo của Người. Ý niệm ơn phúc về tính dục nhân bản ấy không chối bỏ sự kiện này: tính dục ấy rất có thể bị lạm dụng. Trong thế giới tội lỗi này, mọi ơn phúc của Thiên Chúa đều có thể bị lạm dụng, mà ơn phúc càng lớn, như tính dục chẳng hạn, thì càng dễ bị lạm dụng hơn. Tuy nhiên, không nên để khả thể lạm dụng che khuất sự kiện căn bản có tính thần và nhân học này: tính dục con người là một ơn phúc tốt lành của Thiên Chúa. “Từ khởi thủy, Người đã dựng nên họ; Người đã dựng nên họ có nam có nữ” (St 1:27).
Yếu tố thần học chủ yếu thứ hai trong tính dục có thể phát biểu như sau: tính dục con người là một ơn phúc tác động tới con người nhân bản trên mọi bình diện của hiện sinh; không phải chỉ đụng tới một bình diện nào đó mà thôi, mà là toàn bộ kinh nghiệm nhân bản, có nghĩa: nó là yếu tố căn bản hay hữu thể xác định (determinant) ra hiện sinh và nhân tính con người. Tính dục đụng tới ta trên bình diện vật lý, tác động sâu sắc tới mọi diễn trình sinh học và sinh lý của ta. Nó đụng tới ta trên bình diện tâm linh, ảnh hưởng tới đời sống tâm lý và xúc cảm của ta, bản chất linh tôn thẩm mỹ (spiritual-religious-aesthetic) của ta, và các mối liên hệ liên chủ thể của ta với Thiên Chúa và người khác. Tính dục nhân bản cũng đụng tới ta trên bình diện xã hội rộng lớn hơn, không những qui chiếu tới các mối liên hệ bản vị của ta mà còn tới sự tương tác của ta với các cơ cấu và nhu cầu của xã hội nói chung. Nói cách khác, tính dục con người là hình thái căn bản của cách thế ta liên hệ với chính mình, với mọi người khác và với Thiên Chúa. Ta luôn luôn hiện hữu và hành động như những con người tính dục; không lúc nào tính dục không là một phần của ta. Ơn phúc tính dục nhân bản do đó là một ơn phúc toàn bộ và toàn diện; hạn chế tính toàn diện của nó nhất thiết sẽ dẫn tới cái hiểu thần học thiếu sót về nó.
Một số quan điểm tương phản
Để hiểu rõ chủ trương của ta về tính dục con người, ta nên tương phản nó với một số lý thuyết thiếu sót về cùng một chủ đề. Nhờ thế, ta sẽ thấy quan điểm thần và nhân học của ta về tính dục sẽ vượt lên trên các lý thuyết thiếu sót này ra sao. Vì trên đây, ta đã mô tả tính dục con người như một ơn phúc của Thiên Chúa và giới thiệu các khía cạnh thể lý, bản thân, và xã hội của ơn phúc này, nên ở phần tương phản này, ta sẽ bàn tới bốn loại lý thuyết thiếu sót về tính dục: các lý thuyết coi tính dục là xấu, và các lý thuyết quá nhấn mạnh tới các bình diện vật lý, bản thân hay xã hội của tính dục.
Các lý thuyết cho tính dục là xấu
Các chủ trương cho tính dục xấu, từ nền tảng, đều chống lại quan điểm Kitô Giáo. Vì truyền thống Do Thái và Kitô Giáo nhất quyết tin rằng Thiên Chúa duy nhất đã dựng nên toàn bộ thế giới và làm cho nó ra tốt đẹp. Tính dục con người không nằm ngoài niềm tin ấy. Hơn nữa, Kitô Giáo tin vào thực tại Nhập Thể, tin vào chân lý: Chúa Kitô đã mang lấy trọn vẹn nhân tính. Một lần nữa, ta thấy không một mệnh đề nào xác quyết rằng tính dục bị bỏ ra ngoài Nhập Thể. Cho nên, các gốc rễ rõ rệt của truyền thống Do Thái và Kitô Giáo cho thấy một xác quyết dứt khoát về tính tốt lành của tính dục, chứ không phải tính ác.
Nhưng phải thành thực nhận rằng suốt trong nhiều thế kỷ, truyền thống Kitô Giáo đã không luôn luôn biện luận từ giáo huấn trung tâm của mình cho tính tốt lành của tính dục một cách rõ ràng hết sức có thể. Lý do lớn hơn cả khiến Kitô Giáo không làm được việc đó có lẽ vì sự liên lụy liên tục của mình với một số hình thức lầm lạc của phái ngộ đạo. Ngộ đạo là hình thức tư duy nhị nguyên xuất hiện gần như cùng lúc và cùng nơi với truyền thống Do Thái và Kitô Giáo. Xét về nhiều phương diện, hai hệ thống tư duy Kitô Giáo và ngộ đạo được coi như hai kẻ đồng hành từ đó. Danh sách các lạc giáo ngộ đạo từng tác động trên Kitô Giáo trong nhiều thế kỷ là một danh sách rất dài, khó có thể kể cho hết, chỉ xin kể tới ba hình thức nổi bật: phái Manikê, phái Anbigioa và phái Giăngxen (Manicheanism, Albigensianism, Jansenism).
Đối với chủ đề của chúng ta, vấn nạn chính của phe ngộ đạo là thuyết nhị nguyên của nó. Thuyết này cho rằng thế giới như hiện có là kết quả của một tranh chấp kiểu chiến trận giữa hai nguyên lý (hay thượng đế) ngang ngửa nhau: một nguyên lý tốt tạo ra các thực tại thiêng liêng trong đó có linh hồn con người, và một nguyên lý xấu tạo ra các thực tại vật chất, trong đó có thân xác con người. Bởi thế, đối với phe ngộ đạo, thân xác và các thực tại liên kết với nó, như tính dục, căn bản là xấu. Có lúc, phe ngộ đạo chống đối trật tự vật chất đến độ, trên nguyên tắc, họ bác bỏ việc sinh con vì con cái tiếp diễn việc con người dính líu tới vật chất tính. Bởi thế, một số các tuyên bố sớm nhất của Giáo Hội chống việc kiểm soát sinh đẻ chính là để chống lại các hình thức bài vật chất, hoàn toàn bài con cái này của phe ngô đạo.
Đạo Công Giáo Rôma không bao giờ ủng hộ phe ngộ đạo. Tuy nhiên, có lúc, Giáo Hội và ngay các nhà lãnh đạo vĩ đại nhất của Giáo Hội đã phải sống trong một thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của ngộ đạo thuyết đến độ xem ra gần như chuyển giao nỗi sợ của phe này đối với tính dục cho giáo dân của mình. Trường hợp điển hình là Thánh Augustinô. Vì trước khi trở lại, vị thánh này có lúc đã là thành viên của một nhóm ngộ đạo, tức nhóm Manikê. Ý kiến thiện cảm nhất thời nay cho rằng sau khi trở lại, Thánh Augustinô (đặc biệt trong tác phẩm Kinh Thành Thiên Chúa) đã khai triển một thứ triết lý duy biến tính (transformationist philosophy) để vượt qua chủ nghĩa ngộ đạo Manikê của mình. Tuy thế, trong một số vấn đề đặc thù, Thánh Augustinô đã không nói rõ quan điểm biến tính này (trong đó, Chúa Kitô cứu chuộc mọi thực tại) để đánh tan những giải thích sợ sệt mà ngài vốn có lúc còn theo phái Maniklê. Điều này thấy rõ trong trường hợp tính dục con người, đến nỗi đối với Thánh Augustinô, khía cạnh tội lỗi của việc giao hợp tính dục đã được nhấn mạnh dù đó là việc giao hợp giữa vợ chồng. Tư tưởng của Thánh Augustinô (và do đó khuynh hứơng coi tính dục là xấu của ngài) sẽ ảnh hưởng tới tư duy Kitô Giáo cả gần một ngàn năm sau.
Thiên tài vĩ đại kế tiếp của truyền thống Công Giáo Rôma, Thánh Tôma Aquinô, không trực tiếp chịu ảnh hưởng của các luồng tư tưởng ngộ đạo và do đó tích cực trong quan điểm về tính dục con người hơn Thánh Augustinô. Tuy nhiên, triết lý Hy Lạp mà Thánh Tôma dựa vào đôi khi cũng đẩy hơi xa sự phân biệt giữa xác và hồn, do đó, vô tình cũng đã tăng cường nỗi sợ đối với thân xác và tính dục. Thí dụ, truyền thống Hy Lạp và phần lớn tư duy thần học Công Giáo hay mô tả số phận con người theo tính bất tử của linh hồn, trong khi thực ra các tuyên tín cổ xưa của Kitô Giáo nhấn mạnh tới việc phục sinh của thân xác, một niềm tin có thiện cảm nhiều hơn đối với trật tự vật chất và tính dục. Phương thức của trường phái Tôma đôi lúc cũng rơi vào chỗ mô tả tính dục một cách đầy tiên kiến, thí dụ, trong một số tài liệu giáo khoa luân lý, bộ phận sinh dục của con người được mô tả là “dơ bẩn” (dishonest).
Nhưng quan điểm tiêu cực nhất về tính dục con người xuất hiện trong Đạo Công Giáo Rôma trong các thế kỷ gần đây có lẽ là phái Giăngxen của Pháp. Phái này đã bị kết án là lạc đạo, nhưng tinh thần tiêu cực của họ đối với thế giới và tính dục kéo dài rất lâu sau khi phái này đã chính thức biến mất. Phái này đặc biệt gây ảnh hưởng mạnh đối với thái độ tiêu cực và nghi ngại tính dục của người Công Giáo Hoa Kỳ. Khá nhiều cộng đoàn tu trì đóng vai chủ yếu trong việc phát triển Đạo Công Giáo tại Hoa Kỳ có lai lịch chịu ảnh hưởng Pháp, ảnh hưởng Giăngxen, và do đó, một cách vô thức, đã cổ vũ ý niệm coi tính dục là xấu nơi người Công Giáo nước này.
Phái Thệ Phản cũng chuyển giao nhiều ý niệm tiêu cực và, tựu chung, phản Kitô Giáo về tính dục. Trong bối cảnh Hoa Kỳ, người ta còn nhớ rõ một số quan điểm nghiêm ngặt hẹp hòi về tính dục. Hester Prynne của Hawthorne với chữ “A” đỏ (chỉ tội ngoại tình) của cô tuy chỉ là một nhân vật hư cấu nhưng đã phản ảnh một ý thức rất thực về tính dục. Dù sao, những lời khuyên đầy lo sợ trong các sách giáo khoa ngành y của thế kỷ 19 liên quan đến các vấn đề tính dục không phải là chuyện hư cấu. Xét cho cùng, chủ nghĩa nghiêm ngặt (Puritanism) quả là lực lượng quan trọng nhất trong việc phát triển ra các quan điểm hết sức tiêu cực về tính dục ở Hoa Kỳ. Tóm lại, ảnh hưởng ngộ đạo và chủ trương do đó mà ra cho rằng tính dục xét từ căn bản là điều xấu đã trở thành vấn đề cho toàn bộ Kitô Giáo, chứ không riêng gì Công Giáo Rôma.
Trong mấy thế kỷ qua, người ta đã chứng kiến nhiều tập quán kỳ cục, chứng tỏ các cách nhìn đầy sợ sệt đã thấm nhiễm vào đầu óc người Kitô Giáo như thế nào. Như ở vùng New England chịu ảnh hưởng của phái nghiêm ngặt, người ta khuyên cha mẹ đặt dưới giường các con trai ở tuổi thiếu niên của mình những chiếc chuông giúp họ khám phá ra và ngăn ngừa chúng khỏi thủ dâm. Đầu thế kỷ 20, người ta đã quảng cáo một dụng cụ điện tử để thay thế cho các chiếc chuông kia. Một số chủng viện Công Giáo có thói quen cung cấp cho các chủng sinh những dụng cụ có hình chiếc muỗng (paddles) để họ thu gọn áo vào trong quần. Người ta cũng có thói quen khuyên các cô gái đừng mang những chiếc giầy da bóng loáng (patent leather) vì sợ tác dụng phản chiếu của chúng. Các thí dụ như thế nhiều lắm. Kể lại bây giờ chỉ để chúng ta cười, nhưng chúng quả nói lên một thái độ tiêu cực đối với tính dục nói chung.
Không hẳn ngoa ngữ khi cho rằng đời sống của hàng triệu người đã phải khốn đốn vì sự thất bại của Kitô Giáo không chịu bác bỏ một cách rõ ràng những quan điểm tính dục có tính nhị nguyên phản lại chính mình, từng xuất hiện liên tục trong nhiều thế kỷ. Những trường hợp trục trặc tính dục như lãnh cảm nơi phụ nữ và bất lực nơi đàn ông lẽ dĩ nhiên có những nguyên nhân thể lý và tâm lý ở bên ngoài tôn giáo, nhưng các ức chế có tính tôn giáo về tính dục cũng đã góp phần gây ra nhiều trục trặc trong phạm vi này. Ngoài những trục trặc tính dục này, còn nhiều trường hợp trong đó người ta rơi vào trạng huống khó liên hệ với người khác một cách ấm áp, cởi mở và tự tin đáng lẽ phải có, nếu họ không bị bao vây bởi những nỗi sợ quá đáng về tính dục của họ, do tôn giáo gợi hứng.
Chính vì những thương tổn và hiểu lầm trên, nhiệm vụ căn bản nhất của các cộng đồng Kitô Giáo ngày nay liên quan tới tính dục là phải bác bỏ mọi hình thức ngộ đạo và tuyên dương sự tốt lành căn bản của tính dục con người, dĩ nhiên không quên sự kiện này: cần phải sử dụng đúng đắn ơn phúc tính dục ấy. Mấy dòng lịch sử vắn vỏi về tính dục trên đây khiến ta phải tập chú vào lý do tại sao cần phải đưa ra một nền nhân thần học (theological anthropology) về tính dục bằng cách nhấn mạnh rằng tính dục là một quà phúc tốt lành của Thiên Chúa dành cho ta.
Các lý thuyết quá nhấn mạnh tới khía cạnh thể lý của tính dục
Tính dục có những khía cạnh tốt lành về thể lý mà người ta cần phải lồng vào bất cứ lý thuyết nào về tính dục. Nhưng điểm chủ yếu thứ hai của chúng ta về tính dục con người là phải nhấn mạnh tới tính tốt lành toàn bộ của nó. Nghĩa là, một lý thuyết lành mạnh về tính dục con người phải đề cập tới nó trên mọi bình diện hiện sinh của ta. Như thế, không được quá nhấn mạnh tới các khía cạnh thể lý của tính dục, dù chúng rất tốt lành và quan yếu, đến quên mất các khía cạnh bản thân và xã hội của nó. Suốt trong lịch sử, chủ nghĩa duy thể lý (physicalism) quá trớn từng gây trở ngại cho việc khai triển các cách tiếp cận lành mạnh đối với tính dục con người. Chủ nghĩa nhị nguyên của ngộ đạo, mà ta đã nói trên này, thường xem sét tính dục chỉ độc hữu có tính thể lý và vì thế, đã cho tính dục là xấu từ trong yếu tính. Nhiều hệ thống tư duy Kitô Giáo được “mài dũa” tinh tế hơn đã mau chóng vượt qua (ít nhất trong nguyên tắc, chứ không hẳn trong thực tế) quan điểm ngộ đạo coi tính dục là điều xấu từ căn bản. Nhưng khía cạnh khác của ngộ đạo, coi tính dục độc hữu chỉ có tính thể lý, thì tỏ ra khó vượt qua hơn. Người ta vẫn còn nhiều khuynh hướng muốn giải thích tính dục của mình như một hiện tượng chỉ có tính thể lý và đã hành động theo giải thích ấy. Các tiếp cận hoàn toàn thể lý này đối với tính dục con người thuộc hai loại sau đây: chủ nghĩa duy phụ tạo (procreationism) và chủ nghĩa coi tính dục chỉ là chuyện vui đùa (fun).
Chủ nghĩa duy phụ tạo chủ trương rằng mục tiêu luân lý duy nhất của tính dục con người là sinh sản con cái. Dù Thánh Augustinô đã thoát ly được ý niệm coi tính dục là điều xấu, nhưng ngài vẫn còn khuynh hướng tự đặt mình vào trường phái coi tính dục chỉ để phụ tạo. Nhiều thế kỷ sau, nền thần học Công Giáo Rôma cũng tự đặt mình vào trường phái này. Nền thần học cổ điển ấy có đề cập đến hôn nhân như liều thuốc trị tư dục và một số văn kiện quan trọng trong quá khứ của Công Giáo như Sách Giáo Lý Của Công Đồng Trent có nói tới sự trợ giúp hỗ tương được vợ chồng trao cho nhau trong kết hợp hôn nhân. Nhưng đối với nhiều người thường dựa vào tâm thức Công Giáo bình dân để hành động, thì mãi tới lúc sự trợ giúp hỗ tương kia được gọi là mục đích đệ nhị đẳng trong Bộ Giáo Luật năm 1917 và trong thông Điệp Casti Connubii năm 1930 của Đức Piô XI, thì phương thức khác với phương thức duy phụ tạo đối với hôn nhân mới bắt đầu được khai triển.
Phụ tạo là điều tốt, một điều tốt hết sức lớn lao đối với cả cá nhân lẫn xã hội. Không một lý thuyết về tính dục con người nào lại hoàn toàn làm ngơ được vai trò của phụ tạo như một số khuynh hướng ngày nay. Tuy nhiên, ta cũng không thể trệch qua hướng khác để chỉ hạn chế ý nghĩa tính dục vào sự phụ tạo mà thôi. Một trong những chủ đề có tính trung tâm hàng đầu trong Thánh Kinh để ta hiểu được tính dục là chủ đề tình yêu giao ước. Chủ đề này chính là hậu cảnh làm nền cho lời của Chúa Giêsu nói về việc vợ chồng trở nên một xác thịt (Mt 19:6) và cho lời Thánh Phaolô mô tả hôn nhân trong Thư Êphêsô chương 5. Các nhà nghiên cứu Thánh Kinh cho ta hay: chủ đề giao ước bao hàm một số giá trị (như tình yêu, lòng chung thủy v.v…). Nếu ta giải thích việc kết hợp tính dục của con người dưới ánh sáng giao ước, thì rõ ràng ta không thể nói tới tính dục chỉ theo nghĩa phụ tạo. Trong quá khứ, nhiều phần tử trong Giáo Hội thường nói một cách quá duy phụ tạo trong cách tiếp cận của họ đối với tính dục con người. Để có quan điểm toàn bộ (wholistic) và hợp Thánh Kinh, ta phải vượt lên trên các quan điểm duy phụ tạo về tính dục con người.
Hình thức thứ hai cường điệu hóa khía cạnh thể lý trong tính dục con người là các hệ thống nhấn mạnh một chiều tới khoái cảm thể lý hay giác quan đi liền với tính dục con người. Khoái cảm thể lý đi liền với tính dục con người là điều tốt, nó là một phần trong kế hoạch Thiên Chúa dành cho con người. Truyền thống Kitô Giáo, đôi lúc, không đặt đủ giá trị lên trên khoái cảm thể lý vốn nội tại trong tính dục. Nhưng đồng thời, người ta cũng không thể biến khoái cảm thể lý thành tập chú duy nhất hay tập chú chính trong cách tiếp cận với tính dục. Quá nhấn mạnh tới khoái cảm thể lý trong tính dục vốn là một vấn nạn trong suốt lịch sử con người, và trong thời đại ta, nó đang trở thành một vấn nạn hết sức thúc bách. Việc lan tràn các thủ bản dạy cách làm tình, thường chứa những hướng dẫn thiếu hiểu biết, cho thấy sự lớn mạnh của thứ đạo đức học khoái lạc một chiều về tính dục. Việc hối hả đi tìm khoái ngất hỗ tương nơi một số cặp vợ chồng (xem cuốn “The Great Orgasm Hunt” của Eugene Kennedy) là một điển hình khác. Nhưng điển hình rõ ràng nhất của phương thức làm-tình-chỉ-để-khoái-lạc trong thời đại ta có lẽ là thế giới của tạp chí Playboy và chủ nhân ông của nó là Hugh M. Hefner. Với số phát hành hàng tháng lên đến hàng triệu, tạp chí này đã dùng hình ảnh làm rõ việc họ quá nhấn mạnh tới khía cạnh khoái lạc của tính dục. Một cách đặc trưng, tạp chí này trình bày một số mục hư cấu, một số cuộc phỏng vấn các nhân vật tiếng tăm, các bài viết về các đề tài như xe hơi, hệ thống băng nhựa với âm thanh nổi, rượu nho, và một số trang dành đăng hình phụ nữ khỏa thân. Sứ điệp thường thấy của họ là đặt phụ nữ trên cùng bình diện với xe hơi, máy phát âm thanh nổi v.v… Các khía cạnh nhân bản rộng lớn hơn trong tính dục con người không được trình bày. Nhiều điển hình khác của phương thức duy cảm giới giác quan nông cạn cũng được trình bày nhưng điểm nhấn mạnh vẫn là một, hết sức hiển nhiên. Dù các khoái cảm thể lý của tính dục đều rất tốt, nhưng ta không nên quá nhấn mạnh tới chúng đến bỏ qua quan điểm lớn hơn và có tính toàn bộ hơn của tính dục.
Các lý thuyết quá lãng mạn về tính dục con người
Khi tách ra khỏi chủ nghĩa duy thể lý trong tiếp cận của ta với tính dục con ngươì, càng ngày ta càng ý thức được các yếu tố bản thân trong tính dục, ý thức được việc tính dục của ta bước rất sâu vào cuộc sống xúc cảm và tình cảm của ta, vào cái hiểu căn bản của ta về chính mình và người khác, luôn trong liên hệ với Thiên Chúa. Trong ngữ cảnh này, ta đặc biệt hiểu ra sự kiện tính dục con người sâu sắc hóa và phong phú hóa một cách lớn lao ra sao các mối liên hệ liên bản vị của ta. Sự phong phú hóa này, trước nhất, thấy rõ ràng hơn cả trong mối liên hệ giữa một người đàn bà và một người đàn ông trong hôn nhân, một mối liên hệ, xét về nhiều phương diện, quả là mô hình cho mọi mối liên hệ nhân bản khác. Tuy nhiên, sự phong phú hóa tính dục trong nhân cách và các mối liên hệ của con người không hề chỉ hạn chế vào một mình các mối liên hệ vợ chồng. Một khi nhận ra tính dục con người không phải chỉ là các hành vi thể lý hay dục quan, ta sẽ thấy tính dục của mình trở thành một yếu tố trong và góp phần vào mọi mối liên hệ nhân bản. Theo nghĩa sâu xa nhất của từ ngữ, không hề có một liên hệ nhân bản nào mà lại không có tính tính dục, theo một phương diện nào đó.
Chính vì một số hạn chế trong các cách tiếp cận Kitô Giáo trước đây (cả Thệ Phản lẫn Công Giáo) đối với tính dục con người, nên người ta cần được nghe nói tới các chiều kích phát triển bản thân của nó. Nhưng các chiều kích này có thể bị tách khỏi bối cảnh thể lý (phụ tạo) và xã hội vốn nội tại trong tính dục, để chỉ còn lại cái nhìn hẹp hòi, quá lãng mạn về tính dục con người. Chủ nghĩa lãng mạn có tính bản vị liên tiếp xuất hiện trong lịch sử như một vấn đề đối với tính dục. Thời Trung Cổ, các ca sĩ hát dạo (troubadours) tìm cách tách tình yêu ra khỏi hôn nhân đến độ gây hại cho cả hai thứ. Thời ta, các cam kết bản thân đôi khi được nhấn mạnh như yếu tố đạo đức đủ để hợp thức hóa giao hợp tính dục, đến nỗi nhu cầu của xã hội cần có những cuộc hôn nhân và gia đình bền vững và các khía cạnh phụ tạo vốn nội tại trong tính dục con người đều bị gạt qua một bên, coi như không quan trọng. Nêu ra các điểm trên không phải để đứt khoát phê phán luân lý các trường hợp giao hợp tiền hôn nhân và ngừa thai đặc thù, mà chỉ để bác bỏ bất cứ quan niệm nào về tính dục con người coi tính dục đồng nghĩa với các khía cạnh bản thân và lãng mạn, đến nỗi phi lý gạt qua một bên mọi khía cạnh khác.
Các khía cạnh xã hội về tính dục
Dù không chấp nhận ý niệm của Freud coi mọi khả năng sáng tạo của xã hội đều phát sinh từ hình thức thăng hoa của năng lực tính dục, ta vẫn phải thừa nhận sự kiện này: xã hội nói chung, mà người ta thường nhắc tới như là công ích, ích chung, có liên hệ mật thiết với động lực toàn diện của tính dục con người và do đó có quan tâm hợp pháp đối với việc biểu lộ tính dục ấy. Cách riêng, xã hội cần có các gia đình vững ổn, và người ta đủ chứng cớ chứng minh rằng việc gia tăng gẫy đổ nơi các gia đình thời nay đang tạo ra nhiều vấn đề xúc cảm và tâm lý góp phần gây hại cho xã hội nói chung. Bởi thế, một lý thuyết toàn diện về tính dục con người không được quên các khía cạnh xã hội của nó.
Tuy nhiên cũng đúng là các quan tâm của xã hội đối với tính dục con người không được trổi vượt đến độ bỏ quên các khía cạnh thể lý và bản thân của nó. Hiện tượng hôn nhân sắp đặt thời Trung Cổ để cung cấp kẻ nối nghiệp cho các vương quốc v.v…, là một điển hình có tính lịch sử cho thấy việc xã hội đẩy qua bên lề khía cạnh bản thân của tính dục. Một số đề án hiện đại buộc người ta phải triệt sản và việc thanh lọc di truyền để loại bỏ những con người không được người ta mong muốn đều là những hình thức xã hội muốn định chế hóa tính dục, không một chút tôn trọng đối với các chiều kích bản thân của nó. Trên đây, chúng tôi đã nhắc rằng tính dục con người còn có chiều kích tôn giáo, một chiều kích trong đó, tính dục con người mở cửa đón nhận mầu nhiệm thánh thiện và diệu kỳ của Thiên Chúa. Cái chiều kích mầu nhiệm có tính tôn giáo này có lẽ là lý do lớn nhất tại sao ta phải coi tính dục con người có tính toàn diện, tại sao cần có hạn chế đối với việc xã hội có thể tiến bao xa trong việc kiểm soát tính dục của ta, bất luận ý định của xã hội có tốt lành bao nhiêu đi chăng nữa.
Các viễn tượng luân lý trong nền nhân học tính dục Kitô Giáo
Hy vọng rằng việc duyệt lại các điểm mạnh và điểm yếu trong các chủ chương phiến diện về tính dục con người sẽ làm rõ hơn nền nhân học Kitô Giáo căn bản của chúng ta về tính dục, tức việc chúng ta quan niệm tính dục như một điều tốt lành toàn diện đụng tới mọi bình diện của hiện sinh con người. Nhưng điều này có ý nói gì về nền thần học luân lý của ta đối với tính dục con người? Ta lượng định ra sao các trách nhiệm luân lý của ta trong phạm vi tính dục con người? Để mở đầu, nền thần học luân lý của ta về tính dục phải có tính công giáo theo nghĩa độc đáo hay theo nghĩa “công giáo” viết thường. Nền thần học luân lý của ta phải hoàn toàn cởi mở đối với mọi khía cạnh của tính dục con người, không được quên bất cứ điều gì quan trọng. Trách vụ này không hẳn dễ dàng. Chưa hề có ai và sẽ chẳng có ai hoàn toàn tích nhập hay hợp nhất được mọi khía cạnh của tính dục con người, cho nên đi tìm một con người nhân bản hoàn toàn hợp nhất về tính dục là điều chỉ mất thì giờ. Tất cả chúng ta đều là những lữ khách, những con người đang đi đường, nếu nói về việc hoàn toàn hợp luân trong lãnh vực tính dục. Chính vì lý do đang lữ hành này, tính dục là mối ưu tư luân lý hợp pháp và miên diễn của ta. Chủ nghĩa khổ hạnh và tự chế trong phạm vi tính dục sẽ mãi mãi tiếp tục là một nhu cầu đối với ta trong tư cách những con người nhân bản đang lữ thứ, chưa có được những cuộc đời hoàn toàn như nhất. Nếu thế, thì Giáo Hội Công Giáo quả rất đúng trong đường lối chăm sóc và quan tâm về luân lý đối với lãnh vực tính dục. Đôi khi, các quan điểm của Giáo Hội về tính dục có thể quá tiêu cực và có tính quá thể lý, nhưng chắc chắn một điều: Giáo Hội hoàn toàn chính xác khi coi tính dục như lãnh vực phức tạp của đời sống con người, đòi ta phải nhạy cảm về phương diện luân lý.
Để nói lên quan tâm luân lý của Kitô Giáo và của Công Giáo vốn nội tại trong tính dục, câu hỏi chủ yếu có thể đặt ra là: tôi phải sử dụng ơn phúc tính dục do Chúa ban cho ra sao để có thể liên hệ một cách có trách nhiệm nhất với chính tôi (với trọn bản ngã tôi), với người khác (cả các cá nhân lẫn các xã hội), và với mầu nhiệm Thiên Chúa chí thánh? Phong trào phục hưng Thánh Kinh, khi nhìn vào nền thần học chính dòng của cả hai Giao Ước, đã gợi ý rằng: trong việc lượng định các vấn đề luân lý, phạm trù liên hệ một cách có trách nhiệm vượt lên trên phạm trù lề luật. Các tín điều căn bản của Kitô Giáo như Nhập Thể ( Chúa Kitô liên hệ tới mọi khía cạnh của nhân tính) và Thiên Chúa Ba Ngôi (bên trong một Thiên Chúa hoàn toàn duy nhất của ta, có sự hiện diện của các liên hệ bản vị) cũng quả quyết tầm quan trọng của phạm trù liên hệ có trách nhiệm. Vấn đề luân lý căn bản của ta về tính dục cũng chấp nhận ý niệm trách nhiệm trong liên hệ và biến nó thành quan niệm hành động (operative concept) trong hệ thống luân lý tính dục Kitô Giáo. Một lần nữa, khi bước qua những vấn đề tính dục đặc thù, thì câu hỏi làm thế nào để ta liên hệ một cách có trách nhiệm tốt nhất với Thiên Chúa, với ta và với người khác cũng sẽ là câu hỏi làm nền cho các biện luận của ta. Không phải ai ai cũng trả lời câu hỏi này một cách như nhau: người độc thân dĩ nhiên sẽ trả lời khác với người có vợ có chồng, nhưng câu hỏi chủ yếu vẫn như thế.
Điều đáng lưu ý là khi đặt câu hỏi luân lý về tính dục dựa trên tính liên hệ có trách nhiệm, các câu trả lời mà chúng ta nên đưa ra cho các câu hỏi đặc thù về luân lý tính của tính dục, xét chung, khá tương tự với những câu trả lời của truyền thống Kitô Giáo trong quá khứ. Nhưng toàn bộ tinh thần đứng đàng sau các câu trả lời ấy thì khác nhau, vì chúng ta sẽ tập chú vào sự tốt lành có tính yếu tính của tính dục và vào các áp dụng của nó đối với trọn bộ cuộc sống nhân bản. Điều ấy sẽ giúp ta sống một cuộc sống tính dục hạnh phúc và lành mạnh hơn vì những lo sợ không cần thiết đối với sự ấm áp và cởi mở nhân bản sẽ không còn nữa.
Các xem sét tôn giáo và Kitô Giáo
Các mô tả của ta về một nền nhân học tính dục có nhắc tới các chiều kích tôn giáo và Kitô Giáo của kinh nghiệm tính dục. Quan điểm toàn bộ về tính dục là một quan điểm tôn giáo, nhất là khi nó nhấn mạnh rằng không một khía cạnh nào của đời sống (sinh học, tương quan bản thân, nhu cầu xã hội v.v…) có thể ôm trọn ý nghĩa đầy đủ của tính dục. Điều này có nghĩa: tính dục chứa trong mình nhiều yếu tố sâu sắc đầy mầu nhiệm, đầy cởi mở hướng tới Thiên Chúa.
Từ thời bán khai, nhân loại đã nhận ra mối liên kết giữa kinh nghiệm tôn giáo và kinh nghiệm tính dục. Ta phải thận trọng đừng phát biểu chiều kích tôn giáo của tính dục đến độ đồng hóa kinh nghiệm tôn giáo với tính dục nhân bản. Kinh nghiệm tôn giáo luôn vuợt lên trên bất cứ phạm trù đặc thù nào của kinh nghiệm nhân bản. Theo chiều hướng này, phải tránh ý niệm cho rằng tính dục có thể giải thích gần như mọi sự về đời sống con người. Ý niệm toàn diện về tính dục con người đã trình bày từ trước đến nay cho rằng tính dục có liên hệ tới mọi kinh nghiệm nhân bản và do đó, là một hiện tượng tôn giáo hay thần học. Nhưng ý niệm của chúng ta không coi tính dục con người như là giải thích duy nhất cho tính toàn diện của kinh nghiệm nhân bản. Biến tính dục thành lời giải thích toàn diện là thần hóa nó vậy.
Các nhận định từ trước đến nay cho thấy quan điểm có tính toàn bộ về tính dục con người chính là quan điểm Kitô Giáo phù hợp với ý nghĩa sâu sắc nhất của Thánh Kinh và Thánh Truyền. Các bản văn Thánh Kinh quả quyết tính trổi vượt của mối liên hệ đàn ông/đàn bà trong hiện sinh nhân bản. Các bản văn ấy cũng giải thích tính thánh thiêng của liên hệ hôn nhân (một thân xác) theo giao ước yêu thương của Thiên Chúa với dân Người. Các ý niệm Thánh Kinh này và các ý niệm khác giống như chúng nhất quán với quan điểm có tính toàn bộ và tích cực về tính dục nhân bản hơn bất cứ quan điểm nào khác. Đã đành, một số đoạn trong cả hai Giao Ước xem ra có vẻ bài tính dục: “Đàn bà lắm điều như nhà dột ngày mưa” (Cn 27:15). “Thà kết hôn còn hơn là bị thiêu đốt” (1Cor 7:9). Các học giả Thánh Kinh ngày nay thường nhấn mạnh rằng các câu như trên cần được giải thích cách đặc biệt phù hợp với bối cảnh của chúng, và do đó, thực ra không hề bài tính dục như biểu kiến. Thánh Phaolô, chẳng hạn, viết Thư Êphêsô thứ nhất lúc đang mong chờ ngày tận thế. Sự kiện đó, chứ không phải chủ trương chống tính dục, đã là lý do khiến ngài có nhận xét tiêu cực về hôn nhân trong Thư đó.
Ta có thể đặt câu hỏi liệu Thánh Kinh có bất cứ giáo huấn nhất định nào khác về tính dục ngoài mối liên hệ đàn ông/đàn bà và tính thánh thiêng của giao ước hôn nhân không? Có thể nói rằng Thánh Kinh dứt khoát bác bỏ mọi hình thức phi nhân hóa tính dục như bạo hành tính dục, hiếp dâm, hay đĩ điếm. Tuy nhiên, khó có thể đẩy Thánh Kinh quá xa trong các vấn đề đặc thù về luân lý tính dục như thủ dâm và đồng tính luyến ái. Việc giải thích hay vấn đề thuộc khoa giải thích đã nhắc trên đây hàm nghĩa: các tuyên bố đặc thù của Thánh Kinh về các chủ đề như các chủ đề vừa nhắc xem ra đã được lên khuôn từ nhiều lớp lang văn hóa mà ta sẽ không bao giờ có thể khám phá ra hết. Do đó, Thánh Kinh quả có cung cấp cho ta tư liệu thoả đáng để ta nhìn nhận quan điểm có tính toàn bộ về tính dục con người được trình bày ở đây như là quan điểm Kitô Giáo. Thánh Kinh cũng cho ta các chỉ dẫn về tác phong tính dục, nhưng không cho ta các giải đáp chi tiết cho mọi thế lưỡng nan về tính dục của con người thời nay.
Chúng tôi đã đề cập tới tính trung tâm của việc Nhập Thể trong tư duy Kitô Giáo. Đôi lúc, Kitô hữu rơi vào cách nhìn tính dục con người một cách quá phiến diện, chỉ xét tới khía cạnh này hay khía cạnh nọ của nó mà thôi. Nếu ta là những người thực sự tin vào Nhập Thể, thì tức khắc ta phải tin rằng mọi sự có tính nhân bản, trừ tội lỗi, đều được làm cho cao thượng một cách căn để nhờ việc xuất hiện của Chúa Kitô. Như thế, đối với người Kitô hữu thực sự, theo nghĩa nguyên khởi nhất của nó, không còn chọn lựa nào khác hơn là trân trọng cách thích đáng mọi khía cạnh của tính dục con người. Bất chấp các lầm lần mà các cá nhân Kitô hữu có thể phạm trong quá khứ liên quan tới cái hiểu của họ về tính dục, ta vẫn có thể tự tin mà quả quyết rằng niềm tin của ta vào việc Nhập Thể của Chúa Giêsu Kitô đã ủng hộ tính tốt lành và đặc điểm toàn diện của tính dục con người.
Ngoài việc Nhập Thể với những hệ luận có tính trung tâm của nó đối với cách tiếp cận tính dục của Kitô Giáo, còn có hai yếu tố nền tảng khác cho bất cứ nền nhân học Kitô Giáo nào. Đó là: tình trạng tội lỗi của ta, và ơn gọi của ta trở nên những người chia sẻ sự phục sinh của Chúa Kitô. Hai yếu tố này cũng có liên hệ sâu xa với nền thần học về tính dục mà ta đã phác họa trên đây. Vì người Kitô hữu cho rằng các quan điểm phiến diện về tính dục đã bàn trên đây sở dĩ có vấn đề, thì tựu chung cũng vì chúng đầy rẫy tình trạng tội lỗi và vị kỷ nhân bản. Người Kitô hữu cũng phải nhớ rằng trong tư cách người chia sẽ sự phục sinh của Chúa Kitô, họ phải luôn cố gắng biểu lộ tình yêu và tính dục ở mức cao nhất có thể. Chúng ta sẽ có dịp thảo luận các tác phong tính dục nào xem ra có thể chấp nhận được về phương diện luân lý, trong một thế giới hữu hạn. Tuy nhiên, một chấp nhận như thế không được che khuất lời mời gọi của Kitô Giáo hướng về phục sinh, lời mời gọi ta cố gắng, cả trong tư cách cá nhân lẫn tư cách xã hội, vươn tới tình trạng thống nhất trong đó tự do sẽ giúp ta vượt lên trên mọi hình thức hữu hạn của tác phong tính dục.
Một hệ luận về giáo dục tính dục
Từ những nhận định trên đây, ta thấy một trong những trách nhiệm chủ yếu nhất của ta liên quan tới tính dục là cung cấp một nền giáo dục tính dục thích đáng để không ai còn rơi trở lại các lối giải thích gây lo sợ hay quá thiên thể lý về tính dục nữa. Trong nhiều năm gần đây, Giáo Hội Công Giáo đã nhiều lần kêu gọi tổ chức việc giáo dục này. Nếu tính dục có liên quan mật thiết tới đời sống và nhân tính con người như đã được bàn trên đây, thì giáo dục tính dục phải là chìa khóa dẫn vào một lối sống nhân bản trưởng thành và hoàn bị.
Người ta thường quả quyết rằng cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên của con cái mình về tính dục. Bất kể cha mẹ làm gì nói gì trong lãnh vực giáo dục chính thức hay minh nhiên về tính dục, họ vẫn là những nhà giáo dục trước nhất của con cái họ trong lãnh vực này, vì các giá trị được họ truyền cho con cái sẽ gây nhiều tác động đối với việc phát triển tính dục của chúng hơn bất cứ nền giáo dục chính thức nào về tính dục trên thế giới.
Vì giáo dục tính dục cung cấp cả giá trị lẫn thông tri, nên lý tưởng nhất là để cha mẹ đóng vai trò chính thức trong công việc này đối với con cái họ. Cha mẹ không nên do dự mà không bắt đầu giáo dục tính dục cho con cái ngay từ lúc tuổi còn nhỏ. Người trưởng thành và thiếu niên thường bị xúc cảm cao độ, lắm lúc bị chấn thương nữa, khi phải xử lý các vấn đề tính dục. Thành thử, đôi khi cha mẹ quên mất rằng các trẻ em trước tuổi dậy thì mới là những người không gặp những dằn vặt cao về xúc cảm do tính dục của chúng gây ra như tuổi thiếu niên. Nhờ vậy, tuổi ấy là tuổi rất thích hợp để trung thực giảng giải cho các em về tính dục. Chần chừ không giải thích có thể gây cho các em những nỗi sợ về chính tính dục của các em. Ngược lại, sự cởi mở của cha về phương diện này sẽ tránh cho các em những nỗi sợ không cần thiết ấy.
Điều đáng buồn là có quá đông các bậc cha mẹ không cung cấp cho con cái mình một nền giáo dục thích đáng về tính dục. Điều này không có chi đáng ngạc nhiên cả, nếu ta xét tới các quan điểm tính dục phiến diện trên đây. Do sự thiếu sót này của cha mẹ, việc các cơ chế có trách nhiệm trong xã hội như Giáo Hội và học đường đứng ra lãnh vai trò giáo dục tính dục cho người trẻ đã trở nên thích hợp và thích đáng. Điều ấy không có nghĩa: mọi chương trình giáo dục tính dục do học đường hay các cơ chế khác phụ trách đều hoàn toàn lành mạnh và không thể bị chỉ trích, phê phán. Nó cũng không có nghĩa: bất cứ ai cũng đủ tư cách làm nhà giáo dục tính dục. Một nhà giáo dục tính dục tốt không những phải có các hiểu biết chính xác mà quan trọng hơn nữa, còn phải là người tổng hợp được một cách hài hòa trong chính bản thân mình mọi giá trị tốt đẹp vốn nội tại trong tính dục con người. Điểm trọng yếu muốn nhấn mạnh ở đây là ta cần một quan điểm tích cực và toàn diện về tính dục con người. Việc phát triển một quan điểm như thế nơi giới trẻ tùy thuộc những người trưởng thành đã tổng hợp được mọi bình diện tính dục hơn là bất cứ yếu tố nào khác.
Không thể kết luận phần này mà không nhận rằng việc giáo dục tính dục cần cho cả các sinh viên đại học, các người trưởng thành lẫn trẻ em. Khi nói với lớp tuổi trưởng thành và cao hơn về tính dục, thì diễn trình giáo dục phải khách quan hơn, không nên nhấn mạnh nhiều tới các hướng dẫn có tính qui phạm. Nếu mọi khía cạnh của tính dục con người đều được trình bày một cách ‘sòng phẳng’ và trọn vẹn hết sức, thì người trưởng thành trong đức tin Kitô Giáo sẽ có khả năng phán đoán tốt trong phạm vi đạo đức học tính dục. Điều này không có nghĩa: không nên trình bày cho người trưởng thành các qui định của Giáo Hội về tính dục. Ở đây, chỉ muốn nói: người trưởng thành Kitô hữu sẽ sẵn sàng đạt được một xu hướng tính dục chín chắn nếu ta mang lại cho họ cơ may nhìn thấy trọn bức tranh tính dục chứ không phải chỉ được dạy phải làm điều này phải làm điều nọ. Cũng nên giúp trẻ em và thiếu niên nhìn thấy trọn bức tranh của tính dục; tuy nhiên, tình trạng kém chín mùi của các em hàm nghĩa này: đôi lúc, các em cần dựa vào qui luật nhiều hơn dù các em chưa hoàn toàn nắm vững ý nghĩa của nó.
Viết theo Philip S. Keane, S.S., Sexual Morality, A Catholic Perspective, Paulist Press, 1977
Vũ Văn An
Một trong các khó khăn mà nền thần học luân lý Công Giáo đang gặp phải liên quan tới tính dục nhân bản là thường nó chỉ đề cập tới những vấn đề riêng rẽ trong tính dục con người mà không đưa ra một quan điểm tổng thể để xem sét các vấn đề riêng rẽ kia. Trong thế kỷ qua, nền tư duy Công Giáo đã có nhiều khai triển hết sức ý nghĩa. Các khai triển này đụng tới nhiều lãnh vực như triết học, nghiên cứu Thánh Kinh, đạo đức học xã hội Kitô Giáo, thần học về Giáo Hội, và đại kết, ấy là mới chỉ kể một số. Dĩ nhiên, người ta nên áp dụng các khai triển trong tư duy Công Giáo này vào lãnh vực tính dục nhân bản để có thể đưa ra một quan điểm về tính dục con người vừa toàn bộ trong nó vừa gắn bó với các chủ trương triết học và thần học hiện hành của Giáo Hội. Nói đơn giản hơn, ta đang có nhu cầu khẩn thiết phải có một quan điểm thần học có tính tổng quát về tính dục con người.
Điểm chủ yếu của một nền thần học về tính dục con người
Trước nhất cần xác định hai điều sau đây làm các yếu tố chủ chốt cho một nền thần học về tính dục con người. Thứ nhất, tính dục con người là một điều hết sức tốt, một điều tốt lớn lao do Chúa ban tặng cho con người như một phần trong công trình sáng tạo của Người. Ý niệm ơn phúc về tính dục nhân bản ấy không chối bỏ sự kiện này: tính dục ấy rất có thể bị lạm dụng. Trong thế giới tội lỗi này, mọi ơn phúc của Thiên Chúa đều có thể bị lạm dụng, mà ơn phúc càng lớn, như tính dục chẳng hạn, thì càng dễ bị lạm dụng hơn. Tuy nhiên, không nên để khả thể lạm dụng che khuất sự kiện căn bản có tính thần và nhân học này: tính dục con người là một ơn phúc tốt lành của Thiên Chúa. “Từ khởi thủy, Người đã dựng nên họ; Người đã dựng nên họ có nam có nữ” (St 1:27).
Yếu tố thần học chủ yếu thứ hai trong tính dục có thể phát biểu như sau: tính dục con người là một ơn phúc tác động tới con người nhân bản trên mọi bình diện của hiện sinh; không phải chỉ đụng tới một bình diện nào đó mà thôi, mà là toàn bộ kinh nghiệm nhân bản, có nghĩa: nó là yếu tố căn bản hay hữu thể xác định (determinant) ra hiện sinh và nhân tính con người. Tính dục đụng tới ta trên bình diện vật lý, tác động sâu sắc tới mọi diễn trình sinh học và sinh lý của ta. Nó đụng tới ta trên bình diện tâm linh, ảnh hưởng tới đời sống tâm lý và xúc cảm của ta, bản chất linh tôn thẩm mỹ (spiritual-religious-aesthetic) của ta, và các mối liên hệ liên chủ thể của ta với Thiên Chúa và người khác. Tính dục nhân bản cũng đụng tới ta trên bình diện xã hội rộng lớn hơn, không những qui chiếu tới các mối liên hệ bản vị của ta mà còn tới sự tương tác của ta với các cơ cấu và nhu cầu của xã hội nói chung. Nói cách khác, tính dục con người là hình thái căn bản của cách thế ta liên hệ với chính mình, với mọi người khác và với Thiên Chúa. Ta luôn luôn hiện hữu và hành động như những con người tính dục; không lúc nào tính dục không là một phần của ta. Ơn phúc tính dục nhân bản do đó là một ơn phúc toàn bộ và toàn diện; hạn chế tính toàn diện của nó nhất thiết sẽ dẫn tới cái hiểu thần học thiếu sót về nó.
Một số quan điểm tương phản
Để hiểu rõ chủ trương của ta về tính dục con người, ta nên tương phản nó với một số lý thuyết thiếu sót về cùng một chủ đề. Nhờ thế, ta sẽ thấy quan điểm thần và nhân học của ta về tính dục sẽ vượt lên trên các lý thuyết thiếu sót này ra sao. Vì trên đây, ta đã mô tả tính dục con người như một ơn phúc của Thiên Chúa và giới thiệu các khía cạnh thể lý, bản thân, và xã hội của ơn phúc này, nên ở phần tương phản này, ta sẽ bàn tới bốn loại lý thuyết thiếu sót về tính dục: các lý thuyết coi tính dục là xấu, và các lý thuyết quá nhấn mạnh tới các bình diện vật lý, bản thân hay xã hội của tính dục.
Các lý thuyết cho tính dục là xấu
Các chủ trương cho tính dục xấu, từ nền tảng, đều chống lại quan điểm Kitô Giáo. Vì truyền thống Do Thái và Kitô Giáo nhất quyết tin rằng Thiên Chúa duy nhất đã dựng nên toàn bộ thế giới và làm cho nó ra tốt đẹp. Tính dục con người không nằm ngoài niềm tin ấy. Hơn nữa, Kitô Giáo tin vào thực tại Nhập Thể, tin vào chân lý: Chúa Kitô đã mang lấy trọn vẹn nhân tính. Một lần nữa, ta thấy không một mệnh đề nào xác quyết rằng tính dục bị bỏ ra ngoài Nhập Thể. Cho nên, các gốc rễ rõ rệt của truyền thống Do Thái và Kitô Giáo cho thấy một xác quyết dứt khoát về tính tốt lành của tính dục, chứ không phải tính ác.
Nhưng phải thành thực nhận rằng suốt trong nhiều thế kỷ, truyền thống Kitô Giáo đã không luôn luôn biện luận từ giáo huấn trung tâm của mình cho tính tốt lành của tính dục một cách rõ ràng hết sức có thể. Lý do lớn hơn cả khiến Kitô Giáo không làm được việc đó có lẽ vì sự liên lụy liên tục của mình với một số hình thức lầm lạc của phái ngộ đạo. Ngộ đạo là hình thức tư duy nhị nguyên xuất hiện gần như cùng lúc và cùng nơi với truyền thống Do Thái và Kitô Giáo. Xét về nhiều phương diện, hai hệ thống tư duy Kitô Giáo và ngộ đạo được coi như hai kẻ đồng hành từ đó. Danh sách các lạc giáo ngộ đạo từng tác động trên Kitô Giáo trong nhiều thế kỷ là một danh sách rất dài, khó có thể kể cho hết, chỉ xin kể tới ba hình thức nổi bật: phái Manikê, phái Anbigioa và phái Giăngxen (Manicheanism, Albigensianism, Jansenism).
Đối với chủ đề của chúng ta, vấn nạn chính của phe ngộ đạo là thuyết nhị nguyên của nó. Thuyết này cho rằng thế giới như hiện có là kết quả của một tranh chấp kiểu chiến trận giữa hai nguyên lý (hay thượng đế) ngang ngửa nhau: một nguyên lý tốt tạo ra các thực tại thiêng liêng trong đó có linh hồn con người, và một nguyên lý xấu tạo ra các thực tại vật chất, trong đó có thân xác con người. Bởi thế, đối với phe ngộ đạo, thân xác và các thực tại liên kết với nó, như tính dục, căn bản là xấu. Có lúc, phe ngộ đạo chống đối trật tự vật chất đến độ, trên nguyên tắc, họ bác bỏ việc sinh con vì con cái tiếp diễn việc con người dính líu tới vật chất tính. Bởi thế, một số các tuyên bố sớm nhất của Giáo Hội chống việc kiểm soát sinh đẻ chính là để chống lại các hình thức bài vật chất, hoàn toàn bài con cái này của phe ngô đạo.
Đạo Công Giáo Rôma không bao giờ ủng hộ phe ngộ đạo. Tuy nhiên, có lúc, Giáo Hội và ngay các nhà lãnh đạo vĩ đại nhất của Giáo Hội đã phải sống trong một thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của ngộ đạo thuyết đến độ xem ra gần như chuyển giao nỗi sợ của phe này đối với tính dục cho giáo dân của mình. Trường hợp điển hình là Thánh Augustinô. Vì trước khi trở lại, vị thánh này có lúc đã là thành viên của một nhóm ngộ đạo, tức nhóm Manikê. Ý kiến thiện cảm nhất thời nay cho rằng sau khi trở lại, Thánh Augustinô (đặc biệt trong tác phẩm Kinh Thành Thiên Chúa) đã khai triển một thứ triết lý duy biến tính (transformationist philosophy) để vượt qua chủ nghĩa ngộ đạo Manikê của mình. Tuy thế, trong một số vấn đề đặc thù, Thánh Augustinô đã không nói rõ quan điểm biến tính này (trong đó, Chúa Kitô cứu chuộc mọi thực tại) để đánh tan những giải thích sợ sệt mà ngài vốn có lúc còn theo phái Maniklê. Điều này thấy rõ trong trường hợp tính dục con người, đến nỗi đối với Thánh Augustinô, khía cạnh tội lỗi của việc giao hợp tính dục đã được nhấn mạnh dù đó là việc giao hợp giữa vợ chồng. Tư tưởng của Thánh Augustinô (và do đó khuynh hứơng coi tính dục là xấu của ngài) sẽ ảnh hưởng tới tư duy Kitô Giáo cả gần một ngàn năm sau.
Thiên tài vĩ đại kế tiếp của truyền thống Công Giáo Rôma, Thánh Tôma Aquinô, không trực tiếp chịu ảnh hưởng của các luồng tư tưởng ngộ đạo và do đó tích cực trong quan điểm về tính dục con người hơn Thánh Augustinô. Tuy nhiên, triết lý Hy Lạp mà Thánh Tôma dựa vào đôi khi cũng đẩy hơi xa sự phân biệt giữa xác và hồn, do đó, vô tình cũng đã tăng cường nỗi sợ đối với thân xác và tính dục. Thí dụ, truyền thống Hy Lạp và phần lớn tư duy thần học Công Giáo hay mô tả số phận con người theo tính bất tử của linh hồn, trong khi thực ra các tuyên tín cổ xưa của Kitô Giáo nhấn mạnh tới việc phục sinh của thân xác, một niềm tin có thiện cảm nhiều hơn đối với trật tự vật chất và tính dục. Phương thức của trường phái Tôma đôi lúc cũng rơi vào chỗ mô tả tính dục một cách đầy tiên kiến, thí dụ, trong một số tài liệu giáo khoa luân lý, bộ phận sinh dục của con người được mô tả là “dơ bẩn” (dishonest).
Nhưng quan điểm tiêu cực nhất về tính dục con người xuất hiện trong Đạo Công Giáo Rôma trong các thế kỷ gần đây có lẽ là phái Giăngxen của Pháp. Phái này đã bị kết án là lạc đạo, nhưng tinh thần tiêu cực của họ đối với thế giới và tính dục kéo dài rất lâu sau khi phái này đã chính thức biến mất. Phái này đặc biệt gây ảnh hưởng mạnh đối với thái độ tiêu cực và nghi ngại tính dục của người Công Giáo Hoa Kỳ. Khá nhiều cộng đoàn tu trì đóng vai chủ yếu trong việc phát triển Đạo Công Giáo tại Hoa Kỳ có lai lịch chịu ảnh hưởng Pháp, ảnh hưởng Giăngxen, và do đó, một cách vô thức, đã cổ vũ ý niệm coi tính dục là xấu nơi người Công Giáo nước này.
Phái Thệ Phản cũng chuyển giao nhiều ý niệm tiêu cực và, tựu chung, phản Kitô Giáo về tính dục. Trong bối cảnh Hoa Kỳ, người ta còn nhớ rõ một số quan điểm nghiêm ngặt hẹp hòi về tính dục. Hester Prynne của Hawthorne với chữ “A” đỏ (chỉ tội ngoại tình) của cô tuy chỉ là một nhân vật hư cấu nhưng đã phản ảnh một ý thức rất thực về tính dục. Dù sao, những lời khuyên đầy lo sợ trong các sách giáo khoa ngành y của thế kỷ 19 liên quan đến các vấn đề tính dục không phải là chuyện hư cấu. Xét cho cùng, chủ nghĩa nghiêm ngặt (Puritanism) quả là lực lượng quan trọng nhất trong việc phát triển ra các quan điểm hết sức tiêu cực về tính dục ở Hoa Kỳ. Tóm lại, ảnh hưởng ngộ đạo và chủ trương do đó mà ra cho rằng tính dục xét từ căn bản là điều xấu đã trở thành vấn đề cho toàn bộ Kitô Giáo, chứ không riêng gì Công Giáo Rôma.
Trong mấy thế kỷ qua, người ta đã chứng kiến nhiều tập quán kỳ cục, chứng tỏ các cách nhìn đầy sợ sệt đã thấm nhiễm vào đầu óc người Kitô Giáo như thế nào. Như ở vùng New England chịu ảnh hưởng của phái nghiêm ngặt, người ta khuyên cha mẹ đặt dưới giường các con trai ở tuổi thiếu niên của mình những chiếc chuông giúp họ khám phá ra và ngăn ngừa chúng khỏi thủ dâm. Đầu thế kỷ 20, người ta đã quảng cáo một dụng cụ điện tử để thay thế cho các chiếc chuông kia. Một số chủng viện Công Giáo có thói quen cung cấp cho các chủng sinh những dụng cụ có hình chiếc muỗng (paddles) để họ thu gọn áo vào trong quần. Người ta cũng có thói quen khuyên các cô gái đừng mang những chiếc giầy da bóng loáng (patent leather) vì sợ tác dụng phản chiếu của chúng. Các thí dụ như thế nhiều lắm. Kể lại bây giờ chỉ để chúng ta cười, nhưng chúng quả nói lên một thái độ tiêu cực đối với tính dục nói chung.
Không hẳn ngoa ngữ khi cho rằng đời sống của hàng triệu người đã phải khốn đốn vì sự thất bại của Kitô Giáo không chịu bác bỏ một cách rõ ràng những quan điểm tính dục có tính nhị nguyên phản lại chính mình, từng xuất hiện liên tục trong nhiều thế kỷ. Những trường hợp trục trặc tính dục như lãnh cảm nơi phụ nữ và bất lực nơi đàn ông lẽ dĩ nhiên có những nguyên nhân thể lý và tâm lý ở bên ngoài tôn giáo, nhưng các ức chế có tính tôn giáo về tính dục cũng đã góp phần gây ra nhiều trục trặc trong phạm vi này. Ngoài những trục trặc tính dục này, còn nhiều trường hợp trong đó người ta rơi vào trạng huống khó liên hệ với người khác một cách ấm áp, cởi mở và tự tin đáng lẽ phải có, nếu họ không bị bao vây bởi những nỗi sợ quá đáng về tính dục của họ, do tôn giáo gợi hứng.
Chính vì những thương tổn và hiểu lầm trên, nhiệm vụ căn bản nhất của các cộng đồng Kitô Giáo ngày nay liên quan tới tính dục là phải bác bỏ mọi hình thức ngộ đạo và tuyên dương sự tốt lành căn bản của tính dục con người, dĩ nhiên không quên sự kiện này: cần phải sử dụng đúng đắn ơn phúc tính dục ấy. Mấy dòng lịch sử vắn vỏi về tính dục trên đây khiến ta phải tập chú vào lý do tại sao cần phải đưa ra một nền nhân thần học (theological anthropology) về tính dục bằng cách nhấn mạnh rằng tính dục là một quà phúc tốt lành của Thiên Chúa dành cho ta.
Các lý thuyết quá nhấn mạnh tới khía cạnh thể lý của tính dục
Tính dục có những khía cạnh tốt lành về thể lý mà người ta cần phải lồng vào bất cứ lý thuyết nào về tính dục. Nhưng điểm chủ yếu thứ hai của chúng ta về tính dục con người là phải nhấn mạnh tới tính tốt lành toàn bộ của nó. Nghĩa là, một lý thuyết lành mạnh về tính dục con người phải đề cập tới nó trên mọi bình diện hiện sinh của ta. Như thế, không được quá nhấn mạnh tới các khía cạnh thể lý của tính dục, dù chúng rất tốt lành và quan yếu, đến quên mất các khía cạnh bản thân và xã hội của nó. Suốt trong lịch sử, chủ nghĩa duy thể lý (physicalism) quá trớn từng gây trở ngại cho việc khai triển các cách tiếp cận lành mạnh đối với tính dục con người. Chủ nghĩa nhị nguyên của ngộ đạo, mà ta đã nói trên này, thường xem sét tính dục chỉ độc hữu có tính thể lý và vì thế, đã cho tính dục là xấu từ trong yếu tính. Nhiều hệ thống tư duy Kitô Giáo được “mài dũa” tinh tế hơn đã mau chóng vượt qua (ít nhất trong nguyên tắc, chứ không hẳn trong thực tế) quan điểm ngộ đạo coi tính dục là điều xấu từ căn bản. Nhưng khía cạnh khác của ngộ đạo, coi tính dục độc hữu chỉ có tính thể lý, thì tỏ ra khó vượt qua hơn. Người ta vẫn còn nhiều khuynh hướng muốn giải thích tính dục của mình như một hiện tượng chỉ có tính thể lý và đã hành động theo giải thích ấy. Các tiếp cận hoàn toàn thể lý này đối với tính dục con người thuộc hai loại sau đây: chủ nghĩa duy phụ tạo (procreationism) và chủ nghĩa coi tính dục chỉ là chuyện vui đùa (fun).
Chủ nghĩa duy phụ tạo chủ trương rằng mục tiêu luân lý duy nhất của tính dục con người là sinh sản con cái. Dù Thánh Augustinô đã thoát ly được ý niệm coi tính dục là điều xấu, nhưng ngài vẫn còn khuynh hướng tự đặt mình vào trường phái coi tính dục chỉ để phụ tạo. Nhiều thế kỷ sau, nền thần học Công Giáo Rôma cũng tự đặt mình vào trường phái này. Nền thần học cổ điển ấy có đề cập đến hôn nhân như liều thuốc trị tư dục và một số văn kiện quan trọng trong quá khứ của Công Giáo như Sách Giáo Lý Của Công Đồng Trent có nói tới sự trợ giúp hỗ tương được vợ chồng trao cho nhau trong kết hợp hôn nhân. Nhưng đối với nhiều người thường dựa vào tâm thức Công Giáo bình dân để hành động, thì mãi tới lúc sự trợ giúp hỗ tương kia được gọi là mục đích đệ nhị đẳng trong Bộ Giáo Luật năm 1917 và trong thông Điệp Casti Connubii năm 1930 của Đức Piô XI, thì phương thức khác với phương thức duy phụ tạo đối với hôn nhân mới bắt đầu được khai triển.
Phụ tạo là điều tốt, một điều tốt hết sức lớn lao đối với cả cá nhân lẫn xã hội. Không một lý thuyết về tính dục con người nào lại hoàn toàn làm ngơ được vai trò của phụ tạo như một số khuynh hướng ngày nay. Tuy nhiên, ta cũng không thể trệch qua hướng khác để chỉ hạn chế ý nghĩa tính dục vào sự phụ tạo mà thôi. Một trong những chủ đề có tính trung tâm hàng đầu trong Thánh Kinh để ta hiểu được tính dục là chủ đề tình yêu giao ước. Chủ đề này chính là hậu cảnh làm nền cho lời của Chúa Giêsu nói về việc vợ chồng trở nên một xác thịt (Mt 19:6) và cho lời Thánh Phaolô mô tả hôn nhân trong Thư Êphêsô chương 5. Các nhà nghiên cứu Thánh Kinh cho ta hay: chủ đề giao ước bao hàm một số giá trị (như tình yêu, lòng chung thủy v.v…). Nếu ta giải thích việc kết hợp tính dục của con người dưới ánh sáng giao ước, thì rõ ràng ta không thể nói tới tính dục chỉ theo nghĩa phụ tạo. Trong quá khứ, nhiều phần tử trong Giáo Hội thường nói một cách quá duy phụ tạo trong cách tiếp cận của họ đối với tính dục con người. Để có quan điểm toàn bộ (wholistic) và hợp Thánh Kinh, ta phải vượt lên trên các quan điểm duy phụ tạo về tính dục con người.
Hình thức thứ hai cường điệu hóa khía cạnh thể lý trong tính dục con người là các hệ thống nhấn mạnh một chiều tới khoái cảm thể lý hay giác quan đi liền với tính dục con người. Khoái cảm thể lý đi liền với tính dục con người là điều tốt, nó là một phần trong kế hoạch Thiên Chúa dành cho con người. Truyền thống Kitô Giáo, đôi lúc, không đặt đủ giá trị lên trên khoái cảm thể lý vốn nội tại trong tính dục. Nhưng đồng thời, người ta cũng không thể biến khoái cảm thể lý thành tập chú duy nhất hay tập chú chính trong cách tiếp cận với tính dục. Quá nhấn mạnh tới khoái cảm thể lý trong tính dục vốn là một vấn nạn trong suốt lịch sử con người, và trong thời đại ta, nó đang trở thành một vấn nạn hết sức thúc bách. Việc lan tràn các thủ bản dạy cách làm tình, thường chứa những hướng dẫn thiếu hiểu biết, cho thấy sự lớn mạnh của thứ đạo đức học khoái lạc một chiều về tính dục. Việc hối hả đi tìm khoái ngất hỗ tương nơi một số cặp vợ chồng (xem cuốn “The Great Orgasm Hunt” của Eugene Kennedy) là một điển hình khác. Nhưng điển hình rõ ràng nhất của phương thức làm-tình-chỉ-để-khoái-lạc trong thời đại ta có lẽ là thế giới của tạp chí Playboy và chủ nhân ông của nó là Hugh M. Hefner. Với số phát hành hàng tháng lên đến hàng triệu, tạp chí này đã dùng hình ảnh làm rõ việc họ quá nhấn mạnh tới khía cạnh khoái lạc của tính dục. Một cách đặc trưng, tạp chí này trình bày một số mục hư cấu, một số cuộc phỏng vấn các nhân vật tiếng tăm, các bài viết về các đề tài như xe hơi, hệ thống băng nhựa với âm thanh nổi, rượu nho, và một số trang dành đăng hình phụ nữ khỏa thân. Sứ điệp thường thấy của họ là đặt phụ nữ trên cùng bình diện với xe hơi, máy phát âm thanh nổi v.v… Các khía cạnh nhân bản rộng lớn hơn trong tính dục con người không được trình bày. Nhiều điển hình khác của phương thức duy cảm giới giác quan nông cạn cũng được trình bày nhưng điểm nhấn mạnh vẫn là một, hết sức hiển nhiên. Dù các khoái cảm thể lý của tính dục đều rất tốt, nhưng ta không nên quá nhấn mạnh tới chúng đến bỏ qua quan điểm lớn hơn và có tính toàn bộ hơn của tính dục.
Các lý thuyết quá lãng mạn về tính dục con người
Khi tách ra khỏi chủ nghĩa duy thể lý trong tiếp cận của ta với tính dục con ngươì, càng ngày ta càng ý thức được các yếu tố bản thân trong tính dục, ý thức được việc tính dục của ta bước rất sâu vào cuộc sống xúc cảm và tình cảm của ta, vào cái hiểu căn bản của ta về chính mình và người khác, luôn trong liên hệ với Thiên Chúa. Trong ngữ cảnh này, ta đặc biệt hiểu ra sự kiện tính dục con người sâu sắc hóa và phong phú hóa một cách lớn lao ra sao các mối liên hệ liên bản vị của ta. Sự phong phú hóa này, trước nhất, thấy rõ ràng hơn cả trong mối liên hệ giữa một người đàn bà và một người đàn ông trong hôn nhân, một mối liên hệ, xét về nhiều phương diện, quả là mô hình cho mọi mối liên hệ nhân bản khác. Tuy nhiên, sự phong phú hóa tính dục trong nhân cách và các mối liên hệ của con người không hề chỉ hạn chế vào một mình các mối liên hệ vợ chồng. Một khi nhận ra tính dục con người không phải chỉ là các hành vi thể lý hay dục quan, ta sẽ thấy tính dục của mình trở thành một yếu tố trong và góp phần vào mọi mối liên hệ nhân bản. Theo nghĩa sâu xa nhất của từ ngữ, không hề có một liên hệ nhân bản nào mà lại không có tính tính dục, theo một phương diện nào đó.
Chính vì một số hạn chế trong các cách tiếp cận Kitô Giáo trước đây (cả Thệ Phản lẫn Công Giáo) đối với tính dục con người, nên người ta cần được nghe nói tới các chiều kích phát triển bản thân của nó. Nhưng các chiều kích này có thể bị tách khỏi bối cảnh thể lý (phụ tạo) và xã hội vốn nội tại trong tính dục, để chỉ còn lại cái nhìn hẹp hòi, quá lãng mạn về tính dục con người. Chủ nghĩa lãng mạn có tính bản vị liên tiếp xuất hiện trong lịch sử như một vấn đề đối với tính dục. Thời Trung Cổ, các ca sĩ hát dạo (troubadours) tìm cách tách tình yêu ra khỏi hôn nhân đến độ gây hại cho cả hai thứ. Thời ta, các cam kết bản thân đôi khi được nhấn mạnh như yếu tố đạo đức đủ để hợp thức hóa giao hợp tính dục, đến nỗi nhu cầu của xã hội cần có những cuộc hôn nhân và gia đình bền vững và các khía cạnh phụ tạo vốn nội tại trong tính dục con người đều bị gạt qua một bên, coi như không quan trọng. Nêu ra các điểm trên không phải để đứt khoát phê phán luân lý các trường hợp giao hợp tiền hôn nhân và ngừa thai đặc thù, mà chỉ để bác bỏ bất cứ quan niệm nào về tính dục con người coi tính dục đồng nghĩa với các khía cạnh bản thân và lãng mạn, đến nỗi phi lý gạt qua một bên mọi khía cạnh khác.
Các khía cạnh xã hội về tính dục
Dù không chấp nhận ý niệm của Freud coi mọi khả năng sáng tạo của xã hội đều phát sinh từ hình thức thăng hoa của năng lực tính dục, ta vẫn phải thừa nhận sự kiện này: xã hội nói chung, mà người ta thường nhắc tới như là công ích, ích chung, có liên hệ mật thiết với động lực toàn diện của tính dục con người và do đó có quan tâm hợp pháp đối với việc biểu lộ tính dục ấy. Cách riêng, xã hội cần có các gia đình vững ổn, và người ta đủ chứng cớ chứng minh rằng việc gia tăng gẫy đổ nơi các gia đình thời nay đang tạo ra nhiều vấn đề xúc cảm và tâm lý góp phần gây hại cho xã hội nói chung. Bởi thế, một lý thuyết toàn diện về tính dục con người không được quên các khía cạnh xã hội của nó.
Tuy nhiên cũng đúng là các quan tâm của xã hội đối với tính dục con người không được trổi vượt đến độ bỏ quên các khía cạnh thể lý và bản thân của nó. Hiện tượng hôn nhân sắp đặt thời Trung Cổ để cung cấp kẻ nối nghiệp cho các vương quốc v.v…, là một điển hình có tính lịch sử cho thấy việc xã hội đẩy qua bên lề khía cạnh bản thân của tính dục. Một số đề án hiện đại buộc người ta phải triệt sản và việc thanh lọc di truyền để loại bỏ những con người không được người ta mong muốn đều là những hình thức xã hội muốn định chế hóa tính dục, không một chút tôn trọng đối với các chiều kích bản thân của nó. Trên đây, chúng tôi đã nhắc rằng tính dục con người còn có chiều kích tôn giáo, một chiều kích trong đó, tính dục con người mở cửa đón nhận mầu nhiệm thánh thiện và diệu kỳ của Thiên Chúa. Cái chiều kích mầu nhiệm có tính tôn giáo này có lẽ là lý do lớn nhất tại sao ta phải coi tính dục con người có tính toàn diện, tại sao cần có hạn chế đối với việc xã hội có thể tiến bao xa trong việc kiểm soát tính dục của ta, bất luận ý định của xã hội có tốt lành bao nhiêu đi chăng nữa.
Các viễn tượng luân lý trong nền nhân học tính dục Kitô Giáo
Hy vọng rằng việc duyệt lại các điểm mạnh và điểm yếu trong các chủ chương phiến diện về tính dục con người sẽ làm rõ hơn nền nhân học Kitô Giáo căn bản của chúng ta về tính dục, tức việc chúng ta quan niệm tính dục như một điều tốt lành toàn diện đụng tới mọi bình diện của hiện sinh con người. Nhưng điều này có ý nói gì về nền thần học luân lý của ta đối với tính dục con người? Ta lượng định ra sao các trách nhiệm luân lý của ta trong phạm vi tính dục con người? Để mở đầu, nền thần học luân lý của ta về tính dục phải có tính công giáo theo nghĩa độc đáo hay theo nghĩa “công giáo” viết thường. Nền thần học luân lý của ta phải hoàn toàn cởi mở đối với mọi khía cạnh của tính dục con người, không được quên bất cứ điều gì quan trọng. Trách vụ này không hẳn dễ dàng. Chưa hề có ai và sẽ chẳng có ai hoàn toàn tích nhập hay hợp nhất được mọi khía cạnh của tính dục con người, cho nên đi tìm một con người nhân bản hoàn toàn hợp nhất về tính dục là điều chỉ mất thì giờ. Tất cả chúng ta đều là những lữ khách, những con người đang đi đường, nếu nói về việc hoàn toàn hợp luân trong lãnh vực tính dục. Chính vì lý do đang lữ hành này, tính dục là mối ưu tư luân lý hợp pháp và miên diễn của ta. Chủ nghĩa khổ hạnh và tự chế trong phạm vi tính dục sẽ mãi mãi tiếp tục là một nhu cầu đối với ta trong tư cách những con người nhân bản đang lữ thứ, chưa có được những cuộc đời hoàn toàn như nhất. Nếu thế, thì Giáo Hội Công Giáo quả rất đúng trong đường lối chăm sóc và quan tâm về luân lý đối với lãnh vực tính dục. Đôi khi, các quan điểm của Giáo Hội về tính dục có thể quá tiêu cực và có tính quá thể lý, nhưng chắc chắn một điều: Giáo Hội hoàn toàn chính xác khi coi tính dục như lãnh vực phức tạp của đời sống con người, đòi ta phải nhạy cảm về phương diện luân lý.
Để nói lên quan tâm luân lý của Kitô Giáo và của Công Giáo vốn nội tại trong tính dục, câu hỏi chủ yếu có thể đặt ra là: tôi phải sử dụng ơn phúc tính dục do Chúa ban cho ra sao để có thể liên hệ một cách có trách nhiệm nhất với chính tôi (với trọn bản ngã tôi), với người khác (cả các cá nhân lẫn các xã hội), và với mầu nhiệm Thiên Chúa chí thánh? Phong trào phục hưng Thánh Kinh, khi nhìn vào nền thần học chính dòng của cả hai Giao Ước, đã gợi ý rằng: trong việc lượng định các vấn đề luân lý, phạm trù liên hệ một cách có trách nhiệm vượt lên trên phạm trù lề luật. Các tín điều căn bản của Kitô Giáo như Nhập Thể ( Chúa Kitô liên hệ tới mọi khía cạnh của nhân tính) và Thiên Chúa Ba Ngôi (bên trong một Thiên Chúa hoàn toàn duy nhất của ta, có sự hiện diện của các liên hệ bản vị) cũng quả quyết tầm quan trọng của phạm trù liên hệ có trách nhiệm. Vấn đề luân lý căn bản của ta về tính dục cũng chấp nhận ý niệm trách nhiệm trong liên hệ và biến nó thành quan niệm hành động (operative concept) trong hệ thống luân lý tính dục Kitô Giáo. Một lần nữa, khi bước qua những vấn đề tính dục đặc thù, thì câu hỏi làm thế nào để ta liên hệ một cách có trách nhiệm tốt nhất với Thiên Chúa, với ta và với người khác cũng sẽ là câu hỏi làm nền cho các biện luận của ta. Không phải ai ai cũng trả lời câu hỏi này một cách như nhau: người độc thân dĩ nhiên sẽ trả lời khác với người có vợ có chồng, nhưng câu hỏi chủ yếu vẫn như thế.
Điều đáng lưu ý là khi đặt câu hỏi luân lý về tính dục dựa trên tính liên hệ có trách nhiệm, các câu trả lời mà chúng ta nên đưa ra cho các câu hỏi đặc thù về luân lý tính của tính dục, xét chung, khá tương tự với những câu trả lời của truyền thống Kitô Giáo trong quá khứ. Nhưng toàn bộ tinh thần đứng đàng sau các câu trả lời ấy thì khác nhau, vì chúng ta sẽ tập chú vào sự tốt lành có tính yếu tính của tính dục và vào các áp dụng của nó đối với trọn bộ cuộc sống nhân bản. Điều ấy sẽ giúp ta sống một cuộc sống tính dục hạnh phúc và lành mạnh hơn vì những lo sợ không cần thiết đối với sự ấm áp và cởi mở nhân bản sẽ không còn nữa.
Các xem sét tôn giáo và Kitô Giáo
Các mô tả của ta về một nền nhân học tính dục có nhắc tới các chiều kích tôn giáo và Kitô Giáo của kinh nghiệm tính dục. Quan điểm toàn bộ về tính dục là một quan điểm tôn giáo, nhất là khi nó nhấn mạnh rằng không một khía cạnh nào của đời sống (sinh học, tương quan bản thân, nhu cầu xã hội v.v…) có thể ôm trọn ý nghĩa đầy đủ của tính dục. Điều này có nghĩa: tính dục chứa trong mình nhiều yếu tố sâu sắc đầy mầu nhiệm, đầy cởi mở hướng tới Thiên Chúa.
Từ thời bán khai, nhân loại đã nhận ra mối liên kết giữa kinh nghiệm tôn giáo và kinh nghiệm tính dục. Ta phải thận trọng đừng phát biểu chiều kích tôn giáo của tính dục đến độ đồng hóa kinh nghiệm tôn giáo với tính dục nhân bản. Kinh nghiệm tôn giáo luôn vuợt lên trên bất cứ phạm trù đặc thù nào của kinh nghiệm nhân bản. Theo chiều hướng này, phải tránh ý niệm cho rằng tính dục có thể giải thích gần như mọi sự về đời sống con người. Ý niệm toàn diện về tính dục con người đã trình bày từ trước đến nay cho rằng tính dục có liên hệ tới mọi kinh nghiệm nhân bản và do đó, là một hiện tượng tôn giáo hay thần học. Nhưng ý niệm của chúng ta không coi tính dục con người như là giải thích duy nhất cho tính toàn diện của kinh nghiệm nhân bản. Biến tính dục thành lời giải thích toàn diện là thần hóa nó vậy.
Các nhận định từ trước đến nay cho thấy quan điểm có tính toàn bộ về tính dục con người chính là quan điểm Kitô Giáo phù hợp với ý nghĩa sâu sắc nhất của Thánh Kinh và Thánh Truyền. Các bản văn Thánh Kinh quả quyết tính trổi vượt của mối liên hệ đàn ông/đàn bà trong hiện sinh nhân bản. Các bản văn ấy cũng giải thích tính thánh thiêng của liên hệ hôn nhân (một thân xác) theo giao ước yêu thương của Thiên Chúa với dân Người. Các ý niệm Thánh Kinh này và các ý niệm khác giống như chúng nhất quán với quan điểm có tính toàn bộ và tích cực về tính dục nhân bản hơn bất cứ quan điểm nào khác. Đã đành, một số đoạn trong cả hai Giao Ước xem ra có vẻ bài tính dục: “Đàn bà lắm điều như nhà dột ngày mưa” (Cn 27:15). “Thà kết hôn còn hơn là bị thiêu đốt” (1Cor 7:9). Các học giả Thánh Kinh ngày nay thường nhấn mạnh rằng các câu như trên cần được giải thích cách đặc biệt phù hợp với bối cảnh của chúng, và do đó, thực ra không hề bài tính dục như biểu kiến. Thánh Phaolô, chẳng hạn, viết Thư Êphêsô thứ nhất lúc đang mong chờ ngày tận thế. Sự kiện đó, chứ không phải chủ trương chống tính dục, đã là lý do khiến ngài có nhận xét tiêu cực về hôn nhân trong Thư đó.
Ta có thể đặt câu hỏi liệu Thánh Kinh có bất cứ giáo huấn nhất định nào khác về tính dục ngoài mối liên hệ đàn ông/đàn bà và tính thánh thiêng của giao ước hôn nhân không? Có thể nói rằng Thánh Kinh dứt khoát bác bỏ mọi hình thức phi nhân hóa tính dục như bạo hành tính dục, hiếp dâm, hay đĩ điếm. Tuy nhiên, khó có thể đẩy Thánh Kinh quá xa trong các vấn đề đặc thù về luân lý tính dục như thủ dâm và đồng tính luyến ái. Việc giải thích hay vấn đề thuộc khoa giải thích đã nhắc trên đây hàm nghĩa: các tuyên bố đặc thù của Thánh Kinh về các chủ đề như các chủ đề vừa nhắc xem ra đã được lên khuôn từ nhiều lớp lang văn hóa mà ta sẽ không bao giờ có thể khám phá ra hết. Do đó, Thánh Kinh quả có cung cấp cho ta tư liệu thoả đáng để ta nhìn nhận quan điểm có tính toàn bộ về tính dục con người được trình bày ở đây như là quan điểm Kitô Giáo. Thánh Kinh cũng cho ta các chỉ dẫn về tác phong tính dục, nhưng không cho ta các giải đáp chi tiết cho mọi thế lưỡng nan về tính dục của con người thời nay.
Chúng tôi đã đề cập tới tính trung tâm của việc Nhập Thể trong tư duy Kitô Giáo. Đôi lúc, Kitô hữu rơi vào cách nhìn tính dục con người một cách quá phiến diện, chỉ xét tới khía cạnh này hay khía cạnh nọ của nó mà thôi. Nếu ta là những người thực sự tin vào Nhập Thể, thì tức khắc ta phải tin rằng mọi sự có tính nhân bản, trừ tội lỗi, đều được làm cho cao thượng một cách căn để nhờ việc xuất hiện của Chúa Kitô. Như thế, đối với người Kitô hữu thực sự, theo nghĩa nguyên khởi nhất của nó, không còn chọn lựa nào khác hơn là trân trọng cách thích đáng mọi khía cạnh của tính dục con người. Bất chấp các lầm lần mà các cá nhân Kitô hữu có thể phạm trong quá khứ liên quan tới cái hiểu của họ về tính dục, ta vẫn có thể tự tin mà quả quyết rằng niềm tin của ta vào việc Nhập Thể của Chúa Giêsu Kitô đã ủng hộ tính tốt lành và đặc điểm toàn diện của tính dục con người.
Ngoài việc Nhập Thể với những hệ luận có tính trung tâm của nó đối với cách tiếp cận tính dục của Kitô Giáo, còn có hai yếu tố nền tảng khác cho bất cứ nền nhân học Kitô Giáo nào. Đó là: tình trạng tội lỗi của ta, và ơn gọi của ta trở nên những người chia sẻ sự phục sinh của Chúa Kitô. Hai yếu tố này cũng có liên hệ sâu xa với nền thần học về tính dục mà ta đã phác họa trên đây. Vì người Kitô hữu cho rằng các quan điểm phiến diện về tính dục đã bàn trên đây sở dĩ có vấn đề, thì tựu chung cũng vì chúng đầy rẫy tình trạng tội lỗi và vị kỷ nhân bản. Người Kitô hữu cũng phải nhớ rằng trong tư cách người chia sẽ sự phục sinh của Chúa Kitô, họ phải luôn cố gắng biểu lộ tình yêu và tính dục ở mức cao nhất có thể. Chúng ta sẽ có dịp thảo luận các tác phong tính dục nào xem ra có thể chấp nhận được về phương diện luân lý, trong một thế giới hữu hạn. Tuy nhiên, một chấp nhận như thế không được che khuất lời mời gọi của Kitô Giáo hướng về phục sinh, lời mời gọi ta cố gắng, cả trong tư cách cá nhân lẫn tư cách xã hội, vươn tới tình trạng thống nhất trong đó tự do sẽ giúp ta vượt lên trên mọi hình thức hữu hạn của tác phong tính dục.
Một hệ luận về giáo dục tính dục
Từ những nhận định trên đây, ta thấy một trong những trách nhiệm chủ yếu nhất của ta liên quan tới tính dục là cung cấp một nền giáo dục tính dục thích đáng để không ai còn rơi trở lại các lối giải thích gây lo sợ hay quá thiên thể lý về tính dục nữa. Trong nhiều năm gần đây, Giáo Hội Công Giáo đã nhiều lần kêu gọi tổ chức việc giáo dục này. Nếu tính dục có liên quan mật thiết tới đời sống và nhân tính con người như đã được bàn trên đây, thì giáo dục tính dục phải là chìa khóa dẫn vào một lối sống nhân bản trưởng thành và hoàn bị.
Người ta thường quả quyết rằng cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên của con cái mình về tính dục. Bất kể cha mẹ làm gì nói gì trong lãnh vực giáo dục chính thức hay minh nhiên về tính dục, họ vẫn là những nhà giáo dục trước nhất của con cái họ trong lãnh vực này, vì các giá trị được họ truyền cho con cái sẽ gây nhiều tác động đối với việc phát triển tính dục của chúng hơn bất cứ nền giáo dục chính thức nào về tính dục trên thế giới.
Vì giáo dục tính dục cung cấp cả giá trị lẫn thông tri, nên lý tưởng nhất là để cha mẹ đóng vai trò chính thức trong công việc này đối với con cái họ. Cha mẹ không nên do dự mà không bắt đầu giáo dục tính dục cho con cái ngay từ lúc tuổi còn nhỏ. Người trưởng thành và thiếu niên thường bị xúc cảm cao độ, lắm lúc bị chấn thương nữa, khi phải xử lý các vấn đề tính dục. Thành thử, đôi khi cha mẹ quên mất rằng các trẻ em trước tuổi dậy thì mới là những người không gặp những dằn vặt cao về xúc cảm do tính dục của chúng gây ra như tuổi thiếu niên. Nhờ vậy, tuổi ấy là tuổi rất thích hợp để trung thực giảng giải cho các em về tính dục. Chần chừ không giải thích có thể gây cho các em những nỗi sợ về chính tính dục của các em. Ngược lại, sự cởi mở của cha về phương diện này sẽ tránh cho các em những nỗi sợ không cần thiết ấy.
Điều đáng buồn là có quá đông các bậc cha mẹ không cung cấp cho con cái mình một nền giáo dục thích đáng về tính dục. Điều này không có chi đáng ngạc nhiên cả, nếu ta xét tới các quan điểm tính dục phiến diện trên đây. Do sự thiếu sót này của cha mẹ, việc các cơ chế có trách nhiệm trong xã hội như Giáo Hội và học đường đứng ra lãnh vai trò giáo dục tính dục cho người trẻ đã trở nên thích hợp và thích đáng. Điều ấy không có nghĩa: mọi chương trình giáo dục tính dục do học đường hay các cơ chế khác phụ trách đều hoàn toàn lành mạnh và không thể bị chỉ trích, phê phán. Nó cũng không có nghĩa: bất cứ ai cũng đủ tư cách làm nhà giáo dục tính dục. Một nhà giáo dục tính dục tốt không những phải có các hiểu biết chính xác mà quan trọng hơn nữa, còn phải là người tổng hợp được một cách hài hòa trong chính bản thân mình mọi giá trị tốt đẹp vốn nội tại trong tính dục con người. Điểm trọng yếu muốn nhấn mạnh ở đây là ta cần một quan điểm tích cực và toàn diện về tính dục con người. Việc phát triển một quan điểm như thế nơi giới trẻ tùy thuộc những người trưởng thành đã tổng hợp được mọi bình diện tính dục hơn là bất cứ yếu tố nào khác.
Không thể kết luận phần này mà không nhận rằng việc giáo dục tính dục cần cho cả các sinh viên đại học, các người trưởng thành lẫn trẻ em. Khi nói với lớp tuổi trưởng thành và cao hơn về tính dục, thì diễn trình giáo dục phải khách quan hơn, không nên nhấn mạnh nhiều tới các hướng dẫn có tính qui phạm. Nếu mọi khía cạnh của tính dục con người đều được trình bày một cách ‘sòng phẳng’ và trọn vẹn hết sức, thì người trưởng thành trong đức tin Kitô Giáo sẽ có khả năng phán đoán tốt trong phạm vi đạo đức học tính dục. Điều này không có nghĩa: không nên trình bày cho người trưởng thành các qui định của Giáo Hội về tính dục. Ở đây, chỉ muốn nói: người trưởng thành Kitô hữu sẽ sẵn sàng đạt được một xu hướng tính dục chín chắn nếu ta mang lại cho họ cơ may nhìn thấy trọn bức tranh tính dục chứ không phải chỉ được dạy phải làm điều này phải làm điều nọ. Cũng nên giúp trẻ em và thiếu niên nhìn thấy trọn bức tranh của tính dục; tuy nhiên, tình trạng kém chín mùi của các em hàm nghĩa này: đôi lúc, các em cần dựa vào qui luật nhiều hơn dù các em chưa hoàn toàn nắm vững ý nghĩa của nó.
Viết theo Philip S. Keane, S.S., Sexual Morality, A Catholic Perspective, Paulist Press, 1977
Vũ Văn An