Dan Lee
09-29-2010, 10:38 PM
XIN BAN THÊM ĐỨC TIN
A. DẪN NHẬP
Các Tông đồ đã đi theo Đức Giêsu, nghe Ngài giảng dạy, xem những phép lạ Ngài làm và được trao trách nhiệm đi rao giảng Tin mừng. Trước sứ mạng mở rộng Nước Thiên Chúa và trước những đòi hỏi của Luật mới (x. Lc 17.1-4) cũng như trách nhiệm lãnh đạo cộng đoàn, các ông cảm thấy mình còn yếu kém và bất lực nên các ông đã xin Đức Giêsu ban thêm lòng tin cho các ông, lòng tin mà trước đó các ông bị Chúa trách là yếu kém :”Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con”(Lc 17,5).
Đức Giêsu hài lòng với lời cầu xin đó và Ngài cho biết : với đức tin nhỏ bé thôi, các ông có thể làm được những việc lớn lao. Với đức tin, các ông có thể biến cái không thể trở thành có thể, cái tầm thường trở nên phi thường. Bởi vì với lòng tin, các ông đặt niềm tín thác vào Chúa, cậy dựa vào quyền năng của Ngài và Chúa dùng quyền năng ấy mà làm được mọi sự, chứ không phải do quyền năng của các ông :”Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”(Lc 1,37).
Nhân dịp này, Đức Giêsu muốn ngầm nối kết đức tin của các ông với sự phục vụ (Ga 12,26), điều mà các ông không nghĩ như vậy. Trong tâm thức của các ông, đức tin đồng nghĩa với quyền lực (Cv 1,6). Các ông chứng kiến Đức Giêsu làm các phép lạ lớn lao bằng đức tin. Các ông cũng muốn làm như vậy. Các ông muốn sự vinh quang của quyền lực (Lc 9,49). Do đó, khi cắt nghĩa về đức tin, Đức Giêsu dùng hình ảnh của người đầy tớ hết lòng phục vụ chủ của nó. Hình ảnh này nhắc cho các ông biết rằng các ông không được kể công với Chúa như người biệt phái cầu nguyện nơi Đền thờ mà phải phục vụ Thiên Chúa và anh em mình như những người đầy tớ với tình con thảo đối với Chúa.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài đọc 1 : Hb 1,2 ; 2.2-4.
Trong một thời buổi đặc biệt nhiễu nhương, tiên tri Habacúc than thở và cũng như chất vấn Chúa về những cảnh bất công cứ tồn tại và người ác cứ nhởn nhơ, không bị phạt. Và Chúa đã trả lời, đã chỉ ra con đường duy nhất đưa đến giải thoát : ấy là tin tưởng vào Chúa và trung tín với Giao ước trong suốt cuộc đời của mình, vì khi đến thời của Ngài, Ngài sẽ ra tay tái lập sự công chính.
+ Bài đọc 2 : 2Tm 1,6-8.13-14.
Thánh Phaolô khuyên Timôthêô hãy kiên vững trong đức tin. Thánh Thần Thiên Chúa mà Timôthêô nhận trong ngày thụ phong sẽ giúp ông trở nên chứng nhân của Chúa ngay trong những gian nan thử thách. Không được sống trong tinh thần nhát sợ nhưng phải sống trong tinh thần mạnh mẽ hiên ngang, và hãy cậy dựa vào Thiên Chúa để tiếp tục nhiệm vụ mình.
+ Bài Tin mừng : Lc 17,5-10.
Bài Tin mừng hôm nay có hai lời giáo huấn :
a) Đức tin : Đức Giêsu muốn các tông đồ trông cậy tuyệt đối vào quyền năng cũng như lòng nhân hậu Chúa. Câu nói về cái cây bật rễ không nên hiểu theo nghĩa đen. Đây là cách nói diễn tả mạnh mẽ của người Đông phương và có ý nghĩa là đức tin có sức mạnh lớn lao, với đức tin việc gì xem ra không thể lại trở thành có thể.
B) Phục vụ : Đàng khác, một đức tin trần trụi không tính toán thì đặt tất cả tin yêu vào lòng nhân hậu của Thiên Chúa, chứ không cậy vào sức mình, rồi đòi trả công. Như thế mọi chức vụ trong Giáo hội chỉ là một việc làm nhỏ bé để kéo ơn Chúa xuống cho mọi người. Đừng lấy đó làm vênh vang, vì ta chỉ là đầy tớ vô dụng.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Đức tin và phục vụ.
I. CÁC TÔNG ĐỒ XIN THÊM ĐỨC TIN.
1. Hoàn cảnh.
Trên đường tiến về Giêrusalem, Đức Giêsu vừa mới giảng cho các môn đệ nhiều bài học như nguy hiểm của tiền bạc, cớ vấp phạm cho người khác, bác ái huynh đệ và tha thứ. Các tông đồ, ở đây chỉ là 12 ông, chứ không phải nói chung các môn đệ – là những người đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Chúa. Đứng trước những đòi hỏi của luật mới (x. Lc 17,1-4) và sứ mạng mở rộng Nước Thiên Chúa, các ông cảm thấy bất lực. Các ông đã xin Đức Giêsu ban thêm lòng tin. Lòng tin mà trước đó các ông đã bị Ngài khiển trách yếu kém. Là những người gánh trách nhiệm của cộng đoàn, các ông trăn trở về cách thế để thực hiện đời sống huynh đệ này, nên các ông cầu xin Chúa:”Xin Thầy thêm lòng tin cho chúng con”.
2. Đức tin và hạt cải.
Đức Giêsu không trực tiếp trả lời mà chỉ dùng một hình ảnh rất sống động để nói lên ý kiến của Ngài:”Nếu các con có lòng tin bằng hạt cải thì dù các con có bảo cây dâu này :”Hãy bật rễ lên, xuống biển mà mọc”, nó cũng sẽ vâng lời các con”(Lc 17.5-6).
Hạt cải là hạt giống nhỏ nhất (x. Mt 13,32). Đức Giêsu so sánh đức tin với hạt cải, là có ý nhấn mạnh về mặt phẩm chất hơn là về số lượng của đức tin. Hạt cải đây không phải là cải bẹ, cải bắp hay cải hoa, mà là một thứ cải đặc biệt ở Palestine, hạt nhỏ hơn cả hạt quả của cây trứng cá, mà cây thì tương đương với cây trứng cá cao khỏang 4-5 mét. Hình ảnh đó nói lên một sự phó thác dù nhỏ đến đâu, nếu được thực hiện trong đức tin, thì vẫn có thể làm được những điều lớn lao kỳ diệu. Vì bấy giờ người ta làm không phải do sức riêng mình, nhưng nhờ quyền ăng của Thiên Chúa.
3. Sức mạnh của Đức tin.
Hôm nay Đức Giêsu khuyên các tông đồ nên dùng cái đức tin nhỏ bé sẵn có để đối phó với những thử thách của cuộc sống và làm những việc vĩ đại :”Nếu các con có đức tin bằng hạt cải, thì dù các con bảo cây dâu này :”Hãy bật rễ lên, xuống biển kia mà mọc, nó sẽ vâng lời các con”(Lc 17,6).
Cây dâu là một cây đại thụ, rễ rất lớn, có thể sống tới 600 năm. Nhưng chỉ một lời phát xuất từ niềm tín thác vào Thiên Chúa, thì cũng có thể bứng cây đó khỏi đất để xuống mọc trong lòng biển. Ở đây, Đức Giêsu không khuyên người ta cầu xin những phép lạ giật gân. Chắc chắn Ngài không khi nào thực hiện việc dời cây dâu trồng xuống biển. Nhiều lần Ngài đã từ chối làm các phép lạ để chứng minh Ngài là Con Thiên Chúa như các đầu mục yêu cầu. Tóm lại, đây là một kiểu nói chỉ nhằm để đề cao sức mạnh của lòng tin mà thôi.
Những người có đức tin mạnh cũng đã làm được những việc tương tự cả thể. Chẳng hạn thánh Grêgôriô đã có lần di chuyển núi non để xây nhà thờ. Thánh Raymunđô có lần lấy áo làm thuyền vượt qua biển cả. Còn thánh Phêrô đã theo lệnh Chúa đi trên mặt biển. Ông ta chỉ chìm xuống khi bắt đầu hồ nghi mà thôi.
Nhìn vào các tông đồ, chúng ta thấy các ông đã thực hiện : một đức tin nhỏ nhất còn mạnh hơn mọi công việc của con người bởi vì sự tham gia vào chính sức mạnh của Thiên Chúa là một việc lớn lao. Thật vậy, sau khi Chúa sống lại, hiệu quả đức tin của các tông đồ không cân xứng với khả năng nghèo nàn của con người họ. Vốn là những người không có ảnh hưởng, quyền lực, phương tiện tài chính, tổ chức, báo chí, truyền hình, tóm lại là không gì cả… thế mà họ đã thay đổi dòng lịch sử.
Trong Kinh thánh, có nhiều tấm gương của những con người bé nhỏ, hay một nhóm nhỏ, với đức tin đã làm nên những việc vĩ đại. Đavít, cậu bé chăn chiên đã hạ tên khổng lồ Golíat bằng dây phóng và hòn đá (1Sm 17,50) Trong sách Công vụ Tông đồ, những nhóm nhỏ người Kitô hữu đầu tiên họp nhau lại, cầu nguyện, chia sẻ của cải, đã làm cho con số Kitô hữu gia tăng (Cv 2,43-45). Timôthêô được thánh Phaolô nhắc nhở rằng mặc dù còn trẻ, anh có thể làm một người lãnh đạo cộng đòan vì đức tin và lòng đạo hạnh của anh (1Tm 4,12). Thánh Phaolô coi mình là “kẻ hèn mọn nhất”, và các Tông đồ xưng mình là “rác rưởi của thế gian”(1Cr 4,13).
Thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu tự coi mình như “bông hoa nhỏ bé của Chúa Giêsu” với đường lối nên thánh rất đơn sơ, nhỏ bé, đã trở nên thánh Tiến sĩ của Hội thánh. Thánh Phanxicô Assisi đã đặt tên cho các môn sinh của mình là “Dòng Anh em Hèn mọn”.
Ngày nay, bởi sự kiện lịch sử này và bởi lời của Đức Giêsu, chúng ta được mời gọi từ bỏ các phương tiện của quyền lực, không trông cậy vào các phương pháp và phương tiện tông đồ tinh xảo nhất và được chương trình hóa tốt nhất… để chỉ dựa vào đức tin và mở lòng ra với đức tin bằng lời cầu nguyện .
4. Đức tin trong cuộc sống.
Đức Giêsu nói về đức tin khi các môn đệ xin Ngài “gia tăng đức tin” của họ. Ngài không đòi đức tin của họ phải to lớn, chất đầy chiếc xe tải. Ngài chỉ cần bằng hạt cải thôi nhưng phải được sử dụng. Làm thế nào để sử dụng nó ? Qua việc trở nên những người đầy tớ vâng lời và trung kiên của Thiên Chúa (Dt 5,8-9). Bởi “Tin là gắn bó bản thân của con người với Thiên Chúa”(Giáo lý Công giáo, số 150).
Với đức tin, chúng ta có thể biến cái không có thể thành cái có thể. Thiên Chúa dùng quyền năng của mình để biến tất cả mọi sự thành có thể cho những ai có đức tin. Ngay trong lãnh vực khoa học, những người trong những thế kỷ trước không thể tin được những phát minh kỳ diệu trong những thế kỷ sau. Chúng ta thử nói chuyện với những người cách đây 3 thế kỷ.
Bây giờ, giả sử họ hỏi bạn truyền hình là gì ? Chắc hẳn bạn sẽ nói rằng đó là một phương cách nhìn xem một chuyện gì đó ở tận Trung hoa đúng lúc nó đang thực sự xẩy ra tại đó. Giả sử họ hỏi bạn hỏa tiễn hạch nhân tầm xa là gì ? Chắc hẳn bạn sẽ trả lời đó là dạng một trái đạn khổng lồ bắn tại Mỹ, nhưng lại tiêu diệt được bất cứ thành phố nào ở Nga mà bạn muốn. Giả sử họ lại hỏi bạn đổ bộ lên mặt trăng là sao thì hẳn bạn sẽ diễn tả cho họ là có người trên mặt đất leo vào phi thuyền không gian bay tới mặt trăng rồi đổ bộ ở trên đó.
Chà ! Bạn thử nghĩ xem dân chúng ở cách đây 300 năm đó sẽ nói gì với bạn ? Chỉ cần hiểu biết chút ít thì họ cũng đã cho bạn là điên cuồng, mất trí rồi, vì bất cứ người nào còn tỉnh táo đều cho rằng bạn không thể nào ngồi tại một phòng khách ở New York mà lại thấy được một chuyện nào đó đang xẩy ra tại Trung hoa. Bất cứ ai khờ mấy thì cũng cho rằng một trái đạn bắn từ Mỹ thì dù to bự đến đâu cũng không thể nào tiêu hủy toàn thành phố Matscơva được. Và họ cũng cho rằng bạn không thể nào bay được như một con chim lên tới tận mặt trăng trong một phi thuyền giống như cỗ xe ngựa kéo, rồi bước ra đi bộ vòng vòng, và sau đó lại trở về trái đất được.
Chủ điểm của trò chơi trên cho thấy điều mà dân thế kỷ này cho là vô nghĩa và bất khả, thì đối với dân thế kỷ khác lại là chuyện đương nhiên và bình thương, điều mà dân thế kỷ này không bao giờ dám mơ ước thì đối với dân ở thế kỷ khác lại là chuyện rất bình thường(M. Link).
Bài Tin mừng hôm nay Chúa muốn dạy chúng ta : “Nếu các con có đức tin bằng hạt cải, các con cứ nói với cây dâu này :”Hãy nhổ gốc lên và xuống mọc dưới biển”, nó sẽ nghe lời các con”. Tin mừng hôm nay cho thấy nhờ đức tin mà chúng ta có được quyền năng Chúa nằm nơi tầm tay của mình. Từ đó, không có điều gì là không thể được – kể cả một thế giới không có chiến tranh, không còn nghèo đói, không còn hận thù.
Đức tin mở cho chúng ta cánh cửa đi vào thế giới mới, thế giới khác, thế giới của Thiên Chúa mà mắt phàm không thể thấy được. Cái nhìn của đức tin là cái nhìn luôn hướng về Chúa, vượt ra khỏi sự hiểu biết hạn hẹp của con người, mới có sức mạnh chuyển núi dời non, mới phát sinh hiệu quả kỳ diệu. Nhưng khốn thay, đức tin của chúng ta thường mang tính quá chủ quan, nặng cái tôi kiêu căng : nghĩa là để tin và chấp nhận được chúng ta hay đòi hỏi đức tin phải hợp tình hợp lý, phải rõ ràng minh bạch, phải đúng như lòng trí ta suy tưởng. Thế thì ta coi cái tôi, ý riêng mình quan trọng hơn ý Chúa, làm sao có thể gọi đó là đức tin chân chính được.
Tóm lại, bao lâu chúng tin và yêu Chúa mà không nhìn vào Chúa như cùng đích của đời mỗi người, mà lại nhìn vào tấm gương phản chiếu cái tôi của mình thì bấy lâu chúng ta mãi mãi là những kẻ khốn khổ và bất hạnh nhất trên đời.
II. ĐỨC TIN VÀ PHỤC VỤ.
1. Ý nghĩa “người đầy tớ”.
“Ai trong các con có người đầy tớ đi cầy hay đi chăn chiên, mà khi ở ngoài đồng về, lại bảo nó :”Mau vào ăn cơm đi”, chứ không bảo :”Hãy dọn cơm cho ta ăn, thắt lưng hầu bàn cho ta ăn xong đã rồi anh hãy ăn uống sau”(Lc 17,7-8). Thường các bản văn dịch chữ “Servus” của tiếng La tinh là “đầy tớ”, nhưng ngày xưa chữ servus của tiếng La tinh còn có nghĩa là ‘nô lệ”. Hoàn cảnh của nô lệ ở Palestine vào thời Đức Giêsu ít khắc nghiệt hơn ở thế giới La Hy vào thời của thánh Luca nơi mà một hoàn cảnh lệ thuộc của những nô lệ thật bi đát, đến nỗi chúng ta khó mà tưởng tượng tình hình đó lại phổ biến như thế. Người nô lệ là vật sở hữu của ông chủ không phải trả lương, cũng không biết ơn.
Như vậy, theo tập tục thời đó, người đầy tớ không được tự do làm việc theo ý mình, nhưng phải luôn làm theo ý chủ. Ở đây, người đầy tớ vừa cầy ruộng về, hay dẫn đàn chiên từ đồng cỏ về, ông chủ đòi anh ta phải tiếp tục phục vụ ông ăn bữa tối trước đã. Bổn phận của người đầy tớ là làm theo ý chủ dạy, làm hết việc này sang việc khác mà không có quyền đòi hỏi chủ phải biết ơn.
2. Người đầy tớ vô dụng.
“Chẳng lẽ ông chủ phải biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo lệnh truyền sao”? Đối với các con cũng vậy : khi đã làm hết tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói : Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng. Chúng tôi đã làm việc bổn phận đấy thôi”(Lc 17,9-10). Khi dùng hình ảnh “đầy tớ vô dụng” thì chỉ là kiểu nói khiêm tốn. Nhưng xét cho cùng, con người chỉ là vô dụng đối với Thiên Chúa. Vì Ngài là Đấng trọn hảo và quyền năng vô biên. Ngài chẳng cần chúng ta ca tụng, và cũng chẳng cần chúng ta cộng tác. Tuy nhiên, vì thương yêu chúng ta mà Ngài đã liên kết và còn trở thành người phục vụ chúng ta.
Qua hình ảnh đầy tớ, Đức Giêsu muốn dạy các tông đồ đừng bao giờ vênh vang như thể mình có quyền đòi hỏi Chúa phải biết ơn sau khi mình đã làm xong bổn phận. Khi nói “Đầy tớ vô dụng” không có nghĩa là không làm được việc gì. Các tông đồ cũng làm cho nhiều người tin theo Chúa. Tuy nhiên ở đây, “đầy tớ vô dụng” chỉ là kiểu nói có tinh cách cường điệu và có nghĩa là “thân phận hèn kém”. Người tông đồ cần tránh thái độ “công thần”. Vì thành quả tuy do các ông làm, nhưng đều nhờ Chúa ban ơn trợ giúp, như là Ngài phán:”Không có Thầy, các con không thể làm được gì”(Ga 15,5).
3. Người đầy tớ và phục vụ.
Đức tin đi đôi với sự trung thành phục vụ (Ga 12,26). Có lẽ các môn đệ đã không nghĩ như vậy. Trong tâm thức của họ, đức tin đồng nghĩa với quyền lực (Cv 1,6). Họ chứng kiến Đức Giêsu làm các phép lạ lớn lao bằng đức tin. Họ cũng muốn làm như vậy. Họ muốn sự vinh quang của quyền lực (Lc 9,49). Do đó khi cắt nghĩa về đức tin, Đức Giêsu dùng hình ảnh của người đầy tớ hết lòng phục vụ chủ của nó, nếu hiểu rõ, có lẽ các ông không vui vẻ cho lắm:”Phần các con cũng vậy, khi các con làm xong mọi điều đã truyền dạy các con, thì các con hãy nói rằng :”Chúng tôi chỉ là đầy tớ vô dụng, vì chúng tôi đã làm điều phải làm”.
Là con cái Thiên Chúa, chúng ta bị đòi buộc phải phục vụ Thiên Chúa và phục vụ anh chị em mình như những đầy tớ. Đức Giêsu đã đến phục vụ, chứ không phải để được phục vụ. Ngay cả Ngài là chủ, là Chúa mà Ngài còn rửa chân cho các môn đệ. Ngài cũng mời gọi chúng ta buớc theo con đường phục vụ khiêm tốn. Nếu chúng ta có đức tin bằng hạt cải, chúng ta có thể di chuyển cả núi đá kiêu hãnh cản trở chúng ta sống như những “đầy tớ của các đầy tớ Thiên Chúa” (Nguyễn văn Thái).
Truyện : Nghệ nhân và cục đất sét.
Pete là một giáo sư đại học, ông vừa hoàn thành một cuốn sách biên khảo công phu sau ba năm nghiên cứu, được mọi người khen hay, và ông lấy làm hãnh diện, vì hai ông bà đều thực hiện thiền định và cố gắng tâm linh hóa hằng ngày. Ông gặp trăn trở vì biết hãnh diện chỉ là gia tăng bản ngã và tự bảo mình không nên đi vào con đường kiêu hãnh viển vông này, nhưng bà vợ lại cho rằng kiêu hãnh chân chính vẫn không thuộc về bản ngã. Hai người đưa vấn đề đến đạo sư Darshani. Đạo sư đã phân tách và chỉ cho thấy lòng kiêu hãnh bắt ngưồn từ việc coi hành động của mình như là do tác nhân độc lập, một thực tế riêng rẽ, và điều đó là hư ảo; đàng sau các thể hiện đúng đắn, chính Đấng Tối Cao đã tác động. Khi ông xin một phương pháp để giúp ông kiểm soát được lòng kiêu hãnh này mỗi khi nổi lên, đạo sư gợi ý ông đọc cuốn “Gương Chúa Giêsu” (Sách gương phúc) của Thomas A. Kempis, trong đó bàn về việc chúng ta không được kiêu hãnh vì đã làm việc tốt, đã viết câu này :”Liệu đất sét có được tôn vinh hơn người đã làm ra nó hay sao” ?
Và khi ông muốn bàn thêm, vị đạo sư đã nhắc lại một câu chuyện của một học giả người Âu với một đạo sĩ Đông phương. Học giả này mới hoàn tất được một quyển bách khoa tự điển lớn, các bạn của ông xúm lại khen tặng rằng đó là một công trình lớn lao phi thường. Trong chuyến viếng thăm An độ, học giả hỏi đạo sư xem liệu ông ta có xứng đáng được hưởng những danh dự đó không, thì được đạo sư hỏi :”Ông dùng phương tiện nào để viết : bút, máy chữ hay điện toán” ? Ông cho biết ông luôn sử dụng bút. Đạo sư nói ngay :”Khi viết xong cuốn sách, ông có thường cảm ơn cây bút mà ông đã dùng không” ?
Đó là câu trả lời cho mỗi người chúng ta khi thấy mình làm được một việc lành nào.
Còn thánh Phaolô trong thư gửi cho Timôthêô (bài đọc 2) căn dặn ta phải canh giữ đức tin và bền vững trong việc tuân giữ lời hứa khi chịu phép Rửa tội. Tin vào lời Chúa là sẵn sàng làm theo ý Chúa, để Chúa làm chủ đời sống và tìm vinh danh Chúa. Tuy nhiên trong thực tế ta thường giữ đạo theo lối tính tóan : có đi có lại. Đó là những khi chúng ta mặc cả hoặc đòi điều kiện với Chúa như khi nói : Nếu con phụng sự Chúa, nếu con làm việc này việc nọ cho Chúa, thì con sẽ được phần thưởng gì ? Người ngọai giáo trong đế quốc La mã thời xưa tôn thờ, khấn vái chư thần của họ trong lối mặc cả có đi có lại “DO UT DES”. Còn bổn phận người con hiếu thảo với Chúa không thể nằm trong cái lối mặc cả ti tiện đó. Nếu cha mẹ không thích lối mặc cả của những đứa con khi làm việc nọ việc kia như quét nhà, đổ rác để nhận phần thưởng, thì Thiên Chúa cũng không ưa gì lối mặc cả đó của ta. Cha mẹ nào mà thí dỗ con làm việc để lãnh phần thưởng, có thể sẽ tạo ra những đứa con sau này cũng mặc cả với Chúa khi làm việc phụng sự Chúa và phục vụ đồng lọai (TBT).
Nếu ta sống trọn niềm tin thì khi làm việc phụng sự Chúa hay phục vụ đồng lọai, ta không được nghĩ rằng ta làm ơn cho Chúa, mà chỉ tâm niệm rằng mình đang làm bổn phận người con thảo. Bổn phận người con thảo là không cần mặc cả, cũng không đặt điều kiện. Nếu người cha ruột thịt thương và lo liệu săn sóc cho đứa con hiếu đễ, thì Thiên Chúa cũng thường lo liệu, săn sóc cho những người con hiếu thảo và quảng đại.
Truyện: Thánh Phanxicô Assisi.
Có người hỏi thánh Phanxicô Assisi nhờ đâu và bằng cách nào mà Ngài đã làm được những việc làm to lớn như thế ? Thánh nhân trả lời :”Thiên Chúa ở trên Thiên đàng nhìn xuống cõi trần và tự hỏi :”Ta tìm đâu ra một người yếu đuối, nhỏ bé và hèn hạ nhất để Ta sai làm việc đây”? Thế rồi Thiên Chúa đã tìm thấy tôi. Người lại tự nhủ :”Ta đã tìm được đứa đó rồi. Qua nó, Ta sẽ làm những việc Ta muốn. Nó sẽ không tự phụ với những việc nó đã làm, vì nó biết rằng : Sở dĩ ta dùng nó chỉ vì nó là đứa yếu đuối nhỏ bé và hèn hạ mà thôi”.
4. Phục vụ trong khiêm nhường và thành thật.
Đức Giêsu đã làm gương cho chúng ta về tinh thần phục vụ. Trong thư gửi cho tín hữu Philipphê, thánh Phaolô đã nói:”Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự”(Pl 2,6-8). Đức Giêsu đã thực sự trở nên người phàm như chúng ta mà còn hạ mình xuống làm nô lệ để phục vụ phần rỗi cho chúng ta. Đúng là Chúa đã xuống thế làm người để chúng ta làm Thiên Chúa, Ngài đã hoán đổi địa vị cho chúng ta, thử hỏi còn thái độ nào khiêm nhường hơn được nữa không ?
Truyện : Khiêm nhường giả tạo.
Một thầy Rabbi già đau bệnh nằm liệt giường. Các môn đệ thì thầm nói chuyện bên cạnh ông. Họ hết lòng ca tụng các nhân đức vô song của thầy.
Một người trong bọn họ nói :”Từ thời Salômôn đến nay, chưa có ai khôn ngoan như thầy”. Người khác nói :”Đức tin của thầy ngang ngửa với đức tin của Abraham”. Người thứ ba nói :”Chắc chắn sự kiên nhẫn của thầy không thua kém sự kiên nhẫn của ông Gióp”. Người thứ tư châm vào :”Về sự cầu nguyện thân mật với Chúa, chỉ có Maisen và thầy thôi”.
Vị Rabbi tỏ ra bồn chồn không vui. Khi các môn đệ đã ra về hết, vợ ông mới hỏi :
- Ông có nghe họ ca tụng ông không ?
- Có.
- Thế tại sao ông lại tỏ ra bực dọc như thế ?
Vị Rabbi than phiền :
- Vì không có ai nhắc đến sự khiêm nhường của tôi.
Câu trả lời của vị Rabbi muốn các đồ đệ ca tụng sự khiêm tốn của ông cho thấy ông chẳng khiêm nhường chút nào. Vì nếu người ta làm việc tốt với thái độ khoe khoang thành tích như người biệt phái đã làm trong đền thờ, thì họ thực sự không phải là người khiêm tốn ! Kẻ kiêu ngạo không bao giờ cảm thấy cần Chúa. Họ luôn tự mãn với thành quả đã đạt được, luôn cho rằng thành công là do công khó của họ. Trái lại, người khiêm tốn luôn hãnh diện về những thiếu sót và lầm lỗi của mình. Vì ý thức mình còn thiếu sót nên họ lại càng cậy nhờ vào ơn Chúa trợ giúp. Do đó, khi được thành công thì họ coi đó là món quà Chúa ban, chứ không nghĩ là công lao tài sức của mình.
Vấn đề đức tin còn phải đặt ra mãi cho mọi thời đại và cho mỗi người chúng ta, nhất là cho thời đại chúng ta đang sống. Tìm đâu ra lối thoát cho cơn khủng hoảng đức tin hôm nay ? Không còn cách nào khác nếu không phải dựa vào Lời Chúa và ơn thánh của Ngài. Chúng ta sẽ bị thử thách vì đức tin như các tông đồ xưa. Bởi đó, lúc bị thử thách gian truân, chúng ta đừng khép kín, đừng thất vọng. Lời cầu nguyện cũng như đức tin của cộng đoàn, của Hội thánh là những chiếc phao trong cơn bão tố, khi chiếc tầu hòng chìm xuống. Các tông đồ đã thưa với Chúa:”Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con”.
Trong bất cứ thử thách và đau khổ nào, chúng ta đừng bao giờ bỏ cầu nguyện. Vì đức tin là ơn nhưng không Thiên Chúa ban cho chúng ta khi lãnh nhận bí tích rửa tội. Nếu đức tin bị thử thách, thì chính ơn Chúa sẽ là sức mạnh củng cố chúng ta. Cũng như nguồn nước tuôn chảy xuống thung lũng để làm cho đất thêm phì nhiêu và cây cối xanh tươi, ơn thánh Chúa sẽ tràn đổ xuống tâm hồn khiêm nhường:”Phần các con, khi các con làm xong mọi điều đã truyền dạy các con, thì các con hãy nói rằng : chúng tôi là đầy tớ vô dụng, vì chúng tôi làm những điều chúng tôi phải làm”.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
A. DẪN NHẬP
Các Tông đồ đã đi theo Đức Giêsu, nghe Ngài giảng dạy, xem những phép lạ Ngài làm và được trao trách nhiệm đi rao giảng Tin mừng. Trước sứ mạng mở rộng Nước Thiên Chúa và trước những đòi hỏi của Luật mới (x. Lc 17.1-4) cũng như trách nhiệm lãnh đạo cộng đoàn, các ông cảm thấy mình còn yếu kém và bất lực nên các ông đã xin Đức Giêsu ban thêm lòng tin cho các ông, lòng tin mà trước đó các ông bị Chúa trách là yếu kém :”Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con”(Lc 17,5).
Đức Giêsu hài lòng với lời cầu xin đó và Ngài cho biết : với đức tin nhỏ bé thôi, các ông có thể làm được những việc lớn lao. Với đức tin, các ông có thể biến cái không thể trở thành có thể, cái tầm thường trở nên phi thường. Bởi vì với lòng tin, các ông đặt niềm tín thác vào Chúa, cậy dựa vào quyền năng của Ngài và Chúa dùng quyền năng ấy mà làm được mọi sự, chứ không phải do quyền năng của các ông :”Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”(Lc 1,37).
Nhân dịp này, Đức Giêsu muốn ngầm nối kết đức tin của các ông với sự phục vụ (Ga 12,26), điều mà các ông không nghĩ như vậy. Trong tâm thức của các ông, đức tin đồng nghĩa với quyền lực (Cv 1,6). Các ông chứng kiến Đức Giêsu làm các phép lạ lớn lao bằng đức tin. Các ông cũng muốn làm như vậy. Các ông muốn sự vinh quang của quyền lực (Lc 9,49). Do đó, khi cắt nghĩa về đức tin, Đức Giêsu dùng hình ảnh của người đầy tớ hết lòng phục vụ chủ của nó. Hình ảnh này nhắc cho các ông biết rằng các ông không được kể công với Chúa như người biệt phái cầu nguyện nơi Đền thờ mà phải phục vụ Thiên Chúa và anh em mình như những người đầy tớ với tình con thảo đối với Chúa.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài đọc 1 : Hb 1,2 ; 2.2-4.
Trong một thời buổi đặc biệt nhiễu nhương, tiên tri Habacúc than thở và cũng như chất vấn Chúa về những cảnh bất công cứ tồn tại và người ác cứ nhởn nhơ, không bị phạt. Và Chúa đã trả lời, đã chỉ ra con đường duy nhất đưa đến giải thoát : ấy là tin tưởng vào Chúa và trung tín với Giao ước trong suốt cuộc đời của mình, vì khi đến thời của Ngài, Ngài sẽ ra tay tái lập sự công chính.
+ Bài đọc 2 : 2Tm 1,6-8.13-14.
Thánh Phaolô khuyên Timôthêô hãy kiên vững trong đức tin. Thánh Thần Thiên Chúa mà Timôthêô nhận trong ngày thụ phong sẽ giúp ông trở nên chứng nhân của Chúa ngay trong những gian nan thử thách. Không được sống trong tinh thần nhát sợ nhưng phải sống trong tinh thần mạnh mẽ hiên ngang, và hãy cậy dựa vào Thiên Chúa để tiếp tục nhiệm vụ mình.
+ Bài Tin mừng : Lc 17,5-10.
Bài Tin mừng hôm nay có hai lời giáo huấn :
a) Đức tin : Đức Giêsu muốn các tông đồ trông cậy tuyệt đối vào quyền năng cũng như lòng nhân hậu Chúa. Câu nói về cái cây bật rễ không nên hiểu theo nghĩa đen. Đây là cách nói diễn tả mạnh mẽ của người Đông phương và có ý nghĩa là đức tin có sức mạnh lớn lao, với đức tin việc gì xem ra không thể lại trở thành có thể.
B) Phục vụ : Đàng khác, một đức tin trần trụi không tính toán thì đặt tất cả tin yêu vào lòng nhân hậu của Thiên Chúa, chứ không cậy vào sức mình, rồi đòi trả công. Như thế mọi chức vụ trong Giáo hội chỉ là một việc làm nhỏ bé để kéo ơn Chúa xuống cho mọi người. Đừng lấy đó làm vênh vang, vì ta chỉ là đầy tớ vô dụng.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Đức tin và phục vụ.
I. CÁC TÔNG ĐỒ XIN THÊM ĐỨC TIN.
1. Hoàn cảnh.
Trên đường tiến về Giêrusalem, Đức Giêsu vừa mới giảng cho các môn đệ nhiều bài học như nguy hiểm của tiền bạc, cớ vấp phạm cho người khác, bác ái huynh đệ và tha thứ. Các tông đồ, ở đây chỉ là 12 ông, chứ không phải nói chung các môn đệ – là những người đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Chúa. Đứng trước những đòi hỏi của luật mới (x. Lc 17,1-4) và sứ mạng mở rộng Nước Thiên Chúa, các ông cảm thấy bất lực. Các ông đã xin Đức Giêsu ban thêm lòng tin. Lòng tin mà trước đó các ông đã bị Ngài khiển trách yếu kém. Là những người gánh trách nhiệm của cộng đoàn, các ông trăn trở về cách thế để thực hiện đời sống huynh đệ này, nên các ông cầu xin Chúa:”Xin Thầy thêm lòng tin cho chúng con”.
2. Đức tin và hạt cải.
Đức Giêsu không trực tiếp trả lời mà chỉ dùng một hình ảnh rất sống động để nói lên ý kiến của Ngài:”Nếu các con có lòng tin bằng hạt cải thì dù các con có bảo cây dâu này :”Hãy bật rễ lên, xuống biển mà mọc”, nó cũng sẽ vâng lời các con”(Lc 17.5-6).
Hạt cải là hạt giống nhỏ nhất (x. Mt 13,32). Đức Giêsu so sánh đức tin với hạt cải, là có ý nhấn mạnh về mặt phẩm chất hơn là về số lượng của đức tin. Hạt cải đây không phải là cải bẹ, cải bắp hay cải hoa, mà là một thứ cải đặc biệt ở Palestine, hạt nhỏ hơn cả hạt quả của cây trứng cá, mà cây thì tương đương với cây trứng cá cao khỏang 4-5 mét. Hình ảnh đó nói lên một sự phó thác dù nhỏ đến đâu, nếu được thực hiện trong đức tin, thì vẫn có thể làm được những điều lớn lao kỳ diệu. Vì bấy giờ người ta làm không phải do sức riêng mình, nhưng nhờ quyền ăng của Thiên Chúa.
3. Sức mạnh của Đức tin.
Hôm nay Đức Giêsu khuyên các tông đồ nên dùng cái đức tin nhỏ bé sẵn có để đối phó với những thử thách của cuộc sống và làm những việc vĩ đại :”Nếu các con có đức tin bằng hạt cải, thì dù các con bảo cây dâu này :”Hãy bật rễ lên, xuống biển kia mà mọc, nó sẽ vâng lời các con”(Lc 17,6).
Cây dâu là một cây đại thụ, rễ rất lớn, có thể sống tới 600 năm. Nhưng chỉ một lời phát xuất từ niềm tín thác vào Thiên Chúa, thì cũng có thể bứng cây đó khỏi đất để xuống mọc trong lòng biển. Ở đây, Đức Giêsu không khuyên người ta cầu xin những phép lạ giật gân. Chắc chắn Ngài không khi nào thực hiện việc dời cây dâu trồng xuống biển. Nhiều lần Ngài đã từ chối làm các phép lạ để chứng minh Ngài là Con Thiên Chúa như các đầu mục yêu cầu. Tóm lại, đây là một kiểu nói chỉ nhằm để đề cao sức mạnh của lòng tin mà thôi.
Những người có đức tin mạnh cũng đã làm được những việc tương tự cả thể. Chẳng hạn thánh Grêgôriô đã có lần di chuyển núi non để xây nhà thờ. Thánh Raymunđô có lần lấy áo làm thuyền vượt qua biển cả. Còn thánh Phêrô đã theo lệnh Chúa đi trên mặt biển. Ông ta chỉ chìm xuống khi bắt đầu hồ nghi mà thôi.
Nhìn vào các tông đồ, chúng ta thấy các ông đã thực hiện : một đức tin nhỏ nhất còn mạnh hơn mọi công việc của con người bởi vì sự tham gia vào chính sức mạnh của Thiên Chúa là một việc lớn lao. Thật vậy, sau khi Chúa sống lại, hiệu quả đức tin của các tông đồ không cân xứng với khả năng nghèo nàn của con người họ. Vốn là những người không có ảnh hưởng, quyền lực, phương tiện tài chính, tổ chức, báo chí, truyền hình, tóm lại là không gì cả… thế mà họ đã thay đổi dòng lịch sử.
Trong Kinh thánh, có nhiều tấm gương của những con người bé nhỏ, hay một nhóm nhỏ, với đức tin đã làm nên những việc vĩ đại. Đavít, cậu bé chăn chiên đã hạ tên khổng lồ Golíat bằng dây phóng và hòn đá (1Sm 17,50) Trong sách Công vụ Tông đồ, những nhóm nhỏ người Kitô hữu đầu tiên họp nhau lại, cầu nguyện, chia sẻ của cải, đã làm cho con số Kitô hữu gia tăng (Cv 2,43-45). Timôthêô được thánh Phaolô nhắc nhở rằng mặc dù còn trẻ, anh có thể làm một người lãnh đạo cộng đòan vì đức tin và lòng đạo hạnh của anh (1Tm 4,12). Thánh Phaolô coi mình là “kẻ hèn mọn nhất”, và các Tông đồ xưng mình là “rác rưởi của thế gian”(1Cr 4,13).
Thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu tự coi mình như “bông hoa nhỏ bé của Chúa Giêsu” với đường lối nên thánh rất đơn sơ, nhỏ bé, đã trở nên thánh Tiến sĩ của Hội thánh. Thánh Phanxicô Assisi đã đặt tên cho các môn sinh của mình là “Dòng Anh em Hèn mọn”.
Ngày nay, bởi sự kiện lịch sử này và bởi lời của Đức Giêsu, chúng ta được mời gọi từ bỏ các phương tiện của quyền lực, không trông cậy vào các phương pháp và phương tiện tông đồ tinh xảo nhất và được chương trình hóa tốt nhất… để chỉ dựa vào đức tin và mở lòng ra với đức tin bằng lời cầu nguyện .
4. Đức tin trong cuộc sống.
Đức Giêsu nói về đức tin khi các môn đệ xin Ngài “gia tăng đức tin” của họ. Ngài không đòi đức tin của họ phải to lớn, chất đầy chiếc xe tải. Ngài chỉ cần bằng hạt cải thôi nhưng phải được sử dụng. Làm thế nào để sử dụng nó ? Qua việc trở nên những người đầy tớ vâng lời và trung kiên của Thiên Chúa (Dt 5,8-9). Bởi “Tin là gắn bó bản thân của con người với Thiên Chúa”(Giáo lý Công giáo, số 150).
Với đức tin, chúng ta có thể biến cái không có thể thành cái có thể. Thiên Chúa dùng quyền năng của mình để biến tất cả mọi sự thành có thể cho những ai có đức tin. Ngay trong lãnh vực khoa học, những người trong những thế kỷ trước không thể tin được những phát minh kỳ diệu trong những thế kỷ sau. Chúng ta thử nói chuyện với những người cách đây 3 thế kỷ.
Bây giờ, giả sử họ hỏi bạn truyền hình là gì ? Chắc hẳn bạn sẽ nói rằng đó là một phương cách nhìn xem một chuyện gì đó ở tận Trung hoa đúng lúc nó đang thực sự xẩy ra tại đó. Giả sử họ hỏi bạn hỏa tiễn hạch nhân tầm xa là gì ? Chắc hẳn bạn sẽ trả lời đó là dạng một trái đạn khổng lồ bắn tại Mỹ, nhưng lại tiêu diệt được bất cứ thành phố nào ở Nga mà bạn muốn. Giả sử họ lại hỏi bạn đổ bộ lên mặt trăng là sao thì hẳn bạn sẽ diễn tả cho họ là có người trên mặt đất leo vào phi thuyền không gian bay tới mặt trăng rồi đổ bộ ở trên đó.
Chà ! Bạn thử nghĩ xem dân chúng ở cách đây 300 năm đó sẽ nói gì với bạn ? Chỉ cần hiểu biết chút ít thì họ cũng đã cho bạn là điên cuồng, mất trí rồi, vì bất cứ người nào còn tỉnh táo đều cho rằng bạn không thể nào ngồi tại một phòng khách ở New York mà lại thấy được một chuyện nào đó đang xẩy ra tại Trung hoa. Bất cứ ai khờ mấy thì cũng cho rằng một trái đạn bắn từ Mỹ thì dù to bự đến đâu cũng không thể nào tiêu hủy toàn thành phố Matscơva được. Và họ cũng cho rằng bạn không thể nào bay được như một con chim lên tới tận mặt trăng trong một phi thuyền giống như cỗ xe ngựa kéo, rồi bước ra đi bộ vòng vòng, và sau đó lại trở về trái đất được.
Chủ điểm của trò chơi trên cho thấy điều mà dân thế kỷ này cho là vô nghĩa và bất khả, thì đối với dân thế kỷ khác lại là chuyện đương nhiên và bình thương, điều mà dân thế kỷ này không bao giờ dám mơ ước thì đối với dân ở thế kỷ khác lại là chuyện rất bình thường(M. Link).
Bài Tin mừng hôm nay Chúa muốn dạy chúng ta : “Nếu các con có đức tin bằng hạt cải, các con cứ nói với cây dâu này :”Hãy nhổ gốc lên và xuống mọc dưới biển”, nó sẽ nghe lời các con”. Tin mừng hôm nay cho thấy nhờ đức tin mà chúng ta có được quyền năng Chúa nằm nơi tầm tay của mình. Từ đó, không có điều gì là không thể được – kể cả một thế giới không có chiến tranh, không còn nghèo đói, không còn hận thù.
Đức tin mở cho chúng ta cánh cửa đi vào thế giới mới, thế giới khác, thế giới của Thiên Chúa mà mắt phàm không thể thấy được. Cái nhìn của đức tin là cái nhìn luôn hướng về Chúa, vượt ra khỏi sự hiểu biết hạn hẹp của con người, mới có sức mạnh chuyển núi dời non, mới phát sinh hiệu quả kỳ diệu. Nhưng khốn thay, đức tin của chúng ta thường mang tính quá chủ quan, nặng cái tôi kiêu căng : nghĩa là để tin và chấp nhận được chúng ta hay đòi hỏi đức tin phải hợp tình hợp lý, phải rõ ràng minh bạch, phải đúng như lòng trí ta suy tưởng. Thế thì ta coi cái tôi, ý riêng mình quan trọng hơn ý Chúa, làm sao có thể gọi đó là đức tin chân chính được.
Tóm lại, bao lâu chúng tin và yêu Chúa mà không nhìn vào Chúa như cùng đích của đời mỗi người, mà lại nhìn vào tấm gương phản chiếu cái tôi của mình thì bấy lâu chúng ta mãi mãi là những kẻ khốn khổ và bất hạnh nhất trên đời.
II. ĐỨC TIN VÀ PHỤC VỤ.
1. Ý nghĩa “người đầy tớ”.
“Ai trong các con có người đầy tớ đi cầy hay đi chăn chiên, mà khi ở ngoài đồng về, lại bảo nó :”Mau vào ăn cơm đi”, chứ không bảo :”Hãy dọn cơm cho ta ăn, thắt lưng hầu bàn cho ta ăn xong đã rồi anh hãy ăn uống sau”(Lc 17,7-8). Thường các bản văn dịch chữ “Servus” của tiếng La tinh là “đầy tớ”, nhưng ngày xưa chữ servus của tiếng La tinh còn có nghĩa là ‘nô lệ”. Hoàn cảnh của nô lệ ở Palestine vào thời Đức Giêsu ít khắc nghiệt hơn ở thế giới La Hy vào thời của thánh Luca nơi mà một hoàn cảnh lệ thuộc của những nô lệ thật bi đát, đến nỗi chúng ta khó mà tưởng tượng tình hình đó lại phổ biến như thế. Người nô lệ là vật sở hữu của ông chủ không phải trả lương, cũng không biết ơn.
Như vậy, theo tập tục thời đó, người đầy tớ không được tự do làm việc theo ý mình, nhưng phải luôn làm theo ý chủ. Ở đây, người đầy tớ vừa cầy ruộng về, hay dẫn đàn chiên từ đồng cỏ về, ông chủ đòi anh ta phải tiếp tục phục vụ ông ăn bữa tối trước đã. Bổn phận của người đầy tớ là làm theo ý chủ dạy, làm hết việc này sang việc khác mà không có quyền đòi hỏi chủ phải biết ơn.
2. Người đầy tớ vô dụng.
“Chẳng lẽ ông chủ phải biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo lệnh truyền sao”? Đối với các con cũng vậy : khi đã làm hết tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói : Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng. Chúng tôi đã làm việc bổn phận đấy thôi”(Lc 17,9-10). Khi dùng hình ảnh “đầy tớ vô dụng” thì chỉ là kiểu nói khiêm tốn. Nhưng xét cho cùng, con người chỉ là vô dụng đối với Thiên Chúa. Vì Ngài là Đấng trọn hảo và quyền năng vô biên. Ngài chẳng cần chúng ta ca tụng, và cũng chẳng cần chúng ta cộng tác. Tuy nhiên, vì thương yêu chúng ta mà Ngài đã liên kết và còn trở thành người phục vụ chúng ta.
Qua hình ảnh đầy tớ, Đức Giêsu muốn dạy các tông đồ đừng bao giờ vênh vang như thể mình có quyền đòi hỏi Chúa phải biết ơn sau khi mình đã làm xong bổn phận. Khi nói “Đầy tớ vô dụng” không có nghĩa là không làm được việc gì. Các tông đồ cũng làm cho nhiều người tin theo Chúa. Tuy nhiên ở đây, “đầy tớ vô dụng” chỉ là kiểu nói có tinh cách cường điệu và có nghĩa là “thân phận hèn kém”. Người tông đồ cần tránh thái độ “công thần”. Vì thành quả tuy do các ông làm, nhưng đều nhờ Chúa ban ơn trợ giúp, như là Ngài phán:”Không có Thầy, các con không thể làm được gì”(Ga 15,5).
3. Người đầy tớ và phục vụ.
Đức tin đi đôi với sự trung thành phục vụ (Ga 12,26). Có lẽ các môn đệ đã không nghĩ như vậy. Trong tâm thức của họ, đức tin đồng nghĩa với quyền lực (Cv 1,6). Họ chứng kiến Đức Giêsu làm các phép lạ lớn lao bằng đức tin. Họ cũng muốn làm như vậy. Họ muốn sự vinh quang của quyền lực (Lc 9,49). Do đó khi cắt nghĩa về đức tin, Đức Giêsu dùng hình ảnh của người đầy tớ hết lòng phục vụ chủ của nó, nếu hiểu rõ, có lẽ các ông không vui vẻ cho lắm:”Phần các con cũng vậy, khi các con làm xong mọi điều đã truyền dạy các con, thì các con hãy nói rằng :”Chúng tôi chỉ là đầy tớ vô dụng, vì chúng tôi đã làm điều phải làm”.
Là con cái Thiên Chúa, chúng ta bị đòi buộc phải phục vụ Thiên Chúa và phục vụ anh chị em mình như những đầy tớ. Đức Giêsu đã đến phục vụ, chứ không phải để được phục vụ. Ngay cả Ngài là chủ, là Chúa mà Ngài còn rửa chân cho các môn đệ. Ngài cũng mời gọi chúng ta buớc theo con đường phục vụ khiêm tốn. Nếu chúng ta có đức tin bằng hạt cải, chúng ta có thể di chuyển cả núi đá kiêu hãnh cản trở chúng ta sống như những “đầy tớ của các đầy tớ Thiên Chúa” (Nguyễn văn Thái).
Truyện : Nghệ nhân và cục đất sét.
Pete là một giáo sư đại học, ông vừa hoàn thành một cuốn sách biên khảo công phu sau ba năm nghiên cứu, được mọi người khen hay, và ông lấy làm hãnh diện, vì hai ông bà đều thực hiện thiền định và cố gắng tâm linh hóa hằng ngày. Ông gặp trăn trở vì biết hãnh diện chỉ là gia tăng bản ngã và tự bảo mình không nên đi vào con đường kiêu hãnh viển vông này, nhưng bà vợ lại cho rằng kiêu hãnh chân chính vẫn không thuộc về bản ngã. Hai người đưa vấn đề đến đạo sư Darshani. Đạo sư đã phân tách và chỉ cho thấy lòng kiêu hãnh bắt ngưồn từ việc coi hành động của mình như là do tác nhân độc lập, một thực tế riêng rẽ, và điều đó là hư ảo; đàng sau các thể hiện đúng đắn, chính Đấng Tối Cao đã tác động. Khi ông xin một phương pháp để giúp ông kiểm soát được lòng kiêu hãnh này mỗi khi nổi lên, đạo sư gợi ý ông đọc cuốn “Gương Chúa Giêsu” (Sách gương phúc) của Thomas A. Kempis, trong đó bàn về việc chúng ta không được kiêu hãnh vì đã làm việc tốt, đã viết câu này :”Liệu đất sét có được tôn vinh hơn người đã làm ra nó hay sao” ?
Và khi ông muốn bàn thêm, vị đạo sư đã nhắc lại một câu chuyện của một học giả người Âu với một đạo sĩ Đông phương. Học giả này mới hoàn tất được một quyển bách khoa tự điển lớn, các bạn của ông xúm lại khen tặng rằng đó là một công trình lớn lao phi thường. Trong chuyến viếng thăm An độ, học giả hỏi đạo sư xem liệu ông ta có xứng đáng được hưởng những danh dự đó không, thì được đạo sư hỏi :”Ông dùng phương tiện nào để viết : bút, máy chữ hay điện toán” ? Ông cho biết ông luôn sử dụng bút. Đạo sư nói ngay :”Khi viết xong cuốn sách, ông có thường cảm ơn cây bút mà ông đã dùng không” ?
Đó là câu trả lời cho mỗi người chúng ta khi thấy mình làm được một việc lành nào.
Còn thánh Phaolô trong thư gửi cho Timôthêô (bài đọc 2) căn dặn ta phải canh giữ đức tin và bền vững trong việc tuân giữ lời hứa khi chịu phép Rửa tội. Tin vào lời Chúa là sẵn sàng làm theo ý Chúa, để Chúa làm chủ đời sống và tìm vinh danh Chúa. Tuy nhiên trong thực tế ta thường giữ đạo theo lối tính tóan : có đi có lại. Đó là những khi chúng ta mặc cả hoặc đòi điều kiện với Chúa như khi nói : Nếu con phụng sự Chúa, nếu con làm việc này việc nọ cho Chúa, thì con sẽ được phần thưởng gì ? Người ngọai giáo trong đế quốc La mã thời xưa tôn thờ, khấn vái chư thần của họ trong lối mặc cả có đi có lại “DO UT DES”. Còn bổn phận người con hiếu thảo với Chúa không thể nằm trong cái lối mặc cả ti tiện đó. Nếu cha mẹ không thích lối mặc cả của những đứa con khi làm việc nọ việc kia như quét nhà, đổ rác để nhận phần thưởng, thì Thiên Chúa cũng không ưa gì lối mặc cả đó của ta. Cha mẹ nào mà thí dỗ con làm việc để lãnh phần thưởng, có thể sẽ tạo ra những đứa con sau này cũng mặc cả với Chúa khi làm việc phụng sự Chúa và phục vụ đồng lọai (TBT).
Nếu ta sống trọn niềm tin thì khi làm việc phụng sự Chúa hay phục vụ đồng lọai, ta không được nghĩ rằng ta làm ơn cho Chúa, mà chỉ tâm niệm rằng mình đang làm bổn phận người con thảo. Bổn phận người con thảo là không cần mặc cả, cũng không đặt điều kiện. Nếu người cha ruột thịt thương và lo liệu săn sóc cho đứa con hiếu đễ, thì Thiên Chúa cũng thường lo liệu, săn sóc cho những người con hiếu thảo và quảng đại.
Truyện: Thánh Phanxicô Assisi.
Có người hỏi thánh Phanxicô Assisi nhờ đâu và bằng cách nào mà Ngài đã làm được những việc làm to lớn như thế ? Thánh nhân trả lời :”Thiên Chúa ở trên Thiên đàng nhìn xuống cõi trần và tự hỏi :”Ta tìm đâu ra một người yếu đuối, nhỏ bé và hèn hạ nhất để Ta sai làm việc đây”? Thế rồi Thiên Chúa đã tìm thấy tôi. Người lại tự nhủ :”Ta đã tìm được đứa đó rồi. Qua nó, Ta sẽ làm những việc Ta muốn. Nó sẽ không tự phụ với những việc nó đã làm, vì nó biết rằng : Sở dĩ ta dùng nó chỉ vì nó là đứa yếu đuối nhỏ bé và hèn hạ mà thôi”.
4. Phục vụ trong khiêm nhường và thành thật.
Đức Giêsu đã làm gương cho chúng ta về tinh thần phục vụ. Trong thư gửi cho tín hữu Philipphê, thánh Phaolô đã nói:”Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự”(Pl 2,6-8). Đức Giêsu đã thực sự trở nên người phàm như chúng ta mà còn hạ mình xuống làm nô lệ để phục vụ phần rỗi cho chúng ta. Đúng là Chúa đã xuống thế làm người để chúng ta làm Thiên Chúa, Ngài đã hoán đổi địa vị cho chúng ta, thử hỏi còn thái độ nào khiêm nhường hơn được nữa không ?
Truyện : Khiêm nhường giả tạo.
Một thầy Rabbi già đau bệnh nằm liệt giường. Các môn đệ thì thầm nói chuyện bên cạnh ông. Họ hết lòng ca tụng các nhân đức vô song của thầy.
Một người trong bọn họ nói :”Từ thời Salômôn đến nay, chưa có ai khôn ngoan như thầy”. Người khác nói :”Đức tin của thầy ngang ngửa với đức tin của Abraham”. Người thứ ba nói :”Chắc chắn sự kiên nhẫn của thầy không thua kém sự kiên nhẫn của ông Gióp”. Người thứ tư châm vào :”Về sự cầu nguyện thân mật với Chúa, chỉ có Maisen và thầy thôi”.
Vị Rabbi tỏ ra bồn chồn không vui. Khi các môn đệ đã ra về hết, vợ ông mới hỏi :
- Ông có nghe họ ca tụng ông không ?
- Có.
- Thế tại sao ông lại tỏ ra bực dọc như thế ?
Vị Rabbi than phiền :
- Vì không có ai nhắc đến sự khiêm nhường của tôi.
Câu trả lời của vị Rabbi muốn các đồ đệ ca tụng sự khiêm tốn của ông cho thấy ông chẳng khiêm nhường chút nào. Vì nếu người ta làm việc tốt với thái độ khoe khoang thành tích như người biệt phái đã làm trong đền thờ, thì họ thực sự không phải là người khiêm tốn ! Kẻ kiêu ngạo không bao giờ cảm thấy cần Chúa. Họ luôn tự mãn với thành quả đã đạt được, luôn cho rằng thành công là do công khó của họ. Trái lại, người khiêm tốn luôn hãnh diện về những thiếu sót và lầm lỗi của mình. Vì ý thức mình còn thiếu sót nên họ lại càng cậy nhờ vào ơn Chúa trợ giúp. Do đó, khi được thành công thì họ coi đó là món quà Chúa ban, chứ không nghĩ là công lao tài sức của mình.
Vấn đề đức tin còn phải đặt ra mãi cho mọi thời đại và cho mỗi người chúng ta, nhất là cho thời đại chúng ta đang sống. Tìm đâu ra lối thoát cho cơn khủng hoảng đức tin hôm nay ? Không còn cách nào khác nếu không phải dựa vào Lời Chúa và ơn thánh của Ngài. Chúng ta sẽ bị thử thách vì đức tin như các tông đồ xưa. Bởi đó, lúc bị thử thách gian truân, chúng ta đừng khép kín, đừng thất vọng. Lời cầu nguyện cũng như đức tin của cộng đoàn, của Hội thánh là những chiếc phao trong cơn bão tố, khi chiếc tầu hòng chìm xuống. Các tông đồ đã thưa với Chúa:”Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con”.
Trong bất cứ thử thách và đau khổ nào, chúng ta đừng bao giờ bỏ cầu nguyện. Vì đức tin là ơn nhưng không Thiên Chúa ban cho chúng ta khi lãnh nhận bí tích rửa tội. Nếu đức tin bị thử thách, thì chính ơn Chúa sẽ là sức mạnh củng cố chúng ta. Cũng như nguồn nước tuôn chảy xuống thung lũng để làm cho đất thêm phì nhiêu và cây cối xanh tươi, ơn thánh Chúa sẽ tràn đổ xuống tâm hồn khiêm nhường:”Phần các con, khi các con làm xong mọi điều đã truyền dạy các con, thì các con hãy nói rằng : chúng tôi là đầy tớ vô dụng, vì chúng tôi làm những điều chúng tôi phải làm”.
Lm Giuse Đinh lập Liễm