Dan Lee
10-06-2010, 10:46 PM
Chúa Nhật 28 thường niên - Năm C
TRỞ LẠI TẠ ƠN THIÊN CHÚA
Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật XXVII Mùa Thường Niên Năm C tuần trước, Chúa Giêsu đã chỉ cho các môn đệ bí quyết làm cho đức tin nơi các vị tăng phát, bằng việc các vị “hãy hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ” (Mt 18:3), ở chỗ, thâm tín và thực hiện lời Người khuyên dạy: “Sau khi các con làm xong tất cả những gì các con được lệnh làm thì các con hãy nói rằng ‘Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng. Chúng tôi chẳng làm gì khác ngoài nhiệm vụ của mình mà thôi’”. Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật XXVIII Mùa Thường Niên Năm C hôm nay, Chúa Giêsu còn cho các môn đệ đi theo Người lên Giêrusalem thấy thế nào là thực lòng tin tưởng, hay việc tin tưởng mạnh mẽ được thể hiện thực sự ra sao, qua việc Người chữa lành sạch cho mười người phong cùi ở một làng kia thuộc lãnh địa biên giới xứ Samaria và Galilêa. Phúc Âm Thánh Luca hôm nay trình thuật lại là trong mười người cùi được Chúa Giêsu chữa cho lành sạch này, chỉ có “một người trong họ”, “người này là người Samaritanô”, như Phúc Âm cho biết: “thấy mình được chữa lành đã trở lại lớn tiếng chúc tụng Thiên Chúa. Anh ta sấp mặt xuống dưới chân Chúa Giêsu mà ngợi khen Người”. Vấn đề Chúa Giêsu đặt ra ở đây là, cũng theo Phúc Âm thuật lại: “Chẳng lẽ cả mười người không được khỏi hết hay sao? Còn chín người kia đâu? Sao không có ai trở lại tạ ơn Thiên Chúa ngoại trừ người ngoại lai này?”. Qua một loạt vấn nạn tỏ vẻ bỡ ngỡ hết sức này, Chúa Giêsu muốn nói với ai đây? Với người cùi được sạch đang sấp mặt dưới chân Người, hay với các môn đệ đang ở bên cạnh Người bấy giờ, hoặc với chín người phong cùi được khỏi song đã biến đâu mất tiêu.
Trước hết, căn cứ vào ý nghĩa của một loạt vấn nạn Chúa Giêsu đặt ra, chắc chắn Người không có vấn đề gì với người cùi Samaritanô ngoại lai trở về chúc tụng Thiên Chúa nơi Người là Đấng đã làm cho anh ta được lành sạch. Bởi vì, câu Người muốn nói với anh ta là: “Con hãy đứng dạy mà đi; đức tin của con đã cứu con”. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào câu Chúa Giêsu nói với người cùi Samaritanô này, thì chín người cùi kia cũng có đức tin, bằng không, họ cũng đâu có được lành sạch, đâu có được cứu khỏi bệnh cùi. Nghĩa là, cũng như người cùi Samaritanô trong bài Phúc Âm hôm nay, chín người cùi kia cũng thật sự tin tưởng rằng Chúa Giêsu có thể chữa họ lành sạch bệnh phong cùi, do đó họ mới cùng nhau, như Phúc Âm thuật lại: tìm “gặp Người. Đứng xa xa mà lên tiếng thưa Người rằng: ‘Lạy Thày Giêsu, xin Ngài thương đến chúng tôi!’”.
Chúng ta nên để ý đến hai chi tiết sau đây trong bài Phúc Âm hôm nay. Chi tiết thứ nhất là không phải chỉ có một người hay hai ba người bị phong hủi tìm đến gặp Chúa Giêsu để xin Người chữa cho được lành sạch, mà là mười người tất cả, nghĩa là một nhóm khá đông so với thành phần thiểu số dân chúng bị cùi. Chi tiết thứ hai là mười người cùi này hình như không phải ở một nơi trong cùng một trại cùi, mà là ở rải rác các nơi khác nhau trong vùng biên giới Samaritanô và Galilêa, và đã rủ nhau đến gặp Chúa Giêsu, vì trong đó có một người cùi thuộc xứ Samaritanô. Cũng có thể chín người cùi kia thuộc xứ Galilêa ở cùng một trại cùi có ý định đến gặp Chúa Giêsu chẳng may gặp phải người cùi Samaritanô có cùng một ý định như họ chăng? Tuy nhiên, con số đông người cùi, lên đến mười người một lúc đây, cho thấy chẳng những tiếng tăm của Chúa Giêsu đầy quyền năng mà còn cho thấy cả đức tin của những ai đến với Người nữa. Tóm lại, nếu mười người cùi trong bài Phúc Âm hôm nay không thực sự tin vào Chúa Giêsu là Đấng có thể chưa mình lành sạch thì đã không rủ nhau đông đảo tìm đến với Người như vậy. Chính sự kiện họ thật sự được lành sạch đã là bằng cớ hùng hồn cho thấy họ đã hết lòng tin vào Người, tin Người đến nỗi Người bảo họ làm gì, dù không biết kết quả ra sao, họ cũng làm y như vậy, đó là việc Người bảo họ “các anh hãy đi trình diện với các vị tư tế”, nhờ đó, nhờ lòng tin của mình, như Phúc Âm thuật lại, “Họ đang đi đến đó thì được khỏi”.
Việc mười người phong cùi trong bài Phúc Âm nghe lời Chúa Giêsu đi trình diện với các vị tư tế đây quả là một việc chứng tỏ họ hoàn toàn và hết sức tin tưởng Người. Bởi vì, theo luật Moisen, trong Sách Lêvi đoạn 12 từ câu 9 đến 34, khi biết mình bị cùi, họ đã phải đi trình diện với các vị tư tế rồi. Bây giờ họ lại phải đi trình diện nữa để mà làm gì? Họ có thể nghĩ như thế mà bỏ cuộc cũng được vậy. Giống như trường hợp của quan Naaman ở bài đọc thứ nhất hôm nay, trong phần trước đó, không được trích lại, Sách Các Vua Quyển 2 ở đoạn 5 câu 11 thuật lại rằng, sau khi nghe tiên tri Êlisa nói hãy xuống tắm ở sông Dược Đăng 7 lần thì da thịt của quan sẽ được lành sạch, thì quan tự ái tính bỏ cuộc mà rằng: “Ta tưởng rằng vị tiên tri này hẳn sẽ ra mặt đứng cầu cùng Chúa là Thiên Chúa của ông ta, rồi đặt tay lên để chữa lành dấu vết phong cùi chứ. Chẳng lẽ ở Đamascô lại chẳng có những giòng nước còn khá hơn tất cả những sông nước ở Yến Duyên hay sao?”. Thế rồi, sau khi nghe lời khuyên của đứa tớ gái Do Thái, quan đã bỏ mình đi nghe theo lời của tiên tri Elisa, để rồi, như bài đọc thứ nhất hôm nay thuật lại: “Khi quan trở lại đứng trước vị tiên tri mà nói: ‘Nay tôi biết rằng không có một Vị Thiên Chúa nào khác trên toàn thể địa cầu này ngoài Vị ở Yến Duyên”. Trường hợp của quan Naaman này cho thấy những gì Chúa Giêsu dạy các tông đồ trong bài Phúc Âm tuần trước về việc tăng phát đức tin của các vị, ở chỗ, các vị “hãy hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ”, có thế, hạt giống đức tin, hạt giống mạc khải thần linh vốn có khả năng nẩy mầm, phát triển và trổ sinh hoa trái, mới đạt đến tầm vóc viên trọn của mình nơi các vị. Thánh Phaolô đã khẳng định trong bài đọc thứ hai hôm nay về tác dụng thần linh vô cùng mãnh lực của những gì Chúa làm, Chúa nói, là: “Lời Thiên Chúa không thể bị trói buộc”.
Nếu mười người phong cùi được lành sạch đã xẩy ra như Phúc Âm thuật lại, thì nguyên nhân khiến tất cả mười người trong họ được lành sạch bệnh cùi này là do đức tin của họ, như Chúa Giêsu đã nói với một người trong họ: “Đức tin của con đã cứu con”. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao nhờ đức tin cả mười người cùi đã được lành sạch song chỉ duy một mình người cùi Samaritanô ngoại lai trở lại tạ ơn Thiên Chúa? Phải chăng lời Chúa Giêsu phán với người cùi ngoại lai này không phải chỉ áp dụng cho việc anh ta được lành sạch phần xác giống như chín người cùi kia, mà nhất là áp dụng cho việc lành sạch phần hồn của anh ta. Thật vậy, chính vì người cùi ngoại lai này trở lại với Đấng đã chữa mình lành sạch bệnh cùi phần xác, tức đã trở về với Thiên Chúa là cùng đích của mình, mà anh ta đã thực sự sống trong chân lý, trong ánh sáng, nghĩa là đã được “chân lý giải phóng” (Jn 8:32), được cứu độ. Còn chín người cùi kia, chỉ coi Thiên Chúa là phương tiện cứu độ hơn là cùng đích của mình, do đó, sau khi đạt được những gì mình xin, đạt được ý riêng là chủ tể của mình, được thoát khỏi những gì khổ sở, liền quên Ngài, cho Ngài sang một bên, coi như không có Ngài. Thế nhưng, họ có biết đâu rằng, một khi linh hồn họ không được giải thoát, không được cứu độ, như trường hợp người cùi ngoại lai trong số họ, thì thân xác vừa được lành sạch của họ có thể sẽ trở thành dịp tội cho họ, thậm chí có thể làm cho họ bị vĩnh viễn hư đi, đến nỗi, một khi chẳng may ở vào trường hợp đời đời bất hạnh như người phú hộ trong bài Phúc Âm cách đây 2 tuần, chắc họ sẽ phải ân hận thốt lên: thà mình cứ bị cùi còn hơn. Và bấy giờ họ mới thấm thía cái phúc và cái khốn Chúa Giêsu đã nói trong bài Phúc Âm Thánh Luca Mùa Thường Niên Năm C Tuần Thứ 6: “Phúc cho các người là kẻ khóc lóc; các người sẽ vui cười. Khốn cho các người là kẻ giờ đây vui cười; các người sẽ phải khóc lóc buồn thương”.
Vấn đề thực hành sống đạo: Theo các Phúc Âm Nhất Lãm, nếu Chúa Giêsu chỉ chữa lành và thường chữa lành tật nguyền phần xác cho con người nếu họ có đức tin, hay tỏ đức tin của mình ra, thì 10 người cùi trong Bài Phúc Âm Chúa Nhật XXVIII Mùa Thường Niên Năm C theo Thánh Luca hôm nay cũng phải có đức tin mới được Người chữa lành cho. Vậy tại sao khi con người ta khổ thì tỏ ra có đức tin, phải nói là có một đức tin rất mạnh, tuy nhiên, một khi hết khổ, hay một khi được sung sướng thì hầu như hết đức tin, nếu không muốn nói là thậm chí mất đức tin một cách dễ dàng nhanh chóng, như trường hợp của 9 người cùi không quay trở lại tạ ơn Thiên Chúa như người cùi Samaritanô ngoại lai trong bài Phúc Âm hôm nay? Phải chăng đức tin nếu có tăng phát, như các tông đồ đã xin Thày mình tăng đức tin cho trong bài Phúc Âm tuần trước, thì đức tin cũng có thể giảm sút hay mất đi, như trường hợp chín người cùi trong bài Phúc Âm hôm nay? Tại sao nếu Thiên Chúa biết được con người vô ơn bội nghĩa như vậy mà còn ban ơn cho họ, những ơn lành về phần xác, những ơn sẽ khiến họ mắc tội với Ngài hơn, và có thể vì thế mà họ sẽ bị khổ về phần hồn hơn? Thà Ngài đừng ban cho họ có phải hay hơn không? Phải chăng, sở dĩ Ngài làm như vậy là bởi vì, như Thánh Phaolô thâm tín trong bài đọc thứ hai hôm nay: “Nếu chúng ta chối bỏ Ngài, Ngài sẽ chối bỏ chúng ta. Nếu chúng ta bất trung, Ngài vẫn tín trung; vì Ngài không thể chối bỏ chính mình Ngài”?
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh
TRỞ LẠI TẠ ƠN THIÊN CHÚA
Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật XXVII Mùa Thường Niên Năm C tuần trước, Chúa Giêsu đã chỉ cho các môn đệ bí quyết làm cho đức tin nơi các vị tăng phát, bằng việc các vị “hãy hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ” (Mt 18:3), ở chỗ, thâm tín và thực hiện lời Người khuyên dạy: “Sau khi các con làm xong tất cả những gì các con được lệnh làm thì các con hãy nói rằng ‘Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng. Chúng tôi chẳng làm gì khác ngoài nhiệm vụ của mình mà thôi’”. Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật XXVIII Mùa Thường Niên Năm C hôm nay, Chúa Giêsu còn cho các môn đệ đi theo Người lên Giêrusalem thấy thế nào là thực lòng tin tưởng, hay việc tin tưởng mạnh mẽ được thể hiện thực sự ra sao, qua việc Người chữa lành sạch cho mười người phong cùi ở một làng kia thuộc lãnh địa biên giới xứ Samaria và Galilêa. Phúc Âm Thánh Luca hôm nay trình thuật lại là trong mười người cùi được Chúa Giêsu chữa cho lành sạch này, chỉ có “một người trong họ”, “người này là người Samaritanô”, như Phúc Âm cho biết: “thấy mình được chữa lành đã trở lại lớn tiếng chúc tụng Thiên Chúa. Anh ta sấp mặt xuống dưới chân Chúa Giêsu mà ngợi khen Người”. Vấn đề Chúa Giêsu đặt ra ở đây là, cũng theo Phúc Âm thuật lại: “Chẳng lẽ cả mười người không được khỏi hết hay sao? Còn chín người kia đâu? Sao không có ai trở lại tạ ơn Thiên Chúa ngoại trừ người ngoại lai này?”. Qua một loạt vấn nạn tỏ vẻ bỡ ngỡ hết sức này, Chúa Giêsu muốn nói với ai đây? Với người cùi được sạch đang sấp mặt dưới chân Người, hay với các môn đệ đang ở bên cạnh Người bấy giờ, hoặc với chín người phong cùi được khỏi song đã biến đâu mất tiêu.
Trước hết, căn cứ vào ý nghĩa của một loạt vấn nạn Chúa Giêsu đặt ra, chắc chắn Người không có vấn đề gì với người cùi Samaritanô ngoại lai trở về chúc tụng Thiên Chúa nơi Người là Đấng đã làm cho anh ta được lành sạch. Bởi vì, câu Người muốn nói với anh ta là: “Con hãy đứng dạy mà đi; đức tin của con đã cứu con”. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào câu Chúa Giêsu nói với người cùi Samaritanô này, thì chín người cùi kia cũng có đức tin, bằng không, họ cũng đâu có được lành sạch, đâu có được cứu khỏi bệnh cùi. Nghĩa là, cũng như người cùi Samaritanô trong bài Phúc Âm hôm nay, chín người cùi kia cũng thật sự tin tưởng rằng Chúa Giêsu có thể chữa họ lành sạch bệnh phong cùi, do đó họ mới cùng nhau, như Phúc Âm thuật lại: tìm “gặp Người. Đứng xa xa mà lên tiếng thưa Người rằng: ‘Lạy Thày Giêsu, xin Ngài thương đến chúng tôi!’”.
Chúng ta nên để ý đến hai chi tiết sau đây trong bài Phúc Âm hôm nay. Chi tiết thứ nhất là không phải chỉ có một người hay hai ba người bị phong hủi tìm đến gặp Chúa Giêsu để xin Người chữa cho được lành sạch, mà là mười người tất cả, nghĩa là một nhóm khá đông so với thành phần thiểu số dân chúng bị cùi. Chi tiết thứ hai là mười người cùi này hình như không phải ở một nơi trong cùng một trại cùi, mà là ở rải rác các nơi khác nhau trong vùng biên giới Samaritanô và Galilêa, và đã rủ nhau đến gặp Chúa Giêsu, vì trong đó có một người cùi thuộc xứ Samaritanô. Cũng có thể chín người cùi kia thuộc xứ Galilêa ở cùng một trại cùi có ý định đến gặp Chúa Giêsu chẳng may gặp phải người cùi Samaritanô có cùng một ý định như họ chăng? Tuy nhiên, con số đông người cùi, lên đến mười người một lúc đây, cho thấy chẳng những tiếng tăm của Chúa Giêsu đầy quyền năng mà còn cho thấy cả đức tin của những ai đến với Người nữa. Tóm lại, nếu mười người cùi trong bài Phúc Âm hôm nay không thực sự tin vào Chúa Giêsu là Đấng có thể chưa mình lành sạch thì đã không rủ nhau đông đảo tìm đến với Người như vậy. Chính sự kiện họ thật sự được lành sạch đã là bằng cớ hùng hồn cho thấy họ đã hết lòng tin vào Người, tin Người đến nỗi Người bảo họ làm gì, dù không biết kết quả ra sao, họ cũng làm y như vậy, đó là việc Người bảo họ “các anh hãy đi trình diện với các vị tư tế”, nhờ đó, nhờ lòng tin của mình, như Phúc Âm thuật lại, “Họ đang đi đến đó thì được khỏi”.
Việc mười người phong cùi trong bài Phúc Âm nghe lời Chúa Giêsu đi trình diện với các vị tư tế đây quả là một việc chứng tỏ họ hoàn toàn và hết sức tin tưởng Người. Bởi vì, theo luật Moisen, trong Sách Lêvi đoạn 12 từ câu 9 đến 34, khi biết mình bị cùi, họ đã phải đi trình diện với các vị tư tế rồi. Bây giờ họ lại phải đi trình diện nữa để mà làm gì? Họ có thể nghĩ như thế mà bỏ cuộc cũng được vậy. Giống như trường hợp của quan Naaman ở bài đọc thứ nhất hôm nay, trong phần trước đó, không được trích lại, Sách Các Vua Quyển 2 ở đoạn 5 câu 11 thuật lại rằng, sau khi nghe tiên tri Êlisa nói hãy xuống tắm ở sông Dược Đăng 7 lần thì da thịt của quan sẽ được lành sạch, thì quan tự ái tính bỏ cuộc mà rằng: “Ta tưởng rằng vị tiên tri này hẳn sẽ ra mặt đứng cầu cùng Chúa là Thiên Chúa của ông ta, rồi đặt tay lên để chữa lành dấu vết phong cùi chứ. Chẳng lẽ ở Đamascô lại chẳng có những giòng nước còn khá hơn tất cả những sông nước ở Yến Duyên hay sao?”. Thế rồi, sau khi nghe lời khuyên của đứa tớ gái Do Thái, quan đã bỏ mình đi nghe theo lời của tiên tri Elisa, để rồi, như bài đọc thứ nhất hôm nay thuật lại: “Khi quan trở lại đứng trước vị tiên tri mà nói: ‘Nay tôi biết rằng không có một Vị Thiên Chúa nào khác trên toàn thể địa cầu này ngoài Vị ở Yến Duyên”. Trường hợp của quan Naaman này cho thấy những gì Chúa Giêsu dạy các tông đồ trong bài Phúc Âm tuần trước về việc tăng phát đức tin của các vị, ở chỗ, các vị “hãy hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ”, có thế, hạt giống đức tin, hạt giống mạc khải thần linh vốn có khả năng nẩy mầm, phát triển và trổ sinh hoa trái, mới đạt đến tầm vóc viên trọn của mình nơi các vị. Thánh Phaolô đã khẳng định trong bài đọc thứ hai hôm nay về tác dụng thần linh vô cùng mãnh lực của những gì Chúa làm, Chúa nói, là: “Lời Thiên Chúa không thể bị trói buộc”.
Nếu mười người phong cùi được lành sạch đã xẩy ra như Phúc Âm thuật lại, thì nguyên nhân khiến tất cả mười người trong họ được lành sạch bệnh cùi này là do đức tin của họ, như Chúa Giêsu đã nói với một người trong họ: “Đức tin của con đã cứu con”. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao nhờ đức tin cả mười người cùi đã được lành sạch song chỉ duy một mình người cùi Samaritanô ngoại lai trở lại tạ ơn Thiên Chúa? Phải chăng lời Chúa Giêsu phán với người cùi ngoại lai này không phải chỉ áp dụng cho việc anh ta được lành sạch phần xác giống như chín người cùi kia, mà nhất là áp dụng cho việc lành sạch phần hồn của anh ta. Thật vậy, chính vì người cùi ngoại lai này trở lại với Đấng đã chữa mình lành sạch bệnh cùi phần xác, tức đã trở về với Thiên Chúa là cùng đích của mình, mà anh ta đã thực sự sống trong chân lý, trong ánh sáng, nghĩa là đã được “chân lý giải phóng” (Jn 8:32), được cứu độ. Còn chín người cùi kia, chỉ coi Thiên Chúa là phương tiện cứu độ hơn là cùng đích của mình, do đó, sau khi đạt được những gì mình xin, đạt được ý riêng là chủ tể của mình, được thoát khỏi những gì khổ sở, liền quên Ngài, cho Ngài sang một bên, coi như không có Ngài. Thế nhưng, họ có biết đâu rằng, một khi linh hồn họ không được giải thoát, không được cứu độ, như trường hợp người cùi ngoại lai trong số họ, thì thân xác vừa được lành sạch của họ có thể sẽ trở thành dịp tội cho họ, thậm chí có thể làm cho họ bị vĩnh viễn hư đi, đến nỗi, một khi chẳng may ở vào trường hợp đời đời bất hạnh như người phú hộ trong bài Phúc Âm cách đây 2 tuần, chắc họ sẽ phải ân hận thốt lên: thà mình cứ bị cùi còn hơn. Và bấy giờ họ mới thấm thía cái phúc và cái khốn Chúa Giêsu đã nói trong bài Phúc Âm Thánh Luca Mùa Thường Niên Năm C Tuần Thứ 6: “Phúc cho các người là kẻ khóc lóc; các người sẽ vui cười. Khốn cho các người là kẻ giờ đây vui cười; các người sẽ phải khóc lóc buồn thương”.
Vấn đề thực hành sống đạo: Theo các Phúc Âm Nhất Lãm, nếu Chúa Giêsu chỉ chữa lành và thường chữa lành tật nguyền phần xác cho con người nếu họ có đức tin, hay tỏ đức tin của mình ra, thì 10 người cùi trong Bài Phúc Âm Chúa Nhật XXVIII Mùa Thường Niên Năm C theo Thánh Luca hôm nay cũng phải có đức tin mới được Người chữa lành cho. Vậy tại sao khi con người ta khổ thì tỏ ra có đức tin, phải nói là có một đức tin rất mạnh, tuy nhiên, một khi hết khổ, hay một khi được sung sướng thì hầu như hết đức tin, nếu không muốn nói là thậm chí mất đức tin một cách dễ dàng nhanh chóng, như trường hợp của 9 người cùi không quay trở lại tạ ơn Thiên Chúa như người cùi Samaritanô ngoại lai trong bài Phúc Âm hôm nay? Phải chăng đức tin nếu có tăng phát, như các tông đồ đã xin Thày mình tăng đức tin cho trong bài Phúc Âm tuần trước, thì đức tin cũng có thể giảm sút hay mất đi, như trường hợp chín người cùi trong bài Phúc Âm hôm nay? Tại sao nếu Thiên Chúa biết được con người vô ơn bội nghĩa như vậy mà còn ban ơn cho họ, những ơn lành về phần xác, những ơn sẽ khiến họ mắc tội với Ngài hơn, và có thể vì thế mà họ sẽ bị khổ về phần hồn hơn? Thà Ngài đừng ban cho họ có phải hay hơn không? Phải chăng, sở dĩ Ngài làm như vậy là bởi vì, như Thánh Phaolô thâm tín trong bài đọc thứ hai hôm nay: “Nếu chúng ta chối bỏ Ngài, Ngài sẽ chối bỏ chúng ta. Nếu chúng ta bất trung, Ngài vẫn tín trung; vì Ngài không thể chối bỏ chính mình Ngài”?
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh