Dan Lee
10-09-2010, 07:28 PM
CHỈ MỘT NGƯỜI SAMARI BIẾT ƠN
TRONG MƯỜI NGƯỜI PHONG CÙI ĐƯỢC CHỮA LÀNH, CHỈ MỘT NGƯỜI SAMARI BIẾT ƠN
Lần thứ ba, một điệp khúc về cuộc hành trình lên Giêrusalem làm giai đoạn trình thuật (c.11). Thay vì tiếp tục con đường xuống phiá Nam, dường như Chúa Giêsu rẽ qua hướng Đông, giữa Galilê và Samari, để đến thung lũng sông Giođan. Ghi chú này làm cho dễ chấp nhận việc có mặt của một người Samari trong nhóm người Do Thái bị phong cùi.
Trình thuật về việc chữa lành (cc. 12-14) rất ngắn và giống với 5,12-16, trong đó lần đầu tiên Chúa Giêsu đối diện với một trong những kẻ tiện dân bị loại khỏi cộng đoàn. Chắc hẳn ở đây họ không phục lạy nhưng họ chào kính Chúa Giêsu như một vị Thầy –như các môn đệ gọi Ngài. Họ kêu xin Ngài, mà không xin rõ được chữa lành (so sánh với 5,12) cũng không xin của bố thí. Chúa Giêsu báo họ đi đến các tư tế, là những người đúng theo luật lệ của Lv 14,1tt, có nhiệm vụ nhận xét về việc lành bệnh. Tuy nhiên, Chúa Giêsu không làm một cử chỉ gì để chữa bệnh và như thế việc lành không xảy ra ngay tức khắc (so sánh với 5,13).
Khi nghe lời Chúa Giêsu chỉ dạy, mười người này chứng tỏ có lòng tin tưởng, một niềm tin trái ngược với niềm tin của đại tướng Naaman người Syri (x.4,27), thoạt tiên ông này từ chối làm theo lời báo của của ngôn sứ Êlisê (2V 5,10-12). Như vậy, việc chữa lành xảy ra từ xa.
Cho tới đây, trình thuật đề cao quyền lực lớn lao của lời Chúa Giêsu và, do đó, chuẩn bị cho câu giải đáp mà Ngài sắp nói với các người Pharisêu (17,21). Nhưng cao điểm của lời giải đáp này nằm ở những gì xảy ra sau khi chữa lành và sẽ minh hoạ khoảng cách giữa việc chữa bệnh và ơn cứu độ. Trong các câu 15-19, một trong các người phung cùi được chữa lành quay trở lại ngay cả trước khi vâng lệnh Chúa Giêsu và Lề Luật: vừa tôn vinh Thiên Chúa, anh vừa sấp mình –điều đã bị bỏ ở các câu 12-13, và nhất là tạ ơn Chúa Giêsu. Và điều đáng ngạc nhiên là chỉ tới đây, một khi thái độ của anh gây ấn tượng tốt cho ta, ta mới biết anh thuộc về chủng tộc nào: đó là một người Samari. Sự tương phản giữa lòng biết ơn của người này và sự vô ơn của chín người khác vẽ nên một đường ranh phân biệt giữa những người Do Thái và người mà chính Chúa Giêsu nói đến như một người ngoại bang (người Samari cũng như người Do Thái nhìn nhận uy thế của Luật Môsê, và như vậy nhìn nhận uy thế của những quy luật trong sách Lêvi về bệnh phong). Như trong dụ ngôn về người Samari tốt lành (10,30tt) và khi rao giảng ở Nagiaret (4,24-27). Trình thuật nhấn mạnh đến tình yêu mà các người ngoại bang bày tỏ. Do đó, Chúa Giêsu bác bỏ cái nhìn theo chủ nghĩa dân tộc quá khích, theo đó Thiên Chúa chỉ tỏ mình ra cho người biết trong các thể chế văn hoá: chính bên cạnh Chúa Giêsu mà người ta tôn vinh Thiên Chúa.
Lúc nào cũng nghĩ đến Thiên Chúa trong những mối bận tâm của mình nên Chúa Giêsu trách cứ chín người tật phong khác vì đã không tôn vinh Thiên Chúa. Nhưng chính lời Chúa Giêsu nói về đức tin (c.19) mới là đỉnh cao của trình thuật. Mười người phong cùi được chữa lành, nhưng duy nhất chỉ có người Samari biết ơn mới được tuyên bố là được cứu độ. Như vậy ơn cứu độ là điều cao quý hơn việc chữa lành thể xác. Và niềm tin trọn vẹn của kẻ quay trở lại thì cao quý hơn niềm tin tưởng đã thúc đẩy cả mười người đi trình diện với các tư tế trước khi được chữa lành. Việc chữa lành chỉ khai mở cho ơn cứu độ trọn vẹn khi con người nhận ra sáng kiến nhưng không của Thiên Chúa đối với mình và nếu họ đáp lại bằng cách dấn thân vào một liên hệ thật sự với Chúa Giêsu: đó là niềm tin trọn vẹn.
Chú giải mục vụ của Hugues Cousin
TRONG MƯỜI NGƯỜI PHONG CÙI ĐƯỢC CHỮA LÀNH, CHỈ MỘT NGƯỜI SAMARI BIẾT ƠN
Lần thứ ba, một điệp khúc về cuộc hành trình lên Giêrusalem làm giai đoạn trình thuật (c.11). Thay vì tiếp tục con đường xuống phiá Nam, dường như Chúa Giêsu rẽ qua hướng Đông, giữa Galilê và Samari, để đến thung lũng sông Giođan. Ghi chú này làm cho dễ chấp nhận việc có mặt của một người Samari trong nhóm người Do Thái bị phong cùi.
Trình thuật về việc chữa lành (cc. 12-14) rất ngắn và giống với 5,12-16, trong đó lần đầu tiên Chúa Giêsu đối diện với một trong những kẻ tiện dân bị loại khỏi cộng đoàn. Chắc hẳn ở đây họ không phục lạy nhưng họ chào kính Chúa Giêsu như một vị Thầy –như các môn đệ gọi Ngài. Họ kêu xin Ngài, mà không xin rõ được chữa lành (so sánh với 5,12) cũng không xin của bố thí. Chúa Giêsu báo họ đi đến các tư tế, là những người đúng theo luật lệ của Lv 14,1tt, có nhiệm vụ nhận xét về việc lành bệnh. Tuy nhiên, Chúa Giêsu không làm một cử chỉ gì để chữa bệnh và như thế việc lành không xảy ra ngay tức khắc (so sánh với 5,13).
Khi nghe lời Chúa Giêsu chỉ dạy, mười người này chứng tỏ có lòng tin tưởng, một niềm tin trái ngược với niềm tin của đại tướng Naaman người Syri (x.4,27), thoạt tiên ông này từ chối làm theo lời báo của của ngôn sứ Êlisê (2V 5,10-12). Như vậy, việc chữa lành xảy ra từ xa.
Cho tới đây, trình thuật đề cao quyền lực lớn lao của lời Chúa Giêsu và, do đó, chuẩn bị cho câu giải đáp mà Ngài sắp nói với các người Pharisêu (17,21). Nhưng cao điểm của lời giải đáp này nằm ở những gì xảy ra sau khi chữa lành và sẽ minh hoạ khoảng cách giữa việc chữa bệnh và ơn cứu độ. Trong các câu 15-19, một trong các người phung cùi được chữa lành quay trở lại ngay cả trước khi vâng lệnh Chúa Giêsu và Lề Luật: vừa tôn vinh Thiên Chúa, anh vừa sấp mình –điều đã bị bỏ ở các câu 12-13, và nhất là tạ ơn Chúa Giêsu. Và điều đáng ngạc nhiên là chỉ tới đây, một khi thái độ của anh gây ấn tượng tốt cho ta, ta mới biết anh thuộc về chủng tộc nào: đó là một người Samari. Sự tương phản giữa lòng biết ơn của người này và sự vô ơn của chín người khác vẽ nên một đường ranh phân biệt giữa những người Do Thái và người mà chính Chúa Giêsu nói đến như một người ngoại bang (người Samari cũng như người Do Thái nhìn nhận uy thế của Luật Môsê, và như vậy nhìn nhận uy thế của những quy luật trong sách Lêvi về bệnh phong). Như trong dụ ngôn về người Samari tốt lành (10,30tt) và khi rao giảng ở Nagiaret (4,24-27). Trình thuật nhấn mạnh đến tình yêu mà các người ngoại bang bày tỏ. Do đó, Chúa Giêsu bác bỏ cái nhìn theo chủ nghĩa dân tộc quá khích, theo đó Thiên Chúa chỉ tỏ mình ra cho người biết trong các thể chế văn hoá: chính bên cạnh Chúa Giêsu mà người ta tôn vinh Thiên Chúa.
Lúc nào cũng nghĩ đến Thiên Chúa trong những mối bận tâm của mình nên Chúa Giêsu trách cứ chín người tật phong khác vì đã không tôn vinh Thiên Chúa. Nhưng chính lời Chúa Giêsu nói về đức tin (c.19) mới là đỉnh cao của trình thuật. Mười người phong cùi được chữa lành, nhưng duy nhất chỉ có người Samari biết ơn mới được tuyên bố là được cứu độ. Như vậy ơn cứu độ là điều cao quý hơn việc chữa lành thể xác. Và niềm tin trọn vẹn của kẻ quay trở lại thì cao quý hơn niềm tin tưởng đã thúc đẩy cả mười người đi trình diện với các tư tế trước khi được chữa lành. Việc chữa lành chỉ khai mở cho ơn cứu độ trọn vẹn khi con người nhận ra sáng kiến nhưng không của Thiên Chúa đối với mình và nếu họ đáp lại bằng cách dấn thân vào một liên hệ thật sự với Chúa Giêsu: đó là niềm tin trọn vẹn.
Chú giải mục vụ của Hugues Cousin