Dan Lee
10-09-2010, 07:30 PM
LÒNG VÔ ÂN CỦA CON NGƯỜI
Sự chữa lành mười người cùi bắt đầu chu kỳ những biến cố cuối cùng cảu đánh dấu những chặng đường chót của Chúa Giêsu trong hành trình hường về Giê-ru-sa-lem. Lu-ca ghi lại phép lạ này rất thích hợp, vì đặc điểm chính của câu chuyện là lòng biết ơn và phước lành của một người Sa-ma-ri, mà Lu-ca luôn luôn mô tả Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế chẳng phải riêng cho người Do Thái mà cho cả nhân loại.
Tuy nhiên trong phép lạ này còn có một đặc điểm khác, những người cùi này được truyền lệnh đi khai cho các thầy tư tế rằng họ đã khỏe mạnh trước khi họ được chữa lành. “Đang khi họ đi thì được sạch”. Hành động theo đức tin sẽ được thưởng. Ngài truyền lệnh cho họ hành động như đã nhận được lời cầu xin ấy, rồi cùng với hành động đức tin, lời cầu nguyện được nhận. Mệnh lệnh của Chúa Giêsu bao hàm một lời hứa, và đối với mọi lời hứa của Ngài, chúng ta có thể luôn luôn tin cậy trong an toàn tuyệt đối.
Lúc ấy Chúa Giêsu đang đức trên bờ cõi xứ Ga-li-lê và Sa-ma-ri, có một tốp người cùi ra đón Ngài. Chúng ta đã biết người Do-thái không giao thiệp với người Sa-ma-ri, nhưng trong số này có ít nhất là một người Sa-ma-ri. Đây là một dẫn chứng về một quy luật trong cuộc sống. Nỗi bất hạnh chung đã phá đổ những bức rào ngăn cách về chủng tộc, họ đã quên mình là Do-thái hay Sa-ma-ri, và chỉ còn nhớ rằng mình là những con người đang có nhu cầu. Người ta cho biết, khi có một trận lụt tràn ra trên một vùng đất nào, các thú vật phải tụ trên một mô đất cao, thì bạn sẽ thấy chúng đứng chung được với nhau, dầu vốn dĩ chúng từng thù địch nhau, và trong dịp khác, hẳn chúng đã dùng hết để cắn xé nhau đến chết. Chắc chắn một điều có thể kéo mọi người lại gần nhau, ấy là niềm khát khao chung của họ đối với Thiên Chúa. Tốp người cùi đứng đàng xa. Họ phải đứng cách xa bao nhiêu thì luật không nói rõ, nhưng có một thẩm quyền cho biết khi chiều gió thổi xuôi từ người cùi tới người lành thì người cùi phải đứng cách xa bốn mươi mét. Điều đó nói lên rõ ràng sự cô lập khủng khiếp mà người cùi phải chịu trong đời sống.
Trong các sách Phúc Âm, không có câu chuyện nào cho thấy rõ lòng vô ân của con người một cách chua chát như câu chuyện này. Những người cùi này đã đến với Chúa Giêsu trong niềm hy vọng cao độ, Chúa Giêsu chữa lành cho tất cả, chín người trong số đó đã không trở lại cám ơn Ngài. Thường là thế, một khi người ta nhận được điều mình mong muốn, người ta không bao giờ trở lại.
1. Con người thường hay quên ơn cha mẹ.
Lúc còn bé nếu chúng ta bị bỏ quên trong một tuần lễ chắc là chúng ta đã chết. Trong các loài sinh vật, chỉ có con người cần thời gian lâu dài hơn cả mới có thể tự lo được các nhu cầu thiết yếu cho đời sống mình. “Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa.” Suốt bao năm trời đằng đẵng, chúng ta phải lụy cha mẹ trong tất cả mọi sự. Nhưng rồi một ngày ta thấy cha mẹ phải trở nên một nỗi phiền hà quấy rầy chúng ta, và có ít người biết nghĩ đến đền đáp công ơn cha mẹ.
Có một bà mẹ nọ, vì muốn khuyến khích đứa con nhỏ của mình chăm lo việc nhà, nhất là những công việc nhỏ nhặt, vừa khả năng của nó, nên hầu như lúc nào bà cũng thưởng cho nó một món tiền nhiều ít tùy theo công việc nặng nhọc. Lần kia, suốt cả một tuần, bà mẹ nằm liệt giường. Thế là con nhỏ phải giúp, và cả thay thế mẹ trong nhiều công việc, nhưng không thấy mẹ tính thù lao. Cuối tuần, em nhỏ viết một cái hóa đơn ghi hững công tác chưa nhận tiền thưởng gồm: xách nước hai giờ, nấu cơm ba giờ, giặt quần áo năm giờ… tất cả các thứ tính chung trong một tuần là tám giờ. Xong, em rón rén vào phòng, dúi tờ hóa đơn vào tay mẹ. Ba phút sau, bà mẹđưa cho em tám giờ kèm theo một tờ hóa đơn khác, trong đó ghi: công sinh, công dưỡng nuôi, công dạy dỗ, công học hành, công thầy thuốc mỗi khi đau bệnh nhân mười năm: chưa có mục nào được thanh toán cả! Cầm tờ hóa đơn trong tay, em nhỏ chợt hiểu, vội vàng chạy vào xin lỗi mẹ.
2. Chúng ta hay quên ơn đồng loại mình.
Không mấy ai trong chúng ta chưa từng mang ơn lớn đối với một người nào. Ngay lúc đó ít ai nghĩ rằng rồi đây mình sẽ quên ơn, và cũng ít người trong chúng ta đã trả xong nợ tri ân mình đã mắc. Thường là một người bạn một thầy dạy, một người khách qua đường, một bác sĩ làm cho chúng ta một ơn gì đó mà chúng ta không thể báo đáp. Thảm kịch của cuộc đời là người ta không muốn cố gắng để trả ơn nữa.
Vào dịp lễ tạ ơn, cô giaó bảo các em học sinh lớp một vẽ tranh về điều gì chúng em mang ơn. Cô thầm nghĩ: chắc sẽ chẳng có gì đặc biệt: lại những con gà quay hay bàn tiệc đầy đồ ăn là cùng, và cô đã sững sờ trước bức tranh của Douglas, một bàn tay!
Nhưng bàn tay của ai đây? Cả lớp bị lôi cuốn bởi hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em nói:
- Em nghĩ đó là bàn tay Thiên Chúa đã ban của ăn cho chúng ta.
- Đó là bàn tay của bác nông dân vì đã nuôi những con gà, một em khác nói.
Cuối cùng, khi các em đang làm việc, cô giáo cúi xuống bên Douglas và hỏi xrm bàn tay đó là của ai thì em khẽ nói: Thưa cô đó là bàn tay của cô!
Cô giáo nhớ lại vào giờ ra chơi, cô thường dùng bàn tay dắt Douglas, đứa trẻ tầm thường khốn khổ. Mặc dù cô vẫn làm điều đó với các đứa khác, nhưng với Douglas, nó lại mang một ý nghĩa rất đặc biệt.
3. Thường chúng ta hay quên ơn Thiên Chúa
Trong giờ phút túng cực, chúng ta cầu nguyện thật hăng say thống thiết, túng cực qua rồi chúng ta quên ơn Chúa. Biết bao người trong chúng ta không hề biết cảm tạ Chúa trước bữa ăn nữa, Ngài đã ban cho chúng ta Con Một của Ngài, mà ta lại không bao giờ biết nói lên lời cảm tạ Chúa.
Thi sĩ Lamatine người Pháp có kể lại một giao thoại như sau: một hôm ông tình cờ đi qua một khu rừng, ông nghe có một âm thanh kỳ lạ: cứ sau một tiếng búa đập vào đá lại vang lên một tiếng cám ơn! Đến gần nơi phát ra âm thanh thi sĩ mới nhìn thấy một người thợ đá đang miệt mài làm việc. Cứ mỗi lần gõ búa vào phiến đá, ông lại thốt lên hai tiếng “cám ơn”.
Thi sĩ nấn ná đến hỏi chuyện, người thợ đá mới giải thích: “Tôi tạ ơn Chúa! Ngạc nhiên về lòng tin của một người mà cuộc sống hẳn phải lam lũ, lầm than hơn nhiều người, thi sĩ bảo:
- Giả như bác được giàu có thì tôi hiểu tại sao bác không ngừng thốt lên hai tiếng “cám ơn”. Đàng này Thiên Chúa chỉ nghĩ đến bác có mỗi một lần duy nhất, đó là lúc Ngài tạo nên bác. Sau đó Ngài ban cho bác có mỗi cái búa này để rồi không ngó ngàng gì tới bác nữa, thế thì tại sao bác lại mọi miệng cám ơn Ngài?
- Ông nghĩ rằng Chúa chỉ nghĩ đến tôi có một lần thôi sao?
- Dĩ nhiên- Lamactin bèn thách thức – Chúa chỉ nghĩ đến bác có một lần thôi!
Người thợ đá nghèo, nhưng đầy lòng tin, náo nức thốt lên:
- Tôi nghĩ điều đó không có gì đáng ngạc nhiên cả. Ông hãy nghĩ rằng Thiên Chúa đã đoái thương nghĩ đến một người thợ đá thấp hèn như tôi, và chỉ một lần thôi, vậy không đủ cho tôi cám ơn Ngài sao? Vậy, cám ơn Chúa, cám ơn Chúa!
Nói xong, người thợ đá đã bỏ mặc cho thi sĩ đứng đó và tiếp tục điệp khúc quen thuộc của ông: vừa đập đá vừa cám ơn Chúa!
Lời cảm tạ tốt nhất chúng ta có thể dâng lên Chúa là cố gắng sống xứng đáng với tình thương và lòng nhân từ của Ngài, mỗi ngày hơn lên:
“Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi
Chớ khá quên mọi ân huệ của Người.” (Tv 103,2)
Suy niệm của William Barclay
Sự chữa lành mười người cùi bắt đầu chu kỳ những biến cố cuối cùng cảu đánh dấu những chặng đường chót của Chúa Giêsu trong hành trình hường về Giê-ru-sa-lem. Lu-ca ghi lại phép lạ này rất thích hợp, vì đặc điểm chính của câu chuyện là lòng biết ơn và phước lành của một người Sa-ma-ri, mà Lu-ca luôn luôn mô tả Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế chẳng phải riêng cho người Do Thái mà cho cả nhân loại.
Tuy nhiên trong phép lạ này còn có một đặc điểm khác, những người cùi này được truyền lệnh đi khai cho các thầy tư tế rằng họ đã khỏe mạnh trước khi họ được chữa lành. “Đang khi họ đi thì được sạch”. Hành động theo đức tin sẽ được thưởng. Ngài truyền lệnh cho họ hành động như đã nhận được lời cầu xin ấy, rồi cùng với hành động đức tin, lời cầu nguyện được nhận. Mệnh lệnh của Chúa Giêsu bao hàm một lời hứa, và đối với mọi lời hứa của Ngài, chúng ta có thể luôn luôn tin cậy trong an toàn tuyệt đối.
Lúc ấy Chúa Giêsu đang đức trên bờ cõi xứ Ga-li-lê và Sa-ma-ri, có một tốp người cùi ra đón Ngài. Chúng ta đã biết người Do-thái không giao thiệp với người Sa-ma-ri, nhưng trong số này có ít nhất là một người Sa-ma-ri. Đây là một dẫn chứng về một quy luật trong cuộc sống. Nỗi bất hạnh chung đã phá đổ những bức rào ngăn cách về chủng tộc, họ đã quên mình là Do-thái hay Sa-ma-ri, và chỉ còn nhớ rằng mình là những con người đang có nhu cầu. Người ta cho biết, khi có một trận lụt tràn ra trên một vùng đất nào, các thú vật phải tụ trên một mô đất cao, thì bạn sẽ thấy chúng đứng chung được với nhau, dầu vốn dĩ chúng từng thù địch nhau, và trong dịp khác, hẳn chúng đã dùng hết để cắn xé nhau đến chết. Chắc chắn một điều có thể kéo mọi người lại gần nhau, ấy là niềm khát khao chung của họ đối với Thiên Chúa. Tốp người cùi đứng đàng xa. Họ phải đứng cách xa bao nhiêu thì luật không nói rõ, nhưng có một thẩm quyền cho biết khi chiều gió thổi xuôi từ người cùi tới người lành thì người cùi phải đứng cách xa bốn mươi mét. Điều đó nói lên rõ ràng sự cô lập khủng khiếp mà người cùi phải chịu trong đời sống.
Trong các sách Phúc Âm, không có câu chuyện nào cho thấy rõ lòng vô ân của con người một cách chua chát như câu chuyện này. Những người cùi này đã đến với Chúa Giêsu trong niềm hy vọng cao độ, Chúa Giêsu chữa lành cho tất cả, chín người trong số đó đã không trở lại cám ơn Ngài. Thường là thế, một khi người ta nhận được điều mình mong muốn, người ta không bao giờ trở lại.
1. Con người thường hay quên ơn cha mẹ.
Lúc còn bé nếu chúng ta bị bỏ quên trong một tuần lễ chắc là chúng ta đã chết. Trong các loài sinh vật, chỉ có con người cần thời gian lâu dài hơn cả mới có thể tự lo được các nhu cầu thiết yếu cho đời sống mình. “Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa.” Suốt bao năm trời đằng đẵng, chúng ta phải lụy cha mẹ trong tất cả mọi sự. Nhưng rồi một ngày ta thấy cha mẹ phải trở nên một nỗi phiền hà quấy rầy chúng ta, và có ít người biết nghĩ đến đền đáp công ơn cha mẹ.
Có một bà mẹ nọ, vì muốn khuyến khích đứa con nhỏ của mình chăm lo việc nhà, nhất là những công việc nhỏ nhặt, vừa khả năng của nó, nên hầu như lúc nào bà cũng thưởng cho nó một món tiền nhiều ít tùy theo công việc nặng nhọc. Lần kia, suốt cả một tuần, bà mẹ nằm liệt giường. Thế là con nhỏ phải giúp, và cả thay thế mẹ trong nhiều công việc, nhưng không thấy mẹ tính thù lao. Cuối tuần, em nhỏ viết một cái hóa đơn ghi hững công tác chưa nhận tiền thưởng gồm: xách nước hai giờ, nấu cơm ba giờ, giặt quần áo năm giờ… tất cả các thứ tính chung trong một tuần là tám giờ. Xong, em rón rén vào phòng, dúi tờ hóa đơn vào tay mẹ. Ba phút sau, bà mẹđưa cho em tám giờ kèm theo một tờ hóa đơn khác, trong đó ghi: công sinh, công dưỡng nuôi, công dạy dỗ, công học hành, công thầy thuốc mỗi khi đau bệnh nhân mười năm: chưa có mục nào được thanh toán cả! Cầm tờ hóa đơn trong tay, em nhỏ chợt hiểu, vội vàng chạy vào xin lỗi mẹ.
2. Chúng ta hay quên ơn đồng loại mình.
Không mấy ai trong chúng ta chưa từng mang ơn lớn đối với một người nào. Ngay lúc đó ít ai nghĩ rằng rồi đây mình sẽ quên ơn, và cũng ít người trong chúng ta đã trả xong nợ tri ân mình đã mắc. Thường là một người bạn một thầy dạy, một người khách qua đường, một bác sĩ làm cho chúng ta một ơn gì đó mà chúng ta không thể báo đáp. Thảm kịch của cuộc đời là người ta không muốn cố gắng để trả ơn nữa.
Vào dịp lễ tạ ơn, cô giaó bảo các em học sinh lớp một vẽ tranh về điều gì chúng em mang ơn. Cô thầm nghĩ: chắc sẽ chẳng có gì đặc biệt: lại những con gà quay hay bàn tiệc đầy đồ ăn là cùng, và cô đã sững sờ trước bức tranh của Douglas, một bàn tay!
Nhưng bàn tay của ai đây? Cả lớp bị lôi cuốn bởi hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em nói:
- Em nghĩ đó là bàn tay Thiên Chúa đã ban của ăn cho chúng ta.
- Đó là bàn tay của bác nông dân vì đã nuôi những con gà, một em khác nói.
Cuối cùng, khi các em đang làm việc, cô giáo cúi xuống bên Douglas và hỏi xrm bàn tay đó là của ai thì em khẽ nói: Thưa cô đó là bàn tay của cô!
Cô giáo nhớ lại vào giờ ra chơi, cô thường dùng bàn tay dắt Douglas, đứa trẻ tầm thường khốn khổ. Mặc dù cô vẫn làm điều đó với các đứa khác, nhưng với Douglas, nó lại mang một ý nghĩa rất đặc biệt.
3. Thường chúng ta hay quên ơn Thiên Chúa
Trong giờ phút túng cực, chúng ta cầu nguyện thật hăng say thống thiết, túng cực qua rồi chúng ta quên ơn Chúa. Biết bao người trong chúng ta không hề biết cảm tạ Chúa trước bữa ăn nữa, Ngài đã ban cho chúng ta Con Một của Ngài, mà ta lại không bao giờ biết nói lên lời cảm tạ Chúa.
Thi sĩ Lamatine người Pháp có kể lại một giao thoại như sau: một hôm ông tình cờ đi qua một khu rừng, ông nghe có một âm thanh kỳ lạ: cứ sau một tiếng búa đập vào đá lại vang lên một tiếng cám ơn! Đến gần nơi phát ra âm thanh thi sĩ mới nhìn thấy một người thợ đá đang miệt mài làm việc. Cứ mỗi lần gõ búa vào phiến đá, ông lại thốt lên hai tiếng “cám ơn”.
Thi sĩ nấn ná đến hỏi chuyện, người thợ đá mới giải thích: “Tôi tạ ơn Chúa! Ngạc nhiên về lòng tin của một người mà cuộc sống hẳn phải lam lũ, lầm than hơn nhiều người, thi sĩ bảo:
- Giả như bác được giàu có thì tôi hiểu tại sao bác không ngừng thốt lên hai tiếng “cám ơn”. Đàng này Thiên Chúa chỉ nghĩ đến bác có mỗi một lần duy nhất, đó là lúc Ngài tạo nên bác. Sau đó Ngài ban cho bác có mỗi cái búa này để rồi không ngó ngàng gì tới bác nữa, thế thì tại sao bác lại mọi miệng cám ơn Ngài?
- Ông nghĩ rằng Chúa chỉ nghĩ đến tôi có một lần thôi sao?
- Dĩ nhiên- Lamactin bèn thách thức – Chúa chỉ nghĩ đến bác có một lần thôi!
Người thợ đá nghèo, nhưng đầy lòng tin, náo nức thốt lên:
- Tôi nghĩ điều đó không có gì đáng ngạc nhiên cả. Ông hãy nghĩ rằng Thiên Chúa đã đoái thương nghĩ đến một người thợ đá thấp hèn như tôi, và chỉ một lần thôi, vậy không đủ cho tôi cám ơn Ngài sao? Vậy, cám ơn Chúa, cám ơn Chúa!
Nói xong, người thợ đá đã bỏ mặc cho thi sĩ đứng đó và tiếp tục điệp khúc quen thuộc của ông: vừa đập đá vừa cám ơn Chúa!
Lời cảm tạ tốt nhất chúng ta có thể dâng lên Chúa là cố gắng sống xứng đáng với tình thương và lòng nhân từ của Ngài, mỗi ngày hơn lên:
“Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi
Chớ khá quên mọi ân huệ của Người.” (Tv 103,2)
Suy niệm của William Barclay