Dan Lee
10-13-2010, 09:47 PM
CẦU NGUYỆN VỚI SỰ KIÊN TRÌ
Chủ đề: "Cầu nguyện là vấn đề đức tin, chứ không phải cảm giác"
Có một bà mẹ gọi điện thoại cho cha xứ. Bà ấy mới thuyết phục được cô con gái đi tĩnh tâm và bà rất phấn khởi.
Trong cuộc đàm thoại, bà nói với cha xứ, "Con ao ước đứa con gái của con có một đức tin sâu đậm-giống như đức tin của con ngày xưa khi bằng tuổi cháu."
Cha xứ trả lời quả thật là cô ấy có một đức tin sâu đậm. Có lẽ bây giờ bà không còn cảm thấy đức tin như ngày xưa, nhưng đó là vì bà đã trưởng thành và thăng tiến trong một chiều hướng mới.
Ông Keith Miller có cùng một nhận định quan trọng này trong cuốn The Taste of New Wine (Vị Rượu Mới).
Ông cho biết ông cảm thấy buồn khi không còn cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa trong khi cầu nguyện.
Rồi một ngày kia, bỗng dưng ông nhận ra sự sai lầm khi muốn cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa khi cầu nguyện. Nếu đó là lý do để ông cầu nguyện thì ông đã biến sự cầu nguyện thành một loại nuông chiều chính mình. Ông viết:
Tôi nhận ra rằng hầu hết cuộc đời tôi chỉ là một người duy cảm tâm linh, chỉ muốn cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa trong khi cầu nguyện, và tôi buồn khi không được...
Bởi đó tôi cố gắng cầu nguyện, dù có cảm thấy hay không, và rồi lần đầu tiên trong đời tôi thấy rằng chúng ta có thể sống dựa vào đức tin đơn thuần.
Hơn thế nữa, tôi thấy rằng chính sự cầu nguyện này lại giúp tôi cảm được sự hiện diện của Chúa nhiều hơn về sau.
Ông Keith không chỉ khám phá sự sai lầm khi luôn luôn muốn cảm thấy sự hiện diện của Chúa trong khi cầu nguyện; ông còn học được điều quan trọng.
Ông biết một chân lý lớn lao về tâm linh rằng "ơn sủng nhờ sự cầu nguyện" thường xảy đến ngoài thời gian cầu nguyện.
Nói cách khác, có thể chúng ta chẳng cảm thấy gì trong khi cầu nguyện. Nhưng trên thực tế, một điều gì đó quan trọng và mỹ miều đang xảy ra.
Chúng ta đang vun trồng các hạt giống mà nó cần thời gian để nẩy mầm, để lớn lên và sinh hoa kết quả-sau này, bên ngoài thời gian cầu nguyện.
Và điều đó đã đưa chúng ta lại với nhau trong ngôi thánh đường này. Chắc chắn là có những lần chúng ta ao ước có được loại đức tin mạnh mẽ như của cô gái trung học trong câu chuyện mở đầu.
Có thể chúng ta từng bỏ cầu nguyện, vì chúng ta cảm thấy điều đó không giúp gì cho chúng ta.
Bởi đó, bài Phúc Âm hôm nay có một ý nghĩa đặc biệt cho chúng ta. Nó nói chúng ta phải kiên trì trong sự cầu nguyện, như bà goá trong dụ ngôn đã làm.
Và lý do chúng ta cần kiên trì là chính lý do mà chúng ta đã đề cập đến. Thiên Chúa làm sâu đậm thêm đức tin của chúng ta, đưa đức tin ấy ra ngoài mức độ cảm giác để đến mức độ đức tin.
Do đó, điều tệ hại mà chúng ta có thể vấp phạm là không kiên trì trong sự cầu nguyện, vì nó sẽ hủy hoại cả một tiến trình mà Thiên Chúa đã khởi đầu và đang tiến hành trong chúng ta.
Điều đó dẫn đến câu chuyện mà tôi muốn dùng để kết thúc. Câu chuyện này tóm lược những điều mà chúng ta vừa nói.
Một nhóm các thương gia ở Chicago từng gặp nhau để cầu nguyện suy niệm trong ba năm, và họ thường gặp nhau hàng tuần để hỗ trợ nhau và chia sẻ kết quả của sự cầu nguyện. Một hôm kia, có người nói:
"Tôi phải chia sẻ với tất cả các bạn một điều quan trọng. Cách đây ba năm khi chúng ta bắt đầu, tôi nghĩ rằng chỉ sau khoảng một hai năm gì đó, mình trở nên một tay lão luyện về suy niệm. Nhưng sự thật lại trái ngược. Bây giờ tôi còn tệ hơn khi mới bắt đầu."
Một sự im lặng nặng nề. Rồi một người khác lên tiếng:
"Anh Bob ơi, tôi rất vui khi thấy anh nói lên điều đó, vì tôi cũng rất giống anh. Bây giờ tôi thấy thật khó để suy niệm hơn khi mới khởi đầu. Có những lúc tôi thấy thật khô khan và trống rỗng. Nếu không vì nhóm này, có lẽ tôi không còn kiên trì được."
Nghe đến đó, một người tên là Joe Cramblit lên tiếng:
"Tôi sinh trưởng ở Wisconsin. Để tôi kể cho các anh nghe mùa bắp ở đó như thế nào. Tôi nghĩ nó có liên hệ đến tình trạng cầu nguyện của chúng ta.
"Sau khi hạt bắt được vùi xuống đất, điều đầu tiên chúng tôi làm là xin cho mưa xuống-thật nhiều mưa. Khi mưa xuống, bắp mới mọc lên. Đó là một cảnh tượng thật đẹp đến độ bạn chỉ muốn chạy ra ngoài cánh đồng và nhẩy múa.
"Sau đó chúng tôi làm một điều kỳ lạ-rất kỳ lạ, thực sự là kỳ cục! Chúng tôi cầu xin cho có quãng thời gian nắng gắt, thật khô cằn, để ép buộc rễ cái phải chui xuống đất tìm nước.
"Nếu quá nhiều nước, rễ bắp mọc ngang trên mặt đất và rễ cái không chui xuống đất tìm nước. Và như vậy, mùa màng sẽ kém vì khi mùa khô đến cây bắp không biết tìm đâu ra nước.
"Đây là điều tôi muốn nói. Thiên Chúa cũng thi hành điều tương tự với chúng ta trong sự cầu nguyện. Lúc đầu Thiên Chúa giúp chúng ta phấn khởi, thích thú trong sự suy niệm. Sau đó Thiên Chúa ban cho chúng ta giai đoạn khô khan với mục đích là buộc chúng ta phải đi sâu vào mức độ đức tin. Nếu điều này không xảy ra, chúng ta sẽ không sinh nhiều kết quả."
Không một ai trong nhóm có thể quên được sự giải thích đó.
Một người đại diện cho nhóm lên tiếng, "Tôi từng là người Công Giáo trong 50 năm và không ai giải thích sự quan trọng của đời sống tâm linh cho tôi cả."
Chúng ta hãy kết thúc bằng việc suy niệm lời Chúa qua lời cầu sau:
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì những câu chuyện đầy phấn khởi của bà mẹ có đứa con gái tuổi trung học, của ông Keith Miller, và của người thương gia có cái nhìn sáng suốt về đời sống tâm linh mà nó phải phát triển, lớn lên và trưởng thành.
Xin Chúa giúp chúng con mở rộng tâm hồn để đón nhận hơn Chúa Thánh Thần, để chúng con kiên trì trong sự cầu nguyện, trưởng thành về tâm linh, và sinh kết quả.
Cha Mark Link, S.J.
Chủ đề: "Cầu nguyện là vấn đề đức tin, chứ không phải cảm giác"
Có một bà mẹ gọi điện thoại cho cha xứ. Bà ấy mới thuyết phục được cô con gái đi tĩnh tâm và bà rất phấn khởi.
Trong cuộc đàm thoại, bà nói với cha xứ, "Con ao ước đứa con gái của con có một đức tin sâu đậm-giống như đức tin của con ngày xưa khi bằng tuổi cháu."
Cha xứ trả lời quả thật là cô ấy có một đức tin sâu đậm. Có lẽ bây giờ bà không còn cảm thấy đức tin như ngày xưa, nhưng đó là vì bà đã trưởng thành và thăng tiến trong một chiều hướng mới.
Ông Keith Miller có cùng một nhận định quan trọng này trong cuốn The Taste of New Wine (Vị Rượu Mới).
Ông cho biết ông cảm thấy buồn khi không còn cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa trong khi cầu nguyện.
Rồi một ngày kia, bỗng dưng ông nhận ra sự sai lầm khi muốn cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa khi cầu nguyện. Nếu đó là lý do để ông cầu nguyện thì ông đã biến sự cầu nguyện thành một loại nuông chiều chính mình. Ông viết:
Tôi nhận ra rằng hầu hết cuộc đời tôi chỉ là một người duy cảm tâm linh, chỉ muốn cảm thấy sự hiện diện của Thiên Chúa trong khi cầu nguyện, và tôi buồn khi không được...
Bởi đó tôi cố gắng cầu nguyện, dù có cảm thấy hay không, và rồi lần đầu tiên trong đời tôi thấy rằng chúng ta có thể sống dựa vào đức tin đơn thuần.
Hơn thế nữa, tôi thấy rằng chính sự cầu nguyện này lại giúp tôi cảm được sự hiện diện của Chúa nhiều hơn về sau.
Ông Keith không chỉ khám phá sự sai lầm khi luôn luôn muốn cảm thấy sự hiện diện của Chúa trong khi cầu nguyện; ông còn học được điều quan trọng.
Ông biết một chân lý lớn lao về tâm linh rằng "ơn sủng nhờ sự cầu nguyện" thường xảy đến ngoài thời gian cầu nguyện.
Nói cách khác, có thể chúng ta chẳng cảm thấy gì trong khi cầu nguyện. Nhưng trên thực tế, một điều gì đó quan trọng và mỹ miều đang xảy ra.
Chúng ta đang vun trồng các hạt giống mà nó cần thời gian để nẩy mầm, để lớn lên và sinh hoa kết quả-sau này, bên ngoài thời gian cầu nguyện.
Và điều đó đã đưa chúng ta lại với nhau trong ngôi thánh đường này. Chắc chắn là có những lần chúng ta ao ước có được loại đức tin mạnh mẽ như của cô gái trung học trong câu chuyện mở đầu.
Có thể chúng ta từng bỏ cầu nguyện, vì chúng ta cảm thấy điều đó không giúp gì cho chúng ta.
Bởi đó, bài Phúc Âm hôm nay có một ý nghĩa đặc biệt cho chúng ta. Nó nói chúng ta phải kiên trì trong sự cầu nguyện, như bà goá trong dụ ngôn đã làm.
Và lý do chúng ta cần kiên trì là chính lý do mà chúng ta đã đề cập đến. Thiên Chúa làm sâu đậm thêm đức tin của chúng ta, đưa đức tin ấy ra ngoài mức độ cảm giác để đến mức độ đức tin.
Do đó, điều tệ hại mà chúng ta có thể vấp phạm là không kiên trì trong sự cầu nguyện, vì nó sẽ hủy hoại cả một tiến trình mà Thiên Chúa đã khởi đầu và đang tiến hành trong chúng ta.
Điều đó dẫn đến câu chuyện mà tôi muốn dùng để kết thúc. Câu chuyện này tóm lược những điều mà chúng ta vừa nói.
Một nhóm các thương gia ở Chicago từng gặp nhau để cầu nguyện suy niệm trong ba năm, và họ thường gặp nhau hàng tuần để hỗ trợ nhau và chia sẻ kết quả của sự cầu nguyện. Một hôm kia, có người nói:
"Tôi phải chia sẻ với tất cả các bạn một điều quan trọng. Cách đây ba năm khi chúng ta bắt đầu, tôi nghĩ rằng chỉ sau khoảng một hai năm gì đó, mình trở nên một tay lão luyện về suy niệm. Nhưng sự thật lại trái ngược. Bây giờ tôi còn tệ hơn khi mới bắt đầu."
Một sự im lặng nặng nề. Rồi một người khác lên tiếng:
"Anh Bob ơi, tôi rất vui khi thấy anh nói lên điều đó, vì tôi cũng rất giống anh. Bây giờ tôi thấy thật khó để suy niệm hơn khi mới khởi đầu. Có những lúc tôi thấy thật khô khan và trống rỗng. Nếu không vì nhóm này, có lẽ tôi không còn kiên trì được."
Nghe đến đó, một người tên là Joe Cramblit lên tiếng:
"Tôi sinh trưởng ở Wisconsin. Để tôi kể cho các anh nghe mùa bắp ở đó như thế nào. Tôi nghĩ nó có liên hệ đến tình trạng cầu nguyện của chúng ta.
"Sau khi hạt bắt được vùi xuống đất, điều đầu tiên chúng tôi làm là xin cho mưa xuống-thật nhiều mưa. Khi mưa xuống, bắp mới mọc lên. Đó là một cảnh tượng thật đẹp đến độ bạn chỉ muốn chạy ra ngoài cánh đồng và nhẩy múa.
"Sau đó chúng tôi làm một điều kỳ lạ-rất kỳ lạ, thực sự là kỳ cục! Chúng tôi cầu xin cho có quãng thời gian nắng gắt, thật khô cằn, để ép buộc rễ cái phải chui xuống đất tìm nước.
"Nếu quá nhiều nước, rễ bắp mọc ngang trên mặt đất và rễ cái không chui xuống đất tìm nước. Và như vậy, mùa màng sẽ kém vì khi mùa khô đến cây bắp không biết tìm đâu ra nước.
"Đây là điều tôi muốn nói. Thiên Chúa cũng thi hành điều tương tự với chúng ta trong sự cầu nguyện. Lúc đầu Thiên Chúa giúp chúng ta phấn khởi, thích thú trong sự suy niệm. Sau đó Thiên Chúa ban cho chúng ta giai đoạn khô khan với mục đích là buộc chúng ta phải đi sâu vào mức độ đức tin. Nếu điều này không xảy ra, chúng ta sẽ không sinh nhiều kết quả."
Không một ai trong nhóm có thể quên được sự giải thích đó.
Một người đại diện cho nhóm lên tiếng, "Tôi từng là người Công Giáo trong 50 năm và không ai giải thích sự quan trọng của đời sống tâm linh cho tôi cả."
Chúng ta hãy kết thúc bằng việc suy niệm lời Chúa qua lời cầu sau:
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì những câu chuyện đầy phấn khởi của bà mẹ có đứa con gái tuổi trung học, của ông Keith Miller, và của người thương gia có cái nhìn sáng suốt về đời sống tâm linh mà nó phải phát triển, lớn lên và trưởng thành.
Xin Chúa giúp chúng con mở rộng tâm hồn để đón nhận hơn Chúa Thánh Thần, để chúng con kiên trì trong sự cầu nguyện, trưởng thành về tâm linh, và sinh kết quả.
Cha Mark Link, S.J.