Dan Lee
10-20-2010, 03:58 PM
KHIÊM TỐN CẦU XIN
Lòng đạo đức chân thật không phục vụ cho luật pháp hay bàn thờ. Nó chỉ để phục vụ Thiên Chúa. Người là Đấng Chí Công. Người không thiên vị theo nghĩa ở đây là không thể dùng các của lễ bề ngoài và việc giữ luật một cách máy móc mà làm đẹp lòng Thiên Chúa. Sự thờ phượng chân thật mà Người yêu quí là lòng thành của người khó nghèo.
Đoạn trích sách Hc 35,12-14.16-18 dùng nhiều hình thức của nhiều câu văn được lập đi lập lại chỉ một ý tưởng: Thiên Chúa luôn nghe lời người khó nghèo kêu xin. Đó là của lễ được đón nhận. Kẻ nghèo, người oan, kẻ mồ côi, người góa bụa, là những thành phần cô thân cô thế trong xã hội. Đây là những bộ mặt tiêu biểu thường được các tác giả Kinh Thánh dùng để nói đến hạng người được Chúa thương và quan tâm cứu độ. Trong trường hợp này, tác giả sách Huấn ca nghĩ nhiều đến tất cả đồng bào của ông, là con cái Israel thời bấy giờ. Họ phải phiêu bạt đi nhiều nơi, bị dân ngoại chèn ép, không được pháp luật bảo vệ trong việc thờ phượng và giữ luật của cha ông. Nhưng họ vẫn cố gắng trung thành với giao ước, vẫn một lòng thờ lạy Giavê và cầu khẩn danh Ngài. Đó mới thật là kẻ nghèo, người oan, kẻ mồ côi, người góa bụa. Lòng đạo đức của họ nhất định đẹp lòng Chúa và chắc chắn Người sẽ thi hành công lý cho họ khi Đấng Chí Công xét xử.
Như vậy, tư tưởng của tác giả sách Huấn ca rất cổ điển và chính thống. Tuy nói đến địa vị ưu việt của người nghèo khó, song tác giả vẫn còn óc cựu ước: đồng hóa người khó nghèo của Chúa với dân Do thái và hứa một sự phân xử cứu độ ở bình diện trần gian khi Đấng Thiên Sai đến. Những tư tưởng này được Đức Giêsu sửa chữa, như chúng ta thấy trong bài Tin mừng Lc 18, 9-14.
Trước hết, tác giả Luca xác nhận: Đức Giêsu nói dụ ngôn này với những kẻ tự tin rằng mình là người công chính và khinh miệt người khác, để họ suy nghĩ. Đồng thời phủ nhận một lối sống đạo, một sự công chính sai lầm và đề ra tinh thần đạo đức thánh thiện… Chúng ta cùng nghe bài dụ ngôn.
Hai người lên Đền thờ cầu nguyện: một người là Biệt phái, người kia làm nghề thu thuế. Một người được xã hội kính trọng, người kia bị người đời đàm tiếu. Một người chấp hành luật đạo nghiêm chỉnh, người kia mang tiếng là tội lỗi. Người biệt phái nguyện rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con.” - Ông ta không có tội mà người khác hay phạm. Cuộc đời của ông thánh thiện khác hẳn nếp sống của phường thu thuế. Ông không chỉ giữ luật mà còn làm hơn luật dạy. Vì luật đâu có buộc ăn chay mỗi tuần hai lần và nộp thuế thập phân về thu nhập. Ông cảm ơn Chúa vì ông đã công chính như vậy. Lời nguyện của ông là lời tạ ơn đúng.
Tuy nhiên, tác giả Luca đã nhận ra sự khác thường trong cách tạ ơn như vậy. Tác giả lưu ý chúng ta thái độ đứng sững mà cầu nguyện của người biệt phái. Tư thế “đứng” không có gì đáng trách. Nhưng cách đứng của người biệt phái nói lên lòng tự tin, phấn chấn. Không có sự kính nể Thiên Chúa trong cách đứng của ông. Ông đến kể công chứ không cầu nguyện. Ông quen phô trương sự công chính thánh thiện trước mặt người khác, nên cũng chỉ có thái độ phô trương công trạng trước mặt Thiên Chúa. Thật ra, ông nào có để ý đến Chúa, mà chỉ quan tâm đến mình. Ông nói cho mình nghe và cùng lắm cho người khác nghe. Vì ông không chờ Người ban ơn hay làm gì cho ông cả. Ông cầu nguyện chỉ để thêm tự tin và phô trương.
Đang khi ấy, người thu thuế đứng lên đàng xa, không dám ngước mắt lên, nhưng đấm ngực mà rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.” - Người ấy có thái độ kính sợ Chúa và khiêm tốn cầu xin, tỏ lòng ăn năn thống hối. Đức Giêsu bảo người thu thuế ra về thì được nên công chính. Phán quyết của Người chắc chắn đã làm những biệt phái và Do thái thời ấy phải giật mình mà suy nghĩ. Và họ sẽ chỉ có thể hiểu được nếu nhớ lại giáo huấn của cựu ước như chúng ta đã thấy trong bài sách Huấn ca. Người ta đừng mong lấy lễ vật và việc giữ luật mà thay cho lòng đạo đức chân thành nằm nơi tâm hồn thống hối ăn năn. Chính Chúa công chính hóa con người, chứ con người không thể là công chính. Khi nói dụ ngôn này “với một số người tự hào cho mình là công chính”, Chúa Giêsu chỉ ra cho họ thấy mình không được công chính hóa, trong khi kẻ thấy mình không được công chính nhưng biết ăn năn hối cải và cầu xin lòng thương xót thì được Chúa ban ơn trở nên công chính. Và bài dụ ngôn đã kết luận: “ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”
Giáo huấn của Chúa trong bài Tin mừng hôm nay càng làm sáng tỏ bài sách Huấn ca. Nhờ đó chúng ta hiểu kẻ khó nghèo đích thực là mọi kẻ khiêm nhường như người thu thuế, nhận mình lả kẻ tội lỗi và khẩn thiết cầu xin ơn cứu độ. Những tâm tình như vậy, chúng ta gặp thấy rõ ràng hơn trong bài thư Phaolô.
Nhìn lại cuộc đời, Phaolô thấy mình đã chiến đấu tốt. Nhưng không vì vậy mà ngài tự phụ, thánh nhân chiến đấu như thế chỉ để kiên vững lòng tin vào Chúa. Ngài không làm gì cho mình, cũng như không phải để cho ai xem. Đối với ngài tất cả chúng ta đều như các vận động viên nơi thao trường. Khán giả duy nhất là Thiên Chúa. Người sẽ ban triều thiên công chính cho hết mọi người đầy lòng yêu mến, trông đợi cuộc hiển linh của Người. Như vậy chỉ có Chúa là lẽ sống của Phaolô. Ngài luôn có tâm tình khiêm cung của kẻ biết mình yếu đuối mà thành khẩn trong cậy ơn chúa… Ngài sống như kẻ “khó nghèo” của Phúc âm và vì thế ngài không hề phàn nàn về người khác. Ngay khi nhớ lại lúc bị mọi người bỏ rơi cách bất nhẫn, ngài cũng chỉ cầu nguyện cho họ được ơn tha thứ. Thánh Phaolô để lại cho chúng ta những tâm tình thắm thiết trong lời di chúc để chúng ta cùng suy nghĩ. Nhờ đoạn thư hôm nay chúng ta hiểu Cựu ước và Tân ước hơn khi những sách này nói đến tư cách khó nghèo của những người được Chúa chọn. Muốn được sự sống đời đời, chúng ta phải học với Chúa Giêsu mà ở hiền lành khiêm nhường. Không những như vậy sẽ đẹp lòng Chúa mà còn giúp ích được cho đời.
Phanxicô Xaviê
Lòng đạo đức chân thật không phục vụ cho luật pháp hay bàn thờ. Nó chỉ để phục vụ Thiên Chúa. Người là Đấng Chí Công. Người không thiên vị theo nghĩa ở đây là không thể dùng các của lễ bề ngoài và việc giữ luật một cách máy móc mà làm đẹp lòng Thiên Chúa. Sự thờ phượng chân thật mà Người yêu quí là lòng thành của người khó nghèo.
Đoạn trích sách Hc 35,12-14.16-18 dùng nhiều hình thức của nhiều câu văn được lập đi lập lại chỉ một ý tưởng: Thiên Chúa luôn nghe lời người khó nghèo kêu xin. Đó là của lễ được đón nhận. Kẻ nghèo, người oan, kẻ mồ côi, người góa bụa, là những thành phần cô thân cô thế trong xã hội. Đây là những bộ mặt tiêu biểu thường được các tác giả Kinh Thánh dùng để nói đến hạng người được Chúa thương và quan tâm cứu độ. Trong trường hợp này, tác giả sách Huấn ca nghĩ nhiều đến tất cả đồng bào của ông, là con cái Israel thời bấy giờ. Họ phải phiêu bạt đi nhiều nơi, bị dân ngoại chèn ép, không được pháp luật bảo vệ trong việc thờ phượng và giữ luật của cha ông. Nhưng họ vẫn cố gắng trung thành với giao ước, vẫn một lòng thờ lạy Giavê và cầu khẩn danh Ngài. Đó mới thật là kẻ nghèo, người oan, kẻ mồ côi, người góa bụa. Lòng đạo đức của họ nhất định đẹp lòng Chúa và chắc chắn Người sẽ thi hành công lý cho họ khi Đấng Chí Công xét xử.
Như vậy, tư tưởng của tác giả sách Huấn ca rất cổ điển và chính thống. Tuy nói đến địa vị ưu việt của người nghèo khó, song tác giả vẫn còn óc cựu ước: đồng hóa người khó nghèo của Chúa với dân Do thái và hứa một sự phân xử cứu độ ở bình diện trần gian khi Đấng Thiên Sai đến. Những tư tưởng này được Đức Giêsu sửa chữa, như chúng ta thấy trong bài Tin mừng Lc 18, 9-14.
Trước hết, tác giả Luca xác nhận: Đức Giêsu nói dụ ngôn này với những kẻ tự tin rằng mình là người công chính và khinh miệt người khác, để họ suy nghĩ. Đồng thời phủ nhận một lối sống đạo, một sự công chính sai lầm và đề ra tinh thần đạo đức thánh thiện… Chúng ta cùng nghe bài dụ ngôn.
Hai người lên Đền thờ cầu nguyện: một người là Biệt phái, người kia làm nghề thu thuế. Một người được xã hội kính trọng, người kia bị người đời đàm tiếu. Một người chấp hành luật đạo nghiêm chỉnh, người kia mang tiếng là tội lỗi. Người biệt phái nguyện rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con.” - Ông ta không có tội mà người khác hay phạm. Cuộc đời của ông thánh thiện khác hẳn nếp sống của phường thu thuế. Ông không chỉ giữ luật mà còn làm hơn luật dạy. Vì luật đâu có buộc ăn chay mỗi tuần hai lần và nộp thuế thập phân về thu nhập. Ông cảm ơn Chúa vì ông đã công chính như vậy. Lời nguyện của ông là lời tạ ơn đúng.
Tuy nhiên, tác giả Luca đã nhận ra sự khác thường trong cách tạ ơn như vậy. Tác giả lưu ý chúng ta thái độ đứng sững mà cầu nguyện của người biệt phái. Tư thế “đứng” không có gì đáng trách. Nhưng cách đứng của người biệt phái nói lên lòng tự tin, phấn chấn. Không có sự kính nể Thiên Chúa trong cách đứng của ông. Ông đến kể công chứ không cầu nguyện. Ông quen phô trương sự công chính thánh thiện trước mặt người khác, nên cũng chỉ có thái độ phô trương công trạng trước mặt Thiên Chúa. Thật ra, ông nào có để ý đến Chúa, mà chỉ quan tâm đến mình. Ông nói cho mình nghe và cùng lắm cho người khác nghe. Vì ông không chờ Người ban ơn hay làm gì cho ông cả. Ông cầu nguyện chỉ để thêm tự tin và phô trương.
Đang khi ấy, người thu thuế đứng lên đàng xa, không dám ngước mắt lên, nhưng đấm ngực mà rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.” - Người ấy có thái độ kính sợ Chúa và khiêm tốn cầu xin, tỏ lòng ăn năn thống hối. Đức Giêsu bảo người thu thuế ra về thì được nên công chính. Phán quyết của Người chắc chắn đã làm những biệt phái và Do thái thời ấy phải giật mình mà suy nghĩ. Và họ sẽ chỉ có thể hiểu được nếu nhớ lại giáo huấn của cựu ước như chúng ta đã thấy trong bài sách Huấn ca. Người ta đừng mong lấy lễ vật và việc giữ luật mà thay cho lòng đạo đức chân thành nằm nơi tâm hồn thống hối ăn năn. Chính Chúa công chính hóa con người, chứ con người không thể là công chính. Khi nói dụ ngôn này “với một số người tự hào cho mình là công chính”, Chúa Giêsu chỉ ra cho họ thấy mình không được công chính hóa, trong khi kẻ thấy mình không được công chính nhưng biết ăn năn hối cải và cầu xin lòng thương xót thì được Chúa ban ơn trở nên công chính. Và bài dụ ngôn đã kết luận: “ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”
Giáo huấn của Chúa trong bài Tin mừng hôm nay càng làm sáng tỏ bài sách Huấn ca. Nhờ đó chúng ta hiểu kẻ khó nghèo đích thực là mọi kẻ khiêm nhường như người thu thuế, nhận mình lả kẻ tội lỗi và khẩn thiết cầu xin ơn cứu độ. Những tâm tình như vậy, chúng ta gặp thấy rõ ràng hơn trong bài thư Phaolô.
Nhìn lại cuộc đời, Phaolô thấy mình đã chiến đấu tốt. Nhưng không vì vậy mà ngài tự phụ, thánh nhân chiến đấu như thế chỉ để kiên vững lòng tin vào Chúa. Ngài không làm gì cho mình, cũng như không phải để cho ai xem. Đối với ngài tất cả chúng ta đều như các vận động viên nơi thao trường. Khán giả duy nhất là Thiên Chúa. Người sẽ ban triều thiên công chính cho hết mọi người đầy lòng yêu mến, trông đợi cuộc hiển linh của Người. Như vậy chỉ có Chúa là lẽ sống của Phaolô. Ngài luôn có tâm tình khiêm cung của kẻ biết mình yếu đuối mà thành khẩn trong cậy ơn chúa… Ngài sống như kẻ “khó nghèo” của Phúc âm và vì thế ngài không hề phàn nàn về người khác. Ngay khi nhớ lại lúc bị mọi người bỏ rơi cách bất nhẫn, ngài cũng chỉ cầu nguyện cho họ được ơn tha thứ. Thánh Phaolô để lại cho chúng ta những tâm tình thắm thiết trong lời di chúc để chúng ta cùng suy nghĩ. Nhờ đoạn thư hôm nay chúng ta hiểu Cựu ước và Tân ước hơn khi những sách này nói đến tư cách khó nghèo của những người được Chúa chọn. Muốn được sự sống đời đời, chúng ta phải học với Chúa Giêsu mà ở hiền lành khiêm nhường. Không những như vậy sẽ đẹp lòng Chúa mà còn giúp ích được cho đời.
Phanxicô Xaviê