Dan Lee
10-20-2010, 04:11 PM
TRUNG TÍN THEO GIAO ƯỚC
Khi thiết lập bất cứ một tương giao nào người ta đều có những quy định ràng buộc giữa các đối tượng và đòi hỏi phải tôn trọng những gì đã thoả thuận ký kết với nhau. Xa hơn và cao hơn, vượt lên trên cả những luật lệ hữu hình đó là sự ràng buộc tình yêu tự bản chất, đòi hỏi một sự trung tín trọn đời.
Sự trung tín trong tình yêu khác với sự trung tín trong các bản hợp đồng, nghĩa là sự trung tín này mang tính vĩnh viễn và tha thứ đợi chờ, dù đối tượng có thể đã thất trung. Sự trung tín như thế bắt nguồn từ Thiên Chúa qua các giao ước của Người. Vì thế, khi nói đến sự trung tín trong tình yêu, cũng có nghĩa là nói đến sự trung tín theo giao ước. Đó cũng là tài mà người viết trình bày sau đây:
I. Thánh Kinh về sự trung tín.
Có thể nói được rằng, trung tín là đặc tính của Thiên Chúa, Thiên Chúa không những tự xưng danh là Đấng Trung Tín khi phán với các tổ phụ và các ngôn sứ, mà còn thể hiện sự trung tín đó qua lịch sử đối với dân Người, cụ thể qua các giao ước từ Nô-ê đến Đức Kitô (x. Xh 34, 16). Sự trung tín của Thiên Chúa theo Thánh Kinh thường được liên kết với lòng nhân từ phụ tử của Người đối với dân Israel, có tính hỗ tương: giao ước vừa là ân huệ nhưng không, vừa là mối dây bền vững qua mọi thời đại (x. Tv 119, 90).
1. Thiên Chúa là Đấng trung tín.
Sách Đệ Nhị Luật 32, 4 viết: “Thiên Chúa là Đá Tảng của Israel”, điều này nói lên sự trung tín bất biến của Người, Thiên Chúa luôn giữ lời hứa và lời Người tồn tại muôn đời (x. Ds 23, 19; Is 40, 8; 55, 11; Ml 3, 6; Tb 14, 4). Bởi quyền năng của lời Thiên Chúa, một khi đã ban ra thì chỉ trở về lại khi đã chu toàn sứ mạng (x. Is 5, 11). Sách Hôsê đã diễn tả một cách tuyệt vời về sự liên kết của Thiên Chúa với vị hiền thê đã chọn bằng mối dây trung tín hoàn hảo (x. Hs 2, 22). Các Thánh Vịnh cũng hết lời ca tụng sự trung tín của Thiên Chúa đối với dân qua giao ước của Người (x. Tv 36, 6; 85, 11…; 89, 1-9. 25-40; 143, 1).
2. Thiên Chúa thể hiện sự trung tín qua giao ước.
Lịch sử Thánh Kinh ghi lại qua bao lần lập giao ước, cũng là bấy nhiêu lần con người đơn phương phá vỡ bằng sự bất trung. Thế nhưng, điều này cũng chứng minh cho thấy sự khác biệt lớn nhất giữa giao ước và các sự ký kết khác (như hiệp ước, khế ước, hiệp định…) là dù cho con người có ngàn lần phản bội, thì Thiên Chúa vẫn trung tín, vì “giao ước đã lập ra, muôn đời Chúa nhớ mãi”.
Sự trung tín của Thiên Chúa dành cho con người được viên mãn nơi Đức Kitô (x. 2Tm 2, 11), dẫu rằng khi con người bất trung thì Người vẫn trung tín, vì trong nhiệm thể, Đức Kitô không thể chối bỏ chính mình Người (x. 2Tm 2,13), bởi hôm qua cũng như hôm nay và cho đến muôn đời Đức Kitô vẫn là Đức Kitô và là vị thượng tế đầy xót thương và trung tín (x. Dt 13, 8; Dt 2, 17).
II. Làm sao để đan sĩ trung tín.
… Nhờ Đức Kitô và qua Đức Kitô, Thiên Chúa đã giữ tất cả những lời Người đã hứa (2Cr 1, 20). Nơi Đức Kitô có ơn cứu độ và vinh quang của những kẻ được chọn và chính nhờ Đức Kitô mà con người được Thiên Chúa Cha gọi vào đời sống hiệp thông, được củng cố và trung tín với ơn gọi của mình (2Tm 2, 10; 1Cr 1, 8). Nói cách khác, con người giữ được trung tín với cac giao ước đã ký kết nhờ Đức Kitô – thần tượng của sự trung tín tuyêt hảo với Thiên Chúa Cha và loài người.
1. Xác định thần tượng để gắn bó.
Chữ trung tín là từ ghép bởi hai chữ “tín” và “trung”, thiết nghĩ có thể hiểu: muốn “trung” cần có “tín”, nghĩa là có tin tưởng vào đối tượng, thì mới có thể giữ được lòng trung với những gì đã giao ước với nhau. Hay nói đúng hơn, khi trung tín bước theo ai, người đó phải trở thành thần tượng của họ. Thật vậy, không ai dại dột dấn thân trọn đời cho một đối tượng hay một lý tưởng hão huyền.
Xác định đối tượng để gắn bó cũng là một trong những điểm cốt yếu của nền giáo dục hôm nay. Có thể nói, sở dĩ giới trẻ ngày nay sống cuồng sống vội và mất định hướng là vì họ không có một thần tượng xứng đáng để họ noi gương tiếp bước. Giáo dục học đường cũng không thể chỉ ra cho giới trẻ môt thần tượng đáng tin cậy, chẳng hạn khi đưa ra những mẫu thần tượng như ông chủ tịch này, doanh nhân nọ…, nhưng rồi với những nghiên cứu lịch sử và các phương tiện truyền thông, giới trẻ dễ dàng phát hiện ra đầy những khiếm khuyết bị che giấu, những giả dối của giáo dục nhằm ủng hộ cho ý thức hệ hoặc phe phái chính trị đã làm cho mẫu thần tượng trong ý thức giới trẻ sụp đổ, thế rồi họ phải tự kiếm cho mình và chạy theo những thứ thần tượng mang tính vật chất như Bill Gates, các ngôi sao bóng đá, điện ảnh… và rồi tất cả sụp đổ y như sự nhất thời mai một của các thần tượng đó.
Khi bước theo tiếng gọi của tình yêu thì đương nhiên thần tượng của đời mình chính là người mình yêu và trọn đời gắn bó nên một. Cũng thế, khi dấn thân bước theo tiếng gọi đan tu, điều chắc chắn là các đan sĩ phải xác định cho mình đâu là thần tượng đích thưc của đời mình; khi khấn dâng trọn đời thì dĩ nhiên thần tượng của mình phải mang tính bền vững. Tưởng cũng không cần phải nhắc lại, điều mà từ cổ chí kim Giáo Hội và cách riêng các tu sĩ chọn làm thần tượng của mình, không ai khác chính là Đức Kitô, một thần tượng tuyệt hảo và bền vững, là mẫu gương của mọi mẫu gương và là lý tưởng của mọi lý tưởng.
2. Xác định lý tưởng để dấn thân.
Có lẽ sai lầm lớn nhất của con người là không có một lý tưởng sống cho đời mình, và còn tai hại hơn khi con người chọn lý tưởng này nhưng lại mơ ước hoặc hành động cho một lý tưởng khác. Thế nhưng, thật trớ trêu, không ít những người là tu sĩ nhưng lại né tránh để không ai biết mình tu, lại có những giáo dân muốn được người ta lầm là tu sĩ… Trong các đan viện không thiếu những đan sĩ sống trong lý tưởng chiêm niệm nhưng lại ưa thích những chuyện của dòng hoạt động, thậm chí dấn thân sâu vào những chuyện bên ngoài không thích hợp với đời đan tu… và rồi sự trung tín với lý tưởng ban đầu chỉ còn là hình thức bề ngoài mà thôi.
Vì vậy, để giữ được lòng trung tín, thiết nghĩ đan sĩ cần luôn có sự “xuất phát lại”, cần xác định lại lý tưởng ban đầu đã chọn để dấn thân. Cũng có thể nói, việc xác định lý tưởng đan tu, hay “xuất phát lại” lựa chọn ban đầu là một trong những ý nghĩa của lời khấn Canh Tân trong dòng Xitô. Chính điều này giúp đan sĩ có được sự dấn thân dứt khoát hơn cho lý tưởng mình đã chọn, tránh thái độ nửa vời “không lạnh, không nóng”, để trung tín với Đức Kitô, lý tưởng của tình yêu đan sĩ.
3. Tình yêu nhưng không.
Trong giao ước tình yêu được ký kết với Đức Kitô, tình yêu được xem là linh hồn của sự trung tín, ngược lại, trung tín là bằng chứng của tình yêu đích thực. Chính Chúa Giêsu đã nói: “Anh em hãy lưu lại trong tình yêu của Thầy. Nếu anh em tuân giữ các lệnh truyền của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình yêu của Thầy, như Thầy vâng lời Cha Thầy nên lưu lại trong tình yêu của Người” (Ga 15, 9…).
Sở dĩ có sự bội ước là do tình yêu đã mảy may pha chút vị kỷ, để cho một lý do nào đó tiêu cực xen vào, như: yêu vì mình, đi tu như một nghề sinh sống, khấn dòng vì quyền lợi… và lẽ đương nhiên tình yêu sẽ tan vỡ khi những thứ mình kỳ vọng kia sụp đổ.
Thật ra, không thiếu những người bước vào đời tu với những lý do có tính tiêu cực, nhưng Chúa có cách huấn luyện họ đến một tình yêu nhưng không – yêu như Chúa yêu – Thế nên, để trung tín, đòi hỏi phải đat được tình yêu cách nhưng không này. Đó cũng là tình yêu theo giao ước – yêu như Chúa đã yêu – vì Thiên Chúa thể hiện tình yêu trong giao ước là yêu con người cách nhưng không, và trọn bề nhân nghĩa dù bao lần con người phản bội. Tình yêu nhưng không này được Đức Kitô thể hiện cách trọn hảo nơi Bí Tích Thánh Thể.
4. Nguồn sức mạnh nhờ các Bí Tích
Một trong những điều kiện quan trọng để giữ được lòng trung tín , đó là sự hiện diện của đối tượng, chuyện “xa mặt cách lòng” không phải là hiếm nơi các cuộc tình nhân loại. Thiết nghĩ đời tu sẽ èo uột khi Thiên Chúa như vắng bóng trên cuộc đời của mỗi tu sĩ, sự trung tín của tu sĩ sẽ bị ảnh hưởng khi thiếu sự gặp gỡ gắn bó với Thiên Chúa. Các bí tích là một trong những phương thế tốt nhất Thiên Chúa ở lại để con người gặp gỡ Ngài, đặc biệt qua bí tích Giao Hoà, Thiên Chúa trọn bề nhân nghĩa chờ đợi con người trở về và làm mới lại giao ước; qua bí tích Thánh Thể Thiên Chúa muốn ở lại và kết hiệp với con người qua “máu giao ước vĩnh cửu”. Thật vậy, nếu khi tìm về với bí tích Giao Hoà, con người hưởng được nguồn tha thứ, nối lại giao ước và tự do thanh thoát với mọi ngăn trở để sống cho Đấng Tình Quân, thì khi đến với bí tích Thánh Thể, con người được đồng bàn, được nên bạn hữu, nên anh em, nên con cái… và đặc biệt được “ở bên nhau” mỗi ngày. Ở bên nhau mỗi ngày là điều kiện lý tưởng nhất cho sự trung tín với nhau – Con người đến với Thánh Thể và rước Thánh Thể mỗi ngày sẽ giữ được mối tình thân hiệp với Chúa Giêsu Kitô.
III. Đan sĩ sống trung tín theo giao ước.
Nghi lễ tuyên khấn thường diễn ra rất trang trọng, được coi như là ngày thành hôn của đan sĩ đối với Đức Kitô. Đan sĩ đứng trước Tôn Nhan Thiên Chúa Cha, trước triều thần thiên quốc, trước cộng đoàn dân Chúa và ký nhận giao ước trước sự làm chứng của chư thánh. Như vậy, đây là một giao ước mang đầy đủ ý nghĩa của một cuộc tình, đan sĩ và Đức Kitô hiến thân trọn vẹn cho nhau, đan sĩ thề hứa sẽ trung tín với Đức Kitô cho đến trọn đời, thể hiện qua việc trung tín với những gì đã cam kết nơi cộng đoàn mình đang sống.
1. Trung tín của đan sĩ với lời khấn hứa.
Việc ký nhận cam kết hiến mình hoàn toàn cho Đấng Tình Quân là một hành vi nhân linh, khấn sinh tự nguyện lựa chọn sau khi đã suy nghĩ chín chắn, ý thức rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ đối với giao ước khấn dâng, với một tinh thần trách nhiệm trước những đòi hỏi cả về pháp lý lẫn tình cảm… Tắt một lời, khi khấn hứa, đan sĩ cùng với sự cộng tác với ơn Chúa biết mình có thể giữ được lòng trung tín đến cùng với Đấng mình đã kết duyên hay không.
Trước hết, muốn trung tín phải cố gắng tuân giữ những gì giao ước đòi hỏi và phải có lòng yêu mến đối với Đấng Tình Quân. Cũng như khi tự do tuyên khấn, thì cũng tự do tuân giữ, và tránh thái độ giữ vì bất đắc dĩ. Có thể nói, bao lâu còn tuân giữ những gì đã khấn hứa, thì bấy lâu còn giữ được lòng trung tín, và nếu lòng mến không còn thì sự chán nản sẽ phát sinh và làm cho đan sĩ ra đi.
Cũng cần nhắc lại, trung tín theo giao ước là trung tín trong tình yêu, nên không phải chỉ giữ một cách máy móc và tỉ mỉ những gì ràng buộc trong giao ước, mà phải thăng hoá và làm triển nở tinh thần yêu mến hằng ngày. Cũng như tình yêu dành cho nhau luôn được làm mới lại và thăng tiến thêm từng ngày, thì những gì đan sĩ khấn hứa không chỉ dừng lại ở những gì có tính pháp lý, mà là thăng hoá nó mỗi ngày trong tình yêu nồng nàn dành cho Đấng Tình Quân, bởi mức độ của tình yêu là yêu không mức độ. Tình yêu luôn hướng vào nhau và cùng với người tình hướng về phía trước chứ không dừng lại, thì đan sĩ cũng không chỉ dừng lại bởi những gì đã khấn hứa mà còn phải tiến triển từng ngày trong tình yêu mến. Lời khấn canh tân trong dòng Xitô thật đẹp theo ý nghĩa này.
2. Trung tín của đan sĩ đối với cộng đoàn.
Đan sĩ khấn với Thiên Chúa nhưng cộng đoàn là nơi tiếp nhận và làm cho tình yêu đan sĩ triển nở để đi đến sự kết ước, đồng thời cộng đoàn cũng được xem là gia đình của Đức Kitô, mà qua đó Đức Kitô “cưới” đan sĩ về chung sống trong tình yêu thánh hiến. Cộng đoàn cung cấp mọi nhu cầu tinh thần cũng như vật chất để đan sĩ an tâm giữ giao ước; cộng đoàn cũng đào luyện đan sĩ ngày một nên xứng đáng với Đấng Tình Quân.
Cộng đoàn, các đan viện được ví như “nhà Chúa”, “gia đình Chúa”… nghe thật thi vị, không chỉ nơi các lời thơ bản nhạc, mà còn là quan niệm lâu đời của hầu hết các giáo hữu, cách riêng nhiều giáo hữu Việt Nam xưa nay thường gọi nhà dòng là nhà Đức Chúa Trời và gọi người đi tu là “con Đức Chúa Trời”. Lý tưởng là thế, nhưng cũng cần thực tế hơn trước những mỹ từ đó. Đan Viện là nhà Chúa hay là gia đình Chúa, thiết tưởng không sai, nhưng trong gia đình đó gồm những con người “bá nhân bá tánh’, nên sống được với nhau cần một sự hy sinh từ bỏ rất lớn để khép mình theo đặc sủng đòi hỏi. Sống được với nhau, sống vui trong cộng đoàn thì mới trung tín được với những gì đã thề hứa trong giao ước.
… Truyền thống đan tu chỉ coi một người đã tuyên khấn trọn đời mới thực sự là thành viên chính thức của cộng đoàn, điều này cũng có nghĩa là hôn ước giữa đan sĩ với Đức Kitô nên trọn vẹn khi đan sĩ được kết nạp vào gia đình cộng đoàn, như cô dâu được cưới về và từ đó họ trở thành thành viên chính thức của gia đình.
Kết luận.
Đôi dòng tìm hiểu về đề tài “Trung tín theo giao ước”, cách riêng về sự trung tín của đan sĩ với giao ước khấn dâng, có dịp để nhìn lại thực tế ngày hôm nay, khi những giá trị đạo đức đang bị xuống cấp bởi trào lưu hưởng thụ: Tình yêu đang mất dần tính thiêng liêng cao quý, con người dễ phản bội và xem nhẹ những gì đã giao ước, dẫn đến bao cuộc tình tan vỡ, bao gia đình ly tán… Lời thề hứa trung tín đôi khi chỉ còn là nghi thức và là câu đối đáp chiếu lệ trong các cử hành hôn lễ, hay chuyện trọn đời cho nhau lắm khi chỉ còn dừng lại ở những câu tỏ tình… Lý do khiến con người dễ bất tín với nhau là do thời đại thực dụng ngày hôm nay – được thì thương, không được thì bỏ – Thế nhưng, lý do sâu xa hơn hết chính là do con người đã mất dần ý thức về giá trị thiêng liêng cao quý của tình yêu và sống như không còn có Thiên Chúa, từ đó con người tự do sống phóng túng theo cảm năng của mình. Vì thế, hơn lúc nào hết, sống trung tín là một lời chứng hùng hồn cho sự hiện diện của Thiên Chúa giữa dòng đời. Thật vậy, giữa một thế hệ theo thực dụng và xã hội đầy biến động hôm nay, đan sĩ vẫn giữ được lòng trung tín với đặc sủng, với các lời khuyên Phúc Âm, với cộng đoàn đan viện và với Đấng họ tôn thờ, thì khác nào một ánh sao chiếu sáng giữa thế gian, thức tỉnh mọi người trung tín với nhau và tìm về với Đấng Tạo Thành.
Hiền Lâm
Khi thiết lập bất cứ một tương giao nào người ta đều có những quy định ràng buộc giữa các đối tượng và đòi hỏi phải tôn trọng những gì đã thoả thuận ký kết với nhau. Xa hơn và cao hơn, vượt lên trên cả những luật lệ hữu hình đó là sự ràng buộc tình yêu tự bản chất, đòi hỏi một sự trung tín trọn đời.
Sự trung tín trong tình yêu khác với sự trung tín trong các bản hợp đồng, nghĩa là sự trung tín này mang tính vĩnh viễn và tha thứ đợi chờ, dù đối tượng có thể đã thất trung. Sự trung tín như thế bắt nguồn từ Thiên Chúa qua các giao ước của Người. Vì thế, khi nói đến sự trung tín trong tình yêu, cũng có nghĩa là nói đến sự trung tín theo giao ước. Đó cũng là tài mà người viết trình bày sau đây:
I. Thánh Kinh về sự trung tín.
Có thể nói được rằng, trung tín là đặc tính của Thiên Chúa, Thiên Chúa không những tự xưng danh là Đấng Trung Tín khi phán với các tổ phụ và các ngôn sứ, mà còn thể hiện sự trung tín đó qua lịch sử đối với dân Người, cụ thể qua các giao ước từ Nô-ê đến Đức Kitô (x. Xh 34, 16). Sự trung tín của Thiên Chúa theo Thánh Kinh thường được liên kết với lòng nhân từ phụ tử của Người đối với dân Israel, có tính hỗ tương: giao ước vừa là ân huệ nhưng không, vừa là mối dây bền vững qua mọi thời đại (x. Tv 119, 90).
1. Thiên Chúa là Đấng trung tín.
Sách Đệ Nhị Luật 32, 4 viết: “Thiên Chúa là Đá Tảng của Israel”, điều này nói lên sự trung tín bất biến của Người, Thiên Chúa luôn giữ lời hứa và lời Người tồn tại muôn đời (x. Ds 23, 19; Is 40, 8; 55, 11; Ml 3, 6; Tb 14, 4). Bởi quyền năng của lời Thiên Chúa, một khi đã ban ra thì chỉ trở về lại khi đã chu toàn sứ mạng (x. Is 5, 11). Sách Hôsê đã diễn tả một cách tuyệt vời về sự liên kết của Thiên Chúa với vị hiền thê đã chọn bằng mối dây trung tín hoàn hảo (x. Hs 2, 22). Các Thánh Vịnh cũng hết lời ca tụng sự trung tín của Thiên Chúa đối với dân qua giao ước của Người (x. Tv 36, 6; 85, 11…; 89, 1-9. 25-40; 143, 1).
2. Thiên Chúa thể hiện sự trung tín qua giao ước.
Lịch sử Thánh Kinh ghi lại qua bao lần lập giao ước, cũng là bấy nhiêu lần con người đơn phương phá vỡ bằng sự bất trung. Thế nhưng, điều này cũng chứng minh cho thấy sự khác biệt lớn nhất giữa giao ước và các sự ký kết khác (như hiệp ước, khế ước, hiệp định…) là dù cho con người có ngàn lần phản bội, thì Thiên Chúa vẫn trung tín, vì “giao ước đã lập ra, muôn đời Chúa nhớ mãi”.
Sự trung tín của Thiên Chúa dành cho con người được viên mãn nơi Đức Kitô (x. 2Tm 2, 11), dẫu rằng khi con người bất trung thì Người vẫn trung tín, vì trong nhiệm thể, Đức Kitô không thể chối bỏ chính mình Người (x. 2Tm 2,13), bởi hôm qua cũng như hôm nay và cho đến muôn đời Đức Kitô vẫn là Đức Kitô và là vị thượng tế đầy xót thương và trung tín (x. Dt 13, 8; Dt 2, 17).
II. Làm sao để đan sĩ trung tín.
… Nhờ Đức Kitô và qua Đức Kitô, Thiên Chúa đã giữ tất cả những lời Người đã hứa (2Cr 1, 20). Nơi Đức Kitô có ơn cứu độ và vinh quang của những kẻ được chọn và chính nhờ Đức Kitô mà con người được Thiên Chúa Cha gọi vào đời sống hiệp thông, được củng cố và trung tín với ơn gọi của mình (2Tm 2, 10; 1Cr 1, 8). Nói cách khác, con người giữ được trung tín với cac giao ước đã ký kết nhờ Đức Kitô – thần tượng của sự trung tín tuyêt hảo với Thiên Chúa Cha và loài người.
1. Xác định thần tượng để gắn bó.
Chữ trung tín là từ ghép bởi hai chữ “tín” và “trung”, thiết nghĩ có thể hiểu: muốn “trung” cần có “tín”, nghĩa là có tin tưởng vào đối tượng, thì mới có thể giữ được lòng trung với những gì đã giao ước với nhau. Hay nói đúng hơn, khi trung tín bước theo ai, người đó phải trở thành thần tượng của họ. Thật vậy, không ai dại dột dấn thân trọn đời cho một đối tượng hay một lý tưởng hão huyền.
Xác định đối tượng để gắn bó cũng là một trong những điểm cốt yếu của nền giáo dục hôm nay. Có thể nói, sở dĩ giới trẻ ngày nay sống cuồng sống vội và mất định hướng là vì họ không có một thần tượng xứng đáng để họ noi gương tiếp bước. Giáo dục học đường cũng không thể chỉ ra cho giới trẻ môt thần tượng đáng tin cậy, chẳng hạn khi đưa ra những mẫu thần tượng như ông chủ tịch này, doanh nhân nọ…, nhưng rồi với những nghiên cứu lịch sử và các phương tiện truyền thông, giới trẻ dễ dàng phát hiện ra đầy những khiếm khuyết bị che giấu, những giả dối của giáo dục nhằm ủng hộ cho ý thức hệ hoặc phe phái chính trị đã làm cho mẫu thần tượng trong ý thức giới trẻ sụp đổ, thế rồi họ phải tự kiếm cho mình và chạy theo những thứ thần tượng mang tính vật chất như Bill Gates, các ngôi sao bóng đá, điện ảnh… và rồi tất cả sụp đổ y như sự nhất thời mai một của các thần tượng đó.
Khi bước theo tiếng gọi của tình yêu thì đương nhiên thần tượng của đời mình chính là người mình yêu và trọn đời gắn bó nên một. Cũng thế, khi dấn thân bước theo tiếng gọi đan tu, điều chắc chắn là các đan sĩ phải xác định cho mình đâu là thần tượng đích thưc của đời mình; khi khấn dâng trọn đời thì dĩ nhiên thần tượng của mình phải mang tính bền vững. Tưởng cũng không cần phải nhắc lại, điều mà từ cổ chí kim Giáo Hội và cách riêng các tu sĩ chọn làm thần tượng của mình, không ai khác chính là Đức Kitô, một thần tượng tuyệt hảo và bền vững, là mẫu gương của mọi mẫu gương và là lý tưởng của mọi lý tưởng.
2. Xác định lý tưởng để dấn thân.
Có lẽ sai lầm lớn nhất của con người là không có một lý tưởng sống cho đời mình, và còn tai hại hơn khi con người chọn lý tưởng này nhưng lại mơ ước hoặc hành động cho một lý tưởng khác. Thế nhưng, thật trớ trêu, không ít những người là tu sĩ nhưng lại né tránh để không ai biết mình tu, lại có những giáo dân muốn được người ta lầm là tu sĩ… Trong các đan viện không thiếu những đan sĩ sống trong lý tưởng chiêm niệm nhưng lại ưa thích những chuyện của dòng hoạt động, thậm chí dấn thân sâu vào những chuyện bên ngoài không thích hợp với đời đan tu… và rồi sự trung tín với lý tưởng ban đầu chỉ còn là hình thức bề ngoài mà thôi.
Vì vậy, để giữ được lòng trung tín, thiết nghĩ đan sĩ cần luôn có sự “xuất phát lại”, cần xác định lại lý tưởng ban đầu đã chọn để dấn thân. Cũng có thể nói, việc xác định lý tưởng đan tu, hay “xuất phát lại” lựa chọn ban đầu là một trong những ý nghĩa của lời khấn Canh Tân trong dòng Xitô. Chính điều này giúp đan sĩ có được sự dấn thân dứt khoát hơn cho lý tưởng mình đã chọn, tránh thái độ nửa vời “không lạnh, không nóng”, để trung tín với Đức Kitô, lý tưởng của tình yêu đan sĩ.
3. Tình yêu nhưng không.
Trong giao ước tình yêu được ký kết với Đức Kitô, tình yêu được xem là linh hồn của sự trung tín, ngược lại, trung tín là bằng chứng của tình yêu đích thực. Chính Chúa Giêsu đã nói: “Anh em hãy lưu lại trong tình yêu của Thầy. Nếu anh em tuân giữ các lệnh truyền của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình yêu của Thầy, như Thầy vâng lời Cha Thầy nên lưu lại trong tình yêu của Người” (Ga 15, 9…).
Sở dĩ có sự bội ước là do tình yêu đã mảy may pha chút vị kỷ, để cho một lý do nào đó tiêu cực xen vào, như: yêu vì mình, đi tu như một nghề sinh sống, khấn dòng vì quyền lợi… và lẽ đương nhiên tình yêu sẽ tan vỡ khi những thứ mình kỳ vọng kia sụp đổ.
Thật ra, không thiếu những người bước vào đời tu với những lý do có tính tiêu cực, nhưng Chúa có cách huấn luyện họ đến một tình yêu nhưng không – yêu như Chúa yêu – Thế nên, để trung tín, đòi hỏi phải đat được tình yêu cách nhưng không này. Đó cũng là tình yêu theo giao ước – yêu như Chúa đã yêu – vì Thiên Chúa thể hiện tình yêu trong giao ước là yêu con người cách nhưng không, và trọn bề nhân nghĩa dù bao lần con người phản bội. Tình yêu nhưng không này được Đức Kitô thể hiện cách trọn hảo nơi Bí Tích Thánh Thể.
4. Nguồn sức mạnh nhờ các Bí Tích
Một trong những điều kiện quan trọng để giữ được lòng trung tín , đó là sự hiện diện của đối tượng, chuyện “xa mặt cách lòng” không phải là hiếm nơi các cuộc tình nhân loại. Thiết nghĩ đời tu sẽ èo uột khi Thiên Chúa như vắng bóng trên cuộc đời của mỗi tu sĩ, sự trung tín của tu sĩ sẽ bị ảnh hưởng khi thiếu sự gặp gỡ gắn bó với Thiên Chúa. Các bí tích là một trong những phương thế tốt nhất Thiên Chúa ở lại để con người gặp gỡ Ngài, đặc biệt qua bí tích Giao Hoà, Thiên Chúa trọn bề nhân nghĩa chờ đợi con người trở về và làm mới lại giao ước; qua bí tích Thánh Thể Thiên Chúa muốn ở lại và kết hiệp với con người qua “máu giao ước vĩnh cửu”. Thật vậy, nếu khi tìm về với bí tích Giao Hoà, con người hưởng được nguồn tha thứ, nối lại giao ước và tự do thanh thoát với mọi ngăn trở để sống cho Đấng Tình Quân, thì khi đến với bí tích Thánh Thể, con người được đồng bàn, được nên bạn hữu, nên anh em, nên con cái… và đặc biệt được “ở bên nhau” mỗi ngày. Ở bên nhau mỗi ngày là điều kiện lý tưởng nhất cho sự trung tín với nhau – Con người đến với Thánh Thể và rước Thánh Thể mỗi ngày sẽ giữ được mối tình thân hiệp với Chúa Giêsu Kitô.
III. Đan sĩ sống trung tín theo giao ước.
Nghi lễ tuyên khấn thường diễn ra rất trang trọng, được coi như là ngày thành hôn của đan sĩ đối với Đức Kitô. Đan sĩ đứng trước Tôn Nhan Thiên Chúa Cha, trước triều thần thiên quốc, trước cộng đoàn dân Chúa và ký nhận giao ước trước sự làm chứng của chư thánh. Như vậy, đây là một giao ước mang đầy đủ ý nghĩa của một cuộc tình, đan sĩ và Đức Kitô hiến thân trọn vẹn cho nhau, đan sĩ thề hứa sẽ trung tín với Đức Kitô cho đến trọn đời, thể hiện qua việc trung tín với những gì đã cam kết nơi cộng đoàn mình đang sống.
1. Trung tín của đan sĩ với lời khấn hứa.
Việc ký nhận cam kết hiến mình hoàn toàn cho Đấng Tình Quân là một hành vi nhân linh, khấn sinh tự nguyện lựa chọn sau khi đã suy nghĩ chín chắn, ý thức rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ đối với giao ước khấn dâng, với một tinh thần trách nhiệm trước những đòi hỏi cả về pháp lý lẫn tình cảm… Tắt một lời, khi khấn hứa, đan sĩ cùng với sự cộng tác với ơn Chúa biết mình có thể giữ được lòng trung tín đến cùng với Đấng mình đã kết duyên hay không.
Trước hết, muốn trung tín phải cố gắng tuân giữ những gì giao ước đòi hỏi và phải có lòng yêu mến đối với Đấng Tình Quân. Cũng như khi tự do tuyên khấn, thì cũng tự do tuân giữ, và tránh thái độ giữ vì bất đắc dĩ. Có thể nói, bao lâu còn tuân giữ những gì đã khấn hứa, thì bấy lâu còn giữ được lòng trung tín, và nếu lòng mến không còn thì sự chán nản sẽ phát sinh và làm cho đan sĩ ra đi.
Cũng cần nhắc lại, trung tín theo giao ước là trung tín trong tình yêu, nên không phải chỉ giữ một cách máy móc và tỉ mỉ những gì ràng buộc trong giao ước, mà phải thăng hoá và làm triển nở tinh thần yêu mến hằng ngày. Cũng như tình yêu dành cho nhau luôn được làm mới lại và thăng tiến thêm từng ngày, thì những gì đan sĩ khấn hứa không chỉ dừng lại ở những gì có tính pháp lý, mà là thăng hoá nó mỗi ngày trong tình yêu nồng nàn dành cho Đấng Tình Quân, bởi mức độ của tình yêu là yêu không mức độ. Tình yêu luôn hướng vào nhau và cùng với người tình hướng về phía trước chứ không dừng lại, thì đan sĩ cũng không chỉ dừng lại bởi những gì đã khấn hứa mà còn phải tiến triển từng ngày trong tình yêu mến. Lời khấn canh tân trong dòng Xitô thật đẹp theo ý nghĩa này.
2. Trung tín của đan sĩ đối với cộng đoàn.
Đan sĩ khấn với Thiên Chúa nhưng cộng đoàn là nơi tiếp nhận và làm cho tình yêu đan sĩ triển nở để đi đến sự kết ước, đồng thời cộng đoàn cũng được xem là gia đình của Đức Kitô, mà qua đó Đức Kitô “cưới” đan sĩ về chung sống trong tình yêu thánh hiến. Cộng đoàn cung cấp mọi nhu cầu tinh thần cũng như vật chất để đan sĩ an tâm giữ giao ước; cộng đoàn cũng đào luyện đan sĩ ngày một nên xứng đáng với Đấng Tình Quân.
Cộng đoàn, các đan viện được ví như “nhà Chúa”, “gia đình Chúa”… nghe thật thi vị, không chỉ nơi các lời thơ bản nhạc, mà còn là quan niệm lâu đời của hầu hết các giáo hữu, cách riêng nhiều giáo hữu Việt Nam xưa nay thường gọi nhà dòng là nhà Đức Chúa Trời và gọi người đi tu là “con Đức Chúa Trời”. Lý tưởng là thế, nhưng cũng cần thực tế hơn trước những mỹ từ đó. Đan Viện là nhà Chúa hay là gia đình Chúa, thiết tưởng không sai, nhưng trong gia đình đó gồm những con người “bá nhân bá tánh’, nên sống được với nhau cần một sự hy sinh từ bỏ rất lớn để khép mình theo đặc sủng đòi hỏi. Sống được với nhau, sống vui trong cộng đoàn thì mới trung tín được với những gì đã thề hứa trong giao ước.
… Truyền thống đan tu chỉ coi một người đã tuyên khấn trọn đời mới thực sự là thành viên chính thức của cộng đoàn, điều này cũng có nghĩa là hôn ước giữa đan sĩ với Đức Kitô nên trọn vẹn khi đan sĩ được kết nạp vào gia đình cộng đoàn, như cô dâu được cưới về và từ đó họ trở thành thành viên chính thức của gia đình.
Kết luận.
Đôi dòng tìm hiểu về đề tài “Trung tín theo giao ước”, cách riêng về sự trung tín của đan sĩ với giao ước khấn dâng, có dịp để nhìn lại thực tế ngày hôm nay, khi những giá trị đạo đức đang bị xuống cấp bởi trào lưu hưởng thụ: Tình yêu đang mất dần tính thiêng liêng cao quý, con người dễ phản bội và xem nhẹ những gì đã giao ước, dẫn đến bao cuộc tình tan vỡ, bao gia đình ly tán… Lời thề hứa trung tín đôi khi chỉ còn là nghi thức và là câu đối đáp chiếu lệ trong các cử hành hôn lễ, hay chuyện trọn đời cho nhau lắm khi chỉ còn dừng lại ở những câu tỏ tình… Lý do khiến con người dễ bất tín với nhau là do thời đại thực dụng ngày hôm nay – được thì thương, không được thì bỏ – Thế nhưng, lý do sâu xa hơn hết chính là do con người đã mất dần ý thức về giá trị thiêng liêng cao quý của tình yêu và sống như không còn có Thiên Chúa, từ đó con người tự do sống phóng túng theo cảm năng của mình. Vì thế, hơn lúc nào hết, sống trung tín là một lời chứng hùng hồn cho sự hiện diện của Thiên Chúa giữa dòng đời. Thật vậy, giữa một thế hệ theo thực dụng và xã hội đầy biến động hôm nay, đan sĩ vẫn giữ được lòng trung tín với đặc sủng, với các lời khuyên Phúc Âm, với cộng đoàn đan viện và với Đấng họ tôn thờ, thì khác nào một ánh sao chiếu sáng giữa thế gian, thức tỉnh mọi người trung tín với nhau và tìm về với Đấng Tạo Thành.
Hiền Lâm