Dan Lee
10-21-2010, 10:08 PM
TRUYỀN GIÁO 2010
Để Tin Mừng Cứu Rỗi được loan đi đến tận cùng trái đất, Chúa Giêsu đã kêu gọi các Tông đồ, ban năng lực cho họ và sai họ đi. “Đức Giê-su tập họp Nhóm Mười Hai lại, ban cho các ông năng lực và quyền phép để trừ mọi thứ quỷ và chữa các bệnh tật. Người sai các ông đi rao giảng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân.” (Luca 9, 1-2. Mt 10, 1-5))
Trong việc tuyển chọn , có vẻ Chúa Giêsu không quan tâm mấy đến tiêu chuẩn dòng dõi, trình độ, hay trải nghiệm đạo đức sáng lạn. Ngài cũng không bận tâm đến quá khứ của những người Ngài tuyển chọn. Ngài cứ tuyển chọn vì Ngài có sức biến đổi, có sức làm mới họ cho công trình của Thiên Chúa.
Biến người thu thuế thành người thu hồi công trình của Thiên Chúa về cho Thiên Chúa.
Biến các ngư phủ đánh cá thành thợ chài lưới các linh hồn.
Biến lòng khao khát tình cảm thế gian của người phụ nữ bên giếng Giacop thành khát khao sự công chính, thành nhân chứng ơn cứu độ.
Biến người phụ nữ khóc lóc vì tội vì tình nên người loan tin mừng phục sinh.
Biến người bất toại thành người vác chõng lên đường vừa đi vừa hát vang lời chúc tụng.
Biến nỗi đau của người phung hủi ngoại thành thành lời tạ ơn và tôn vinh quyền năng Thiên Chúa.
Và nhất là, biến cái chết kinh hoàng của Ngài thành niềm hy vọng phục sinh vinh hiển cho nhân loại
Và sau khi Ngài phục sinh, lên trời, Ngài còn:
Biến người nhiệt thành bắt bớ đạo Chúa thành tông đồ nhiệt thành cho dân ngoại.
Biến đổi mỗi chúng ta qua bí tích rửa tội thành lời chứng hùng hồn cho Nước Thiên Chúa.
Vâng, Thiên Chúa cũng không bận tâm đến quá khứ của chúng ta. Vì hẳn là ai cũng có chung một quá khứ đen tối là tội nguyên tổ Adam và các hệ quả xấu xa của tội, các nghiêng chiều thấp hèn. Bởi vậy, Ngài đã thanh tẩy chúng ta trong nước và Thánh Thần, để mỗi người trở nên tạo vật mới cho Thiên Chúa: một tạo vật biết làm chứng cho Thiên Chúa về một đời sống mới trong Thiên Chúa, hoàn toàn khác hẳn nếp sống cũ trong thân xác một tạo vật hay hư nát và hướng hạ thấp hèn. Đây vừa là một đặc ân quan trọng cho mỗi tín hữu, nhưng cũng vừa là một trọng trách do bởi căn tính truyền giáo nơi đời sống bí tích.
Được ơn biến đổi không ngừng trong ân sủng là chính hiệu quả của bí tích, nhưng điều quan trọng là mỗi tín hữu có thủy chung để cho ơn sủng tác động trong đời sống của mình hay không.
Bởi vậy, bởi không chung thủy với ân sủng, mới có những điều đáng tiếc đã xảy ra trong đời sống chứng nhân một tín hữu: thay vì làm chứng cho Nước Thiên Chúa, thì ngược lại, làm hổ danh Thiên Chúa ngay trong đời sống mình.
Cuộc sống nhân bản Kitô giáo mai một, nhường chỗ cho một biến thoái nguy hiểm: chủ nghĩa cá nhân, duy vật chất, kinh tế chỉ đạo.
- đồng tiền có hình Ông Tổng Thống, có hình Ông Chủ Tịch có giá trị hơn Nước Thiên Đàng sao?
- năm ba mẫu đất các tín hữu tranh chấp nhau đến đổ máu có thể thay thế được Đất Hứa ngàn thu trong Nước Thiên Chúa sao?
- những chuyện đâm chém nhau, giết người, kiện tụng, say xỉn, đua xe, cá độ, bài bạc, cho vay ăn lời quá lẽ, bỏ vợ bỏ chồng, ngoại tình, tảo hôn, sống thử có thai thiệt, phá thai…xảy ra nơi các xứ đạo không phải là chuyện đau đầu nhức óc cho những chủ chiên hết lòng vì đoàn chiên đấy sao?
- đời sống tu trì đang bị tục hóa lại trở thành tin tức thời sự rêu rao trên báo chí, trên mạng truyền thông không phải là chỉ làm xấu hổ Giáo Hội mà thực sự là đang bôi nhọ danh thánh Thiên Chúa đấy sao?
- những chuyện bất nhất nội bộ giáo hội, những bản tự khoe điểm khuyết, tự phơi bày điểm sẹo trong các thành phân dân Chúa không chỉ ở trang bên lề, mà còn là chạy những hàng tít lớn… không phải là một biểu hiện mất niềm tin vào Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền đấy sao?
Từ chỗ đáng lý được biến đổi liên tục trong ân sủng để nên nhân chứng cho văn minh sự sống, đến chỗ biến thoái một đời sống chứng nhân thành chứng nhân ngược lại cho văn minh sự chết, làm cho mỗi chúng ta phải đặt lại vấn đề truyền giáo, nhất là trong giai đoạn nầy:
Chúa đã bỏ qua quá khứ đen tối của chúng ta, chúng ta không nên làm thêm một quá khứ đen tối nữa.
Giai đoạn Giáo Hội Việt Nam mừng Năm Thánh kỷ niệm 350 năm Tin Mừng, không chỉ nhìn lại quá khứ linh hiển của những chứng nhân cha ông anh hùng, mà còn phải mở ra một chương sử mới: Chương sử của những chứng nhân hy vọng, chứng nhân của Văn minh Công Giáo, Văn Minh Chúa Kitô, Văn minh sự sống và sống lại.
Theo gương Chúa Giêsu, người đi từ Trời đến Đất để truyền giáo, chúng ta cương quyết loại bỏ cái quá khứ tội lỗi của mình, và nhất tâm trung thành với ơn biến đổi trong ân sủng, để đời sống công giáo thực sự hiển hiện nơi mỗi tín hữu trong một xã hội chủ trương không Thiên Chúa, không đời sau, không thần linh, không công lý, không thưởng phạt… chết là hết.
Để kết, tôi xin mượn lời Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, vị Tôi Tớ của Chúa đang được xét phong Thánh, trong bài giảng lễ của Ngài tại Rome, Giáng Sinh 1998:
“Hãy xắn tay áo mà hành động!
Nghĩa là ý thức trách nhiệm của con đối với người anh em.
Nghĩa là chấp nhận cộng tác, giúp đỡ,
Quyết tâm thắng sự dữ
Chúng ta hãy bắt đầu lại!
Mađalêna, Nicôđêmô, Phêrô đã bắt đầu lại,
khiêm tốn, can đảm, hy vọng quyết tâm.
Phần còn lại của cuộc đời họ đẹp hơn phần trước.
Xây dựng lại, cũng cố lại tất cả.
Ðó là quy luật của thực tế, của lịch sử,
của công cuộc tông đồ, mặc dù tất cả sụp đổ đối với sức loài người;
sau 300 năm bắt đạo trên Ðế quốc La-mã,
Phêrô ngã xuống thì Clêmentê, Sixtô, Linô, Clêtô đứng lên thay.
Phaolô ngã xuống thì có Cyprianô, Cornêliô, Chrysôgô-nô,
lớp nầy ngã xuống có lớp khác xăn tay xông vào thay.
Trên quê hương Việt Nam của con cũng thế,
Trịnh qua, Tây Sơn qua, Nguyễn qua,
Nhưng Giáo hội còn.
Tổ tiên ta đã tiếp tục, đã khởi sự lại,
Với niềm tin sắt đá vào Chúa, vào anh em, với tình thương.
Họ không mất thời giờ ngồi đếm khuyết điểm, thất bại khó khăn,
Vì Chúa không thích những vị thánh tiêu cực.
Sau khi sống lại Chúa Giêsu không bao giờ nhắc chuyện cũ,
Ngài vẫn tin tưởng và nhìn về tương lai:
"Hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin mừng" (Mc. 16,15)
PM. CAO HUY HOÀNG 21-10-2010
Để Tin Mừng Cứu Rỗi được loan đi đến tận cùng trái đất, Chúa Giêsu đã kêu gọi các Tông đồ, ban năng lực cho họ và sai họ đi. “Đức Giê-su tập họp Nhóm Mười Hai lại, ban cho các ông năng lực và quyền phép để trừ mọi thứ quỷ và chữa các bệnh tật. Người sai các ông đi rao giảng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân.” (Luca 9, 1-2. Mt 10, 1-5))
Trong việc tuyển chọn , có vẻ Chúa Giêsu không quan tâm mấy đến tiêu chuẩn dòng dõi, trình độ, hay trải nghiệm đạo đức sáng lạn. Ngài cũng không bận tâm đến quá khứ của những người Ngài tuyển chọn. Ngài cứ tuyển chọn vì Ngài có sức biến đổi, có sức làm mới họ cho công trình của Thiên Chúa.
Biến người thu thuế thành người thu hồi công trình của Thiên Chúa về cho Thiên Chúa.
Biến các ngư phủ đánh cá thành thợ chài lưới các linh hồn.
Biến lòng khao khát tình cảm thế gian của người phụ nữ bên giếng Giacop thành khát khao sự công chính, thành nhân chứng ơn cứu độ.
Biến người phụ nữ khóc lóc vì tội vì tình nên người loan tin mừng phục sinh.
Biến người bất toại thành người vác chõng lên đường vừa đi vừa hát vang lời chúc tụng.
Biến nỗi đau của người phung hủi ngoại thành thành lời tạ ơn và tôn vinh quyền năng Thiên Chúa.
Và nhất là, biến cái chết kinh hoàng của Ngài thành niềm hy vọng phục sinh vinh hiển cho nhân loại
Và sau khi Ngài phục sinh, lên trời, Ngài còn:
Biến người nhiệt thành bắt bớ đạo Chúa thành tông đồ nhiệt thành cho dân ngoại.
Biến đổi mỗi chúng ta qua bí tích rửa tội thành lời chứng hùng hồn cho Nước Thiên Chúa.
Vâng, Thiên Chúa cũng không bận tâm đến quá khứ của chúng ta. Vì hẳn là ai cũng có chung một quá khứ đen tối là tội nguyên tổ Adam và các hệ quả xấu xa của tội, các nghiêng chiều thấp hèn. Bởi vậy, Ngài đã thanh tẩy chúng ta trong nước và Thánh Thần, để mỗi người trở nên tạo vật mới cho Thiên Chúa: một tạo vật biết làm chứng cho Thiên Chúa về một đời sống mới trong Thiên Chúa, hoàn toàn khác hẳn nếp sống cũ trong thân xác một tạo vật hay hư nát và hướng hạ thấp hèn. Đây vừa là một đặc ân quan trọng cho mỗi tín hữu, nhưng cũng vừa là một trọng trách do bởi căn tính truyền giáo nơi đời sống bí tích.
Được ơn biến đổi không ngừng trong ân sủng là chính hiệu quả của bí tích, nhưng điều quan trọng là mỗi tín hữu có thủy chung để cho ơn sủng tác động trong đời sống của mình hay không.
Bởi vậy, bởi không chung thủy với ân sủng, mới có những điều đáng tiếc đã xảy ra trong đời sống chứng nhân một tín hữu: thay vì làm chứng cho Nước Thiên Chúa, thì ngược lại, làm hổ danh Thiên Chúa ngay trong đời sống mình.
Cuộc sống nhân bản Kitô giáo mai một, nhường chỗ cho một biến thoái nguy hiểm: chủ nghĩa cá nhân, duy vật chất, kinh tế chỉ đạo.
- đồng tiền có hình Ông Tổng Thống, có hình Ông Chủ Tịch có giá trị hơn Nước Thiên Đàng sao?
- năm ba mẫu đất các tín hữu tranh chấp nhau đến đổ máu có thể thay thế được Đất Hứa ngàn thu trong Nước Thiên Chúa sao?
- những chuyện đâm chém nhau, giết người, kiện tụng, say xỉn, đua xe, cá độ, bài bạc, cho vay ăn lời quá lẽ, bỏ vợ bỏ chồng, ngoại tình, tảo hôn, sống thử có thai thiệt, phá thai…xảy ra nơi các xứ đạo không phải là chuyện đau đầu nhức óc cho những chủ chiên hết lòng vì đoàn chiên đấy sao?
- đời sống tu trì đang bị tục hóa lại trở thành tin tức thời sự rêu rao trên báo chí, trên mạng truyền thông không phải là chỉ làm xấu hổ Giáo Hội mà thực sự là đang bôi nhọ danh thánh Thiên Chúa đấy sao?
- những chuyện bất nhất nội bộ giáo hội, những bản tự khoe điểm khuyết, tự phơi bày điểm sẹo trong các thành phân dân Chúa không chỉ ở trang bên lề, mà còn là chạy những hàng tít lớn… không phải là một biểu hiện mất niềm tin vào Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền đấy sao?
Từ chỗ đáng lý được biến đổi liên tục trong ân sủng để nên nhân chứng cho văn minh sự sống, đến chỗ biến thoái một đời sống chứng nhân thành chứng nhân ngược lại cho văn minh sự chết, làm cho mỗi chúng ta phải đặt lại vấn đề truyền giáo, nhất là trong giai đoạn nầy:
Chúa đã bỏ qua quá khứ đen tối của chúng ta, chúng ta không nên làm thêm một quá khứ đen tối nữa.
Giai đoạn Giáo Hội Việt Nam mừng Năm Thánh kỷ niệm 350 năm Tin Mừng, không chỉ nhìn lại quá khứ linh hiển của những chứng nhân cha ông anh hùng, mà còn phải mở ra một chương sử mới: Chương sử của những chứng nhân hy vọng, chứng nhân của Văn minh Công Giáo, Văn Minh Chúa Kitô, Văn minh sự sống và sống lại.
Theo gương Chúa Giêsu, người đi từ Trời đến Đất để truyền giáo, chúng ta cương quyết loại bỏ cái quá khứ tội lỗi của mình, và nhất tâm trung thành với ơn biến đổi trong ân sủng, để đời sống công giáo thực sự hiển hiện nơi mỗi tín hữu trong một xã hội chủ trương không Thiên Chúa, không đời sau, không thần linh, không công lý, không thưởng phạt… chết là hết.
Để kết, tôi xin mượn lời Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, vị Tôi Tớ của Chúa đang được xét phong Thánh, trong bài giảng lễ của Ngài tại Rome, Giáng Sinh 1998:
“Hãy xắn tay áo mà hành động!
Nghĩa là ý thức trách nhiệm của con đối với người anh em.
Nghĩa là chấp nhận cộng tác, giúp đỡ,
Quyết tâm thắng sự dữ
Chúng ta hãy bắt đầu lại!
Mađalêna, Nicôđêmô, Phêrô đã bắt đầu lại,
khiêm tốn, can đảm, hy vọng quyết tâm.
Phần còn lại của cuộc đời họ đẹp hơn phần trước.
Xây dựng lại, cũng cố lại tất cả.
Ðó là quy luật của thực tế, của lịch sử,
của công cuộc tông đồ, mặc dù tất cả sụp đổ đối với sức loài người;
sau 300 năm bắt đạo trên Ðế quốc La-mã,
Phêrô ngã xuống thì Clêmentê, Sixtô, Linô, Clêtô đứng lên thay.
Phaolô ngã xuống thì có Cyprianô, Cornêliô, Chrysôgô-nô,
lớp nầy ngã xuống có lớp khác xăn tay xông vào thay.
Trên quê hương Việt Nam của con cũng thế,
Trịnh qua, Tây Sơn qua, Nguyễn qua,
Nhưng Giáo hội còn.
Tổ tiên ta đã tiếp tục, đã khởi sự lại,
Với niềm tin sắt đá vào Chúa, vào anh em, với tình thương.
Họ không mất thời giờ ngồi đếm khuyết điểm, thất bại khó khăn,
Vì Chúa không thích những vị thánh tiêu cực.
Sau khi sống lại Chúa Giêsu không bao giờ nhắc chuyện cũ,
Ngài vẫn tin tưởng và nhìn về tương lai:
"Hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin mừng" (Mc. 16,15)
PM. CAO HUY HOÀNG 21-10-2010