Dan Lee
10-23-2010, 03:13 PM
SUY NIỆM CHÚA NHẬT 30 THƯỜNG NIÊN
Đâu là lời cầu nguyện tuyệt vời nhất?
Lc 18, 9-14
Hành trình lên Giêrusalem của Chúa Giêsu và các môn đệ không ít lần chạm trán với mấy ông Pharisêu và Kinh sư. Trong những lần như thế, Chúa Giêsu nhận thấy thái độ của những “ông kẹ” này là hay vênh vang, lên mặt dạy đời, đồng thời cũng tự cho mình là công chính, đạo đức nên tỏ ra khinh khi, xem thường người khác. Chính vì thế, dụ ngôn “người Pharisêu va người thu thuế” rất riêng của thánh sử Luca cho chúng ta biết thế nào là thái độ cầu nguyện được Thiên Chúa vui thích và chấp nhận.
THÁI ĐỘ CẦU NGUYỆN CỦA NGƯỜI PHARISÊU
Bắt nguồn từ nhóm người đạo đức (Hassidim) có từ thời Macabê, những người Pharisêu hay còn gọi là nhóm biệt phái sống tách biệt thành những cộng đoàn nhỏ, chuyên cần suy niệm Lời Chúa và tuân giữ cách tỉ mỉ mọi lề luật thành văn cũng như truyền khẩu. Theo các nhà Kinh thánh, có lẽ Chúa Giêsu ngay từ bé cũng đã được nhóm người này dạy dỗ về giáo lý và cầu nguyện trong những dịp lễ hội diễn ra tại hội đường Dothái. Tuy nhiên, với thời gian, phần lớn trong số họ đã sống “biệt phái” theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của nó. Mẫu người Pharisêu cầu nguyện mà Chúa Giêsu đưa ra hôm nay là một điển hình.
Chúng ta thấy câu đầu tiên trong lời cầu nguyện, ông Pharisêu nói với Chúa, nhưng từ câu thứ hai trở đi, ông kể tội người khác và chỉ nói về mình. Ông tự mãn và kiêu hãnh khi so sánh mình với người khác và nhận thấy mình hơn hẳn “bao kẻ khác” về khoản không tham lam, bất chính và ngoại tình. Ông không đấm ngực mình để ăn năn sám hối mà quay sang đấm ngực người thu thuế tội nghiệp kia. Ông đã đạp người thu thuế, đạp mọi người xuống bùn đen để tự đề cao mình cho Thiên Chúa cũng như cho người khác thấy. Chưa dừng lại ở đó, người Pharisêu còn dông dài kể lể thành tích công nghiệp của mình. Nào là ăn chay một tuần hai lần quá với lề luật đòi hỏi; nào là thường xuyên đóng góp 1/10 lợi tức cho Đền thờ. Giờ cầu nguyện, nhưng chúng ta thấy, người Pharisêu chả cần cầu xin gì cả, ông cứ thao thao bất tuyệt báo công mình, kể tội người, mình nói mình nghe, Thiên Chúa đóng vai trò phụ không hơn không kém. Thực hiện xong điều mà ông gọi là bổn phận cầu nguyện, ông hả hê ra về, dương dương tự đắc với chính mình cũng như đối với tha nhân.
Chúng ta có thể thấy thái độ của người Pharisêu là thái độ quy kỷ, tức là lấy cái tôi của mình làm chuẩn mực, làm trung tâm thay vì phải quy hướng về Chúa. Ông cho rằng, những công nghiệp mà ông có được như ăn chay, bố thí, … đủ sức cho ông có được tấm vé của sự công chính, được tha mọi tội lỗi. Nói khác đi, người Pharisêu trong lúc cầu nguyện, mắt nhìn Chúa nhưng tâm hồn ông đã khép kín, đã đóng chặt trong cái tôi tự mãn, tính kiêu ngạo của mình.
THÁI ĐỘ CẦU NGUYỆN CỦA NGƯỜI THU THUẾ
Nhắc đến người thu thuế, xã hội Dothái thời Chúa Giêsu luôn xem là loại người tội lỗi cách công khai, bởi họ cách nào đó đã phục vụ quân Rôma xâm lược, bắt chẹt dân đen. Thu thuế, vì thế được xếp vào một trong những nghề bất hảo nhất, hết thuốc chữa của thời đại, không còn niềm hy vọng gì.
Hơn ai hết, người thu thuế biết thân phận mình. Chính vì thế, bước vào nơi linh thánh, anh không dám tiến gần đến nơi cực thánh, chỉ tìm nơi khuất từ xa xa như thể ẩn mình trước Đấng tuyệt đối. Không giống như người Pharisêu vênh vang, kênh kiệu, anh chẳng dám ngước mắt lên trời, tay không ngừng đấm ngực, miệng không ngớt lời thân thưa : “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Người thu thuế đứng đó và nói lên sự thật, rằng anh là con người tội lỗi, cần được Chúa xót thương. Anh đứng nơi ẩn khuất từ xa trong đền thờ vì cho rằng mình không xứng đáng để được bước đến gần thánh nhan Thiên Chúa; chẳng dám ngước mắt nhìn trời, anh tự nhận rằng con người tội lỗi của anh chẳng đáng để Chúa lắng nghe; anh không đấm ngực kẻ khác, chỉ không ngừng đấm ngực mình hối lỗi ăn năn. Đứng trước Đấng chí thánh, anh chẳng có điều gì để khoe khoang, để báo công trạng, anh chỉ biết có mỗi một điều: anh là kẻ tội lỗi và giờ đây, điều anh cầu xin là mong được Thiên Chúa dủ lòng thương xót. Chính vì thế, lời cầu nguyện của anh trở thành lời cầu nguyện tuyệt vời nhất. Tuyệt vời, vì anh thật tâm thống hối. Tuyệt vời, vì anh thật sự trải rộng tâm hồn với Thiên Chúa. Tuyệt vời, vì anh trông cậy vào Thiên Chúa chứ không dựa vào sức riêng của mình. Tuyệt vời, vì anh ra về trong sự thanh thản của tâm hồn và chắc chắc người vui mừng nhất chính là Thiên Chúa vì Người vừa tìm lại được con chiên đi lạc.
“Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi” . Hẳn đó cũng chính là tâm tình của mỗi chúng ta khi đến trước Nhan Chúa. Bởi điều Thiên Chúa cần không phải là thành tích “có đạo”, ăn chay bố thí mà chính là tấm lòng khiêm nhường, nhận ra những giới hạn yếu đuối và tội lỗi của mình, mong được trở về bên Chúa để được Người yêu thương và giữ gìn.
Lm Joseph Phạm Ngọc Ngôn,Csjb
Đâu là lời cầu nguyện tuyệt vời nhất?
Lc 18, 9-14
Hành trình lên Giêrusalem của Chúa Giêsu và các môn đệ không ít lần chạm trán với mấy ông Pharisêu và Kinh sư. Trong những lần như thế, Chúa Giêsu nhận thấy thái độ của những “ông kẹ” này là hay vênh vang, lên mặt dạy đời, đồng thời cũng tự cho mình là công chính, đạo đức nên tỏ ra khinh khi, xem thường người khác. Chính vì thế, dụ ngôn “người Pharisêu va người thu thuế” rất riêng của thánh sử Luca cho chúng ta biết thế nào là thái độ cầu nguyện được Thiên Chúa vui thích và chấp nhận.
THÁI ĐỘ CẦU NGUYỆN CỦA NGƯỜI PHARISÊU
Bắt nguồn từ nhóm người đạo đức (Hassidim) có từ thời Macabê, những người Pharisêu hay còn gọi là nhóm biệt phái sống tách biệt thành những cộng đoàn nhỏ, chuyên cần suy niệm Lời Chúa và tuân giữ cách tỉ mỉ mọi lề luật thành văn cũng như truyền khẩu. Theo các nhà Kinh thánh, có lẽ Chúa Giêsu ngay từ bé cũng đã được nhóm người này dạy dỗ về giáo lý và cầu nguyện trong những dịp lễ hội diễn ra tại hội đường Dothái. Tuy nhiên, với thời gian, phần lớn trong số họ đã sống “biệt phái” theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của nó. Mẫu người Pharisêu cầu nguyện mà Chúa Giêsu đưa ra hôm nay là một điển hình.
Chúng ta thấy câu đầu tiên trong lời cầu nguyện, ông Pharisêu nói với Chúa, nhưng từ câu thứ hai trở đi, ông kể tội người khác và chỉ nói về mình. Ông tự mãn và kiêu hãnh khi so sánh mình với người khác và nhận thấy mình hơn hẳn “bao kẻ khác” về khoản không tham lam, bất chính và ngoại tình. Ông không đấm ngực mình để ăn năn sám hối mà quay sang đấm ngực người thu thuế tội nghiệp kia. Ông đã đạp người thu thuế, đạp mọi người xuống bùn đen để tự đề cao mình cho Thiên Chúa cũng như cho người khác thấy. Chưa dừng lại ở đó, người Pharisêu còn dông dài kể lể thành tích công nghiệp của mình. Nào là ăn chay một tuần hai lần quá với lề luật đòi hỏi; nào là thường xuyên đóng góp 1/10 lợi tức cho Đền thờ. Giờ cầu nguyện, nhưng chúng ta thấy, người Pharisêu chả cần cầu xin gì cả, ông cứ thao thao bất tuyệt báo công mình, kể tội người, mình nói mình nghe, Thiên Chúa đóng vai trò phụ không hơn không kém. Thực hiện xong điều mà ông gọi là bổn phận cầu nguyện, ông hả hê ra về, dương dương tự đắc với chính mình cũng như đối với tha nhân.
Chúng ta có thể thấy thái độ của người Pharisêu là thái độ quy kỷ, tức là lấy cái tôi của mình làm chuẩn mực, làm trung tâm thay vì phải quy hướng về Chúa. Ông cho rằng, những công nghiệp mà ông có được như ăn chay, bố thí, … đủ sức cho ông có được tấm vé của sự công chính, được tha mọi tội lỗi. Nói khác đi, người Pharisêu trong lúc cầu nguyện, mắt nhìn Chúa nhưng tâm hồn ông đã khép kín, đã đóng chặt trong cái tôi tự mãn, tính kiêu ngạo của mình.
THÁI ĐỘ CẦU NGUYỆN CỦA NGƯỜI THU THUẾ
Nhắc đến người thu thuế, xã hội Dothái thời Chúa Giêsu luôn xem là loại người tội lỗi cách công khai, bởi họ cách nào đó đã phục vụ quân Rôma xâm lược, bắt chẹt dân đen. Thu thuế, vì thế được xếp vào một trong những nghề bất hảo nhất, hết thuốc chữa của thời đại, không còn niềm hy vọng gì.
Hơn ai hết, người thu thuế biết thân phận mình. Chính vì thế, bước vào nơi linh thánh, anh không dám tiến gần đến nơi cực thánh, chỉ tìm nơi khuất từ xa xa như thể ẩn mình trước Đấng tuyệt đối. Không giống như người Pharisêu vênh vang, kênh kiệu, anh chẳng dám ngước mắt lên trời, tay không ngừng đấm ngực, miệng không ngớt lời thân thưa : “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Người thu thuế đứng đó và nói lên sự thật, rằng anh là con người tội lỗi, cần được Chúa xót thương. Anh đứng nơi ẩn khuất từ xa trong đền thờ vì cho rằng mình không xứng đáng để được bước đến gần thánh nhan Thiên Chúa; chẳng dám ngước mắt nhìn trời, anh tự nhận rằng con người tội lỗi của anh chẳng đáng để Chúa lắng nghe; anh không đấm ngực kẻ khác, chỉ không ngừng đấm ngực mình hối lỗi ăn năn. Đứng trước Đấng chí thánh, anh chẳng có điều gì để khoe khoang, để báo công trạng, anh chỉ biết có mỗi một điều: anh là kẻ tội lỗi và giờ đây, điều anh cầu xin là mong được Thiên Chúa dủ lòng thương xót. Chính vì thế, lời cầu nguyện của anh trở thành lời cầu nguyện tuyệt vời nhất. Tuyệt vời, vì anh thật tâm thống hối. Tuyệt vời, vì anh thật sự trải rộng tâm hồn với Thiên Chúa. Tuyệt vời, vì anh trông cậy vào Thiên Chúa chứ không dựa vào sức riêng của mình. Tuyệt vời, vì anh ra về trong sự thanh thản của tâm hồn và chắc chắc người vui mừng nhất chính là Thiên Chúa vì Người vừa tìm lại được con chiên đi lạc.
“Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi” . Hẳn đó cũng chính là tâm tình của mỗi chúng ta khi đến trước Nhan Chúa. Bởi điều Thiên Chúa cần không phải là thành tích “có đạo”, ăn chay bố thí mà chính là tấm lòng khiêm nhường, nhận ra những giới hạn yếu đuối và tội lỗi của mình, mong được trở về bên Chúa để được Người yêu thương và giữ gìn.
Lm Joseph Phạm Ngọc Ngôn,Csjb