Dan Lee
10-23-2010, 04:57 PM
“CHÂN TU”
William có kể một câu chuyện “chân tu” như sau: Holidays (kỳ nghỉ), các trường học, chủng viện, nhà dòng đều cho học sinh, đệ tử… được nghỉ về quê. Trong một nhà dòng kia có hai thầy quê hương gần nhau. Thầy Crooker đã đi tu lâu năm, còn thầy Joint thì mới nhập dòng. Một hôm, hai thầy đi thăm những người thân thuộc. Hai người không hẹn mà gặp nhau tại nhà ông Richar, là một đại gia trong vùng đó.
Thầy Crooker kể lể công đức với ông Richar rằng: “ngày xưa tôi đi tu rất là khó khăn vất vả, phải làm nhiều, ăn ít, ngày nghỉ phải ở nhà dòng để trông nhà, đâu có được về quê đi thăm anh em bạn bè… Đâu có được như bọn trẻ bây giờ, tôi thấy lớp trẻ thời nay tu đức kém xa ngày xưa: chúng lười biếng, ít ăn chay cầu nguyện, nói năng thiếu thiếu nhân bản, đi đứng tự do, trình độ giáo lý thì yếu kém...”
Ông Richar hỏi: “Thưa thầy Crooker, phải sống như thế nào mới là chân tu”?
Thầy Crooker trả lời: “Phải như tôi đây mới là ‘chân tu’, cứ nhìn vào tôi đây thì biết: bao nhiêu năm ở trong nhà dòng, sống nghèo khó, ăn chay hãm mình, đọc kinh cầu nguyện, lao động, làm phúc bố thí, dạy giáo lý, khuyên bảo, giúp người tội lỗi ăn năn hối cải…”
Ông Richar khen: “Thầy đúng là bậc đại thánh”.
Thầy Crooker thấy mình được khen liền nói tiếp: “Đáng lẽ những ngày nghỉ Joint phải ở lại để trông nhà dòng thì đúng hơn. Vì ông thấy đấy, cậu ta lười biếng, ăn nhiều, ngủ nhiều, không chịu rèn luyện, tu đức kém cỏi… thế mà suốt ngày lấy lý do để đi ra ngoài”.
Thầy Joint nghe vậy thì lấy làm khó chịu. Thầy quyết đem chuyện này thưa với Bề trên. Cha bề trên gọi cả hai người đến để hỏi cho rõ ngọn nguồn câu chuyện.
Hôm trước, thầy Crooker thấy ông Richar khen, tưởng mình là thánh nên rất tự tin kể lại câu chuyện đó cho Cha Bề trên nghe. Nghe thầy Crooker kể xong, cha Bề trên mới nói: “Từ nay, anh hãy dọn đồ đạc về quê, nhà dòng tôi không nhận anh nữa”.
Thầy Crooker liền hỏi: “Lý do tại sao, chân tu như con mà cha lại không nhận nữa? thế phải là người như thế nào cha mới nhận”?
Cha Bề trên trả lời: “Bao nhiêu năm nay anh đi tu, tôi tưởng anh phải là con người tu đắc đạo. Nghe anh nói tôi mới biết anh là con kẻ kiêu ngạo, phô trương công đức, không có nhân bản, nói xấu, chê bai, phỉ báng, nhục mạ người anh em. Anh không đáng được ở trong nhà dòng của chúng tôi nữa”. Cha bề trên nói tiếp: “Đáng lẽ đi tu lâu năm, anh phải tu trọn cả con người của anh, từ đầu đến đôi mắt, đến miệng lưỡi, rồi đến con tim, đến tay, chân. Hôm nay tôi được biết anh mới “chân tu”, còn đôi tay, con tim, miệng lưỡi, đôi mắt và khối óc của anh không tu, đã làm tôi quá thất vọng.
Cha Bề trên quay sang Joint và nói: “mặc dù Joint mới đi tu nhưng cậu đã tập tu từ cái đầu trước, từ nay cậu tiếp tục ở lại nhà dòng rèn luyện những gì cậu còn chưa tu luyện được. Cha Bề trên nhấn mạnh: “Nhưng nên nhớ không chỉ là ‘chân tu’ mà phải tu cả con người của cậu đấy nhé”.
Giuse Nguyễn Xuân Sang
William có kể một câu chuyện “chân tu” như sau: Holidays (kỳ nghỉ), các trường học, chủng viện, nhà dòng đều cho học sinh, đệ tử… được nghỉ về quê. Trong một nhà dòng kia có hai thầy quê hương gần nhau. Thầy Crooker đã đi tu lâu năm, còn thầy Joint thì mới nhập dòng. Một hôm, hai thầy đi thăm những người thân thuộc. Hai người không hẹn mà gặp nhau tại nhà ông Richar, là một đại gia trong vùng đó.
Thầy Crooker kể lể công đức với ông Richar rằng: “ngày xưa tôi đi tu rất là khó khăn vất vả, phải làm nhiều, ăn ít, ngày nghỉ phải ở nhà dòng để trông nhà, đâu có được về quê đi thăm anh em bạn bè… Đâu có được như bọn trẻ bây giờ, tôi thấy lớp trẻ thời nay tu đức kém xa ngày xưa: chúng lười biếng, ít ăn chay cầu nguyện, nói năng thiếu thiếu nhân bản, đi đứng tự do, trình độ giáo lý thì yếu kém...”
Ông Richar hỏi: “Thưa thầy Crooker, phải sống như thế nào mới là chân tu”?
Thầy Crooker trả lời: “Phải như tôi đây mới là ‘chân tu’, cứ nhìn vào tôi đây thì biết: bao nhiêu năm ở trong nhà dòng, sống nghèo khó, ăn chay hãm mình, đọc kinh cầu nguyện, lao động, làm phúc bố thí, dạy giáo lý, khuyên bảo, giúp người tội lỗi ăn năn hối cải…”
Ông Richar khen: “Thầy đúng là bậc đại thánh”.
Thầy Crooker thấy mình được khen liền nói tiếp: “Đáng lẽ những ngày nghỉ Joint phải ở lại để trông nhà dòng thì đúng hơn. Vì ông thấy đấy, cậu ta lười biếng, ăn nhiều, ngủ nhiều, không chịu rèn luyện, tu đức kém cỏi… thế mà suốt ngày lấy lý do để đi ra ngoài”.
Thầy Joint nghe vậy thì lấy làm khó chịu. Thầy quyết đem chuyện này thưa với Bề trên. Cha bề trên gọi cả hai người đến để hỏi cho rõ ngọn nguồn câu chuyện.
Hôm trước, thầy Crooker thấy ông Richar khen, tưởng mình là thánh nên rất tự tin kể lại câu chuyện đó cho Cha Bề trên nghe. Nghe thầy Crooker kể xong, cha Bề trên mới nói: “Từ nay, anh hãy dọn đồ đạc về quê, nhà dòng tôi không nhận anh nữa”.
Thầy Crooker liền hỏi: “Lý do tại sao, chân tu như con mà cha lại không nhận nữa? thế phải là người như thế nào cha mới nhận”?
Cha Bề trên trả lời: “Bao nhiêu năm nay anh đi tu, tôi tưởng anh phải là con người tu đắc đạo. Nghe anh nói tôi mới biết anh là con kẻ kiêu ngạo, phô trương công đức, không có nhân bản, nói xấu, chê bai, phỉ báng, nhục mạ người anh em. Anh không đáng được ở trong nhà dòng của chúng tôi nữa”. Cha bề trên nói tiếp: “Đáng lẽ đi tu lâu năm, anh phải tu trọn cả con người của anh, từ đầu đến đôi mắt, đến miệng lưỡi, rồi đến con tim, đến tay, chân. Hôm nay tôi được biết anh mới “chân tu”, còn đôi tay, con tim, miệng lưỡi, đôi mắt và khối óc của anh không tu, đã làm tôi quá thất vọng.
Cha Bề trên quay sang Joint và nói: “mặc dù Joint mới đi tu nhưng cậu đã tập tu từ cái đầu trước, từ nay cậu tiếp tục ở lại nhà dòng rèn luyện những gì cậu còn chưa tu luyện được. Cha Bề trên nhấn mạnh: “Nhưng nên nhớ không chỉ là ‘chân tu’ mà phải tu cả con người của cậu đấy nhé”.
Giuse Nguyễn Xuân Sang