Dan Lee
10-28-2010, 10:49 PM
ĐIỀU CHÚA MUỐN LÀ KIÊN TRÌ
Vào một buổi sáng gió hiu hiu nhẹ năm 1925, một ông già trên đường đến xem lễ tại nhà dòng Đa Minh ở Dublin thì đã ngã quỵ ngay trên lề đường. Một bà và đứa con trai trên đường về nhà khi trông thấy đã vội chạy lại để khiêng ông vào nhà, nhưng tấm thân trông mảnh khảnh ấy lại quá nặng. Khi một linh mục dòng Đa Minh từ nhà thờ vội vã chạy đến và quỳ bên cạnh ông lão, lúc ấy ông vẫn còn nằm ở trên lề đường.
Ông đã chết--vị linh mục đã biết như vậy khi ban phép xá giải. Người qua lại cũng biết như vậy, khi họ lẩm bẩm cầu nguyện. Khuôn mặt nhăn nhúm của ông có dáng vẻ hiền từ và bình thản. Không hiểu ông có biết là sắp chết hay không khi ông cố bám vào bức tường? Cái chết không làm ông sợ hãi; nhìn khuôn mặt ông ai ai cũng thấy như vậy. Nhưng y phục của ông--y phục của ông khiến ai nấy cũng phải mủi lòng. Chẳng lẽ ông đi ăn xin và nghèo đến độ không có được một chiếc áo lành lặn hay sao?
Trong nhà xác của bệnh viện, một nữ tu dòng Thương Xót đang chuẩn bị xác chết để tẩm liệm, chị dùng kéo cắt bỏ lớp quần áo rách rưới của ông. Bỗng dưng, chị thấy dường như cắt phải cục sắt. Bây giờ thì chị hiểu tại sao cái thân hình tiều tụy này lại quá nặng để nhấc lên. Chung quanh bụng ông là một vòng sắt mà các mắt xích rỉ sét đã ăn sâu vào da thịt. Lại còn những giây xích khác quấn quanh tay và chân của ông nữa, cái nào cũng rỉ sét như nhau.
Ông lão này là ai? Trong nhiều giờ đồng hồ không ai biết. Khi nhận diện được ông, cũng không có nhiều chi tiết. Mátthêu Talbot, sáu mươi chín tuổi, làm thủ kho cho một xưởng mộc và sống cô độc trong căn hộ nhỏ ở đường Rutland. Lại thêm một người độc thân nữa ở Dublin qua đời. Nhưng những xích sắt đó… Chúa ơi, sao ông ta lại đeo trong người để hành hạ cái thân xác ốm yếu của ông quá tàn bạo như vậy? Có lẽ, ông ta là một người khùng chăng?
Với ông Matt Talbot thì chẳng có gì là khùng điên cả--một vài người biết ông đều xác nhận như vậy. Với những người cùng làm việc tại xưởng gỗ ở bến tầu, ông nổi tiếng về một lương tri quân bình, sự đạo đức âm thầm, và cái nón quả dưa cũ kỹ thường xuyên đội trên cái đầu hói của ông.
Chiếc nón ấy không chỉ để che đầu. Nó còn là một vũ khí giúp ông chống lại những lời phạm thượng phát ra từ các phu khuân vác ở bến tầu. Cứ mỗi lần ông nghe người ta kêu tên Chúa cách vô cớ, ông lại giở nón để tạ lỗi. Bất kể bao nhiêu lần xúc phạm, ông giở nón bấy nhiêu lần--và có những người cố ý để làm cho ông phải mỏi tay. Vui thay, cũng có những người biết kềm hãm miệng lưỡi, tối thiểu khi họ thấy ông Matt.
Khi chuông báo giờ kinh Truyền Tin, chiếc nón ấy lại được giở ra, và ông Matt lớn tiếng đọc kinh, bất kể tiếng la ó bất kính.
Ông vui nhất là khi chơi đùa với các trẻ em ở xưởng gỗ. Trong những lúc nghỉ ngơi ông thường kể hạnh các thánh cho chúng nghe, và trong thời gian lễ Giáng Sinh ông luôn đem theo một đống bạc cắc, mà lúc đầu ông giả vờ là bị mất, và rồi sau một thời gian hăng say đi tìm, ông lại hớn hở rút một đồng cắc trong túi rách của ông ra và nhét vào tay các đứa nhỏ.
Không, ông Matt không có điên. Có thể đôi chút lập dị, nhưng ông là một người tốt lành mà tôn giáo không chỉ là lớp vỏ bên ngoài; ông sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Nếu có ai nói với chúng rằng trong cuộc đời ông Matt, đã có đến mười sáu năm ông là một người nghiện rượu be bét, có lẽ hầu hết chúng không tin. Nếu chúng có thể đoán trước tương lai, có lẽ chúng còn ngạc nhiên hơn nữa.
Khi mới mười hai tuổi Matt say rượu lần đầu tiên. Sự đánh đập của cha ông không giúp gì cho cậu. Cậu đã bỏ học và kiếm được vài xu một tuần khi làm người đưa thư cho một hãng rượu. Không phải là khung cảnh say sưa đã khiến cậu Matt lạc lối. Cũng như nhiều thợ thuyền Ái Nhĩ Lan thời bấy giờ, cậu là nạn nhân của một hệ thống tệ hại mà tiền lương được trả bằng "chi phiếu" được đổi thành tiền ở một số quán rượu trong vùng. Tên cai thợ được hưởng một số huê hồng từ chủ các quán rượu, và nếu ai đó lãnh lương ra mà không chi ít nhiều để uống rượu thì họ sẽ bị sa thải.
Tuy cha của Matt đã tìm kiếm nhiều việc làm khác cho cậu, nhưng đã quá trễ. Ngay khi còn thiếu niên, Matt đã nghiện rượu và rất vui lòng lau chùi nhà cửa chỉ để đổi lấy một ly bia. Tuần này sang tuần khác, trọn số lương chỉ để trả tiền bia. Trong mười sáu năm nghiện ngập, mẹ của Matt chỉ nhận được từ cậu con trai yêu dấu của mình có hai mươi xu.
Tuy say sưa, Matt không bao giờ thô tục khi uống rượu--tất cả những bạn rượu của Matt sau này đều xác nhận như vậy. Một đức tính khác mọi người đều nhớ: Tuy Matt thường nghe chuyện tục tĩu, nhưng không bao giờ kể lại. Matt rộng lượng vô cùng; khi có tiền, mọi người đều được uống. Người ta không phải lo là Matt có trả tiền hay không. Vậy nếu khi hết tiền, chắc là bạn bè sẵn sàng xử đẹp với Matt chứ?
Không, họ đâu có như vậy--đó là điều Matt khám phá vào một buổi sáng không thể quên được vào năm 1884. Tỉnh dậy mà không một xu dính túi, Matt đứng chờ ở góc đường hy vọng có tên bạn rượu nào đi ngang qua để bao cho một ly mà cơ thể đang thèm khát. Họ đi qua từng người một; một số khác có thể nói lại đi tránh sang bên kia đường.
Thôi thế là hết, Matt cay đắng thầm nghĩ khi quay bước về nhà. Đó là thực chất của tình bạn giả dối trong quán rượu! Mỗi người trong bọn đều biết là Matt đang đau khổ, họ cũng biết là chàng hết tiền. Mỗi người cũng biết rằng, nếu đảo ngược hoàn cảnh, Matt sẽ không bao giờ bỏ đi để họ phải thèm khát. Nhưng vì để uống cho đã đời họ đành quên nhu cầu của Matt.
Matt xấu hổ khi nghĩ đến trò chơi quái ác mà đã có lần chàng thi hành với người nghệ sĩ vĩ cầm phải đi vòng vòng trong quán rượu chơi nhạc để kiếm vài đồng xu. Khi ông này quay lưng đi, Matt đã rút nhẹ chiếc đàn của ông và đem đi cầm để bao mọi người trong quán một chầu rượu. Ngày hôm sau, chàng tìm cách chuộc lại cây đàn ấy, nhưng không còn tiền. Matt không bao giờ thấy lại cây đàn. Chính lúc ấy, Matt đi đến quyết định. Nếu vì rượu mà con người trở nên tồi tệ, Matt sẽ không bao giờ đụng đến nữa. Đó là một thề hứa.
Nếu một giờ trước đó có ai nói với Matt về điều đó, chàng sẽ cho là điên rồ. Các bạn rượu, khi thấy chàng uống nước lạnh, họ không thể tin nổi. Matt Talbot, người chừa rượu; điều đó không thể nào xảy ra được. Không ai tin rằng Matt có thể giữ được lời hứa ấy--cả bạn bè, cha mẹ và ngay cả chính Matt. Không tin vào sự quyết tâm của mình, Matt chỉ hứa có ba tháng. Matt đã giữ lời hứa ấy trong vòng bốn mươi mốt năm. Chàng không bao giờ đụng đến rượu nữa.
Không ai giúp đỡ Matt khi trải qua sự kiêng khem khủng khiếp đó. Không có trung tâm cai chừa, chưa có tổ chức Alcohol Anonymous, Matt chỉ có sức mạnh của ý chí để giúp chàng vượt qua và ơn của Chúa.
Khi thề bỏ rượu, Matt đã ghim hai thập giá vào áo để nhắc nhở chàng phải cầu nguyện không ngừng. Các thập giá ấy vẫn còn khi Matt từ trần.
Một buổi sáng Chúa Nhật Matt gắng gượng nhiều lần để đến nhà thờ xem lễ, nhưng lần nào chàng cũng lưỡng lự, tin rằng mình sẽ trở lại con đường cũ. Lảo đảo khắp Dublin, bị hành hạ vì cơn ghiền, sau cùng Matt quỵ xuống bên ngoài nhà thờ của các cha dòng Tên. Ở đó, chàng quỳ gối, cầu xin Thiên Chúa giải thoát sự thống khổ của mình, trong khi các tín đồ ghê tởm bước qua. Họ tưởng là chàng đang say.
Người ta cho rằng các triệu chứng khi chừa rượu của Matt không bao giờ chấm dứt; cơ thể của ông vẫn thèm khát rượu cho đến khi từ trần. Có thể đó là sự thật. Chắc chắn ngay khi thề bỏ rượu, ông đã tự đưa mình vào những hành xác sám hối mà ngay cả các Tu Phụ Sa Mạc nghiêm khắc nhất cũng phải gật đầu đồng ý.
Chỉ các ngày Chúa Nhật ông mới có bữa ăn ngon lành. Trong tuần, thực phẩm của ông chỉ có bánh mì và nước trà. Ở sở làm, "bia" của ông là trà pha với bột ca--cao mà ông hâm nóng trước khi uống.
Mỗi đêm ông chỉ ngủ có ba tiếng rưỡi đồng hồ. Khi đi ngủ là mười giờ rưỡi; lúc hai giờ sáng ông đã thức dậy cầu nguyện vài giờ đồng hồ trước khi đến nhà thờ xem lễ. Ông thường đến nhà thờ trước giờ lễ đến hai tiếng đồng hồ, ngồi chờ ở các bậc tam cấp như khi xưa ông đứng đợi bên ngoài quán rượu.
Ông rạch chiếc quần của ông một đường ngay chỗ đầu gối để khi quỳ cầu nguyện chúng sẽ đụng vào gỗ của bàn quỳ hay sàn nhà của căn hộ. Thường ông quỳ trên gạch, không để các tấm gỗ ấy làm ông quá thoải mái.
Không hồ nghi gì là ông hành xác để đền bù cho tội lỗi của chính ông và của người khác. Nhưng nếu cơn nghiện rượu bám sát ông cho tới kỳ cùng, thì hiển nhiên ông có thêm một động lực. Chỉ bởi các phương cách quyết liệt đó ông mới có thể khuất phục được thân xác của mình, mới trang bị đủ để chống lại những cám dỗ mời mọc ông hằng ngày nơi cửa các quán rượu.
Một đặc tính ông vẫn còn giữ như những ngày nơi quán rượu: Ông vẫn độ lượng như xưa. Nhưng bây giờ, thay vì phung phí tiền bạc cho rượu, ông gửi từng xu cho công cuộc truyền giáo, hay cho người nghèo qua hàng giáo sĩ địa phương.
Chính vì việc gửi tiền cho công cuộc truyền giáo mà Matt đã viết một lá thư duy nhất, chỉ bẩy tháng trước khi chết. Ông gửi cho người bạn thường chuyển tiền dùm cho ông, và lá thư chỉ vỏn vẹn vài hàng:
Matt Talbott không làm gì trong 18 tháng qua tôi đau và Linh mục và Bác sĩ nói tôi không được làm nữa có một đồng bảng Anh của tôi và mười xu của Em gái tôi.
Bạn có thể hiểu là việc viết thư đối với Matt thật vất vả. Thời gian ông đi học thật ngắn ngủi. Tuy nhiên, sau khi chết, căn phòng ông tìm thấy đầy những tác phẩm của John Henry Newman, Francois-Louis Blosius, Pierre-Julien Eymard, Jean N. Grou, và các tác giả về tâm linh khác; và những ghi chú cần cù của ông chứng tỏ rằng ông đã đọc rất kỹ.
Người chính yếu ảnh hưởng đến ông là Thánh Louis de Montfort. Vì ảnh hưởng này, Matt bắt đầu đeo xích sắt, được coi là dấu hiệu của người tôi tớ cho Đức Maria. Các giây xích ngày càng nặng theo thời gian.
Thỉnh thoảng chính ông có khuyên bảo tinh thần, nhiều khi với một loại thánh thiện cộc cằn. Khi một bà than phiền là em trai của ông, di cư đến Hoa Kỳ, cảm thấy cô đơn, hầu như ông đã đốp chát.
"Cô đơn hả?" ông hỏi lại. "Làm thế nào người ta có thể cô đơn, khi Chúa luôn luôn ở trong nhà tạm là nơi bất cứ ai cũng có thể đến viếng thăm?"
Một người lấy lý do thời tiết xấu để ở nhà không đi lễ đã bị Matt khiển trách: "Chính sự bền bỉ là điều Chúa muốn."
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết trong cuộc đời Matt cũng có giai đoạn lãng mạn ngắn ngủi. Nó xảy ra sau khi ông thề bỏ rượu không lâu.
Vào lúc đó ông đang làm việc cho một công ty xây cất, và vì công việc ông phải đến nhà một mục sư Tin Lành. Cô làm bếp, người Công Giáo, thấy thích thú anh thanh niên bẽn lẽn, ăn nói lịch thiệp. Và khi biết rằng sẽ phải mỏi mòn chờ đợi lời cầu hôn, chính cô chủ động dạm hỏi.
Cô nói với Matt, "Đừng lo lắng về tiền bạc. Em đã tiết kiệm đủ cho hai đứa."
Matt thật sửng sốt, hứa sẽ làm tuần cửu nhật kính Đức Mẹ và sẽ trả lời cô sau đó. Chín ngày sau Matt trả lời cho người theo đuổi mình, với một thái độ hối tiếc, là Đức Mẹ không muốn chàng kết hôn.
Cô làm bếp, không hiểu là có biết hay không, đã may mắn thoát nạn. Sống với Matt thì thật vất vả!
Tuy Matt gia nhập dòng ba Phanxicô, dường như không bao giờ ông cảm thấy có ơn gọi đi tu. Ông bằng lòng sống trong thế gian, nhưng không thuộc về thế gian, sống cực kỳ khổ hạnh giữa cái nghèo và sự hỗn loạn của Ái Nhĩ Lan vào thời đó.
Khi các chủ nhân ông ở Dublin tìm cách phá vỡ các nghiệp đoàn, và công nhân kêu gọi đình công toàn diện. Matt cũng bãi công như mọi người. Nhưng ông từ chối không đứng trong nhóm cản trở người đi làm, và không ai chống đối điều đó.
Ông sống qua thời Khủng Hoảng nhưng không bao giờ cằn nhằn người Anh, ngay cả khi họ bắt giữ ông và bắt ông đứng giơ hai tay lên đầu chờ để khám xét. Việc đó xảy ra sau khi khách sạn North Wall bị đặt bom, khi dân chúng bị bắt hàng loạt. Matt và các đồng nghiệp được thả ra sau đó không lâu.
Năm 1923 Matt bị bệnh; tim ông yếu đi dưới sự căng thẳng của một đời sống khó khăn. Như lá thư cho thấy, ông tiếp tục nghĩ đến các nhà truyền giáo ngay cả khi nằm trong bệnh viện, dành dụm cho họ từ số lợi tức khiêm tốn được hưởng khi bệnh hoạn. Mười xu của cô em sự thật là của ông. Đó là cách ông cám ơn cô đã chăm sóc ông.
Trái với dự đoán của chính ông, Matt đã trở lại làm việc trong xưởng gỗ, nhưng chỉ trong thời gian ngắn ngủi. Ba tháng sau đó, ông đã bước vào vĩnh cửu.
Vào ngày 29 tháng Sáu, 1952, thi hài của ông được khai quật từ ngôi mộ đơn sơ ở nghĩa trang Glasnevin. Trước sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Dublin, tổng thống Ái Nhĩ Lan, và rất nhiều viên chức cao cấp, thi hài ông đã chính thức được khám nghiệm--là một phần cần thiết trong tiến trình phong thánh. Sau đó thi hài ông được đặt trong một hòm gỗ mới và được đặt trong lăng lộng lẫy, là nơi hàng trăm người ái mộ đến tỏ lòng kính trọng với một người nhỏ bé đội nón quả dưa mà giờ đây là tôi tớ của Thiên Chúa.
Trong một phương cách nào đó, Matt may mắn--may mắn hơn nhiều người trong chúng ta. Ông đã từng là một người nghiện rượu, hay từng là một vị thánh. Với ông, không có đoạn lưng chừng, không có tiện nghi tầm thường. Sự lựa chọn đó đơn giản không có đối với ông.
Trong thời gian của Matt, chính sự nghèo nàn đã đưa người ta đến việc nghiện rượu. Sự thịnh vượng, chúng ta thấy, cũng có hậu quả tương tự. Tất cả mọi người nghiện, dù giầu hay nghèo, đều cần đến sự cầu nguyện, và chắc chắn ông Matt đã nói nhiều về điều đó với những người đồng hương đau khổ của ông. Chắc chắn là ông vẫn làm như vậy. Nếu một khi ông được phong thánh, những người nghiện rượu sẽ có một vị quan thầy có thế lực.
Ngọc Tiên lược dịch
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt.
Vào một buổi sáng gió hiu hiu nhẹ năm 1925, một ông già trên đường đến xem lễ tại nhà dòng Đa Minh ở Dublin thì đã ngã quỵ ngay trên lề đường. Một bà và đứa con trai trên đường về nhà khi trông thấy đã vội chạy lại để khiêng ông vào nhà, nhưng tấm thân trông mảnh khảnh ấy lại quá nặng. Khi một linh mục dòng Đa Minh từ nhà thờ vội vã chạy đến và quỳ bên cạnh ông lão, lúc ấy ông vẫn còn nằm ở trên lề đường.
Ông đã chết--vị linh mục đã biết như vậy khi ban phép xá giải. Người qua lại cũng biết như vậy, khi họ lẩm bẩm cầu nguyện. Khuôn mặt nhăn nhúm của ông có dáng vẻ hiền từ và bình thản. Không hiểu ông có biết là sắp chết hay không khi ông cố bám vào bức tường? Cái chết không làm ông sợ hãi; nhìn khuôn mặt ông ai ai cũng thấy như vậy. Nhưng y phục của ông--y phục của ông khiến ai nấy cũng phải mủi lòng. Chẳng lẽ ông đi ăn xin và nghèo đến độ không có được một chiếc áo lành lặn hay sao?
Trong nhà xác của bệnh viện, một nữ tu dòng Thương Xót đang chuẩn bị xác chết để tẩm liệm, chị dùng kéo cắt bỏ lớp quần áo rách rưới của ông. Bỗng dưng, chị thấy dường như cắt phải cục sắt. Bây giờ thì chị hiểu tại sao cái thân hình tiều tụy này lại quá nặng để nhấc lên. Chung quanh bụng ông là một vòng sắt mà các mắt xích rỉ sét đã ăn sâu vào da thịt. Lại còn những giây xích khác quấn quanh tay và chân của ông nữa, cái nào cũng rỉ sét như nhau.
Ông lão này là ai? Trong nhiều giờ đồng hồ không ai biết. Khi nhận diện được ông, cũng không có nhiều chi tiết. Mátthêu Talbot, sáu mươi chín tuổi, làm thủ kho cho một xưởng mộc và sống cô độc trong căn hộ nhỏ ở đường Rutland. Lại thêm một người độc thân nữa ở Dublin qua đời. Nhưng những xích sắt đó… Chúa ơi, sao ông ta lại đeo trong người để hành hạ cái thân xác ốm yếu của ông quá tàn bạo như vậy? Có lẽ, ông ta là một người khùng chăng?
Với ông Matt Talbot thì chẳng có gì là khùng điên cả--một vài người biết ông đều xác nhận như vậy. Với những người cùng làm việc tại xưởng gỗ ở bến tầu, ông nổi tiếng về một lương tri quân bình, sự đạo đức âm thầm, và cái nón quả dưa cũ kỹ thường xuyên đội trên cái đầu hói của ông.
Chiếc nón ấy không chỉ để che đầu. Nó còn là một vũ khí giúp ông chống lại những lời phạm thượng phát ra từ các phu khuân vác ở bến tầu. Cứ mỗi lần ông nghe người ta kêu tên Chúa cách vô cớ, ông lại giở nón để tạ lỗi. Bất kể bao nhiêu lần xúc phạm, ông giở nón bấy nhiêu lần--và có những người cố ý để làm cho ông phải mỏi tay. Vui thay, cũng có những người biết kềm hãm miệng lưỡi, tối thiểu khi họ thấy ông Matt.
Khi chuông báo giờ kinh Truyền Tin, chiếc nón ấy lại được giở ra, và ông Matt lớn tiếng đọc kinh, bất kể tiếng la ó bất kính.
Ông vui nhất là khi chơi đùa với các trẻ em ở xưởng gỗ. Trong những lúc nghỉ ngơi ông thường kể hạnh các thánh cho chúng nghe, và trong thời gian lễ Giáng Sinh ông luôn đem theo một đống bạc cắc, mà lúc đầu ông giả vờ là bị mất, và rồi sau một thời gian hăng say đi tìm, ông lại hớn hở rút một đồng cắc trong túi rách của ông ra và nhét vào tay các đứa nhỏ.
Không, ông Matt không có điên. Có thể đôi chút lập dị, nhưng ông là một người tốt lành mà tôn giáo không chỉ là lớp vỏ bên ngoài; ông sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Nếu có ai nói với chúng rằng trong cuộc đời ông Matt, đã có đến mười sáu năm ông là một người nghiện rượu be bét, có lẽ hầu hết chúng không tin. Nếu chúng có thể đoán trước tương lai, có lẽ chúng còn ngạc nhiên hơn nữa.
Khi mới mười hai tuổi Matt say rượu lần đầu tiên. Sự đánh đập của cha ông không giúp gì cho cậu. Cậu đã bỏ học và kiếm được vài xu một tuần khi làm người đưa thư cho một hãng rượu. Không phải là khung cảnh say sưa đã khiến cậu Matt lạc lối. Cũng như nhiều thợ thuyền Ái Nhĩ Lan thời bấy giờ, cậu là nạn nhân của một hệ thống tệ hại mà tiền lương được trả bằng "chi phiếu" được đổi thành tiền ở một số quán rượu trong vùng. Tên cai thợ được hưởng một số huê hồng từ chủ các quán rượu, và nếu ai đó lãnh lương ra mà không chi ít nhiều để uống rượu thì họ sẽ bị sa thải.
Tuy cha của Matt đã tìm kiếm nhiều việc làm khác cho cậu, nhưng đã quá trễ. Ngay khi còn thiếu niên, Matt đã nghiện rượu và rất vui lòng lau chùi nhà cửa chỉ để đổi lấy một ly bia. Tuần này sang tuần khác, trọn số lương chỉ để trả tiền bia. Trong mười sáu năm nghiện ngập, mẹ của Matt chỉ nhận được từ cậu con trai yêu dấu của mình có hai mươi xu.
Tuy say sưa, Matt không bao giờ thô tục khi uống rượu--tất cả những bạn rượu của Matt sau này đều xác nhận như vậy. Một đức tính khác mọi người đều nhớ: Tuy Matt thường nghe chuyện tục tĩu, nhưng không bao giờ kể lại. Matt rộng lượng vô cùng; khi có tiền, mọi người đều được uống. Người ta không phải lo là Matt có trả tiền hay không. Vậy nếu khi hết tiền, chắc là bạn bè sẵn sàng xử đẹp với Matt chứ?
Không, họ đâu có như vậy--đó là điều Matt khám phá vào một buổi sáng không thể quên được vào năm 1884. Tỉnh dậy mà không một xu dính túi, Matt đứng chờ ở góc đường hy vọng có tên bạn rượu nào đi ngang qua để bao cho một ly mà cơ thể đang thèm khát. Họ đi qua từng người một; một số khác có thể nói lại đi tránh sang bên kia đường.
Thôi thế là hết, Matt cay đắng thầm nghĩ khi quay bước về nhà. Đó là thực chất của tình bạn giả dối trong quán rượu! Mỗi người trong bọn đều biết là Matt đang đau khổ, họ cũng biết là chàng hết tiền. Mỗi người cũng biết rằng, nếu đảo ngược hoàn cảnh, Matt sẽ không bao giờ bỏ đi để họ phải thèm khát. Nhưng vì để uống cho đã đời họ đành quên nhu cầu của Matt.
Matt xấu hổ khi nghĩ đến trò chơi quái ác mà đã có lần chàng thi hành với người nghệ sĩ vĩ cầm phải đi vòng vòng trong quán rượu chơi nhạc để kiếm vài đồng xu. Khi ông này quay lưng đi, Matt đã rút nhẹ chiếc đàn của ông và đem đi cầm để bao mọi người trong quán một chầu rượu. Ngày hôm sau, chàng tìm cách chuộc lại cây đàn ấy, nhưng không còn tiền. Matt không bao giờ thấy lại cây đàn. Chính lúc ấy, Matt đi đến quyết định. Nếu vì rượu mà con người trở nên tồi tệ, Matt sẽ không bao giờ đụng đến nữa. Đó là một thề hứa.
Nếu một giờ trước đó có ai nói với Matt về điều đó, chàng sẽ cho là điên rồ. Các bạn rượu, khi thấy chàng uống nước lạnh, họ không thể tin nổi. Matt Talbot, người chừa rượu; điều đó không thể nào xảy ra được. Không ai tin rằng Matt có thể giữ được lời hứa ấy--cả bạn bè, cha mẹ và ngay cả chính Matt. Không tin vào sự quyết tâm của mình, Matt chỉ hứa có ba tháng. Matt đã giữ lời hứa ấy trong vòng bốn mươi mốt năm. Chàng không bao giờ đụng đến rượu nữa.
Không ai giúp đỡ Matt khi trải qua sự kiêng khem khủng khiếp đó. Không có trung tâm cai chừa, chưa có tổ chức Alcohol Anonymous, Matt chỉ có sức mạnh của ý chí để giúp chàng vượt qua và ơn của Chúa.
Khi thề bỏ rượu, Matt đã ghim hai thập giá vào áo để nhắc nhở chàng phải cầu nguyện không ngừng. Các thập giá ấy vẫn còn khi Matt từ trần.
Một buổi sáng Chúa Nhật Matt gắng gượng nhiều lần để đến nhà thờ xem lễ, nhưng lần nào chàng cũng lưỡng lự, tin rằng mình sẽ trở lại con đường cũ. Lảo đảo khắp Dublin, bị hành hạ vì cơn ghiền, sau cùng Matt quỵ xuống bên ngoài nhà thờ của các cha dòng Tên. Ở đó, chàng quỳ gối, cầu xin Thiên Chúa giải thoát sự thống khổ của mình, trong khi các tín đồ ghê tởm bước qua. Họ tưởng là chàng đang say.
Người ta cho rằng các triệu chứng khi chừa rượu của Matt không bao giờ chấm dứt; cơ thể của ông vẫn thèm khát rượu cho đến khi từ trần. Có thể đó là sự thật. Chắc chắn ngay khi thề bỏ rượu, ông đã tự đưa mình vào những hành xác sám hối mà ngay cả các Tu Phụ Sa Mạc nghiêm khắc nhất cũng phải gật đầu đồng ý.
Chỉ các ngày Chúa Nhật ông mới có bữa ăn ngon lành. Trong tuần, thực phẩm của ông chỉ có bánh mì và nước trà. Ở sở làm, "bia" của ông là trà pha với bột ca--cao mà ông hâm nóng trước khi uống.
Mỗi đêm ông chỉ ngủ có ba tiếng rưỡi đồng hồ. Khi đi ngủ là mười giờ rưỡi; lúc hai giờ sáng ông đã thức dậy cầu nguyện vài giờ đồng hồ trước khi đến nhà thờ xem lễ. Ông thường đến nhà thờ trước giờ lễ đến hai tiếng đồng hồ, ngồi chờ ở các bậc tam cấp như khi xưa ông đứng đợi bên ngoài quán rượu.
Ông rạch chiếc quần của ông một đường ngay chỗ đầu gối để khi quỳ cầu nguyện chúng sẽ đụng vào gỗ của bàn quỳ hay sàn nhà của căn hộ. Thường ông quỳ trên gạch, không để các tấm gỗ ấy làm ông quá thoải mái.
Không hồ nghi gì là ông hành xác để đền bù cho tội lỗi của chính ông và của người khác. Nhưng nếu cơn nghiện rượu bám sát ông cho tới kỳ cùng, thì hiển nhiên ông có thêm một động lực. Chỉ bởi các phương cách quyết liệt đó ông mới có thể khuất phục được thân xác của mình, mới trang bị đủ để chống lại những cám dỗ mời mọc ông hằng ngày nơi cửa các quán rượu.
Một đặc tính ông vẫn còn giữ như những ngày nơi quán rượu: Ông vẫn độ lượng như xưa. Nhưng bây giờ, thay vì phung phí tiền bạc cho rượu, ông gửi từng xu cho công cuộc truyền giáo, hay cho người nghèo qua hàng giáo sĩ địa phương.
Chính vì việc gửi tiền cho công cuộc truyền giáo mà Matt đã viết một lá thư duy nhất, chỉ bẩy tháng trước khi chết. Ông gửi cho người bạn thường chuyển tiền dùm cho ông, và lá thư chỉ vỏn vẹn vài hàng:
Matt Talbott không làm gì trong 18 tháng qua tôi đau và Linh mục và Bác sĩ nói tôi không được làm nữa có một đồng bảng Anh của tôi và mười xu của Em gái tôi.
Bạn có thể hiểu là việc viết thư đối với Matt thật vất vả. Thời gian ông đi học thật ngắn ngủi. Tuy nhiên, sau khi chết, căn phòng ông tìm thấy đầy những tác phẩm của John Henry Newman, Francois-Louis Blosius, Pierre-Julien Eymard, Jean N. Grou, và các tác giả về tâm linh khác; và những ghi chú cần cù của ông chứng tỏ rằng ông đã đọc rất kỹ.
Người chính yếu ảnh hưởng đến ông là Thánh Louis de Montfort. Vì ảnh hưởng này, Matt bắt đầu đeo xích sắt, được coi là dấu hiệu của người tôi tớ cho Đức Maria. Các giây xích ngày càng nặng theo thời gian.
Thỉnh thoảng chính ông có khuyên bảo tinh thần, nhiều khi với một loại thánh thiện cộc cằn. Khi một bà than phiền là em trai của ông, di cư đến Hoa Kỳ, cảm thấy cô đơn, hầu như ông đã đốp chát.
"Cô đơn hả?" ông hỏi lại. "Làm thế nào người ta có thể cô đơn, khi Chúa luôn luôn ở trong nhà tạm là nơi bất cứ ai cũng có thể đến viếng thăm?"
Một người lấy lý do thời tiết xấu để ở nhà không đi lễ đã bị Matt khiển trách: "Chính sự bền bỉ là điều Chúa muốn."
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết trong cuộc đời Matt cũng có giai đoạn lãng mạn ngắn ngủi. Nó xảy ra sau khi ông thề bỏ rượu không lâu.
Vào lúc đó ông đang làm việc cho một công ty xây cất, và vì công việc ông phải đến nhà một mục sư Tin Lành. Cô làm bếp, người Công Giáo, thấy thích thú anh thanh niên bẽn lẽn, ăn nói lịch thiệp. Và khi biết rằng sẽ phải mỏi mòn chờ đợi lời cầu hôn, chính cô chủ động dạm hỏi.
Cô nói với Matt, "Đừng lo lắng về tiền bạc. Em đã tiết kiệm đủ cho hai đứa."
Matt thật sửng sốt, hứa sẽ làm tuần cửu nhật kính Đức Mẹ và sẽ trả lời cô sau đó. Chín ngày sau Matt trả lời cho người theo đuổi mình, với một thái độ hối tiếc, là Đức Mẹ không muốn chàng kết hôn.
Cô làm bếp, không hiểu là có biết hay không, đã may mắn thoát nạn. Sống với Matt thì thật vất vả!
Tuy Matt gia nhập dòng ba Phanxicô, dường như không bao giờ ông cảm thấy có ơn gọi đi tu. Ông bằng lòng sống trong thế gian, nhưng không thuộc về thế gian, sống cực kỳ khổ hạnh giữa cái nghèo và sự hỗn loạn của Ái Nhĩ Lan vào thời đó.
Khi các chủ nhân ông ở Dublin tìm cách phá vỡ các nghiệp đoàn, và công nhân kêu gọi đình công toàn diện. Matt cũng bãi công như mọi người. Nhưng ông từ chối không đứng trong nhóm cản trở người đi làm, và không ai chống đối điều đó.
Ông sống qua thời Khủng Hoảng nhưng không bao giờ cằn nhằn người Anh, ngay cả khi họ bắt giữ ông và bắt ông đứng giơ hai tay lên đầu chờ để khám xét. Việc đó xảy ra sau khi khách sạn North Wall bị đặt bom, khi dân chúng bị bắt hàng loạt. Matt và các đồng nghiệp được thả ra sau đó không lâu.
Năm 1923 Matt bị bệnh; tim ông yếu đi dưới sự căng thẳng của một đời sống khó khăn. Như lá thư cho thấy, ông tiếp tục nghĩ đến các nhà truyền giáo ngay cả khi nằm trong bệnh viện, dành dụm cho họ từ số lợi tức khiêm tốn được hưởng khi bệnh hoạn. Mười xu của cô em sự thật là của ông. Đó là cách ông cám ơn cô đã chăm sóc ông.
Trái với dự đoán của chính ông, Matt đã trở lại làm việc trong xưởng gỗ, nhưng chỉ trong thời gian ngắn ngủi. Ba tháng sau đó, ông đã bước vào vĩnh cửu.
Vào ngày 29 tháng Sáu, 1952, thi hài của ông được khai quật từ ngôi mộ đơn sơ ở nghĩa trang Glasnevin. Trước sự hiện diện của Đức Tổng Giám Mục Dublin, tổng thống Ái Nhĩ Lan, và rất nhiều viên chức cao cấp, thi hài ông đã chính thức được khám nghiệm--là một phần cần thiết trong tiến trình phong thánh. Sau đó thi hài ông được đặt trong một hòm gỗ mới và được đặt trong lăng lộng lẫy, là nơi hàng trăm người ái mộ đến tỏ lòng kính trọng với một người nhỏ bé đội nón quả dưa mà giờ đây là tôi tớ của Thiên Chúa.
Trong một phương cách nào đó, Matt may mắn--may mắn hơn nhiều người trong chúng ta. Ông đã từng là một người nghiện rượu, hay từng là một vị thánh. Với ông, không có đoạn lưng chừng, không có tiện nghi tầm thường. Sự lựa chọn đó đơn giản không có đối với ông.
Trong thời gian của Matt, chính sự nghèo nàn đã đưa người ta đến việc nghiện rượu. Sự thịnh vượng, chúng ta thấy, cũng có hậu quả tương tự. Tất cả mọi người nghiện, dù giầu hay nghèo, đều cần đến sự cầu nguyện, và chắc chắn ông Matt đã nói nhiều về điều đó với những người đồng hương đau khổ của ông. Chắc chắn là ông vẫn làm như vậy. Nếu một khi ông được phong thánh, những người nghiện rượu sẽ có một vị quan thầy có thế lực.
Ngọc Tiên lược dịch
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt.