Dan Lee
10-29-2010, 08:28 PM
NGHỆ THUẬT CẢM HÓA ...
Suy niệm Tin Mừng Luca (Lc 19, 1-10 trích đọc vào Chúa Nhật 31 thường niên
Nghệ thuật cảm hóa lòng người của Chúa Giê-su
Đứng trước tội nhân hay những người sa ngã, hư hỏng, dư luận xã hội thường lên án, khinh miệt, loại trừ… Đó là thái độ vốn có của những người Do-thái có tiếng là đạo đức như các thầy tư tế, các luật sĩ và biệt phái đối với những người tội lỗi như Gia-kêu.
Ngay cả Chúa Giê-su, dù Người chỉ tiếp đón những người tội lỗi thôi thì cũng đã bị tai tiếng rồi. Khi “Các người thu thuế và các người tội lỗi lui tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng. Những người Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau : "Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng." (Lc 15, 1-2)
Chính thái độ khinh thị và loại trừ người tội lỗi như thế lại càng xô đẩy người sa ngã lún sâu hơn trong tội lỗi của mình. Cư xử như thế là dìm xuống chứ không phải là nâng lên. Còn về phần Chúa Giê-su, Người có cách cư xử rất đẹp đối với người tội lỗi và chính cách cư xử cao nhã nầy có một sức cảm hoá thần diệu. Cung cách đối xử của Chúa Giê-su là niềm nở tiếp đón và trân trọng họ, coi họ như bạn bè. Thế nên dư luận hồi ấy đã xem Người “là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi.” (Mt 11,19)
Chúa Giê-su thừa biết Gia-kêu là ai và thuộc hạng người nào, nhưng Chúa Giê-su không nhìn Gia-kêu bằng ánh mắt khinh miệt của người Do-thái, nhưng đối xử với ông bằng tấm lòng trân trọng và yêu thương.
Khi thấy Gia-kêu vắt vẻo trên cành cây chờ xem Chúa Giê-su đi qua, Chúa vui vẻ thân mật vẫy chào ông trước: "Này ông Gia-kêu…”
Chúa Giê-su gọi đích danh ông như đã từng quen biết từ lâu. Việc gọi tên thân mật nầy khiến ta nhớ lại lời Chúa Giê-su nói về quan hệ gắn bó giữa người chăn chiên tốt và đoàn chiên của mình: “Chiên nghe tiếng của anh và anh gọi tên từng con chiên” (Ga 10,3).
Rồi Chúa Giê-su tiếp: “xuống mau đi!” Đây không hẳn là lời thúc giục mà chỉ là lời thân mật giữa bạn bè. Rồi Chúa Giê-su lại muốn thắt chặt mối tình bằng hữu qua việc cùng ăn uống đồng bàn với Gia-kêu, và hơn thế nữa, đề nghị ở lại tại nhà ông để rộng giờ hàn huyên tâm sự: “Hôm nay, tôi sẽ ở lại nhà ông”.
Sáng kiến tình yêu của Chúa Giê-su lúc đó chắc hẳn phải khiến cho Gia-kêu sửng sốt. Một bậc thầy khả kính và danh tiếng như Đức Giê-su mà lại đến trọ tại nhà một người tội lỗi như Gia-kêu ư? Chuyện thực mà tưởng như mơ! Và Gia-kêu vô cùng sung sướng đón tiếp Đức Giê-su vào nhà mình.
Thái độ yêu thương, trân trọng và quý mến của Đức Giê-su đối với Gia-kêu đã làm cho ông đổi đời thật sự, một sự thay đổi tận căn ít ai ngờ tới.
Bấy giờ Ông Gia-kêu đứng lên thưa với Chúa rằng : "Thưa Ngài, đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn."
Dám đem nửa phần gia sản lớn lao của mình trao ban cho người nghèo khó, lại chấp nhận đền gấp bốn những thiệt hại đã gây ra… quả là một quyết định anh hùng! Thế là từ một người đáng khinh, Gia-kêu bỗng trở thành một người rất đáng khâm phục!
***
Kho tàng văn học thiền có ghi lại câu chuyện sau đây. Thiền sư Sengai có một anh đệ tử hư hỏng, đêm đêm thường leo tường trốn ra ngoài chơi đêm. Vị thiền sư biết được điều đó nên vào đêm nọ, sau khi phát hiện người đệ tử vượt tường bằng cách leo lên một chiếc ghế khá cao, vị thiền sư đi đến vị trí đặt ghế, nhắc chiếc ghế bỏ sang bên rồi đứng vào chỗ đó.
Trong đêm tối, người học trò leo tường trở vào, rồi theo thói quen đặt chân lên ghế để nhảy xuống, không dè lại đặt chân lên lưng thầy. Khi phát hiện thầy đứng ngay trước mặt, anh học trò hoảng sợ chờ đợi những lời khiển trách nặng nề. Thế nhưng cuối cùng vị thầy chỉ nói mấy lời yêu thương: “Áo con ướt đẫm sương đêm rồi! Mau vào thay áo ngay kẻo cảm lạnh!” Thế là từ đó, người học trò không bao giờ còn đi chơi đêm nữa.
Những lời trách móc, lên án, những thái độ khinh bỉ hay loại trừ chỉ tạo nên nguy cơ làm cho những con người tội lỗi lún sâu vào con đường lầm lạc.
Nhưng chính thái độ tôn trọng và tấm lòng yêu thương sẽ tạo nên sức cảm hoá diệu kỳ. Đó là nghệ thuật cảm hoá lòng người rất khôn khéo mà Chúa Giê-su đã sử dụng để làm nên phép lạ nơi con người Gia-kêu, biến cải một con người tưởng là ‘hết thuốc chữa’ trở thành một người mới rất đáng khâm phục.
Lạy Chúa Giê-su, trước người lầm lỗi,
Xin cho chúng con thay thế những lời kết án bằng những lời lẽ yêu thương;
Xin cho chúng con biết thay đổi cái nhìn khinh khi bằng cái nhìn tôn trọng;
Xin cho chúng con biết thay thế thái độ xa lánh bằng thái độ tiếp đón ân cần…
Nhờ đó, chúng con sẽ tạo cơ hội cho nhiều anh em lầm lỗi có cơ may phục thiện và đổi mới cuộc đời.
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
Suy niệm Tin Mừng Luca (Lc 19, 1-10 trích đọc vào Chúa Nhật 31 thường niên
Nghệ thuật cảm hóa lòng người của Chúa Giê-su
Đứng trước tội nhân hay những người sa ngã, hư hỏng, dư luận xã hội thường lên án, khinh miệt, loại trừ… Đó là thái độ vốn có của những người Do-thái có tiếng là đạo đức như các thầy tư tế, các luật sĩ và biệt phái đối với những người tội lỗi như Gia-kêu.
Ngay cả Chúa Giê-su, dù Người chỉ tiếp đón những người tội lỗi thôi thì cũng đã bị tai tiếng rồi. Khi “Các người thu thuế và các người tội lỗi lui tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng. Những người Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau : "Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng." (Lc 15, 1-2)
Chính thái độ khinh thị và loại trừ người tội lỗi như thế lại càng xô đẩy người sa ngã lún sâu hơn trong tội lỗi của mình. Cư xử như thế là dìm xuống chứ không phải là nâng lên. Còn về phần Chúa Giê-su, Người có cách cư xử rất đẹp đối với người tội lỗi và chính cách cư xử cao nhã nầy có một sức cảm hoá thần diệu. Cung cách đối xử của Chúa Giê-su là niềm nở tiếp đón và trân trọng họ, coi họ như bạn bè. Thế nên dư luận hồi ấy đã xem Người “là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi.” (Mt 11,19)
Chúa Giê-su thừa biết Gia-kêu là ai và thuộc hạng người nào, nhưng Chúa Giê-su không nhìn Gia-kêu bằng ánh mắt khinh miệt của người Do-thái, nhưng đối xử với ông bằng tấm lòng trân trọng và yêu thương.
Khi thấy Gia-kêu vắt vẻo trên cành cây chờ xem Chúa Giê-su đi qua, Chúa vui vẻ thân mật vẫy chào ông trước: "Này ông Gia-kêu…”
Chúa Giê-su gọi đích danh ông như đã từng quen biết từ lâu. Việc gọi tên thân mật nầy khiến ta nhớ lại lời Chúa Giê-su nói về quan hệ gắn bó giữa người chăn chiên tốt và đoàn chiên của mình: “Chiên nghe tiếng của anh và anh gọi tên từng con chiên” (Ga 10,3).
Rồi Chúa Giê-su tiếp: “xuống mau đi!” Đây không hẳn là lời thúc giục mà chỉ là lời thân mật giữa bạn bè. Rồi Chúa Giê-su lại muốn thắt chặt mối tình bằng hữu qua việc cùng ăn uống đồng bàn với Gia-kêu, và hơn thế nữa, đề nghị ở lại tại nhà ông để rộng giờ hàn huyên tâm sự: “Hôm nay, tôi sẽ ở lại nhà ông”.
Sáng kiến tình yêu của Chúa Giê-su lúc đó chắc hẳn phải khiến cho Gia-kêu sửng sốt. Một bậc thầy khả kính và danh tiếng như Đức Giê-su mà lại đến trọ tại nhà một người tội lỗi như Gia-kêu ư? Chuyện thực mà tưởng như mơ! Và Gia-kêu vô cùng sung sướng đón tiếp Đức Giê-su vào nhà mình.
Thái độ yêu thương, trân trọng và quý mến của Đức Giê-su đối với Gia-kêu đã làm cho ông đổi đời thật sự, một sự thay đổi tận căn ít ai ngờ tới.
Bấy giờ Ông Gia-kêu đứng lên thưa với Chúa rằng : "Thưa Ngài, đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn."
Dám đem nửa phần gia sản lớn lao của mình trao ban cho người nghèo khó, lại chấp nhận đền gấp bốn những thiệt hại đã gây ra… quả là một quyết định anh hùng! Thế là từ một người đáng khinh, Gia-kêu bỗng trở thành một người rất đáng khâm phục!
***
Kho tàng văn học thiền có ghi lại câu chuyện sau đây. Thiền sư Sengai có một anh đệ tử hư hỏng, đêm đêm thường leo tường trốn ra ngoài chơi đêm. Vị thiền sư biết được điều đó nên vào đêm nọ, sau khi phát hiện người đệ tử vượt tường bằng cách leo lên một chiếc ghế khá cao, vị thiền sư đi đến vị trí đặt ghế, nhắc chiếc ghế bỏ sang bên rồi đứng vào chỗ đó.
Trong đêm tối, người học trò leo tường trở vào, rồi theo thói quen đặt chân lên ghế để nhảy xuống, không dè lại đặt chân lên lưng thầy. Khi phát hiện thầy đứng ngay trước mặt, anh học trò hoảng sợ chờ đợi những lời khiển trách nặng nề. Thế nhưng cuối cùng vị thầy chỉ nói mấy lời yêu thương: “Áo con ướt đẫm sương đêm rồi! Mau vào thay áo ngay kẻo cảm lạnh!” Thế là từ đó, người học trò không bao giờ còn đi chơi đêm nữa.
Những lời trách móc, lên án, những thái độ khinh bỉ hay loại trừ chỉ tạo nên nguy cơ làm cho những con người tội lỗi lún sâu vào con đường lầm lạc.
Nhưng chính thái độ tôn trọng và tấm lòng yêu thương sẽ tạo nên sức cảm hoá diệu kỳ. Đó là nghệ thuật cảm hoá lòng người rất khôn khéo mà Chúa Giê-su đã sử dụng để làm nên phép lạ nơi con người Gia-kêu, biến cải một con người tưởng là ‘hết thuốc chữa’ trở thành một người mới rất đáng khâm phục.
Lạy Chúa Giê-su, trước người lầm lỗi,
Xin cho chúng con thay thế những lời kết án bằng những lời lẽ yêu thương;
Xin cho chúng con biết thay đổi cái nhìn khinh khi bằng cái nhìn tôn trọng;
Xin cho chúng con biết thay thế thái độ xa lánh bằng thái độ tiếp đón ân cần…
Nhờ đó, chúng con sẽ tạo cơ hội cho nhiều anh em lầm lỗi có cơ may phục thiện và đổi mới cuộc đời.
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà