Dan Lee
10-30-2010, 03:23 PM
BÀ LÃO và 5 ĐỒNG TIỀN VÀNG
Ngày xưa ở một làng quê hẻo lánh nọ có một bà lão. Bà ta không có ai thân thích và rất là nghèo. Mặc dù vậy bà ta là một người rất sùng đạo. Mỗi buổi tối, người ta thường thấy bóng của bà qua ngọn đèn dầu, quỳ tụng kinh trước một trang bàn thờ nhỏ.
Tiếng bà tụng kinh êm êm hòa với tiếng mõ vang đều đi khắp xóm. Khi gà gáy canh một thì lời tụng hồi hướng công đức của bà cũng đã vang sâu vào trong tâm tưởng của những người dân làng. Cho đến một đêm nọ, khác hơn mọi đêm, căn nhà nhỏ của bà lão tối om chẳng chút ánh sáng nào. Im lặng bao trùm cả xóm. Những người láng giềng lấy làm lạ và trở nên lo âu.
Chẳng chờ đợi được nữa, họ rủ nhau đến nhà bà lão để hỏi thăm. Một người gõ cửa và hỏi: “Thưa cụ, mọi việc đều như thường cả chứ?” Bà lão trả lời: “cám ơn các cô chú, tôi không sao”.
Những người láng giềng nghe thế cũng lấy làm an tâm và trở về nhà, mặc dù họ chẳng hiểu lý do gì mà bà lão không còn tụng kinh như thường lệ!
Thế rồi bốn năm đêm liên tiếp trôi qua, vẫn không nghe tiếng bà lão tụng kinh trở lại. Căn nhà nhỏ của bà vắng đi ánh sáng leo loét của ngọn đèn dầu. Những người láng giềng không còn chịu đựng nổi sự thắc mắc, lại rủ nhau đến nhà bà lão.
Một người hỏi: “Thưa cụ, chúng con đã quá quen với tiếng gõ mõ tụng kinh của cụ mỗi đêm. Bây giờ mất đi tụi con đâm ra thấy nhớ, như thiếu thốn một cái gì. Xin cụ cho biết vì cớ gì mà cụ lại chẳng còn tụng kinh như xưa nữa?”
Bà lão thở dài đáp: “Này các cháu ơi, cả đời của ta, ta để dành dụm được năm đồng tiền vàng. Nhưng mấy ngày trước đây, trong lúc ta vắng nhà, có tên trộm vô tâm nào đã vào lấy cắp mất cả. Ta buồn rầu vì tiếc của quá nên chẳng còn lòng dạ nào mà tụng niệm gì nữa hết!”
Những người dân làng nghe thấy động lòng, vội vàng rủ nhau đi gom góp tiền bạc. Chẳng phút chốc là đã có đủ năm đồng vàng để đến đưa cho bà lão.
Tối hôm sau, dân làng âm thầm rủ nhau đến tụ họp trước nhà bà lão để nghe tụng kinh. Nhưng thất vọng thay, đêm khuya dần mà vẫn không thấy bà lão đốt đèn tụng kinh.
Cho khi gà gáy canh một thì họ vội gõ cửa và hỏi: “Này cụ, bây giờ cụ đã có đủ năm đồng tiền vàng rồi, vì cớ gì mà cụ vẫn chưa tụng kinh”!
Bà lão thở dài não nuột và nói: “Này các cháu ơi, nhờ lòng thương của mọi người mà ta đã có lại năm đồng vàng. Nhưng ta vẫn chẳng còn lòng dạ nào mà tụng niệm. Đầu óc ta cứ nghĩ hoài, phải chi đừng có tên trộm tham lam ấy thì bây giờ ta đã có tới mười đồng vàng rồi!”
[Gs. Duy Nhiên]
Ta không nói đến lòng tham của con người, nhưng ta phải nhìn nhận về sự ảnh hưởng lớn lao và chi phối không nhỏ của tiền bạc vật chất đến cuộc sống thường ngày. Nó có thể làm cho ta vui mừng hân hoan và vui sướng hạnh phúc, hoặc nó cũng có thể làm cho ta đau khổ, thất vọng, chán nản, tự tử.
Có nhiều vật chất cũng sướng. Có nhiều tiền bạc cũng thích thật.
Những người nghèo phải lam lũ vất vả để kiếm cơm áo hàng ngày, thì người khá giả chẳng cần bận tâm về cơm ăn áo mặc.
Những người nghèo phải lo cơm ăn áo mặc thì làm gì có nhiều thứ phương tiện vật chất để học hành, giải trí, vui chơi, thư giãn, còn người khá giả thì có.
Những người nghèo khó vật chất thì thiếu thốn mọi thứ mọi bề, mọi phương tiện để phục vụ cuộc sống hàng ngày. Từ lương thực thể xác đến nhu cầu tinh thần, từ văn hóa giáo dục đến du lịch nghệ thuật, từ âm nhạc hội họa đến thơ ca văn học… Đang khi người giàu có thì quá bình thường đối với họ.
Những người nghèo thường chịu nhiều thiệt thòi về nhiều mặt, còn người giàu có lại thuận lợi hơn vì có đủ điều kiện để phục vụ cuộc sống.
Những người nghèo dường như bị coi thường tiếng nói, ít được tin tưởng, có thể còn bị đối xử không công bằng. Còn người giàu thì dễ có thế, dễ có sức mạnh, bạo ăn bạo nói, hàn hđộng một cách mạnh dạn, tự tin.
Tiền giúp con người giải quyết được rất nhiều vấn đề trong cuộc sống. Tiền làm vui thích lòng người, bất kể là ai, dù tu hay không tu, dù là dân thường hay bậc quyền quý.
Con người sinh ra đến khi lìa đời, chẳng mấy người lại không gắn bó với tiền bạc vật chất, chẳng mấy người ít nhiều đã bị tiền bạc chi phối.
Tiền bạc chẳng có tội tình gì. Xấu hay tốt do người dùng nó mà ra.
Nếu sử dụng vào mục đích xấu thì nó có thêm sức mạnh để làm hại, phá đổ và hủy diệt cho mình và cho người người, cho tự nhiên cũng như siêu nhiên.
Nếu sử dụng vào mục đích tốt, thì nó cũng tạo được sức mạnh của xây dựng và kiến tạo cho cả tinh thần lẫn vật chất, cả đời này lẫn đời sau.
Điều quan trọng là ai sẽ bị lệ thuộc, bị lôi cuốn, bị điều khiển bởi tiền bạc, và ai là người giữ được tâm hồn và cuộc đời thanh thoát, nhẹ nhõm vì không bị chi phối bởi vật chất.
Ma quỷ thật tinh vi khi nhìn thấy nhu cầu quá mạnh của con người về tiền bạc vật chất, cùng với lòng ham muốn, thích gắn bó với nó. Vì thế, chúng đã bày ra nhiều dịp để cám dỗ, lôi kéo con người sử dụng sai mục đích, gây hại cho thế giới.
Chúa Giêsu xưa kia phải chịu ba cơn cám dỗ thế nào, thì ngày nay, những cách này vẫn còn tác dụng, chẳng lỗi thời chút nào, ngược lại còn rất hiệu quả nữa. Nhất là khi thế giới đang ngày càng đặt nặng vào nhu cầu vật chất và hưởng thụ, coi vật chất là tiêu chuẩn để đánh giá sự thành đạt của con người, coi vật chất là khuôn mẫu để so sánh với các giá trị tinh thần, tình yêu, lòng thương xót, thứ tha, cùng nhân cách và đạo đức của con người. Đáng sợ hơn là còn dùng vật chất để quy đổi, mua bán các giá trị của lương tâm, nghĩa tình nữa.
THANH THANH
Ngày xưa ở một làng quê hẻo lánh nọ có một bà lão. Bà ta không có ai thân thích và rất là nghèo. Mặc dù vậy bà ta là một người rất sùng đạo. Mỗi buổi tối, người ta thường thấy bóng của bà qua ngọn đèn dầu, quỳ tụng kinh trước một trang bàn thờ nhỏ.
Tiếng bà tụng kinh êm êm hòa với tiếng mõ vang đều đi khắp xóm. Khi gà gáy canh một thì lời tụng hồi hướng công đức của bà cũng đã vang sâu vào trong tâm tưởng của những người dân làng. Cho đến một đêm nọ, khác hơn mọi đêm, căn nhà nhỏ của bà lão tối om chẳng chút ánh sáng nào. Im lặng bao trùm cả xóm. Những người láng giềng lấy làm lạ và trở nên lo âu.
Chẳng chờ đợi được nữa, họ rủ nhau đến nhà bà lão để hỏi thăm. Một người gõ cửa và hỏi: “Thưa cụ, mọi việc đều như thường cả chứ?” Bà lão trả lời: “cám ơn các cô chú, tôi không sao”.
Những người láng giềng nghe thế cũng lấy làm an tâm và trở về nhà, mặc dù họ chẳng hiểu lý do gì mà bà lão không còn tụng kinh như thường lệ!
Thế rồi bốn năm đêm liên tiếp trôi qua, vẫn không nghe tiếng bà lão tụng kinh trở lại. Căn nhà nhỏ của bà vắng đi ánh sáng leo loét của ngọn đèn dầu. Những người láng giềng không còn chịu đựng nổi sự thắc mắc, lại rủ nhau đến nhà bà lão.
Một người hỏi: “Thưa cụ, chúng con đã quá quen với tiếng gõ mõ tụng kinh của cụ mỗi đêm. Bây giờ mất đi tụi con đâm ra thấy nhớ, như thiếu thốn một cái gì. Xin cụ cho biết vì cớ gì mà cụ lại chẳng còn tụng kinh như xưa nữa?”
Bà lão thở dài đáp: “Này các cháu ơi, cả đời của ta, ta để dành dụm được năm đồng tiền vàng. Nhưng mấy ngày trước đây, trong lúc ta vắng nhà, có tên trộm vô tâm nào đã vào lấy cắp mất cả. Ta buồn rầu vì tiếc của quá nên chẳng còn lòng dạ nào mà tụng niệm gì nữa hết!”
Những người dân làng nghe thấy động lòng, vội vàng rủ nhau đi gom góp tiền bạc. Chẳng phút chốc là đã có đủ năm đồng vàng để đến đưa cho bà lão.
Tối hôm sau, dân làng âm thầm rủ nhau đến tụ họp trước nhà bà lão để nghe tụng kinh. Nhưng thất vọng thay, đêm khuya dần mà vẫn không thấy bà lão đốt đèn tụng kinh.
Cho khi gà gáy canh một thì họ vội gõ cửa và hỏi: “Này cụ, bây giờ cụ đã có đủ năm đồng tiền vàng rồi, vì cớ gì mà cụ vẫn chưa tụng kinh”!
Bà lão thở dài não nuột và nói: “Này các cháu ơi, nhờ lòng thương của mọi người mà ta đã có lại năm đồng vàng. Nhưng ta vẫn chẳng còn lòng dạ nào mà tụng niệm. Đầu óc ta cứ nghĩ hoài, phải chi đừng có tên trộm tham lam ấy thì bây giờ ta đã có tới mười đồng vàng rồi!”
[Gs. Duy Nhiên]
Ta không nói đến lòng tham của con người, nhưng ta phải nhìn nhận về sự ảnh hưởng lớn lao và chi phối không nhỏ của tiền bạc vật chất đến cuộc sống thường ngày. Nó có thể làm cho ta vui mừng hân hoan và vui sướng hạnh phúc, hoặc nó cũng có thể làm cho ta đau khổ, thất vọng, chán nản, tự tử.
Có nhiều vật chất cũng sướng. Có nhiều tiền bạc cũng thích thật.
Những người nghèo phải lam lũ vất vả để kiếm cơm áo hàng ngày, thì người khá giả chẳng cần bận tâm về cơm ăn áo mặc.
Những người nghèo phải lo cơm ăn áo mặc thì làm gì có nhiều thứ phương tiện vật chất để học hành, giải trí, vui chơi, thư giãn, còn người khá giả thì có.
Những người nghèo khó vật chất thì thiếu thốn mọi thứ mọi bề, mọi phương tiện để phục vụ cuộc sống hàng ngày. Từ lương thực thể xác đến nhu cầu tinh thần, từ văn hóa giáo dục đến du lịch nghệ thuật, từ âm nhạc hội họa đến thơ ca văn học… Đang khi người giàu có thì quá bình thường đối với họ.
Những người nghèo thường chịu nhiều thiệt thòi về nhiều mặt, còn người giàu có lại thuận lợi hơn vì có đủ điều kiện để phục vụ cuộc sống.
Những người nghèo dường như bị coi thường tiếng nói, ít được tin tưởng, có thể còn bị đối xử không công bằng. Còn người giàu thì dễ có thế, dễ có sức mạnh, bạo ăn bạo nói, hàn hđộng một cách mạnh dạn, tự tin.
Tiền giúp con người giải quyết được rất nhiều vấn đề trong cuộc sống. Tiền làm vui thích lòng người, bất kể là ai, dù tu hay không tu, dù là dân thường hay bậc quyền quý.
Con người sinh ra đến khi lìa đời, chẳng mấy người lại không gắn bó với tiền bạc vật chất, chẳng mấy người ít nhiều đã bị tiền bạc chi phối.
Tiền bạc chẳng có tội tình gì. Xấu hay tốt do người dùng nó mà ra.
Nếu sử dụng vào mục đích xấu thì nó có thêm sức mạnh để làm hại, phá đổ và hủy diệt cho mình và cho người người, cho tự nhiên cũng như siêu nhiên.
Nếu sử dụng vào mục đích tốt, thì nó cũng tạo được sức mạnh của xây dựng và kiến tạo cho cả tinh thần lẫn vật chất, cả đời này lẫn đời sau.
Điều quan trọng là ai sẽ bị lệ thuộc, bị lôi cuốn, bị điều khiển bởi tiền bạc, và ai là người giữ được tâm hồn và cuộc đời thanh thoát, nhẹ nhõm vì không bị chi phối bởi vật chất.
Ma quỷ thật tinh vi khi nhìn thấy nhu cầu quá mạnh của con người về tiền bạc vật chất, cùng với lòng ham muốn, thích gắn bó với nó. Vì thế, chúng đã bày ra nhiều dịp để cám dỗ, lôi kéo con người sử dụng sai mục đích, gây hại cho thế giới.
Chúa Giêsu xưa kia phải chịu ba cơn cám dỗ thế nào, thì ngày nay, những cách này vẫn còn tác dụng, chẳng lỗi thời chút nào, ngược lại còn rất hiệu quả nữa. Nhất là khi thế giới đang ngày càng đặt nặng vào nhu cầu vật chất và hưởng thụ, coi vật chất là tiêu chuẩn để đánh giá sự thành đạt của con người, coi vật chất là khuôn mẫu để so sánh với các giá trị tinh thần, tình yêu, lòng thương xót, thứ tha, cùng nhân cách và đạo đức của con người. Đáng sợ hơn là còn dùng vật chất để quy đổi, mua bán các giá trị của lương tâm, nghĩa tình nữa.
THANH THANH