tieuvu1512
11-03-2010, 11:01 AM
Tiền Giang: Một nông dân góp 120 tấn lúa cứu trợ miền Trung
Những ngày qua, người dân Tiền Giang xôn xao chuyện một nông dân gom góp tiền mua 120 tấn lúa để xay gạo gửi đồng bào miền Trung lũ lụt…
Ăn gạo ẩm, gửi miền Trung gạo trắng
Ông Lê Văn Mẫm 56 tuổi, ngụ ấp Kênh Trên, xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) là người nông dân ấy. Điều làm mọi người ngạc nhiên là gia cảnh ông Mẫm chỉ ở mức khá, vợ chồng ông canh tác 0,5ha mận và bán rau cải ngoài chợ Gò Công.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/11/Tien-Giang-Mot-nong-dan-gop-120-tan-lua-cuu-tro-m_Tin180.com_0011.jpg (http://tin180.com/khoahoc/bi-an-the-gioi/)
Ông Mẫm bên những bao thóc chuẩn bị đưa đi xát gạo gửi đồng bào miền Trung (http://tin180.com/xahoi/).
Bà Lê Ngọc Xuân – cán bộ Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) xã Bình Ân cho biết, ông Mẫm vừa xay xong 16 tấn lúa và đã bàn giao 9 tấn gạo cho Hội CTĐ để cứu trợ. Khi Hội CTĐ mời ông cùng đi trao quà, ông xin được ở nhà chuẩn bị cho đợt cứu trợ kế tiếp. "Đi thêm một người cũng rất tốn kém, tôi nghĩ chi phí này dành gửi đồng bào sẽ hay hơn" – ông Mẫm tâm sự.
Nhiều cán bộ xã Bình Ân khi đến nhà ông Mẫm đã hết sức ngạc nhiên khi ông dùng số lúa dạt (lớp lúa nằm sát đất, bị ẩm mốc) trong lô hàng gửi tặng bà con miền Trung để xay gạo ăn, với triết lý đơn giản: "Lúa của mình, ăn thứ nào cũng được, còn gạo gửi tặng bà con bị thiên tai phải là gạo trắng, chất lượng tốt. Bà con nhận hàng cứu trợ mà thấy gạo bị ẩm mốc thì còn gì là ý nghĩa".
Ông trực tiếp chọn lúa, xay, mua bao bì tốt chứa gạo, nhằm bảo đảm gạo tới miền Trung vẫn giữ được chất lượng tốt.
"Vua" từ thiện của xã
Tổng cộng số lúa nhập kho khoảng 120 tấn, được ông bảo quản rất kỹ, có trang bị phương tiện chống ẩm mốc và chống chuột phá hoại. "Toàn bộ số lúa này được dùng ủng hộ đồng bào miền Trung ruột thịt và dân nghèo xã nhà"- ông Mẫm cho biết.
Kế bên các kho lúa, ông Mẫm xây 13 bể chứa bê tông với tổng sức chứa tương đương 2.000m3, tổng số tiền đầu tư khoảng 500 triệu đồng. Vùng đất Bình Ân chưa có nước máy, vào mùa khô bà con gặp nhiều khó khăn chuyện nước ngọt cho sinh hoạt.
Gia đình ông Mẫm xây dãy bể chứa nước này là để cung cấp miễn phí nước sinh hoạt cho bà con trong những tháng mùa khô.
"Mấy ngày nay, khi 9 tấn gạo của ông Mẫm đang trên đường chuyển ra miền Trung thương yêu thì cả nhà ông đang tất bật phơi sấy lại lúa để chuẩn bị cho những đợt cứu trợ tới. Phần lúa bị ẩm ướt được ông để riêng, dùng cho gia đình mình – Ông Nguyễn Văn Đến"
Theo người dân xã Bình Ân, trước đây gia đình ông Mẫm không đất đai, phải thuê cái chòi để ở. Hai vợ chồng ông làm nghề đạp xe ba bánh kiếm cơm qua ngày.
Cảnh nhà khó khăn nên cả 3 người con của ông đều bỏ học nửa chừng. Sức khỏe yếu, vợ ông nghỉ đạp xe chuyển sang ngồi bán rau cải trên lề đường trước chợ Gò Công.
Dần dà, vợ chồng mướn mặt bằng vài mét vuông trong chợ rau để mua bán. Nhờ bán buôn cần mẫn, có uy tín (http://tin180.com) nên khách hàng mua rau cải của họ ngày càng nhiều.
Ông Mẫm đã thay thế chiếc xe ba bánh dùng sức người bằng xe ba gác máy. Có dư, ông mua 1 công, rồi 2 công đất làm vườn. Các con của họ lớn lên, người đi làm công nhân ở TP.HCM, người phụ cha mẹ làm vườn, buôn bán rau ở chợ.
156 hộ nghèo trong xã mỗi năm đều được ông Mẫm tặng quà 2 lần vào Rằm tháng Bảy và Tết Nguyên đán, mỗi suất vài chục cân gạo, đường, bột ngọt, nước mắm…
Hữu Danh
(theo danviet)
Những ngày qua, người dân Tiền Giang xôn xao chuyện một nông dân gom góp tiền mua 120 tấn lúa để xay gạo gửi đồng bào miền Trung lũ lụt…
Ăn gạo ẩm, gửi miền Trung gạo trắng
Ông Lê Văn Mẫm 56 tuổi, ngụ ấp Kênh Trên, xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) là người nông dân ấy. Điều làm mọi người ngạc nhiên là gia cảnh ông Mẫm chỉ ở mức khá, vợ chồng ông canh tác 0,5ha mận và bán rau cải ngoài chợ Gò Công.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/11/Tien-Giang-Mot-nong-dan-gop-120-tan-lua-cuu-tro-m_Tin180.com_0011.jpg (http://tin180.com/khoahoc/bi-an-the-gioi/)
Ông Mẫm bên những bao thóc chuẩn bị đưa đi xát gạo gửi đồng bào miền Trung (http://tin180.com/xahoi/).
Bà Lê Ngọc Xuân – cán bộ Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) xã Bình Ân cho biết, ông Mẫm vừa xay xong 16 tấn lúa và đã bàn giao 9 tấn gạo cho Hội CTĐ để cứu trợ. Khi Hội CTĐ mời ông cùng đi trao quà, ông xin được ở nhà chuẩn bị cho đợt cứu trợ kế tiếp. "Đi thêm một người cũng rất tốn kém, tôi nghĩ chi phí này dành gửi đồng bào sẽ hay hơn" – ông Mẫm tâm sự.
Nhiều cán bộ xã Bình Ân khi đến nhà ông Mẫm đã hết sức ngạc nhiên khi ông dùng số lúa dạt (lớp lúa nằm sát đất, bị ẩm mốc) trong lô hàng gửi tặng bà con miền Trung để xay gạo ăn, với triết lý đơn giản: "Lúa của mình, ăn thứ nào cũng được, còn gạo gửi tặng bà con bị thiên tai phải là gạo trắng, chất lượng tốt. Bà con nhận hàng cứu trợ mà thấy gạo bị ẩm mốc thì còn gì là ý nghĩa".
Ông trực tiếp chọn lúa, xay, mua bao bì tốt chứa gạo, nhằm bảo đảm gạo tới miền Trung vẫn giữ được chất lượng tốt.
"Vua" từ thiện của xã
Tổng cộng số lúa nhập kho khoảng 120 tấn, được ông bảo quản rất kỹ, có trang bị phương tiện chống ẩm mốc và chống chuột phá hoại. "Toàn bộ số lúa này được dùng ủng hộ đồng bào miền Trung ruột thịt và dân nghèo xã nhà"- ông Mẫm cho biết.
Kế bên các kho lúa, ông Mẫm xây 13 bể chứa bê tông với tổng sức chứa tương đương 2.000m3, tổng số tiền đầu tư khoảng 500 triệu đồng. Vùng đất Bình Ân chưa có nước máy, vào mùa khô bà con gặp nhiều khó khăn chuyện nước ngọt cho sinh hoạt.
Gia đình ông Mẫm xây dãy bể chứa nước này là để cung cấp miễn phí nước sinh hoạt cho bà con trong những tháng mùa khô.
"Mấy ngày nay, khi 9 tấn gạo của ông Mẫm đang trên đường chuyển ra miền Trung thương yêu thì cả nhà ông đang tất bật phơi sấy lại lúa để chuẩn bị cho những đợt cứu trợ tới. Phần lúa bị ẩm ướt được ông để riêng, dùng cho gia đình mình – Ông Nguyễn Văn Đến"
Theo người dân xã Bình Ân, trước đây gia đình ông Mẫm không đất đai, phải thuê cái chòi để ở. Hai vợ chồng ông làm nghề đạp xe ba bánh kiếm cơm qua ngày.
Cảnh nhà khó khăn nên cả 3 người con của ông đều bỏ học nửa chừng. Sức khỏe yếu, vợ ông nghỉ đạp xe chuyển sang ngồi bán rau cải trên lề đường trước chợ Gò Công.
Dần dà, vợ chồng mướn mặt bằng vài mét vuông trong chợ rau để mua bán. Nhờ bán buôn cần mẫn, có uy tín (http://tin180.com) nên khách hàng mua rau cải của họ ngày càng nhiều.
Ông Mẫm đã thay thế chiếc xe ba bánh dùng sức người bằng xe ba gác máy. Có dư, ông mua 1 công, rồi 2 công đất làm vườn. Các con của họ lớn lên, người đi làm công nhân ở TP.HCM, người phụ cha mẹ làm vườn, buôn bán rau ở chợ.
156 hộ nghèo trong xã mỗi năm đều được ông Mẫm tặng quà 2 lần vào Rằm tháng Bảy và Tết Nguyên đán, mỗi suất vài chục cân gạo, đường, bột ngọt, nước mắm…
Hữu Danh
(theo danviet)