Dan Lee
11-04-2010, 11:00 PM
Từ Một Lần Gặp Gỡ (1): KHÁM PHÁ – ĐẾN MÀ XEM
Các bạn trẻ thân mến,
Bước vào cuộc đời, chúng ta cũng đồng thời bước vào một hành trình khám phá. Là con người, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc khám phá thế giới tự nhiên, nhưng còn khám phá chính con người chúng ta nữa. Nơi chính hiện hữu của mình, chúng ta khám phá ra chính mình với những tài năng, khát vọng, cảm xúc và cả những yếu đuối riêng của mình. Đồng thời chúng ta còn khám phá thế giới của người khác để hiểu họ nhiều hơn.
Trong bối cảnh của một buổi chiều đẹp trời, Đức Giê-su từng đã mời hai môn đệ của Gioan làm một cuộc khám phá (Ga 1,35-39). Hai môn đệ đang đứng với thầy của mình là Gioan. Ông Gioan thấy Đức Giê-su đi ngang qua liền giới thiệu với hai môn đệ: “Đây là Chiên Thiên Chúa”. Hai môn đệ liền theo chân Đức Giê-su. Nhìn hai người lẽo đẽo theo sau, ắt hẳn Đức Giê-su biết là họ đang muốn một điều gì đó nơi Ngài. Ngài hiểu ý các ông và mở cho các ông một cánh cửa để các ông nói lên ước muốn của mình: “các anh tìm gì thế?”. Các ông đã táo bạo hỏi chỗ ở của một người mới được giới thiệu là “Chiên Thiên Chúa” ngay từ lần gặp đầu tiên: “Thưa Thầy, Thầy ở đâu?”. Đức Giêsu đã không ngại để người khác tìm hiểu về mình, ngược lại Ngài khuyến khích họ tiếp tục hành trình “đến mà xem”. Ngài mời gọi họ làm một cuộc khám phá với Ngài.
Giê-su thân thiện và lôi cuốn ngay từ lần gặp đầu tiên, khiến hai môn đệ Gioan không muốn bỏ lỡ cơ hội được tiếp xúc với Ngài. Buổi khám phá thật ngắn ngủi vì lúc ấy đã bốn giờ chiều, nhưng không vì thế mà cuộc thăm viếng chỉ mang tính cách “đến cho biết nhà”. Ngược lại từ lần gặp gỡ ngắn ngủi này, họ đã tìm thấy một hướng đi mới cho cuộc đời của họ. Với lời mời “đến mà xem”, Ngài mời họ đến xem lối sống của Ngài. Hơn thế nữa, Ngài mời họ khám phá ước mơ và sứ mạng của Ngài, và đồng thời mời họ cùng với Ngài sẻ chia ước mơ và sứ mạng ấy. Lòng hớn hở, họ đã đáp lời!
Cuộc gặp gỡ thật ấn tượng. Từ cuộc gặp gỡ ấy các ông không thể không muốn những người thân quen của mình cũng được gặp Giê-su và có được kinh nghiệm gặp gỡ như thế. Người thì dẫn em của mình đến gặp Giê-su, người thì thách thức người bạn của mình với cùng một lời của Giê-su “cứ đến mà xem” (Ga 4,46). Dĩ nhiên, kinh nghiệm “đến mà xem” của các ông không ai giống ai; mỗi người có một kinh nghiệm rất riêng với Giê-su. Tuy nhiên, kinh nghiệm riêng ấy không làm cho các ông, mỗi người đóng khung để bảo vệ cái riêng của mình; nhưng ngược lại, chính những kinh nghiệm riêng ấy giúp các ông góp phần của mình vẻ nên khuôn mặt của Giê-su đầy đặn.
Các bạn trẻ thân mến,
Ngày nay, Giê-su cũng tiếp tục mời chúng ta “đến mà xem”. Ngài mời chúng ta cùng làm một cuộc khám phá với Ngài. Từ ngữ “khám phá – năng động – sáng tạo” được các bạn trẻ đặc biệt yêu thích. Chính Giê-su cũng rất yêu thích những hạn từ thú vị này. Ngài khuyến khích chúng ta, như đã khuyến khích các môn đệ ngày xưa, đừng ngại vượt ra khỏi vỏ bọc của chính mình để làm một cuộc khám phá. Trước tiên, Ngài mời chúng ta khám phá chính con người của Ngài, khám phá lối sống và cách hành xử của Ngài. Rồi sau đó, chúng ta sẽ có đủ sức năng động và sáng tạo để thuật lại những gì chính mình đã khám phá. Chấp nhận bước vào cuộc chơi “khám phá – năng động – sáng tạo” với Giê-su, chúng ta cũng chấp nhận một cuộc mạo hiểm đầy thú vị.
Trong cuộc sống thường ngày, khám phá đã bao hàm sự mạo hiểm, với Giê-su, đi với Ngài để khám phá, còn mạo hiểm hơn. Rất may là tuổi trẻ ưu thích mạo hiểm hơn là ngồi đợi an nhàn. Giê-su đã và đang dấn thân vào hành trình mạo hiểm này với chúng ta. Mạo hiểm vì chúng ta phải chấp nhận ra khỏi chính mình để đón nhận một điều mới, và có thể phải thay đổi những thói quen và nếp cũ của mình. Mạo hiểm vì chúng ta đang đầu tư vào một nơi không mang lại hiệu quả tức thời theo xu hướng thời đại. Mạo hiểm vì chúng ta phải chấp nhận một bước nhảy của đức tin với không một cảm giác chắc chắn nào, tức là dù tất cả vẫn mờ mịt nhưng với đức tin chúng ta sẵn sàng “nhảy” nếu Chúa muốn. Qua hình trình mạo hiểm này, đức tin của chúng ta được lớn lên. Và điều nghịch lý sẽ xảy ra, chúng ta được đảm bảo bởi đức tin ấy.
Đặc tính của một cuộc khám phá không chỉ có sự mạo hiểm, nhưng nó còn không kém phần thú vị. Cùng Giê-su khám phá còn thú vị hơn. Một khi đã cất bước theo lời mời “đến mà xem” chúng ta được mở ra và lớn lên hơn. Thật thú vị khi ta khám phá ra một điều gì đó rất mới đối với chính mình, dù có thể đó chẳng phải là một điều mới so với người khác; điều đáng nói là chính mình đụng chạm đến kinh nghiệm ấy. Quả thật, cuộc sống cần có sự năng động như thế. Hơn thế nữa, một cuộc chơi “khám phá – năng động – sáng tạo” không thể chỉ dừng lại ở hoạt động bên ngoài, nhưng sâu xa hơn, nó phải được xuất phát từ một sức năng động bên trong. Thật thú vị nếu chúng ta cảm nhận được sức năng động ấy nơi cõi lòng chúng ta.
Ước gì chúng ta, bạn và tôi nhận ra lời mời gọi của Chúa giữa bao lời mời gọi khác của cuộc sống thường ngày. Và ước gì chúng ta quảng đại với Chúa và quảng đại với chính mình để có thời gian “đến xem nơi Ngài ở và ở lại với Ngài ngày hôm ấy.” Để từ cuộc “đến mà xem” này, chúng ta gặp gỡ Giê-su và cùng Ngài làm một cuộc khám phá ý nghĩa cho cuộc đời chúng ta.
Hà Thanh Bình
Các bạn trẻ thân mến,
Bước vào cuộc đời, chúng ta cũng đồng thời bước vào một hành trình khám phá. Là con người, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc khám phá thế giới tự nhiên, nhưng còn khám phá chính con người chúng ta nữa. Nơi chính hiện hữu của mình, chúng ta khám phá ra chính mình với những tài năng, khát vọng, cảm xúc và cả những yếu đuối riêng của mình. Đồng thời chúng ta còn khám phá thế giới của người khác để hiểu họ nhiều hơn.
Trong bối cảnh của một buổi chiều đẹp trời, Đức Giê-su từng đã mời hai môn đệ của Gioan làm một cuộc khám phá (Ga 1,35-39). Hai môn đệ đang đứng với thầy của mình là Gioan. Ông Gioan thấy Đức Giê-su đi ngang qua liền giới thiệu với hai môn đệ: “Đây là Chiên Thiên Chúa”. Hai môn đệ liền theo chân Đức Giê-su. Nhìn hai người lẽo đẽo theo sau, ắt hẳn Đức Giê-su biết là họ đang muốn một điều gì đó nơi Ngài. Ngài hiểu ý các ông và mở cho các ông một cánh cửa để các ông nói lên ước muốn của mình: “các anh tìm gì thế?”. Các ông đã táo bạo hỏi chỗ ở của một người mới được giới thiệu là “Chiên Thiên Chúa” ngay từ lần gặp đầu tiên: “Thưa Thầy, Thầy ở đâu?”. Đức Giêsu đã không ngại để người khác tìm hiểu về mình, ngược lại Ngài khuyến khích họ tiếp tục hành trình “đến mà xem”. Ngài mời gọi họ làm một cuộc khám phá với Ngài.
Giê-su thân thiện và lôi cuốn ngay từ lần gặp đầu tiên, khiến hai môn đệ Gioan không muốn bỏ lỡ cơ hội được tiếp xúc với Ngài. Buổi khám phá thật ngắn ngủi vì lúc ấy đã bốn giờ chiều, nhưng không vì thế mà cuộc thăm viếng chỉ mang tính cách “đến cho biết nhà”. Ngược lại từ lần gặp gỡ ngắn ngủi này, họ đã tìm thấy một hướng đi mới cho cuộc đời của họ. Với lời mời “đến mà xem”, Ngài mời họ đến xem lối sống của Ngài. Hơn thế nữa, Ngài mời họ khám phá ước mơ và sứ mạng của Ngài, và đồng thời mời họ cùng với Ngài sẻ chia ước mơ và sứ mạng ấy. Lòng hớn hở, họ đã đáp lời!
Cuộc gặp gỡ thật ấn tượng. Từ cuộc gặp gỡ ấy các ông không thể không muốn những người thân quen của mình cũng được gặp Giê-su và có được kinh nghiệm gặp gỡ như thế. Người thì dẫn em của mình đến gặp Giê-su, người thì thách thức người bạn của mình với cùng một lời của Giê-su “cứ đến mà xem” (Ga 4,46). Dĩ nhiên, kinh nghiệm “đến mà xem” của các ông không ai giống ai; mỗi người có một kinh nghiệm rất riêng với Giê-su. Tuy nhiên, kinh nghiệm riêng ấy không làm cho các ông, mỗi người đóng khung để bảo vệ cái riêng của mình; nhưng ngược lại, chính những kinh nghiệm riêng ấy giúp các ông góp phần của mình vẻ nên khuôn mặt của Giê-su đầy đặn.
Các bạn trẻ thân mến,
Ngày nay, Giê-su cũng tiếp tục mời chúng ta “đến mà xem”. Ngài mời chúng ta cùng làm một cuộc khám phá với Ngài. Từ ngữ “khám phá – năng động – sáng tạo” được các bạn trẻ đặc biệt yêu thích. Chính Giê-su cũng rất yêu thích những hạn từ thú vị này. Ngài khuyến khích chúng ta, như đã khuyến khích các môn đệ ngày xưa, đừng ngại vượt ra khỏi vỏ bọc của chính mình để làm một cuộc khám phá. Trước tiên, Ngài mời chúng ta khám phá chính con người của Ngài, khám phá lối sống và cách hành xử của Ngài. Rồi sau đó, chúng ta sẽ có đủ sức năng động và sáng tạo để thuật lại những gì chính mình đã khám phá. Chấp nhận bước vào cuộc chơi “khám phá – năng động – sáng tạo” với Giê-su, chúng ta cũng chấp nhận một cuộc mạo hiểm đầy thú vị.
Trong cuộc sống thường ngày, khám phá đã bao hàm sự mạo hiểm, với Giê-su, đi với Ngài để khám phá, còn mạo hiểm hơn. Rất may là tuổi trẻ ưu thích mạo hiểm hơn là ngồi đợi an nhàn. Giê-su đã và đang dấn thân vào hành trình mạo hiểm này với chúng ta. Mạo hiểm vì chúng ta phải chấp nhận ra khỏi chính mình để đón nhận một điều mới, và có thể phải thay đổi những thói quen và nếp cũ của mình. Mạo hiểm vì chúng ta đang đầu tư vào một nơi không mang lại hiệu quả tức thời theo xu hướng thời đại. Mạo hiểm vì chúng ta phải chấp nhận một bước nhảy của đức tin với không một cảm giác chắc chắn nào, tức là dù tất cả vẫn mờ mịt nhưng với đức tin chúng ta sẵn sàng “nhảy” nếu Chúa muốn. Qua hình trình mạo hiểm này, đức tin của chúng ta được lớn lên. Và điều nghịch lý sẽ xảy ra, chúng ta được đảm bảo bởi đức tin ấy.
Đặc tính của một cuộc khám phá không chỉ có sự mạo hiểm, nhưng nó còn không kém phần thú vị. Cùng Giê-su khám phá còn thú vị hơn. Một khi đã cất bước theo lời mời “đến mà xem” chúng ta được mở ra và lớn lên hơn. Thật thú vị khi ta khám phá ra một điều gì đó rất mới đối với chính mình, dù có thể đó chẳng phải là một điều mới so với người khác; điều đáng nói là chính mình đụng chạm đến kinh nghiệm ấy. Quả thật, cuộc sống cần có sự năng động như thế. Hơn thế nữa, một cuộc chơi “khám phá – năng động – sáng tạo” không thể chỉ dừng lại ở hoạt động bên ngoài, nhưng sâu xa hơn, nó phải được xuất phát từ một sức năng động bên trong. Thật thú vị nếu chúng ta cảm nhận được sức năng động ấy nơi cõi lòng chúng ta.
Ước gì chúng ta, bạn và tôi nhận ra lời mời gọi của Chúa giữa bao lời mời gọi khác của cuộc sống thường ngày. Và ước gì chúng ta quảng đại với Chúa và quảng đại với chính mình để có thời gian “đến xem nơi Ngài ở và ở lại với Ngài ngày hôm ấy.” Để từ cuộc “đến mà xem” này, chúng ta gặp gỡ Giê-su và cùng Ngài làm một cuộc khám phá ý nghĩa cho cuộc đời chúng ta.
Hà Thanh Bình