Dan Lee
11-05-2010, 03:18 PM
PHÙ VÂN
Câu truyện đời thường
Các nhà văn muốn viết một quyển truyện hay thường nghĩ trước phần kết của câu truyện. Chúng ta muốn viết quyển truyện đời mình cho hay thì cũng phải nghĩ trước về ngày chết của mình, đừng như nhân vật trong truyện dưới đây:
Nhà khoa học Huxley đang gấp vì sợ đến trễ phiên họp trong đó ông phải đọc một bài tham luận. Ông nhảy lên một chiếc xe ngựa và bảo người đánh xe ngựa: Hãy chạy hết tốc lực.
Xe chạy một quãng, ông mới giật mình hỏi: Nhưng mà ta đang chạy đi đâu vậy?
Người đánh xe ngựa đáp: Tôi cũng chẳng biết, chỉ biết là xe đang chạy hết tốc lực. ( Clifton Gadiman)
Câu truyện Lời Chúa
“Khi Đức Giê-su từ trong Đền Thờ đi ra, thì các môn đệ của Người lại gần chỉ cho Người xem công trình kiến trúc Đền Thờ. Nhưng Người nói: Anh em nhìn thấy tất cả những cái đó, phải không? Thầy bảo thật anh em: tại đây, sẽ không còn tảng đá nào trên tảng đá nào; tất cả đều sẽ bị phá đổ” (Mt 24,1-2).
Đức Giêsu đáp: “Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi; nội trong ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại. Người Dothái nói: Đền Thờ này phải mất bốn mươi sáu năm mới xây xong, thế mà nội trong ba ngày ông xây lại được sao? Nhưng Đền Thờ Đức Giêsu muốn nói ở đây là chính thân thể Người” (Ga 2,19-21).
Câu truyện của chúng ta
Con người thật quá vất vả và đau khổ để tìm kiếm những thứ mau hư mất, rồi lầm tưởng đó là cùng đích, là bảo đảm tuyệt đối cho mình, như tiền bạc vật chất, bằng cấp, chức quyền, danh tiếng, lời khen.
Vì tiếng khen mà biết bao người phải hao tổn tiền bạc, thời gian, sức khỏe, để rồi hoặc quên đi những giá trị của nhân cách, đạo đức, hay đánh mất đi biết bao niềm vui trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Vì quá chú tâm tích trữ tài sản trần gian nên nhiều người dễ lãng quên những tài sản trên trời.
Vì thích thú với những thú vui ngắn hạn, nên có người cũng quên đi niềm vui vĩnh cửu.
Vì lo tìm kiếm hạnh phúc mong manh, nên có người cũng dễ xem nhẹ hạnh phúc muôn đời.
Nhìn vào thực tế, ta thấy sách Giảng viên nói rất đúng: “Phù vân nối tiếp phù vân. Thế gian tất cả chỉ là phù vân” (Gv 1,1).
Cái chết chính là bài học, là câu trả lời cho những giá trị chọn lựa của con người thế nào. Khi chết, tất cả những gì ta thu tích mang gái trị trần thế, đều phải bỏ lại. Nguyễn Gia Thiều nói rất chí lý: “Trăm năm còn có gì đâu? Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì”.
Khi nhắm mắt, thứ mà ta tin tưởng, cậy dựa nhiều nhất là tài sản tiền bạc, thì nó lại bỏ ta trước tiên. Rồi đến bạn bè cũng chỉ đưa ta tới nghĩa địa mà thôi. Còn gia đình, người thân cũng chỉ lưu lại bên ta vài ngày rồi lại bỏ ta.
Con người nhiều khi đã quá hăng say tích cực xây dựng đời mình như một thành lũy vững chắc, lớn lao, khi dựa vào những chất liệu của của vật chất. Vì thế, khi ta qua đi, mọi công trình ta xây dựng cũng sẽ bị sụp đổ theo.
Nhìn vào đền thờ Giêrusalem lớn lao, tráng lệ, huy hoàng, vĩ đại, phải xây tới 46 năm, vậy mà Đức Giêsu nói sẽ đến lúc bị phá hủy chẳng có hòn đá nào năm trên hòn đá nào.
Ngài lên tiếng với người Dothái: cứ phá hủy đền thờ này đi, nội trong ba ngày, Ta sẽ xây dựng lại trong ba ngày. Quả đúng như vậy, vì đền thờ Ngài nói đến sẽ được xây dựng không phải bằng gạch đá, nhưng bằng nhân đức, bằng tình yêu. Vì thế nên nó luôn tồn tại.
Nhìn vào đền thờ bị phá hủy thế nào, thì thân xác của ta cũng sẽ bị phá hủy như thế. Vậy thử hỏi, lý tưởng cuộc đời ta là gì, cùng đích đời ta sẽ đi về đâu? Nếu chết là hết, vậy cần gì ta phải lam lũ khổ sở tích góp làm chi cho mệt.
Nhìn vào sự chết, Thiên Chúa muốn báo cho ta về ngày tận thế. Đối diện với Thiên Chúa, con người phải trả lẽ với Ngài về việc sử dụng và quản lý đời mình như thế nào, và có để lại gì không.
Hoa nở để tàn. Mây hợp để rồi tan. Trăng tròn để rồi lại khuyết. Người sống để mà chết. Rồi chết để mà sống mãi. Nhìn vào thực tế của kiếp người thì: Đời người như hoa sớm nở tối tàn, nay còn mai mất, chỉ một cơn gió thoảng, đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích. Vậy thì có lý do gì để ta quá bám bíu, tin tưởng vào những thứ chóng qua ở đời này, khi chúng đâu có trung thành với ta luôn mãi.
Người khôn ngoan sáng suốt và tỉnh thức là đi theo Chúa Giêsu, biết dựa vào Ngài mà sống. Vì “Ngài là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Nhờ Ngài mà ta biết cách sử dụng mọi thứ phương tiện ở đời này là trí tuệ, sức khỏe, thời gian, vật chất để làm lời ra những giá trị tinh thần, hạnh phúc, lòng mến, và tình yêu vào Đấng tối cao. Được như vậy, thì dù đang còn ở đời này, ta đã được nếm thử nguồn hạnh phúc đích thực đời sau. Và đến khi lìa cõi thế, tình yêu và lòng mến sẽ theo còn ta đến cùng. Đây mới chính là gia tài thật, không một sức mạnh nào có thể lấy khỏi ta được.
THANH THANH
Câu truyện đời thường
Các nhà văn muốn viết một quyển truyện hay thường nghĩ trước phần kết của câu truyện. Chúng ta muốn viết quyển truyện đời mình cho hay thì cũng phải nghĩ trước về ngày chết của mình, đừng như nhân vật trong truyện dưới đây:
Nhà khoa học Huxley đang gấp vì sợ đến trễ phiên họp trong đó ông phải đọc một bài tham luận. Ông nhảy lên một chiếc xe ngựa và bảo người đánh xe ngựa: Hãy chạy hết tốc lực.
Xe chạy một quãng, ông mới giật mình hỏi: Nhưng mà ta đang chạy đi đâu vậy?
Người đánh xe ngựa đáp: Tôi cũng chẳng biết, chỉ biết là xe đang chạy hết tốc lực. ( Clifton Gadiman)
Câu truyện Lời Chúa
“Khi Đức Giê-su từ trong Đền Thờ đi ra, thì các môn đệ của Người lại gần chỉ cho Người xem công trình kiến trúc Đền Thờ. Nhưng Người nói: Anh em nhìn thấy tất cả những cái đó, phải không? Thầy bảo thật anh em: tại đây, sẽ không còn tảng đá nào trên tảng đá nào; tất cả đều sẽ bị phá đổ” (Mt 24,1-2).
Đức Giêsu đáp: “Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi; nội trong ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại. Người Dothái nói: Đền Thờ này phải mất bốn mươi sáu năm mới xây xong, thế mà nội trong ba ngày ông xây lại được sao? Nhưng Đền Thờ Đức Giêsu muốn nói ở đây là chính thân thể Người” (Ga 2,19-21).
Câu truyện của chúng ta
Con người thật quá vất vả và đau khổ để tìm kiếm những thứ mau hư mất, rồi lầm tưởng đó là cùng đích, là bảo đảm tuyệt đối cho mình, như tiền bạc vật chất, bằng cấp, chức quyền, danh tiếng, lời khen.
Vì tiếng khen mà biết bao người phải hao tổn tiền bạc, thời gian, sức khỏe, để rồi hoặc quên đi những giá trị của nhân cách, đạo đức, hay đánh mất đi biết bao niềm vui trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Vì quá chú tâm tích trữ tài sản trần gian nên nhiều người dễ lãng quên những tài sản trên trời.
Vì thích thú với những thú vui ngắn hạn, nên có người cũng quên đi niềm vui vĩnh cửu.
Vì lo tìm kiếm hạnh phúc mong manh, nên có người cũng dễ xem nhẹ hạnh phúc muôn đời.
Nhìn vào thực tế, ta thấy sách Giảng viên nói rất đúng: “Phù vân nối tiếp phù vân. Thế gian tất cả chỉ là phù vân” (Gv 1,1).
Cái chết chính là bài học, là câu trả lời cho những giá trị chọn lựa của con người thế nào. Khi chết, tất cả những gì ta thu tích mang gái trị trần thế, đều phải bỏ lại. Nguyễn Gia Thiều nói rất chí lý: “Trăm năm còn có gì đâu? Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì”.
Khi nhắm mắt, thứ mà ta tin tưởng, cậy dựa nhiều nhất là tài sản tiền bạc, thì nó lại bỏ ta trước tiên. Rồi đến bạn bè cũng chỉ đưa ta tới nghĩa địa mà thôi. Còn gia đình, người thân cũng chỉ lưu lại bên ta vài ngày rồi lại bỏ ta.
Con người nhiều khi đã quá hăng say tích cực xây dựng đời mình như một thành lũy vững chắc, lớn lao, khi dựa vào những chất liệu của của vật chất. Vì thế, khi ta qua đi, mọi công trình ta xây dựng cũng sẽ bị sụp đổ theo.
Nhìn vào đền thờ Giêrusalem lớn lao, tráng lệ, huy hoàng, vĩ đại, phải xây tới 46 năm, vậy mà Đức Giêsu nói sẽ đến lúc bị phá hủy chẳng có hòn đá nào năm trên hòn đá nào.
Ngài lên tiếng với người Dothái: cứ phá hủy đền thờ này đi, nội trong ba ngày, Ta sẽ xây dựng lại trong ba ngày. Quả đúng như vậy, vì đền thờ Ngài nói đến sẽ được xây dựng không phải bằng gạch đá, nhưng bằng nhân đức, bằng tình yêu. Vì thế nên nó luôn tồn tại.
Nhìn vào đền thờ bị phá hủy thế nào, thì thân xác của ta cũng sẽ bị phá hủy như thế. Vậy thử hỏi, lý tưởng cuộc đời ta là gì, cùng đích đời ta sẽ đi về đâu? Nếu chết là hết, vậy cần gì ta phải lam lũ khổ sở tích góp làm chi cho mệt.
Nhìn vào sự chết, Thiên Chúa muốn báo cho ta về ngày tận thế. Đối diện với Thiên Chúa, con người phải trả lẽ với Ngài về việc sử dụng và quản lý đời mình như thế nào, và có để lại gì không.
Hoa nở để tàn. Mây hợp để rồi tan. Trăng tròn để rồi lại khuyết. Người sống để mà chết. Rồi chết để mà sống mãi. Nhìn vào thực tế của kiếp người thì: Đời người như hoa sớm nở tối tàn, nay còn mai mất, chỉ một cơn gió thoảng, đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích. Vậy thì có lý do gì để ta quá bám bíu, tin tưởng vào những thứ chóng qua ở đời này, khi chúng đâu có trung thành với ta luôn mãi.
Người khôn ngoan sáng suốt và tỉnh thức là đi theo Chúa Giêsu, biết dựa vào Ngài mà sống. Vì “Ngài là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Nhờ Ngài mà ta biết cách sử dụng mọi thứ phương tiện ở đời này là trí tuệ, sức khỏe, thời gian, vật chất để làm lời ra những giá trị tinh thần, hạnh phúc, lòng mến, và tình yêu vào Đấng tối cao. Được như vậy, thì dù đang còn ở đời này, ta đã được nếm thử nguồn hạnh phúc đích thực đời sau. Và đến khi lìa cõi thế, tình yêu và lòng mến sẽ theo còn ta đến cùng. Đây mới chính là gia tài thật, không một sức mạnh nào có thể lấy khỏi ta được.
THANH THANH