Dan Lee
11-07-2010, 10:37 AM
Chúa nhật 32 TN C
NIỀM TIN CÓ ĐỜI SAU
2 Mcb 7, 1-2.9-12; 2 Tx 2, 16-3,5; Lc 20, 27-38
Nếu nhắc đến sách Macabê mà không nhắc đến hình ảnh của bà mẹ có bảy đứa con trai kiên cường giữ vững đức tin vào Thiên Chúa quả là điều thiếu sót lớn.
Một gia đình với bảy người con, bảy người con ấy hạnh phúc khi có một người mẹ có lòng tin sắt son. Thời bấy giờ, theo luận Môsê cấm không được ăn thịt heo. Người nào ăn thịt heo thì phạm luật Môsê. Còn ngược lại, nếu ai không ăn thịt heo thì phạm luật của nhà vua. Vua Antiôkhô đã không tha cho bất cứ ai cãi lệnh của mình.
Bảy người con ấy đã nghe theo lời mẹ dạy, đã thấm nhuần lòng tin của mình vào Thiên Chúa cương quyết không ăn thịt heo để rồi lần lượt từng người một đã chết. Trước khi họ chết, họ đã để lại cho nhà vua những lời nhắn gửi tận tâm mình : "Thà chết vì tay người đời đang khi dựa vào lời Thiên Chúa hứa mà hy vọng sẽ được Người cho sống lại. Còn vua, vua sẽ không được sống lại để hưởng sự sống đâu." "Dù vua thuộc loài hư nát, vua lại có quyền trên người ta, vua muốn làm gì thì làm. Nhưng vua đừng tưởng Thiên Chúa đã bỏ rơi giống nòi chúng tôi. Còn vua, hãy kiên nhẫn mà ngắm nhìn quyền năng cao cả của Người, xem Người sẽ hành tội vua và dòng giống vua thế nào?", "Vua đừng có lừa dối mình mà chi! Quả thật, chúng tôi phải chịu cực hình như thế này cũng là tại chúng tôi, vì chúng tôi đắc tội với Thiên Chúa, nên mới gặp phải những điều quái gở này. Còn vua, đừng tưởng rằng vua sẽ không bị trừng phạt, vì vua đã dám đứng lên chống lại Thiên Chúa."
Thấy các con đã phải đối diện với thử thách, sợ người con út ngã lòng, người mẹ hiền đã khuyên nhủ người con út rằng: “Con ơi, con hãy thương mẹ: chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ con đến ngần này tuổi đầu. Mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất và muôn loài trong đó, mà nhận biết rằng Thiên Chúa đã làm nên tất cả từ hư vô, và loài người cũng được tạo thành như vậy. Con đừng sợ tên đao phủ này; nhưng hãy tỏ ra xứng đáng với các anh con, mà chấp nhận cái chết, để đến ngày Chúa thương xót, Người sẽ trả con và các anh con cho mẹ.
Nhờ vào lời động viên của người mẹ, người con út đã can đảm mời gọi lý hình lệnh của nhà vua : "Các người còn chờ đợi gì nữa, tôi chẳng nghe theo lệnh vua đâu, nhưng tôi chỉ vâng theo lệnh của Lề Luật Thiên Chúa đã ban cho cha ông chúng tôi qua ông Mô-sê. Còn vua đã bày ra đủ thứ trò độc ác để hại người Híp-ri; vua sẽ chẳng thoát khỏi bàn tay Thiên Chúa. Chúng tôi phải khổ là vì tội chúng tôi. Nếu Đức Chúa hằng sống đã giáng cơn thịnh nộ xuống chúng tôi trong chốc lát, để sửa phạt và giáo huấn, thì Người lại cho các tôi tớ được hoà giải với Người. Còn vua, hỡi kẻ vô đạo và đê tiện nhất trong loài người, vua đừng có tự cao tự đại hão huyền, mà nuôi những hy vọng viễn vông, và đang tay hành hạ các tôi tớ Chúa Trời. Vì vua sẽ không thoát khỏi án phạt của Thiên Chúa toàn năng, là Đấng thấu suốt mọi sự. Còn các anh của chúng tôi, sau khi đã chịu cực hình trong giây lát vì lòng trung thành với Giao Ước của Thiên Chúa thì giờ đây đang được hưởng sự sống đời đời. Còn vua, khi Thiên Chúa xét xử, vua sẽ phải chuốc lấy án phạt vì tội kiêu ngạo. Phần tôi, cũng như các anh tôi, tôi xin phó dâng xác hồn theo luật pháp của cha ông, và khẩn cầu Thiên Chúa sớm thương đến dân tộc chúng tôi. Tôi cũng xin Người cho vua khi gặp thử thách và tai hoạ, phải tuyên xưng rằng chỉ có Người là Thiên Chúa. Chớ gì tôi và các anh tôi là những người cuối cùng phải gánh chịu cơn thịnh nộ mà Đấng Toàn Năng và Công Minh đã giáng xuống trên dân tộc chúng tôi." Niềm tin vững mạnh kèm theo những lời cảnh báo đã không thay đổi được lòng dạ vua Antiôkhô.
Niềm tin vào sự sống đời đời không chỉ có ở thời Môsê, thời bảy anh em mà Macabê kể lại, thời của vua Antiôkhô mà còn mãi đến thời Chúa Giêsu và cả thời nay.
Hôm nay, thánh Luca thuật lại cho chúng ta về những lời chất vấn của những kinh sư và thượng tế. Khi những kinh sư và thượng tế phái các "tay sai" đến hỏi Chúa Giêsu về việc nộp thuế cho hoàng đế Rôma, người đã trả lời họ một cách quá khôn khéo đến độ họ "phái ngạc nhiên và làm thinh luôn ".
Bấy giờ là chính những người thuộc nhóm Sađốc tới thay phiên. Những người này làm thành một "phe" thân với thượng tế (Cv 5, l7). Có nguồn gốc là quý tộc, thuộc giai cấp tư tế, và là những người bảo thủ trong vấn đề tôn giáo, họ rất quý chuộng bộ Ngũ Thư của Kinh Thánh, nhưng lại không đếm xỉa đến sách các ngôn sứ; còn về các trước tác gần đây hơn, họ chối bỏ uy tín của những sách ấy. Nếu nhóm này "chủ trương không có sự sống lại", là vì họ không tìm thấy dấu vết nào trong bộ Ngũ Thư mà họ thường tham khảo : Họ coi niềm tin vào sự sống lại như một sự canh tân và lệch lạc, mà thực ra chỉ xuất hiện trong bối cảnh cuộc nổi dậy của anh em nhà Macabê khi những người Israel trung thành với luật Chúa đã can đảm chịu chết vì đạo.
Vì thế, khi biết Chúa Giêsu cũng như tất cả nhóm biệt phái và phần đông dân chúng đều tin có sự sống lại, thì những người thuộc nhóm Sađốc liền nêu ra cho Người một trường hợp không có thực chứng tỏ sự phi lý của niềm tin này, dựa vào câu chuyện kỳ cục mà họ đưa ra. Đó là câu chuyện hoang đường về một người phụ nữ hiếm muộn nọ, mà theo luật Lêvi (một luật đã bị huỷ bỏ ở thế kỷ I) đã lần lượt kết hôn với sáu người em chồng chết mà không có con. Họ hỏi Chúa: "Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ ?".
Câu trả lời Chúa Giêsu đưa ra hôm nay thật không ai ngờ, khiến đối phương phải rút lui, tuy nó vẫn thích nghi phần nào với não trạng của những người đôi thoại, những người Pharisêu, và nhóm Sađốc. Với những người biệt phái, Chúa Giêsu đả phá cái quan niệm quá duy vật mà họ đưa ra về vấn đề kẻ chết sống lại, quan niệm mà những người thuộc nhóm Sađốc hẳn cũng chế giễu: họ mường tượng sự sống lại như chuyện thân xác được hồi sinh để có một nếp sống sau này đại khái như nếp sống hiện nay ở trần gian: cũng sinh con đẻ cái, cũng làm công việc kia nọ vậy.
Đời sống của các kẻ sống lại được hiệp thông với Thiên Chúa hằng sống, Chúa Giêsu khẳng định, là đời sống hoàn toàn mới lạ so với đời sống trần gian này. Đời sống đó không có một kiểu mẫu nào ở đời này cả. Đó là một cuộc sống không thể nào tưởng tượng ra nổi, một cuộc sống hoàn toàn được biến đổi, một cuộc sống của những người "Con Thiên Chúa", những "người được hưởng ơn phục sinh": "Họ giống như các thiên thần ".
Với những người thuộc nhóm sađốc dựa vào Lề Luật Môsê để chối bỏ niềm tin kẻ chết sống lại, thì Chúa Giêsu không trưng dẫn những sách gần đây hẳn, như sách Đanien. Người dựa vào Luật Chúa mà khẳng định rằng: "Mọi kẻ chết đều phải sống lại". Trong bụi gai cháy sáng (Xh 3,6) Thiên Chúa tự xưng mình là "Thiên Chúa của tổ phụ Abraham, Thiên Chúa của tổ phụ Isaac, Thiên Chúa của tổ phụ Giacóp". Nếu Thiên Chúa làm bạn hữu với các tổ phụ, thì không phải chỉ trong thời gian của một đời người mà thôi. Giao ước người đã ký kết với các tổ phụ không thể chết, mà phải tồn tại đến muôn đời, vì Thiên Chúa đời đời trung tín. Tất cả "những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết" đều là những người sống mãi, sống muôn đời, họ hiện diện trước tôn nhan Thiên Chúa vì "Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Chúa của kẻ sống".
Ý tưởng nền tảng là lòng trung tín của Đức Chúa đối với những kẻ Người tuyển chọn, thì ngay cả Thần chết, kẻ thù của Thiên Chúa cũng không làm gì nổi. Do lòng trung tín của Thiên Chúa đối với Giao ước chính là động cơ thúc đẩy niềm tin vào sự sống lại của kẻ đã chết.
Một câu chuyện giả tưởng của một bác sĩ sản khoa viết rằng: một lần nọ, bác sĩ thử nói chuyện với bào thai, bác sĩ nói:
- Bào thai ơi, thời gian trong bụng mẹ chỉ là giai đoạn sửa soạn, cuộc đời thực sự sẽ đến sau này trên tận thế. Đó là một cuộc đời mà ngươi chưa biết và không thể tưởng tượng ra được.
Nghe vậy, bào thai liền nói:
- Thôi đừng nói chuyện mê tín dị đoan. Cuộc đời trong bụng mẹ là cuộc đời duy nhất mà tôi biết, ngoài ra không còn cuộc đời nào khác nữa. Một cuộc đời khác chỉ là một điều bịa đặt của những người cuồng tín.
Suy nghĩ một hồi, bào thai liền thắc mắc:
- Tôi sẽ có mắt ở trên mặt. Để làm chi? Ở đây đâu có gì để nhìn? Tôi sẽ có chân, nhưng tôi không có đủ chỗ để duỗi người ra, có chân để làm gì? Và tại sao tôi phải có tay? Có tay để vòng lại? Tay làm phiền tôi và mẹ tôi. Sự tăng trưởng của tôi trong lòng mẹ vô nghĩa, nếu sau này không có một cuộc đời với ánh sáng, màu sắc và nhiều điều khác để tôi nhìn. Không gian mà cuộc đời khác của tôi sẽ sống chắc vĩ đại lắm. Chắc tôi phải đi nhiều nên tôi mới có chân. Chắc tôi phải làm việc và chiến đấu, nên tôi mới có tay!
Hội thánh dạy chúng ta rằng cuộc đời trong trần gian này không khác gì bào thai đang sửa soạn cho một cuộc đời thực sự sẽ đến sau. Nếu Thượng Đế chỉ tạo dựng chúng ta chỉ để sống một cuộc đời này, chắc chúng ta phải có sự khôn ngoan và kinh nghiệm trước hết,và sau đó sẽ có sức khỏe và tuổi trẻ. Nhờ vậy chúng ta mới biết phải sống như thế nào. Nhưng ngược lại, tuổi trẻ của chúng ta thiếu sự khôn ngoan và chúng ta bỏ lỡ nhiều năm.
Khi chúng ta có đủ khôn ngoan và kinh nghiệm, lúc đó xe tang đã đậu trước cửa nhà. Lúc đó chúng ta có được sự khôn ngoan để làm gì ? Cũng như mắt, chân và tay của bào thai sự khôn ngoan dành cho cuộc đời sắp đến. Sự phát triển của con người trong cuộc đời này chứng minh cho một cuộc đời mai sau.
Anmai, CSsR
NIỀM TIN CÓ ĐỜI SAU
2 Mcb 7, 1-2.9-12; 2 Tx 2, 16-3,5; Lc 20, 27-38
Nếu nhắc đến sách Macabê mà không nhắc đến hình ảnh của bà mẹ có bảy đứa con trai kiên cường giữ vững đức tin vào Thiên Chúa quả là điều thiếu sót lớn.
Một gia đình với bảy người con, bảy người con ấy hạnh phúc khi có một người mẹ có lòng tin sắt son. Thời bấy giờ, theo luận Môsê cấm không được ăn thịt heo. Người nào ăn thịt heo thì phạm luật Môsê. Còn ngược lại, nếu ai không ăn thịt heo thì phạm luật của nhà vua. Vua Antiôkhô đã không tha cho bất cứ ai cãi lệnh của mình.
Bảy người con ấy đã nghe theo lời mẹ dạy, đã thấm nhuần lòng tin của mình vào Thiên Chúa cương quyết không ăn thịt heo để rồi lần lượt từng người một đã chết. Trước khi họ chết, họ đã để lại cho nhà vua những lời nhắn gửi tận tâm mình : "Thà chết vì tay người đời đang khi dựa vào lời Thiên Chúa hứa mà hy vọng sẽ được Người cho sống lại. Còn vua, vua sẽ không được sống lại để hưởng sự sống đâu." "Dù vua thuộc loài hư nát, vua lại có quyền trên người ta, vua muốn làm gì thì làm. Nhưng vua đừng tưởng Thiên Chúa đã bỏ rơi giống nòi chúng tôi. Còn vua, hãy kiên nhẫn mà ngắm nhìn quyền năng cao cả của Người, xem Người sẽ hành tội vua và dòng giống vua thế nào?", "Vua đừng có lừa dối mình mà chi! Quả thật, chúng tôi phải chịu cực hình như thế này cũng là tại chúng tôi, vì chúng tôi đắc tội với Thiên Chúa, nên mới gặp phải những điều quái gở này. Còn vua, đừng tưởng rằng vua sẽ không bị trừng phạt, vì vua đã dám đứng lên chống lại Thiên Chúa."
Thấy các con đã phải đối diện với thử thách, sợ người con út ngã lòng, người mẹ hiền đã khuyên nhủ người con út rằng: “Con ơi, con hãy thương mẹ: chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ con đến ngần này tuổi đầu. Mẹ xin con hãy nhìn xem trời đất và muôn loài trong đó, mà nhận biết rằng Thiên Chúa đã làm nên tất cả từ hư vô, và loài người cũng được tạo thành như vậy. Con đừng sợ tên đao phủ này; nhưng hãy tỏ ra xứng đáng với các anh con, mà chấp nhận cái chết, để đến ngày Chúa thương xót, Người sẽ trả con và các anh con cho mẹ.
Nhờ vào lời động viên của người mẹ, người con út đã can đảm mời gọi lý hình lệnh của nhà vua : "Các người còn chờ đợi gì nữa, tôi chẳng nghe theo lệnh vua đâu, nhưng tôi chỉ vâng theo lệnh của Lề Luật Thiên Chúa đã ban cho cha ông chúng tôi qua ông Mô-sê. Còn vua đã bày ra đủ thứ trò độc ác để hại người Híp-ri; vua sẽ chẳng thoát khỏi bàn tay Thiên Chúa. Chúng tôi phải khổ là vì tội chúng tôi. Nếu Đức Chúa hằng sống đã giáng cơn thịnh nộ xuống chúng tôi trong chốc lát, để sửa phạt và giáo huấn, thì Người lại cho các tôi tớ được hoà giải với Người. Còn vua, hỡi kẻ vô đạo và đê tiện nhất trong loài người, vua đừng có tự cao tự đại hão huyền, mà nuôi những hy vọng viễn vông, và đang tay hành hạ các tôi tớ Chúa Trời. Vì vua sẽ không thoát khỏi án phạt của Thiên Chúa toàn năng, là Đấng thấu suốt mọi sự. Còn các anh của chúng tôi, sau khi đã chịu cực hình trong giây lát vì lòng trung thành với Giao Ước của Thiên Chúa thì giờ đây đang được hưởng sự sống đời đời. Còn vua, khi Thiên Chúa xét xử, vua sẽ phải chuốc lấy án phạt vì tội kiêu ngạo. Phần tôi, cũng như các anh tôi, tôi xin phó dâng xác hồn theo luật pháp của cha ông, và khẩn cầu Thiên Chúa sớm thương đến dân tộc chúng tôi. Tôi cũng xin Người cho vua khi gặp thử thách và tai hoạ, phải tuyên xưng rằng chỉ có Người là Thiên Chúa. Chớ gì tôi và các anh tôi là những người cuối cùng phải gánh chịu cơn thịnh nộ mà Đấng Toàn Năng và Công Minh đã giáng xuống trên dân tộc chúng tôi." Niềm tin vững mạnh kèm theo những lời cảnh báo đã không thay đổi được lòng dạ vua Antiôkhô.
Niềm tin vào sự sống đời đời không chỉ có ở thời Môsê, thời bảy anh em mà Macabê kể lại, thời của vua Antiôkhô mà còn mãi đến thời Chúa Giêsu và cả thời nay.
Hôm nay, thánh Luca thuật lại cho chúng ta về những lời chất vấn của những kinh sư và thượng tế. Khi những kinh sư và thượng tế phái các "tay sai" đến hỏi Chúa Giêsu về việc nộp thuế cho hoàng đế Rôma, người đã trả lời họ một cách quá khôn khéo đến độ họ "phái ngạc nhiên và làm thinh luôn ".
Bấy giờ là chính những người thuộc nhóm Sađốc tới thay phiên. Những người này làm thành một "phe" thân với thượng tế (Cv 5, l7). Có nguồn gốc là quý tộc, thuộc giai cấp tư tế, và là những người bảo thủ trong vấn đề tôn giáo, họ rất quý chuộng bộ Ngũ Thư của Kinh Thánh, nhưng lại không đếm xỉa đến sách các ngôn sứ; còn về các trước tác gần đây hơn, họ chối bỏ uy tín của những sách ấy. Nếu nhóm này "chủ trương không có sự sống lại", là vì họ không tìm thấy dấu vết nào trong bộ Ngũ Thư mà họ thường tham khảo : Họ coi niềm tin vào sự sống lại như một sự canh tân và lệch lạc, mà thực ra chỉ xuất hiện trong bối cảnh cuộc nổi dậy của anh em nhà Macabê khi những người Israel trung thành với luật Chúa đã can đảm chịu chết vì đạo.
Vì thế, khi biết Chúa Giêsu cũng như tất cả nhóm biệt phái và phần đông dân chúng đều tin có sự sống lại, thì những người thuộc nhóm Sađốc liền nêu ra cho Người một trường hợp không có thực chứng tỏ sự phi lý của niềm tin này, dựa vào câu chuyện kỳ cục mà họ đưa ra. Đó là câu chuyện hoang đường về một người phụ nữ hiếm muộn nọ, mà theo luật Lêvi (một luật đã bị huỷ bỏ ở thế kỷ I) đã lần lượt kết hôn với sáu người em chồng chết mà không có con. Họ hỏi Chúa: "Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ ?".
Câu trả lời Chúa Giêsu đưa ra hôm nay thật không ai ngờ, khiến đối phương phải rút lui, tuy nó vẫn thích nghi phần nào với não trạng của những người đôi thoại, những người Pharisêu, và nhóm Sađốc. Với những người biệt phái, Chúa Giêsu đả phá cái quan niệm quá duy vật mà họ đưa ra về vấn đề kẻ chết sống lại, quan niệm mà những người thuộc nhóm Sađốc hẳn cũng chế giễu: họ mường tượng sự sống lại như chuyện thân xác được hồi sinh để có một nếp sống sau này đại khái như nếp sống hiện nay ở trần gian: cũng sinh con đẻ cái, cũng làm công việc kia nọ vậy.
Đời sống của các kẻ sống lại được hiệp thông với Thiên Chúa hằng sống, Chúa Giêsu khẳng định, là đời sống hoàn toàn mới lạ so với đời sống trần gian này. Đời sống đó không có một kiểu mẫu nào ở đời này cả. Đó là một cuộc sống không thể nào tưởng tượng ra nổi, một cuộc sống hoàn toàn được biến đổi, một cuộc sống của những người "Con Thiên Chúa", những "người được hưởng ơn phục sinh": "Họ giống như các thiên thần ".
Với những người thuộc nhóm sađốc dựa vào Lề Luật Môsê để chối bỏ niềm tin kẻ chết sống lại, thì Chúa Giêsu không trưng dẫn những sách gần đây hẳn, như sách Đanien. Người dựa vào Luật Chúa mà khẳng định rằng: "Mọi kẻ chết đều phải sống lại". Trong bụi gai cháy sáng (Xh 3,6) Thiên Chúa tự xưng mình là "Thiên Chúa của tổ phụ Abraham, Thiên Chúa của tổ phụ Isaac, Thiên Chúa của tổ phụ Giacóp". Nếu Thiên Chúa làm bạn hữu với các tổ phụ, thì không phải chỉ trong thời gian của một đời người mà thôi. Giao ước người đã ký kết với các tổ phụ không thể chết, mà phải tồn tại đến muôn đời, vì Thiên Chúa đời đời trung tín. Tất cả "những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết" đều là những người sống mãi, sống muôn đời, họ hiện diện trước tôn nhan Thiên Chúa vì "Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Chúa của kẻ sống".
Ý tưởng nền tảng là lòng trung tín của Đức Chúa đối với những kẻ Người tuyển chọn, thì ngay cả Thần chết, kẻ thù của Thiên Chúa cũng không làm gì nổi. Do lòng trung tín của Thiên Chúa đối với Giao ước chính là động cơ thúc đẩy niềm tin vào sự sống lại của kẻ đã chết.
Một câu chuyện giả tưởng của một bác sĩ sản khoa viết rằng: một lần nọ, bác sĩ thử nói chuyện với bào thai, bác sĩ nói:
- Bào thai ơi, thời gian trong bụng mẹ chỉ là giai đoạn sửa soạn, cuộc đời thực sự sẽ đến sau này trên tận thế. Đó là một cuộc đời mà ngươi chưa biết và không thể tưởng tượng ra được.
Nghe vậy, bào thai liền nói:
- Thôi đừng nói chuyện mê tín dị đoan. Cuộc đời trong bụng mẹ là cuộc đời duy nhất mà tôi biết, ngoài ra không còn cuộc đời nào khác nữa. Một cuộc đời khác chỉ là một điều bịa đặt của những người cuồng tín.
Suy nghĩ một hồi, bào thai liền thắc mắc:
- Tôi sẽ có mắt ở trên mặt. Để làm chi? Ở đây đâu có gì để nhìn? Tôi sẽ có chân, nhưng tôi không có đủ chỗ để duỗi người ra, có chân để làm gì? Và tại sao tôi phải có tay? Có tay để vòng lại? Tay làm phiền tôi và mẹ tôi. Sự tăng trưởng của tôi trong lòng mẹ vô nghĩa, nếu sau này không có một cuộc đời với ánh sáng, màu sắc và nhiều điều khác để tôi nhìn. Không gian mà cuộc đời khác của tôi sẽ sống chắc vĩ đại lắm. Chắc tôi phải đi nhiều nên tôi mới có chân. Chắc tôi phải làm việc và chiến đấu, nên tôi mới có tay!
Hội thánh dạy chúng ta rằng cuộc đời trong trần gian này không khác gì bào thai đang sửa soạn cho một cuộc đời thực sự sẽ đến sau. Nếu Thượng Đế chỉ tạo dựng chúng ta chỉ để sống một cuộc đời này, chắc chúng ta phải có sự khôn ngoan và kinh nghiệm trước hết,và sau đó sẽ có sức khỏe và tuổi trẻ. Nhờ vậy chúng ta mới biết phải sống như thế nào. Nhưng ngược lại, tuổi trẻ của chúng ta thiếu sự khôn ngoan và chúng ta bỏ lỡ nhiều năm.
Khi chúng ta có đủ khôn ngoan và kinh nghiệm, lúc đó xe tang đã đậu trước cửa nhà. Lúc đó chúng ta có được sự khôn ngoan để làm gì ? Cũng như mắt, chân và tay của bào thai sự khôn ngoan dành cho cuộc đời sắp đến. Sự phát triển của con người trong cuộc đời này chứng minh cho một cuộc đời mai sau.
Anmai, CSsR