gioidinhhue
11-08-2010, 05:14 AM
Nói về chỗ tu hành, rõ ràng không phải chỗ để chúng ta lý luận suông, mà mỗi người phải ra sức nỗ lực thực tập. Bởi vì đạo Phật là đạo thực hành, chứ không phải đạo của giáo điều. Bản thân chúng tôi có duyên đi tu từ thuở nhỏ, đến bây giờ đã bạc đầu, thế nhưng những vọng động, loạn tưởng vẫn còn dấy khởi, tuy nhiên chúng đã giảm bớt nhiều so với ngày xưa. Nên biết căn bệnh này của chúng sinh không phải dễ trị.
Về cách trị vọng tưởng không phải là quá khó, quá sức mình nhưng điều quan trọng là chúng ta có chịu trị hay vẫn cứ ủ bệnh? Việc này tùy mỗi người. Có người biết bệnh rồi nhưng trị từ từ, không nôn nóng vội vã, tới đâu hay tới đó. Đây là khuyết điểm mà người tu chúng ta đừng để bị vướng. Muốn được định, muốn có trí tuệ phải trị được bệnh vọng tưởng sớm chừng nào tốt chừng ấy, nếu không nói là phải trị gấp, trị một cách quyết liệt, vì vô thường đâu có cho mình hẹn.
Vọng tưởng là gì? Là những dấy tưởng lăng xăng, suy tư toan tính trong chúng ta. Nhưng lạ một điều, mình biết nó núp chỗ nào? Ở môi ở mắt ở bụng ở tim gan… chẳng biết ở đâu, nhưng có cơ hội là nó hiện ra. Chúng ta không ai muốn nó hiện ra, nhưng nó vẫn cứ hiện, mình chẳng làm gì được nó. Ví dụ khi ngồi thiền, mình đâu muốn những vọng tưởng lăng xăng dao động, nhưng gần như suốt thời ngồi thiền ta cứ lơ mơ suy nghĩ, toan tính miên man, không dừng lại được. Bây giờ làm sao để trị bệnh này, nếu không trị, không bao giờ ta vào được định. Không vào được định thì không phát sinh trí tuệ Bát-nhã. Chính trí tuệ này mới giúp chúng ta ra khỏi mọi sự trói buộc, được giải thoát an vui.
Nếu hiện thời ngồi đây, chúng ta làm chủ, không để vọng tưởng dẫn đi đâu hết, như vậy là dùng được trí tuệ bản hữu của mình. Ngược lại ta không dừng những dấy niệm tơ tưởng, lao theo nó, bị nó cuốn dẫn, đó là mình đang sử dụng ý thức hiểu biết dựa trên những kiến thức thu thập từ bên ngoài. Đây không phải là trí tuệ bản hữu, mà là trí tuệ vay mượn, không chân thật, không đưa đến giải thoát an vui. Với người tu, trí tuệ bản hữu hay còn gọi trí tuệ vô sư quan trọng và cần thiết hơn. Trí tuệ thu thập từ sự học hỏi bên ngoài cũng cần nhưng chỉ cần giai đoạn đầu, sau đó phải hướng đến triển khai trí tuệ bản hữu, để vào Niết-bàn hoàn toàn an ổn triệt để.
Trí tuệ vô sư có năng lực trị được vọng tưởng, cắt đứt những dây mơ rễ má trầm thống trong chúng ta. Một khi trí tuệ chân thật hiện tiền thì không có bóng dáng của phiền não đảo điên. Trí tuệ này tuy là bản hữu nhưng vì chúng ta để bụi bặm vô minh phủ lấp từ nhiều đời nên nó không tự hiển hiện, mà phải tu tập, đặc biệt là từ công phu thiền định phát sáng. Có những giờ chúng ta muốn an ổn hết sức, nhưng có an ổn được đâu! Như giờ nghỉ làm công tác, giờ tọa thiền, tụng kinh… chúng ta cần dẹp bỏ triệt để mọi dấy niệm tạp nhạp, để tâm yên định, nhưng có hoàn toàn được như ý đâu! Vừa yên một chút thì vớ vẩn chuyện này chuyện khác, hết chuyện trong chùa tới chuyện ngoài xóm, rồi tỉnh này tỉnh nọ, nước này nước kia, năm trên năm dưới, quá khứ tương lai cứ dài dài ra đó. Bị kéo lôi như vậy Phật chê là người bị vọng tưởng điên đảo.
Chúng ta tu hành mà lầm lũi theo những thứ đó hoài, Phật nói bị vô minh dẫn, người yếu đuối không có năng lực nên đành để cho nghiệp tập kéo lôi. Cái gì thành thói quen, nó có năng lực và gọi là nghiệp. Cho nên chữ nghiệp là năng lực, việc đó do làm nhiều thành thói quen, lâu dần tích luỹ nên có năng lực. Năng lực là sức dẫn. Nếu hiện tại chúng ta lao theo công việc nào hoài, nó sẽ có năng lực dẫn mình đi, dù ta có cầu cứu đến Phật Bồ-tát, cũng khó kéo trở lại. Điều này giới tăng sĩ cần phải suy gẫm kỹ. Phải biết năng lực của nghiệp có sức mạnh vô song, một khi đã bị nó dẫn đi, khó có cách gì hóa giải ngoài trí tuệ Bát-nhã.
Chư vị Bồ-tát như ngài Quán Thế Âm, Đại Trí Văn-thù, Đại Hạnh Phổ Hiền v.v... nguyện đi vào mọi ngõ ngách của cuộc đời. Nơi nào chúng sinh bị khổ đau, các ngài hiện đến cứu gỡ, bằng cách nhắc lại nguyện xưa, rằng chúng sinh cũng có tánh Phật, bây giờ nhớ và sống lại với tánh ấy của mình thì hết khổ, chứ không hề đưa tay vớt mình ra khỏi chỗ đó. Đạo Phật chú trọng đến tự lực nhiều hơn tha lực. Tuy trên bước đường tu hành, chúng ta rất cần đến tha lực, nhưng tự lực vẫn mang tính quyết định cho kết quả giác ngộ giải thoát của hành giả. Người phát huy được tự lực thì sớm thấy chân trời tịnh thanh, Phật đạo sáng ngời ngay trước mắt. Người không phát huy được tự lực thì dù có tha phương tìm cầu thiện hữu tri thức vẫn chỉ ở ngoài da, trọn không được lợi lạc cứu kính.
Trở lại vấn đề phiền não, chúng ta không biết nó ở đâu, nhưng gặp duyên bên ngoài tác động thì phiền não bên trong vọt ra. Chỗ này thiền sư nói giống như một ngôi nhà có sáu cửa, bên trong có nhốt một con khỉ. Khi nghe các con khỉ bên ngoài kêu chéo chéo, con khỉ bên trong cũng đáp lại chéo chéo. Chúng ta cũng vậy, con khỉ bên ngoài không hề biết con khỉ bên trong đang ở đâu, ngồi cửa lớn hay núp nơi cửa nhỏ, nó cứ đi vòng vòng kêu, con khỉ bên trong liền đáp lại. Bên trong bên ngoài ứng đối nhau thành một trường khỉ đột. Chúng ta là người tu hành, cố gắng bảo vệ như thế nào để con khỉ bên trong ngủ yên, con khỉ bên ngoài kêu réo thế nào, con khỉ bên trong cũng không thèm đáp lại. Riết rồi con khỉ bên ngoài cũng chán, không kêu nữa. Chừng đó ta có đầy đủ năng lực, giải quyết được mọi việc trong cuộc đời của mình. Đó là kết quả từ sự tu tập mà ra.
xem day du tai day :
http://www.thuongchieu.net/index.php?option=com_content&task=view&id=744
ta
Về cách trị vọng tưởng không phải là quá khó, quá sức mình nhưng điều quan trọng là chúng ta có chịu trị hay vẫn cứ ủ bệnh? Việc này tùy mỗi người. Có người biết bệnh rồi nhưng trị từ từ, không nôn nóng vội vã, tới đâu hay tới đó. Đây là khuyết điểm mà người tu chúng ta đừng để bị vướng. Muốn được định, muốn có trí tuệ phải trị được bệnh vọng tưởng sớm chừng nào tốt chừng ấy, nếu không nói là phải trị gấp, trị một cách quyết liệt, vì vô thường đâu có cho mình hẹn.
Vọng tưởng là gì? Là những dấy tưởng lăng xăng, suy tư toan tính trong chúng ta. Nhưng lạ một điều, mình biết nó núp chỗ nào? Ở môi ở mắt ở bụng ở tim gan… chẳng biết ở đâu, nhưng có cơ hội là nó hiện ra. Chúng ta không ai muốn nó hiện ra, nhưng nó vẫn cứ hiện, mình chẳng làm gì được nó. Ví dụ khi ngồi thiền, mình đâu muốn những vọng tưởng lăng xăng dao động, nhưng gần như suốt thời ngồi thiền ta cứ lơ mơ suy nghĩ, toan tính miên man, không dừng lại được. Bây giờ làm sao để trị bệnh này, nếu không trị, không bao giờ ta vào được định. Không vào được định thì không phát sinh trí tuệ Bát-nhã. Chính trí tuệ này mới giúp chúng ta ra khỏi mọi sự trói buộc, được giải thoát an vui.
Nếu hiện thời ngồi đây, chúng ta làm chủ, không để vọng tưởng dẫn đi đâu hết, như vậy là dùng được trí tuệ bản hữu của mình. Ngược lại ta không dừng những dấy niệm tơ tưởng, lao theo nó, bị nó cuốn dẫn, đó là mình đang sử dụng ý thức hiểu biết dựa trên những kiến thức thu thập từ bên ngoài. Đây không phải là trí tuệ bản hữu, mà là trí tuệ vay mượn, không chân thật, không đưa đến giải thoát an vui. Với người tu, trí tuệ bản hữu hay còn gọi trí tuệ vô sư quan trọng và cần thiết hơn. Trí tuệ thu thập từ sự học hỏi bên ngoài cũng cần nhưng chỉ cần giai đoạn đầu, sau đó phải hướng đến triển khai trí tuệ bản hữu, để vào Niết-bàn hoàn toàn an ổn triệt để.
Trí tuệ vô sư có năng lực trị được vọng tưởng, cắt đứt những dây mơ rễ má trầm thống trong chúng ta. Một khi trí tuệ chân thật hiện tiền thì không có bóng dáng của phiền não đảo điên. Trí tuệ này tuy là bản hữu nhưng vì chúng ta để bụi bặm vô minh phủ lấp từ nhiều đời nên nó không tự hiển hiện, mà phải tu tập, đặc biệt là từ công phu thiền định phát sáng. Có những giờ chúng ta muốn an ổn hết sức, nhưng có an ổn được đâu! Như giờ nghỉ làm công tác, giờ tọa thiền, tụng kinh… chúng ta cần dẹp bỏ triệt để mọi dấy niệm tạp nhạp, để tâm yên định, nhưng có hoàn toàn được như ý đâu! Vừa yên một chút thì vớ vẩn chuyện này chuyện khác, hết chuyện trong chùa tới chuyện ngoài xóm, rồi tỉnh này tỉnh nọ, nước này nước kia, năm trên năm dưới, quá khứ tương lai cứ dài dài ra đó. Bị kéo lôi như vậy Phật chê là người bị vọng tưởng điên đảo.
Chúng ta tu hành mà lầm lũi theo những thứ đó hoài, Phật nói bị vô minh dẫn, người yếu đuối không có năng lực nên đành để cho nghiệp tập kéo lôi. Cái gì thành thói quen, nó có năng lực và gọi là nghiệp. Cho nên chữ nghiệp là năng lực, việc đó do làm nhiều thành thói quen, lâu dần tích luỹ nên có năng lực. Năng lực là sức dẫn. Nếu hiện tại chúng ta lao theo công việc nào hoài, nó sẽ có năng lực dẫn mình đi, dù ta có cầu cứu đến Phật Bồ-tát, cũng khó kéo trở lại. Điều này giới tăng sĩ cần phải suy gẫm kỹ. Phải biết năng lực của nghiệp có sức mạnh vô song, một khi đã bị nó dẫn đi, khó có cách gì hóa giải ngoài trí tuệ Bát-nhã.
Chư vị Bồ-tát như ngài Quán Thế Âm, Đại Trí Văn-thù, Đại Hạnh Phổ Hiền v.v... nguyện đi vào mọi ngõ ngách của cuộc đời. Nơi nào chúng sinh bị khổ đau, các ngài hiện đến cứu gỡ, bằng cách nhắc lại nguyện xưa, rằng chúng sinh cũng có tánh Phật, bây giờ nhớ và sống lại với tánh ấy của mình thì hết khổ, chứ không hề đưa tay vớt mình ra khỏi chỗ đó. Đạo Phật chú trọng đến tự lực nhiều hơn tha lực. Tuy trên bước đường tu hành, chúng ta rất cần đến tha lực, nhưng tự lực vẫn mang tính quyết định cho kết quả giác ngộ giải thoát của hành giả. Người phát huy được tự lực thì sớm thấy chân trời tịnh thanh, Phật đạo sáng ngời ngay trước mắt. Người không phát huy được tự lực thì dù có tha phương tìm cầu thiện hữu tri thức vẫn chỉ ở ngoài da, trọn không được lợi lạc cứu kính.
Trở lại vấn đề phiền não, chúng ta không biết nó ở đâu, nhưng gặp duyên bên ngoài tác động thì phiền não bên trong vọt ra. Chỗ này thiền sư nói giống như một ngôi nhà có sáu cửa, bên trong có nhốt một con khỉ. Khi nghe các con khỉ bên ngoài kêu chéo chéo, con khỉ bên trong cũng đáp lại chéo chéo. Chúng ta cũng vậy, con khỉ bên ngoài không hề biết con khỉ bên trong đang ở đâu, ngồi cửa lớn hay núp nơi cửa nhỏ, nó cứ đi vòng vòng kêu, con khỉ bên trong liền đáp lại. Bên trong bên ngoài ứng đối nhau thành một trường khỉ đột. Chúng ta là người tu hành, cố gắng bảo vệ như thế nào để con khỉ bên trong ngủ yên, con khỉ bên ngoài kêu réo thế nào, con khỉ bên trong cũng không thèm đáp lại. Riết rồi con khỉ bên ngoài cũng chán, không kêu nữa. Chừng đó ta có đầy đủ năng lực, giải quyết được mọi việc trong cuộc đời của mình. Đó là kết quả từ sự tu tập mà ra.
xem day du tai day :
http://www.thuongchieu.net/index.php?option=com_content&task=view&id=744
ta