gioidinhhue
11-08-2010, 05:59 AM
http://niemphat.net/Luan/tinhtongnhapmon/tinhtong.htm
PHỤ LỤC
Các bà nội trợ làm cách nào để tu Bồ Tát đạo ngay trong đời sống hàng ngày.
Mỗi ngày làm một số công việc lập đi lập lại hoài nhất định sẽ cảm thấy buồn chán, nhất là những bà nội trợ hình như vĩnh viễn cảm thấy không có ngày nào giải thoát ra được, rất nhiều người cảm thấy quá khổ não! Nếu như có thể đem quan niệm này đổi ngược lại thì sẽ cảm thấy vô cùng sung sướng. Trong quan điểm thông thường của phàm phu chúng ta có cái ‘ngã’ (tôi). Tôi đang làm, tôi rất khổ, tại sao tôi phải làm cho họ hưởng? Càng suy nghĩ phiền não càng nhiều. Nếu học Bồ Tát đạo, phát nguyện phổ độ chúng sanh, thì cách nhìn cách suy nghĩ của họ sẽ khác liền.
Hành Bồ Tát đạo đầu tiên là phải tu ‘bố thí ba la mật’. Những bà ‘nội trợ Bồ Tát’ trong khi săn sóc lo lắng phục vụ cho mọi người trong gia đình là đang tu bố thí ba la mật đó. Bố thí gồm có bố thí tài, bố thí pháp, và bố thí vô uý. Bố thí tài có nội tài và ngoại tài. Ngoại tài là kiếm tiền cúng dường nuôi duỡng người trong nhà. Nội tài là dùng sức lực và đầu óc của mình phục vụ cho người trong nhà. Làm việc nhà có đầy đủ hết ba loại bố thí này. Nếu bạn sắp xếp dọn dẹp trong nhà được gọn gàng sạch sẽ làm cho mọi người trong nhà rất thoải mái dễ chịu, hàng xóm láng giềng phải hâm mộ khen ngợi, đây là ‘trì giới ba la mật’. Trì giới nghĩa là giữ luật lệ. Bạn có đủ nhẫn nại để làm, không cảm thấy mệt nhọc, đây là ‘nhẫn nhục ba la mật’. Mỗi ngày phải cải tiến hy vọng là ngày mai sẽ được tốt hơn hôm nay, đây là ‘tinh tấn ba la mật’. Tuy là mỗi ngày làm rất nhiều việc trong nhà, tâm địa vẫn thanh tịnh, một tí gì cũng không nhiễm, đây là ‘thiền định ba la mật’. Tâm thanh tịnh thường sanh trí huệ, pháp hỷ sung mãn, đây là ‘bát nhã ba la mật’. Như vậy thì biết rằng, tất cả lục độ ba la mật của Bồ Tát đều nằm trong sự lau bàn, quét nhà, giặt áo, nấu cơm, tất cả đều thành tựu viên mãn. Ðây cũng giống như trong kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài đồng tử biểu diễn đi học Bồ Tát hạnh, tu Bồ Tát đạo.
Bạn đem công việc nhà làm được tốt đẹp tức là làm gương tốt cho tất cả bà nội trợ trên thế gian, cho tất cả gia đình. Như vậy có thể độ được người hàng xóm, mở rộng ra thì có thể ảnh hưởng đến xã hội, quốc gia, thế giới, cho đến tận hư không biến pháp giới. Cho nên mới biết Bồ Tát ở nhà quét dọn, lau bàn, nấu cơm, giặt áo đều là đại nguyện đại hạnh độ tất cả chúng sanh trong hư không pháp giới. Ðây là học Phật, là chánh niệm, là thật tướng của chư pháp, nếu có thể quan sát như vậy thì sẽ đạt được pháp hỷ sung mãn (niềm vui của đạo) thì làm sao còn sanh phiền não nữa! Học Phật nhất định phải đem thực hành trong đời sống sanh hoạt thường ngày, nếu không như vậy thì vô dụng. Nếu hiểu được điểm này rồi từ đó suy ra, đi làm ở công ty thì cũng tu lục độ ba la mật. Bồ Tát ở mọi ngành mọi nghề, thị hiện ra người nam, nữ, già, trẻ, thân phận vai trò không giống nhau, đều trong môi trường sinh hoạt của mình tu học, tất cả đều bình đẳng giống nhau, tất cả đều đứng hạng nhất, không có hạng nhì.
PHỤ LỤC
Các bà nội trợ làm cách nào để tu Bồ Tát đạo ngay trong đời sống hàng ngày.
Mỗi ngày làm một số công việc lập đi lập lại hoài nhất định sẽ cảm thấy buồn chán, nhất là những bà nội trợ hình như vĩnh viễn cảm thấy không có ngày nào giải thoát ra được, rất nhiều người cảm thấy quá khổ não! Nếu như có thể đem quan niệm này đổi ngược lại thì sẽ cảm thấy vô cùng sung sướng. Trong quan điểm thông thường của phàm phu chúng ta có cái ‘ngã’ (tôi). Tôi đang làm, tôi rất khổ, tại sao tôi phải làm cho họ hưởng? Càng suy nghĩ phiền não càng nhiều. Nếu học Bồ Tát đạo, phát nguyện phổ độ chúng sanh, thì cách nhìn cách suy nghĩ của họ sẽ khác liền.
Hành Bồ Tát đạo đầu tiên là phải tu ‘bố thí ba la mật’. Những bà ‘nội trợ Bồ Tát’ trong khi săn sóc lo lắng phục vụ cho mọi người trong gia đình là đang tu bố thí ba la mật đó. Bố thí gồm có bố thí tài, bố thí pháp, và bố thí vô uý. Bố thí tài có nội tài và ngoại tài. Ngoại tài là kiếm tiền cúng dường nuôi duỡng người trong nhà. Nội tài là dùng sức lực và đầu óc của mình phục vụ cho người trong nhà. Làm việc nhà có đầy đủ hết ba loại bố thí này. Nếu bạn sắp xếp dọn dẹp trong nhà được gọn gàng sạch sẽ làm cho mọi người trong nhà rất thoải mái dễ chịu, hàng xóm láng giềng phải hâm mộ khen ngợi, đây là ‘trì giới ba la mật’. Trì giới nghĩa là giữ luật lệ. Bạn có đủ nhẫn nại để làm, không cảm thấy mệt nhọc, đây là ‘nhẫn nhục ba la mật’. Mỗi ngày phải cải tiến hy vọng là ngày mai sẽ được tốt hơn hôm nay, đây là ‘tinh tấn ba la mật’. Tuy là mỗi ngày làm rất nhiều việc trong nhà, tâm địa vẫn thanh tịnh, một tí gì cũng không nhiễm, đây là ‘thiền định ba la mật’. Tâm thanh tịnh thường sanh trí huệ, pháp hỷ sung mãn, đây là ‘bát nhã ba la mật’. Như vậy thì biết rằng, tất cả lục độ ba la mật của Bồ Tát đều nằm trong sự lau bàn, quét nhà, giặt áo, nấu cơm, tất cả đều thành tựu viên mãn. Ðây cũng giống như trong kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài đồng tử biểu diễn đi học Bồ Tát hạnh, tu Bồ Tát đạo.
Bạn đem công việc nhà làm được tốt đẹp tức là làm gương tốt cho tất cả bà nội trợ trên thế gian, cho tất cả gia đình. Như vậy có thể độ được người hàng xóm, mở rộng ra thì có thể ảnh hưởng đến xã hội, quốc gia, thế giới, cho đến tận hư không biến pháp giới. Cho nên mới biết Bồ Tát ở nhà quét dọn, lau bàn, nấu cơm, giặt áo đều là đại nguyện đại hạnh độ tất cả chúng sanh trong hư không pháp giới. Ðây là học Phật, là chánh niệm, là thật tướng của chư pháp, nếu có thể quan sát như vậy thì sẽ đạt được pháp hỷ sung mãn (niềm vui của đạo) thì làm sao còn sanh phiền não nữa! Học Phật nhất định phải đem thực hành trong đời sống sanh hoạt thường ngày, nếu không như vậy thì vô dụng. Nếu hiểu được điểm này rồi từ đó suy ra, đi làm ở công ty thì cũng tu lục độ ba la mật. Bồ Tát ở mọi ngành mọi nghề, thị hiện ra người nam, nữ, già, trẻ, thân phận vai trò không giống nhau, đều trong môi trường sinh hoạt của mình tu học, tất cả đều bình đẳng giống nhau, tất cả đều đứng hạng nhất, không có hạng nhì.