gioidinhhue
11-08-2010, 06:18 AM
II. PHÁP TRI VỌNG.
Tùy công phu của mỗi hành giả mà có kiến giải khác nhau, đôi khi trái ngược nhau, về pháp Tri vọng. Tuy nhiên, nguyên tắc căn bản chỉ là một.
Pháp biết vọng là khi tọa thiền hoặc lúc đối duyên xúc cảnh, niệm khởi lên ta liền biết đó là vọng tưởng, không bị nó lôi dẫn. Không chạy theo vọng tưởng, vọng tự nhiên biến mất, ngay đó tâm liền an. Đây là phương tiện cho những hành giả có chí tu hành nhưng chưa thấy tánh, phải tạm dùng phương tiện này để phá chấp ngã về tâm. Đến khi vọng tưởng lặng dứt thì pháp đối trị cũng dừng, đủ nhân duyên liền hội nhập tự tánh.
Trong pháp Biết vọng có hai lối tu: Biết vọng liền buông và Biết vọng không theo.
A. BIẾT VỌNG LIỀN BUÔNG.
1. Công phu buông vọng:
“Buông” là một hành động của ý thức, có tác ý và có đối tượng rõ ràng. Khi một niệm dấy lên, ta thầm nhủ đó là vọng và khởi thêm niệm “buông!”. Đây là công phu theo hữu vi, có phân biệt đối tượng buông là vọng và chủ thể buông là mình, tức còn năng và sở. Giai đoạn này tuy tu trong đối đãi, nhưng rất cần cho những người sơ cơ, vì dù sao, tỉnh giác biết được hành tung bất định và bản chất hư giả của vọng, không để vọng lôi cuốn, là đã tiến một bước trên đường đạo.
Trong thực tế, khi mới bắt đầu công phu, ta không thể nào xa lìa ý niệm phân ranh năng- sở, luôn luôn ta thấy có cái vọng nổi lên ở phía trước, rồi bên trong ta hiện ra một cái hay biết vọng, dường như có cái này biết được cái kia. “Cái này” là năng tri, “cái kia” là sở tri. Ta lúng túng ở cái năng sở này, cứ đem cái năng tri năng vọng buông cái sở tri sở vọng. Khi sở tri biến mất, ta thấy cần thiết phải duy trì cái năng tri như người gác cửa; mà không hiểu rằng, do có niệm “duy trì cái năng tri”, nên năng tri ấy đã biến thành sở tri mất rồi! Năng đã biến thành sở, nên hết lớp vọng này lại nổi lên lớp vọng khác. Đây là lối bắn cung của Thạch Củng, một mũi bắn một con, nên sau buổi tọa thiền, ta cảm thấy có phần nặng nề mệt mỏi.
Công phu một thời gian, có tiến bộ, tọa thiền ta thấy yên ổn. Ta rất thích trạng thái yên ổn này nên đâm ra sợ vọng, tự nhiên có một cái gì luôn hờm sẵn, cứ lom lom nhìn vào khoảng trống vắng đó. Thật ra, trạng thái trống vắng cũng chỉ là sở tri, dù vi tế hơn. Hành giả cần cảnh giác, vì dễ lầm nhận đó là bản tâm thanh tịnh của mình.
Như vậy, khởi đầu của công phu là còn suy nghĩ lăng xăng, tức vọng còn nhiều, khá hơn thì vọng thưa bớt, sau đó là hết vọng. Cả ba giai đoạn vọng nhiều, vọng thưa và hết vọng đều là sở tri. Do còn sở tri nên cái năng tri phải chực chờ mãi, không dám lơi lỏng. Ví như có căn nhà sáu cửa (thân sáu căn), một tên trộm từ một cửa lẻn vào nhà (một căn tiếp xúc với trần phát sinh thức, tức khởi niệm). Vì nhà có người gác nên phát hiện ra, tên trộm liền trốn mất. Nhưng tên này rất ranh ma, lát sau nó lại từ cửa khác đột nhập vào. Người gác cứ phải canh chừng suốt ngày đêm, chờ có trộm vào liền điểm mặt. Canh cửa như thế chỉ được vài ngày thì kiệt sức, lăn ra ngủ. Tên trộm tha hồ vào nhà, tha hồ ở bao lâu tùy thích. Đây là lúc hành giả dụng công theo hữu vi một thời gian vẫn thấy vọng hoài, đâm ra nghi ngờ pháp tu này. Cho nên, trong công phu mà gia tâm trên bất cứ trạng thái nào cũng đều không đúng, dù gia tâm để buông vọng hay để biết mình đang hết vọng. Vọng tự sanh tự diệt, chỉ là hư ảo, là rỗng không, nên không cần bạo động tác ý lên nó. Buông vọng một cách triệt để, buông luôn cả ý niệm phân ranh người buông và đối tượng buông, buông trong trạng thái vô vi, thì mới có cơ hội để trực giác phát sinh. Chúng ta sẽ đi sâu vào điểm này trong phần kế tiếp.
http://www.hoalinhthoai.com/?option=book_store&view=detail&book_id=50&ml_id=661&page=1
Tùy công phu của mỗi hành giả mà có kiến giải khác nhau, đôi khi trái ngược nhau, về pháp Tri vọng. Tuy nhiên, nguyên tắc căn bản chỉ là một.
Pháp biết vọng là khi tọa thiền hoặc lúc đối duyên xúc cảnh, niệm khởi lên ta liền biết đó là vọng tưởng, không bị nó lôi dẫn. Không chạy theo vọng tưởng, vọng tự nhiên biến mất, ngay đó tâm liền an. Đây là phương tiện cho những hành giả có chí tu hành nhưng chưa thấy tánh, phải tạm dùng phương tiện này để phá chấp ngã về tâm. Đến khi vọng tưởng lặng dứt thì pháp đối trị cũng dừng, đủ nhân duyên liền hội nhập tự tánh.
Trong pháp Biết vọng có hai lối tu: Biết vọng liền buông và Biết vọng không theo.
A. BIẾT VỌNG LIỀN BUÔNG.
1. Công phu buông vọng:
“Buông” là một hành động của ý thức, có tác ý và có đối tượng rõ ràng. Khi một niệm dấy lên, ta thầm nhủ đó là vọng và khởi thêm niệm “buông!”. Đây là công phu theo hữu vi, có phân biệt đối tượng buông là vọng và chủ thể buông là mình, tức còn năng và sở. Giai đoạn này tuy tu trong đối đãi, nhưng rất cần cho những người sơ cơ, vì dù sao, tỉnh giác biết được hành tung bất định và bản chất hư giả của vọng, không để vọng lôi cuốn, là đã tiến một bước trên đường đạo.
Trong thực tế, khi mới bắt đầu công phu, ta không thể nào xa lìa ý niệm phân ranh năng- sở, luôn luôn ta thấy có cái vọng nổi lên ở phía trước, rồi bên trong ta hiện ra một cái hay biết vọng, dường như có cái này biết được cái kia. “Cái này” là năng tri, “cái kia” là sở tri. Ta lúng túng ở cái năng sở này, cứ đem cái năng tri năng vọng buông cái sở tri sở vọng. Khi sở tri biến mất, ta thấy cần thiết phải duy trì cái năng tri như người gác cửa; mà không hiểu rằng, do có niệm “duy trì cái năng tri”, nên năng tri ấy đã biến thành sở tri mất rồi! Năng đã biến thành sở, nên hết lớp vọng này lại nổi lên lớp vọng khác. Đây là lối bắn cung của Thạch Củng, một mũi bắn một con, nên sau buổi tọa thiền, ta cảm thấy có phần nặng nề mệt mỏi.
Công phu một thời gian, có tiến bộ, tọa thiền ta thấy yên ổn. Ta rất thích trạng thái yên ổn này nên đâm ra sợ vọng, tự nhiên có một cái gì luôn hờm sẵn, cứ lom lom nhìn vào khoảng trống vắng đó. Thật ra, trạng thái trống vắng cũng chỉ là sở tri, dù vi tế hơn. Hành giả cần cảnh giác, vì dễ lầm nhận đó là bản tâm thanh tịnh của mình.
Như vậy, khởi đầu của công phu là còn suy nghĩ lăng xăng, tức vọng còn nhiều, khá hơn thì vọng thưa bớt, sau đó là hết vọng. Cả ba giai đoạn vọng nhiều, vọng thưa và hết vọng đều là sở tri. Do còn sở tri nên cái năng tri phải chực chờ mãi, không dám lơi lỏng. Ví như có căn nhà sáu cửa (thân sáu căn), một tên trộm từ một cửa lẻn vào nhà (một căn tiếp xúc với trần phát sinh thức, tức khởi niệm). Vì nhà có người gác nên phát hiện ra, tên trộm liền trốn mất. Nhưng tên này rất ranh ma, lát sau nó lại từ cửa khác đột nhập vào. Người gác cứ phải canh chừng suốt ngày đêm, chờ có trộm vào liền điểm mặt. Canh cửa như thế chỉ được vài ngày thì kiệt sức, lăn ra ngủ. Tên trộm tha hồ vào nhà, tha hồ ở bao lâu tùy thích. Đây là lúc hành giả dụng công theo hữu vi một thời gian vẫn thấy vọng hoài, đâm ra nghi ngờ pháp tu này. Cho nên, trong công phu mà gia tâm trên bất cứ trạng thái nào cũng đều không đúng, dù gia tâm để buông vọng hay để biết mình đang hết vọng. Vọng tự sanh tự diệt, chỉ là hư ảo, là rỗng không, nên không cần bạo động tác ý lên nó. Buông vọng một cách triệt để, buông luôn cả ý niệm phân ranh người buông và đối tượng buông, buông trong trạng thái vô vi, thì mới có cơ hội để trực giác phát sinh. Chúng ta sẽ đi sâu vào điểm này trong phần kế tiếp.
http://www.hoalinhthoai.com/?option=book_store&view=detail&book_id=50&ml_id=661&page=1