PDA

View Full Version : M10 - 10 cách chống lại sự căm thù: Ủng hộ nạn nhân



Dan Lee
11-13-2010, 12:31 PM
MƯỜI CÁCH ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI SỰ CĂM THÙ: ỦNG HỘ NẠN NHÂN


Tháng Mười Hai năm 1993, Isaac Schnitzer và cha mẹ cậu chuẩn bị ngày lễ nghỉ Do Thái Hanukkah. Isaac đặt một chiếc đèn nến Menorah, một biểu tượng Hanukkah truyền thống, ở cửa sổ phòng ngủ của cậu. Vào một đêm, người nào đó đã ném một cục đá thật to qua cửa sổ của Isaac. Isaac lúc ấy mới năm tuổi. Và cậu ta đã trở thành nạn nhận của tội ác căm thù.

Cảnh sát đã điều tra nhà của Isaac. Họ đã hối thúc gia đình Schnizer gỡ những biểu tượng Do Thái khác trên nhà họ xuống. Cảnh sát sợ kẻ phá hoại lại tấn công nhà họ. Và họ sợ gia đình Schnizer sẽ phải chiu đau khổ nhiều hơn nữa vì niềm tin tôn giáo của họ.

Sự căm thù đã bao vây tất cả cộng đồng. Những nhóm sắc tộc khác trong thành phố này cũng là những mục tiêu của sự căm thù này. Nhưng không một ai dám thực hiện bất cứ một điều để ngăn chặn sự căm thù.

Sự căm thù có đủ sức mạnh để hủy diệt con người và cộng đồng. Nên Tolerance. org đã đưa ra mười cách để chống lại sự căm thù. Chúng ta cùng nhìn vào cách thứ ba trong chuỗi mười cách chống lại sự căm thù: ỦNG HỘ NẠN NHÂN (Support the victims).

Gia đình Isaac đang sống trong nguy cơ của sự đau khổ bạo lực nhiều hơn. Nhưng cha mẹ của Isaac từ chối không gỡ bỏ những biểu tượng Do Thái khác trong nhà họ. Thay vào đó, Tolerance. org đã viết chỉ họ về cách gọi cho một nhật báo địa phương của họ. Gia đình Schnizer đã yêu cầu tờ báo này viết câu chuyện về vụ tấn công đó. Họ cũng yêu cầu nếu được có thể đưa lên trang nhất của tờ báo. Họ biết mọi người đều biết chuyện này. Họ muốn những người khác hiều được những gì đang trở thành một vấn nạn. Tờ báo địa phương này đã đồng ý. Trên thực tế, tờ báo này đã có ý tưởng độc đáo hơn. Họ quyết định xuất bản những hình đèn nến Menorah trọn một trang trên mỗi tờ báo. Sau đó, tờ báo này yêu cầu mọi người treo hình Menorah này trên cửa sổ và những nơi làm việc.

Nhiều người đã ủng hộ ý kiến này. Chẳng mấy chốc, hàng trăm người ở khu vực này đã có tấm hinh Menorah trên cửa sổ nhà họ. tuy nhiên, bạo lực vẫn tiếp tục. Kẻ phá hoại đã đập vỡ những cửa sổ trường học, nhà thờ có trưng bày hình Menorah. Chúng đã đập phá hoặc tiêu hủy những xe cộ trưng bày hình Menorah. Nhưng khu phố này vẫn tiếp tục ủng hộ gia đình Schnitzer. Thực tế, cảnh sát trưởng khu vực đã cổ vũ thêm nhiều người trưng hình Menorah. Ông nói:

“Những dấu hiệu cộng đồng Do Thái phải tăng lên, không được giảm. Vì mỗi trường hợp gây rối trật tự công cộng của thói phá hoại tài sản, tôi mong rằng sẽ có thêm mười người nữa đặt hình Menorah trên các cửa sổ.”

Và cuối tháng đó, đã có 10, 000 người trưng bày hình Menorah trên những cửa sổ nhà mình. Người dân sống trong thành phố này đã gửi đến kẻ phá hoại một thông điệp. Người dân của cộng đồng này không chấp nhận sự căm thù hường vào thành phố. Tammie, mẹ của Isaac đã nói:

“Tôi thiết tưởng nếu những trường hợp phá hoại này xảy ra trong cộng đồng người Mỹ bản xứ của tôi, những người dân địa phương sẽ đặt một biểu tượng Mỹ đặc hữu trên cửa sổ của họ. Hoặc điều đó xảy ra nơi người nam đồng tính luyến ái và nữ đồng tính luyến ái thì họ cũng sẽ đặt một tam giác hồng. Tôi thiết nghĩ họ sẽ thực hiện điều đó.”

Trường hợp tội ác căm thù liên quan đến gia đình Schnitzer có thể xảy ra ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Người ta tấn công người khác bởi màu da của họ, niềm tin tôn giáo của họ, tài năng của họ, hoặc chỉ vì họ dị biệt, bất đồng. Một người trở thành nạn nhân chỉ vì NGƯỜI ẤY LÀ AI.

Điều đó thậm chí đáng buồn hơn khi nạn nhân của tội ác căm thù cảm thấy cô đơn và sợ hãi. Đôi khi nạn nhân của tội ác căm thù từ chối tường thuật những tội ác này. Anh ta sợ rằng mình lại phải gánh chịu sự đau khổ. Hoặc anh ta sợ rằng những người có thẩm quyền không giúp đỡ mình.

Tolerance. org tin rằng một cách chiến đấu với tội ác căm thù là ủng hộ những nạn nhân của tội ác căm thù và sự căm ghét dựa vào những biến cố.

Khi một nạn nhân cảm thấy mình được ủng hộ, người ấy sẽ tin tưởng hơn để thuật lại tội ác căm thù dựa vào sự việc xảy ra hay tội ác căm thù ấy. Và khi nạn nhân kể lại những tội ác căm thù, các cộng đồng có thể làm tốt hơn để ngăn chặn những tội ác căm thù sau này.

Nạn nhan của tội ác căm thù luôn nghĩ mình không còn gái trị trong cộng đồng. Vậy, người dân trong cộng đồng phải tỏ rằng họ được mọi thành viên trong cộng đồng đánh giá cao.

Bạn có thể thực hiện nhiều điều để ủng hộ nạn nhân của sự căm thù. Tolerance. org nói rằng dù chỉ là những hành động đơn sơ và nhỏ bé với lòng từ tâm có thể tạo cho nạn nhân cảm thấy mình thực sự có gái trị. Một lá thư ngắn, một cuộc viếng thăm, một cuộc gọi điện thoại có thể bộc lộ sự ủng hộ và tình yêu của bạn dành cho nạn nhân của sự căm thù.

Nếu tội ác căm thù hủy hoại tài sản của một người nào đó, bạn có thể cung cấp, giúp đỡ để hàn gắn những thiệt hại đó. Giúp đỡ sơn phủ lên những lời lẽ tác hại. Giúp đỡ họ quét dọn những mảnh kính vỡ.

Khi những cộng đồng ủng hộ những nạn nhân, tức họ giúp đỡ để ngăn chặn sự căm thù. Họ gửi thông điệp tới những tội phạm căm thù rằng họ không chấp nhận sự căm thù.

Nếu bạn là nạn nhân của sự thù ghét, bạn không nên âm thầm chịu đau khổ. Tolerance. org cảnh báo bạn hãy tường thuật biến cố của bạn cho cảnh sát. Thông thường, không có sự trừng phạt thì bạo lực sẽ leo thang. Nó phát triển và hoành hành tồi tệ. Bạn cũng có thể kể lại sự việc xảy ra của bạn cho báo chí địa phương. Thông tin và giáo dục là nguồn sức mạnh. Thông tin tới người dân trong cộng đồng về những sự việc mà bạn đã trải qua. Cuối cùng Tolerance. org khuyến khích dân chúng nghiên cứu những quyền lợi hợp pháp của mình. Nhiều quốc gia đã có những điều luật chống lại tội ác căm thù. Những người vi phạm tội ác căm thù là những phạm nhân. Điều luật đó có thể trừng trị chúng.

Chiến đấu chống lại sự căm thù bao gồm tất cả mọi người. Mọi người trong cộng đồng tuy khác nhau. Mỗi người có những kỹ năng và nguồn lực khác nhau. Hành động chống lại sự căm thù là quan trọng. Sự hiệp nhất là yếu tố quan trong để chiến đấu chống lại lòng căm thù. Và việc ủng hộ nạn nhân của sự căm thù ắt không kém phần quan trọng.

Jos. Tú Nạc, NMS