tieuvu1512
11-20-2010, 12:06 AM
Trước sự phản đối kịch liệt của phe Cộng hòa, dường như những nỗ lực của đảng Dân chủ nhằm thông qua Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START) mới sẽ bất thành.
Để được thông qua, hiệp ước này cần 67 phiếu thuận của Thượng viện đồng nghĩa với việc đảng Dân chủ cần thêm sự ủng hộ của 8 thành viên đảng Cộng hòa. Chính quyền Obama đang cố gắng theo đuổi hiệp ước này đến cuối năm nay bởi điều này sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều khi Quốc hội mới được thiết lập vào năm tới mà phe Cộng hòa kiểm soát được Hạ viện.
Trong nỗ lực mới nhất của mình, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (http:///hillary-clinton/) cảnh báo rằng, việc để START bị treo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình an ninh đất nước.
Lý giải cho nhận định của mình, Ngoại trưởng Clinton khẳng định, START 2 sẽ không hạn chế những nỗ lực phòng thủ tên lửa của Mỹ, không ngăn cản việc hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của nước này. Ngược lại, theo bà Clinton, việc không thông qua hiệp ước này sẽ làm giảm khả năng của Mỹ trong việc giám sát chương trình hạt nhân chiến lược của Nga, dẫn tới sự mất ổn định và tình trạng không rõ ràng của an ninh thế giới.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/3/files/2010/11/Cuu-START-nhiem-vu-bat-kha-thi-cua-chinh-quyen_Tin180.com_001.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/3/files/2010/11/Cuu-START-nhiem-vu-bat-kha-thi-cua-chinh-quyen_Tin180.com_001.jpg)
Ông Obama (trái) và Medvedev (http:///medvedev/) ký Hiệp địnhSTART mới.
“Sốt sắng” không kém bà Clinton, Phó Tổng thống Biden nhấn mạnh: “Nếu không phê chuẩn bản hiệp ước này, chúng ta sẽ không có một khả năng nhạy bén để kiểm tra những hoạt động hạt nhân của Nga, không có một cơ chế để xác minh kho vũ khí chiến lược của Nga, mối quan hệ giữa hai cường quốc sở hữu đến 90% vũ khí hạt nhân trên thế giới sẽ trở nên lỏng lẻo hơn và chúng ta sẽ không có một cơ chế nào về vấn đề cắt giảm hạt nhân có thể xác minh được”.
Nhà lãnh đạo này cũng gọi hiệp ước là một phần nền tảng trong quan hệ giữa Mỹ với Nga, quan trọng đối với khả năng của Washington (http:///washington/) trong việc đưa quân đội đến Afghanistan và thực thi các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ Chính phủ Iran.
Phó Tổng thống còn cho biết, hiệp ước giành được sự ủng hộ của những thành viên trong các Chính phủ cũ, từ cả hai đảng, bao gồm các cựu Ngoại trưởng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng.
Tuy nhiên, tình hình không khả quan như ông Biden tuyên bố. Đảng Dân chủ đang đối mặt với một rào cản vững chắc mang tên Jon Kyl, người dẫn đầu phe Cộng hòa ở Thượng viện trong việc phê chuẩn hiệp ước START mới.
Ông này thẳng thừng tuyên bố sẽ làm mọi cách để ngăn chặn tiến trình thông qua START. Vị nghị sĩ này viện dẫn một chương trình bận rộn của Thượng viện và sự phức tạp của hiệp ước mới.
Hơn nữa, ông Kyl khẳng định còn có thể yêu cầu đưa vấn đề này trở lại Ủy ban đối ngoại Thượng viện thảo luận bởi hiệp ước dường như trói buộc START với Hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) được Mỹ dự kiến triển khai ở châu Âu.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/3/files/2010/11/Cuu-START-nhiem-vu-bat-kha-thi-cua-chinh-quyen_Tin180.com_002.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/3/files/2010/11/Cuu-START-nhiem-vu-bat-kha-thi-cua-chinh-quyen_Tin180.com_002.jpg)
Ông Kyl đang gây trở ngại lớn cho đảng Dân chủ tại Thượng viện.
Trước tình hình căng thẳng trên, Nhà Trắng khẩn trương vào cuộc để xoa dịu những quan ngại của Thượng nghị sĩ Kyl, thậm chí còn phái ba quan chức của Chính phủ gặp ông vào tuần trước, đồng thời đề nghị thêm 4,1 tỷ USD bổ sung vào kế hoạch trị giá 80 tỷ USD nhằm hiện đại hóa chương trình vũ khí trong thập niên tới.
Trong khi đó, giới chức Nga cũng bày tỏ lo ngại thế bế tắc của START tại Quốc hội Mỹ sẽ làm tổn hại mối quan hệ giữa hai nước. Ông Konstantin I. Kosachev, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Quốc hội Nga quả quyết: “Chúng tôi không tin rằng văn kiện đó sẽ đạt được đủ phiếu để thông qua. Vấn đề không phải là văn kiện này tồi mà thực tế chúng tôi đang phải đương đầu với sự phản kháng quyết liệt của phe Cộng hòa Mỹ”.
Giới phân tích cho rằng, thất bại của ông Obama trong tiến trình thông qua START khiến nhiều người Nga càng nghi ngờ hơn nỗ lực nối lại mối quan hệ với Nga của Tổng thống Mỹ.
Ngoài ra, một số nhà phân tích nhấn mạnh rằng, thất bại này còn có thể làm ảnh hưởng uy tín của Tổng thống Obama trên trường quốc tế.
Hiệp ước START mới do Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ký kết vào tháng 4/2010 thay thế hiệp ước START năm 1991 hết hạn từ tháng 12 năm ngoái. Theo đó, cả Nga và Mỹ đều cam kết giảm vũ khí hạt nhân chiến lược từ 2.200 đầu đạn hạt nhân xuống còn 1.550 đầu đạn, đồng thời thiết lập quy trình thanh tra kho vũ khí của mỗi bên.
theo baodatviet
Để được thông qua, hiệp ước này cần 67 phiếu thuận của Thượng viện đồng nghĩa với việc đảng Dân chủ cần thêm sự ủng hộ của 8 thành viên đảng Cộng hòa. Chính quyền Obama đang cố gắng theo đuổi hiệp ước này đến cuối năm nay bởi điều này sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều khi Quốc hội mới được thiết lập vào năm tới mà phe Cộng hòa kiểm soát được Hạ viện.
Trong nỗ lực mới nhất của mình, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (http:///hillary-clinton/) cảnh báo rằng, việc để START bị treo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình an ninh đất nước.
Lý giải cho nhận định của mình, Ngoại trưởng Clinton khẳng định, START 2 sẽ không hạn chế những nỗ lực phòng thủ tên lửa của Mỹ, không ngăn cản việc hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của nước này. Ngược lại, theo bà Clinton, việc không thông qua hiệp ước này sẽ làm giảm khả năng của Mỹ trong việc giám sát chương trình hạt nhân chiến lược của Nga, dẫn tới sự mất ổn định và tình trạng không rõ ràng của an ninh thế giới.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/3/files/2010/11/Cuu-START-nhiem-vu-bat-kha-thi-cua-chinh-quyen_Tin180.com_001.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/3/files/2010/11/Cuu-START-nhiem-vu-bat-kha-thi-cua-chinh-quyen_Tin180.com_001.jpg)
Ông Obama (trái) và Medvedev (http:///medvedev/) ký Hiệp địnhSTART mới.
“Sốt sắng” không kém bà Clinton, Phó Tổng thống Biden nhấn mạnh: “Nếu không phê chuẩn bản hiệp ước này, chúng ta sẽ không có một khả năng nhạy bén để kiểm tra những hoạt động hạt nhân của Nga, không có một cơ chế để xác minh kho vũ khí chiến lược của Nga, mối quan hệ giữa hai cường quốc sở hữu đến 90% vũ khí hạt nhân trên thế giới sẽ trở nên lỏng lẻo hơn và chúng ta sẽ không có một cơ chế nào về vấn đề cắt giảm hạt nhân có thể xác minh được”.
Nhà lãnh đạo này cũng gọi hiệp ước là một phần nền tảng trong quan hệ giữa Mỹ với Nga, quan trọng đối với khả năng của Washington (http:///washington/) trong việc đưa quân đội đến Afghanistan và thực thi các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ Chính phủ Iran.
Phó Tổng thống còn cho biết, hiệp ước giành được sự ủng hộ của những thành viên trong các Chính phủ cũ, từ cả hai đảng, bao gồm các cựu Ngoại trưởng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng.
Tuy nhiên, tình hình không khả quan như ông Biden tuyên bố. Đảng Dân chủ đang đối mặt với một rào cản vững chắc mang tên Jon Kyl, người dẫn đầu phe Cộng hòa ở Thượng viện trong việc phê chuẩn hiệp ước START mới.
Ông này thẳng thừng tuyên bố sẽ làm mọi cách để ngăn chặn tiến trình thông qua START. Vị nghị sĩ này viện dẫn một chương trình bận rộn của Thượng viện và sự phức tạp của hiệp ước mới.
Hơn nữa, ông Kyl khẳng định còn có thể yêu cầu đưa vấn đề này trở lại Ủy ban đối ngoại Thượng viện thảo luận bởi hiệp ước dường như trói buộc START với Hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) được Mỹ dự kiến triển khai ở châu Âu.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/3/files/2010/11/Cuu-START-nhiem-vu-bat-kha-thi-cua-chinh-quyen_Tin180.com_002.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/3/files/2010/11/Cuu-START-nhiem-vu-bat-kha-thi-cua-chinh-quyen_Tin180.com_002.jpg)
Ông Kyl đang gây trở ngại lớn cho đảng Dân chủ tại Thượng viện.
Trước tình hình căng thẳng trên, Nhà Trắng khẩn trương vào cuộc để xoa dịu những quan ngại của Thượng nghị sĩ Kyl, thậm chí còn phái ba quan chức của Chính phủ gặp ông vào tuần trước, đồng thời đề nghị thêm 4,1 tỷ USD bổ sung vào kế hoạch trị giá 80 tỷ USD nhằm hiện đại hóa chương trình vũ khí trong thập niên tới.
Trong khi đó, giới chức Nga cũng bày tỏ lo ngại thế bế tắc của START tại Quốc hội Mỹ sẽ làm tổn hại mối quan hệ giữa hai nước. Ông Konstantin I. Kosachev, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Quốc hội Nga quả quyết: “Chúng tôi không tin rằng văn kiện đó sẽ đạt được đủ phiếu để thông qua. Vấn đề không phải là văn kiện này tồi mà thực tế chúng tôi đang phải đương đầu với sự phản kháng quyết liệt của phe Cộng hòa Mỹ”.
Giới phân tích cho rằng, thất bại của ông Obama trong tiến trình thông qua START khiến nhiều người Nga càng nghi ngờ hơn nỗ lực nối lại mối quan hệ với Nga của Tổng thống Mỹ.
Ngoài ra, một số nhà phân tích nhấn mạnh rằng, thất bại này còn có thể làm ảnh hưởng uy tín của Tổng thống Obama trên trường quốc tế.
Hiệp ước START mới do Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ký kết vào tháng 4/2010 thay thế hiệp ước START năm 1991 hết hạn từ tháng 12 năm ngoái. Theo đó, cả Nga và Mỹ đều cam kết giảm vũ khí hạt nhân chiến lược từ 2.200 đầu đạn hạt nhân xuống còn 1.550 đầu đạn, đồng thời thiết lập quy trình thanh tra kho vũ khí của mỗi bên.
theo baodatviet