PDA

View Full Version : K - Khai trương triều đại của Người



Dan Lee
11-20-2010, 12:06 AM
KHAI TRƯƠNG TRIỀU ĐẠI CỦA NGƯỜI


TRÊN THẬP GIÁ, KHI BAN ƠN THA THỨ CHO MỘT NGƯỜI BẠN CÙNG CHỊU KHỔ HÌNH VỚI MÌNH.

ĐỨC GIÊSU KHAI TRƯƠNG TRIỀU ĐẠI CỦA NGƯỜI

VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Những lời nhục mạ mang hình thức bộ ba cám dỗ:

Khi đến nơi gọi là "Đồi sọ", hay đồi Canvê, Đức Giêsu bị đóng đinh vào thập giá, cùng lúc vởi hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái". Người vừa mới xin ơn tha thứ cho những tên lính có nhiệm vụ hành quyết Người, và họ cũng đã chia nhau xong những tấm áo của Người.

Đang lúc dân chúng đứng "nhìn" thì "những lời nhục mạ" hai chi tiết này cùng ứng nghiệm lời Thánh Vịnh 21 – được "xổ” ra từ phía các thủ lãnh Do Thái, binh lính và một tên gian phi. Những lời nhục mạ của họ mang hình thức một bộ ba cám dỗ như dư âm của những cơn cám dỗ mà Đức Giêsu đã chiến thắng hồi Người mởi bắt đầu thi hành sứ vụ. Thời ‘Lc 4,13’ cho cuộc chiến đấu cuối cùng nay đã tới.

Các "thủ lãnh" Do Thái diễn đạt tư tưởng cùng một kiểu như quỷ sa tan đã dùng xưa khi cám dỗ Chúa ở trong hoang địa: "Hắn hãy cứu lấy mình đi nếu thật hắn là Đấng Kitô của Thiên Chúa, Người được tuyển chọn"; hắn hãy dùng quyền mình có mà mưu ích cho mình đi!

"Lính tráng" cũng dựa vào bản án xử tội gắn trên đầu người mà chế giễu Người rằng: "Nếu ông, là vua dân Do Thái thì cứu lấy mình đi!".

Sau cùng, "một trong hai tên gian phi" lặp lại cùng một điệp khúc, tiếp thêm mấy lời là cứu cả chúng tôi với. Nếu Đức Giêsu yên lặng từ chối cho mình hưởng ơn cứu độ theo đúng nghĩa là ơn giải thoát, liệu người có thể từ chối cứu thoát kẻ khác chăng, bởi lẽ Người "chỉ có thể tỏ mình là Đức Kitô thực sự khi thực thi quyền năng của mình để cứu thoát người ta" (cf. Dupont).

2. Ơn tha thứ vương giả của một kẻ bị đóng đinh:

Thế rồi, xen giữa những lời phỉ báng nhạo cười, thì một tiếng nói khác cất lên, khác vởi các tiếng nói kia, tiếng nói của một tên gian phi khác.

Anh chính là điển hình cho con người hối cải, con người khốn khổ biết nhìn nhận mình có tội và chịu nhận hình phạt. Anh trả lời người bạn nhục mạ Chúa Giêsu: "Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm". Cùng lúc ấy anh tuyên xưng Chúa Giêsu vô tội: "Ông này đâu có làm điều gì trái". Hơn nữa, đang khi mọi người chế giễu tư cách là Đấng Mêsia và là Vua của Người, thì chính anh lại lên tiếng tuyên xưng niềm tin vào ông Giêsu này là Đấng Mêsia vua, mà vẫn nghĩ rằng quyền cứu thoát của Người sẽ chỉ được tỏ ra vào lúc tận cùng thời gian: "Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi".

Đáp lời anh thỉnh nguyện, Chúa Giêsu long trọng loan báo cho anh ơn giải thoát: "Tôi bảo thật anh...". Và ơn giải thoát Chúa báo cho anh đây, không phải chỉ xảy ra vào cuối thời gian, mà diễn ra ngay "hôm nay": "Hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng". Thiên đàng theo truyền thống Do Thái là nơi tượng trưng bằng cây sự sống mà tất cả những ai sau khi chết được Chúa xét là công chính sẽ được hưởng.

Thiên đàng ấy anh sắp được biết nó rồi, và cốt lõi của nơi hạnh phúc và được sống mãi ấy, chính là được "ở với Người" là Đức Giêsu. J. Dupont kết luận: "Như thế, Đức Giêsu đã trả lời thách thức là coi khinh tất cả những gì mà người ta đã nhục mạ Người trước đó; Người đã cứu thoát một tên gian phi, một con người, không phải bằng cách cứu cho anh khỏi cái chết đời này, nhưng làm cho anh biết dùng cuộc sống này như bước vượt qua tiến đến sự sống thật và hạnh phúc thật ".

BÀI ĐỌC THÊM:

1. Trên thập giá, tình thương mạnh hơn hận thù.

(“Missel Emmaus", trg 1l58).

Cuộc đời Đức Kitô được hoàn tất trên thập giá. Vì thế một vấn đề căn bản được đặt ra, vấn đề tách biệt ai là kẻ tin và ai là người không tin.

Cuộc đời Người là một thất bại ư? Ngay cả một số người vốn ngưỡng mộ Người cũng nghĩ như thế. Đối với họ, Đức Giêsu là một người có một nhân cách tuyệt vời đấy. Nhưng Người đã sống trên một giấc mơ đã sụp đổ. Bất công đã chiến thắng và vẫn tiếp tục chiến thăng trong thế giới của ta đây. Rất tiếc nhưng đó là một thực tế.

Cũng là thất bại, dưới con mắt của những kẻ chống đối Người. Nhung con người này tỏ ra vui mừng, nhân danh lạc thú của họ, hoặc nhân danh Lề Luật là cả chính tôn giáo nữa.

Thế mà kìa, anh chàng bị đóng đinh bên cạnh Đức Giêsu, một tên cướp, lại đang mở to mắt, ngỡ ngàng: ông này là ai vậy, mà phải chết như thế này? Nơi anh đang diễn ra cảnh đảo lộn cả một khung trời anh đang sống. Với con người như thế, Đức Giêsu, mặc dầu đang hấp hối lại dám hứa rằng: "Hôm nay anh sẽ được ở với Tôi trên thiên đàng". Ảo tưởng hết chỗ nói chăng? Hay là vén màn lên cho thấy một thực tại không thể ngờ được?

Đối với người có lòng tin, thì đây chính là thời điểm quang vinh. Tình thương đã chứng tỏ mạnh hơn hận thù. Triều đại của Đức Giêsu bắt đầu.

Phục vụ Đức Kitô-vua, chẳng có sức mạnh nào cưỡng ép được nó phải là tự trái tim. Quyền lực của Người là quyền lực của tình thương. Quyền lực của Người tuy là vô biên, nhưng lây lan dần nhờ những đốm lửa nhỏ của Tình yêu.

2. "Một sự đảo ngược tình thế lạ thường"

Đức Giêsu bị ngay cả những người cùng chịu khổ hình với mình khinh chê, nhục mạ, sỉ nhục đến thế là cùng. Thế nhưng, giờ đây lại xảy ra một sự đảo ngược tình thế lạ lùng: một trong hai tên gian phi từ chối hùa theo những lời xúc phạm mà tên kia tuôn ra; anh thú nhận cả hai đều có tội, nhìn nhận Đức Giêsu vô tội, rồi diễn tả lòng tin của anh bằng lời thỉnh cầu khiêm tốn. Đức Giêsu đáp lại lòng tin này bằng cách báo cho anh biết anh sẽ được như lời thỉnh cầu ngay lúc ấy: "Hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng" (23,43).

Chính bằng cách đó, Luca đã chứng thực hiệu quả hy lễ của Đức Giêsu: thập giá Đức Giêsu biến đổi thế giới, khi làm nẩy sinh ơn sám hối nơi các tâm hồn và mở cửa thiên đàng cho họ. Cùng vởi người trộm lành, chính mỗi người chúng ta phải coi mình như được mời gọi gẫm suy cho kỹ những đau khổ của Đức Giêsu và tự vấn lương tâm: "Chúng ta chịu như thế này là đích đáng... chứ ông này, đâu có làm điều gì trái" (23,41).

Vừa khơi dậy lòng sám hối thập giá Đức Kitô còn làm nẩy sinh sự đổi mới lạ lùng với lòng tin cậy của trẻ thơ: "Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi" (23,42). Và câu trả lời của Chúa Giêsu chứng tỏ rằng lòng tin tưởng của trẻ thơ kia hoàn toàn có cơ sở Đấng Chịu-đóng-đinh đang mở toang mọi cánh cửa của lòng thương xót (cf. Lc 6,36; 18,9-14): Người thực hiện điều mà tên gian phi thứ nhất kia đã thách thức Người làm, nhưng ở một bình diện hoàn toàn khác, bình diện thiêng liêng, nơi tâm hồn: "Ông hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với" (23,39).

Chú giải của Fiches Dominicales