Dan Lee
11-20-2010, 12:59 PM
Mở cửa về hướng tình thương.
Bài Phúc Âm nêu rõ ngộ nhận cơ bản ngăn cách kẻ thiển cận với Đức Giêsu. Một bên là những kẻ luẩn quẩn trong cái nhìn thuần tuý trần tục về sự vật, bên kia là những tâm hồn được Đức Kitô tác động cho nên mở rộng đến cực độ. Địch thủ của Chúa đứng ở bình diện những viễn ảnh sơ đẳng mà tước hiệu ‘Vua’ gợi ra trong trí họ. Trái lại, Đức Giêsu mở ra cho kẻ tội lỗi những viễn ảnh vô tận về một Vương quốc của tha thứ và yêu thương. Hai bình diện hoàn toàn khác biệt. Con người bị ràng buộc nặng nề vào những chân trời hạ giới, cho nên thảm trạng của Đức Kitô (cũng là thảm trạng Giáo Hội) ở chỗ rất khó đưa con người lên tới tầm cao định mệnh toàn diện và siêu nhiên của nhân loại. Bản thân Đức Giêsu là một cơ may lịch sử tặng cho con người để gặp Thiên Chúa. Thế mà trong lịch sử thời Phúc Âm và trong Giáo Hội ngày nay, chúng ta thấy gì? Một số từ chối Đức Kitô vì mắt họ vấp phải cái khía cạnh trông thấy được của Đức Kitô làm người, của Giáo Hội gồm toàn những con người với bản chất rất nhân loại. Những kẻ khác thì thích ứng, đức tin họ chỗi dậy, và nhờ được tha thứ cho những giây phút yếu đuối, họ tiến vào Nước Thiên Chúa. Chúng ta nhận xét thêm. Đứng trước nhân loại, Giáo Hội có trọng trách phải có bộ mặt giống tôn nhan Đức Kitô khiêm hạ, nghèo khổ, không vị lợi, quay về cả hai phía Thiên Chúa và con người, cho nên Giáo Hội thu hút những tâm hồn muốn tiến lên trong đức tin. Chúng ta nhấn thêm vào hai điểm trọng yếu trong bài Phúc Âm hôm nay.
1) Đức Kitô không thiết lập một triều đại thế gian có quyền năng kỳ diệu hoặc nhiều phép thần thông.
Con người, nhất là kẻ không tin, rất háo hức muốn được chứng kiến những cuộc biểu diễn phép thần. Kẻ thù của Chúa đứng bên chân thập giá, tấn công về điểm tâm lý ấy. Họ nói: Chúa hãy làm cử chỉ phi thường xuống khỏi thập giá là người ta sẽ tin vào Chúa ngay. Chúa đáp lại bằng sự im lặng. Chúa sống trên một bình diện quá cao. Ở đây chúng ta có nên đặt ra một câu hỏi có tính chất thời sự không? Phải chăng một số nào đó, gồm cả Kitô hữu, đòi Đức Kitô dùng phép thần làm cho thế giới hết đau khổ, bất công, giặc giã, …? Có những kẻ dám nói, nếu Đức Kitô có quyền năng của một ông vua thì xin hãy cải thiện xã hội! Với những kẻ ấy, Đức Giêsu không đáp lời bằng phép lạ, bằng điều phi thường.
2) Đức Kitô thiết lập triều đại tha thứ yêu thương.
Tha thứ yêu thương là những ân huệ nhận được từ Trên, như thể muốn biểu hiện luật nội tâm của Trái Tim Thiên Chúa. Kẻ nào lãnh nhận ân huệ đó cũng phải lấy tha thứ yêu thương làm luật nội tâm cho mình trong cách đối xử với anh em. Đứng trước Đức Giêsu chịu đóng đinh, mỗi người chúng ta có thể, trong sự thật, nói như kẻ trộm lành: Lạy Chúa, xin nhớ đến con khi vào Nước Trời. Thốt lên như thế là cầu xin cho định mệnh vĩnh cửu của chúng ta, nhưng cũng là xin được hưởng ngay bây giờ ơn yêu thương tha thứ của Chúa. Toàn bộ Phúc Âm khẳng định: Trong cách đối xử với anh em, chúng ta không được chậm trễ, ngay hôm nay chúng ta phải sống ơn tha thứ, sống tình thương yêu. Đó là hai thực tại cực kỳ ý nghĩa của vương quốc Đức Kitô.
(Suy niệm của Achille Degeest)
Bài Phúc Âm nêu rõ ngộ nhận cơ bản ngăn cách kẻ thiển cận với Đức Giêsu. Một bên là những kẻ luẩn quẩn trong cái nhìn thuần tuý trần tục về sự vật, bên kia là những tâm hồn được Đức Kitô tác động cho nên mở rộng đến cực độ. Địch thủ của Chúa đứng ở bình diện những viễn ảnh sơ đẳng mà tước hiệu ‘Vua’ gợi ra trong trí họ. Trái lại, Đức Giêsu mở ra cho kẻ tội lỗi những viễn ảnh vô tận về một Vương quốc của tha thứ và yêu thương. Hai bình diện hoàn toàn khác biệt. Con người bị ràng buộc nặng nề vào những chân trời hạ giới, cho nên thảm trạng của Đức Kitô (cũng là thảm trạng Giáo Hội) ở chỗ rất khó đưa con người lên tới tầm cao định mệnh toàn diện và siêu nhiên của nhân loại. Bản thân Đức Giêsu là một cơ may lịch sử tặng cho con người để gặp Thiên Chúa. Thế mà trong lịch sử thời Phúc Âm và trong Giáo Hội ngày nay, chúng ta thấy gì? Một số từ chối Đức Kitô vì mắt họ vấp phải cái khía cạnh trông thấy được của Đức Kitô làm người, của Giáo Hội gồm toàn những con người với bản chất rất nhân loại. Những kẻ khác thì thích ứng, đức tin họ chỗi dậy, và nhờ được tha thứ cho những giây phút yếu đuối, họ tiến vào Nước Thiên Chúa. Chúng ta nhận xét thêm. Đứng trước nhân loại, Giáo Hội có trọng trách phải có bộ mặt giống tôn nhan Đức Kitô khiêm hạ, nghèo khổ, không vị lợi, quay về cả hai phía Thiên Chúa và con người, cho nên Giáo Hội thu hút những tâm hồn muốn tiến lên trong đức tin. Chúng ta nhấn thêm vào hai điểm trọng yếu trong bài Phúc Âm hôm nay.
1) Đức Kitô không thiết lập một triều đại thế gian có quyền năng kỳ diệu hoặc nhiều phép thần thông.
Con người, nhất là kẻ không tin, rất háo hức muốn được chứng kiến những cuộc biểu diễn phép thần. Kẻ thù của Chúa đứng bên chân thập giá, tấn công về điểm tâm lý ấy. Họ nói: Chúa hãy làm cử chỉ phi thường xuống khỏi thập giá là người ta sẽ tin vào Chúa ngay. Chúa đáp lại bằng sự im lặng. Chúa sống trên một bình diện quá cao. Ở đây chúng ta có nên đặt ra một câu hỏi có tính chất thời sự không? Phải chăng một số nào đó, gồm cả Kitô hữu, đòi Đức Kitô dùng phép thần làm cho thế giới hết đau khổ, bất công, giặc giã, …? Có những kẻ dám nói, nếu Đức Kitô có quyền năng của một ông vua thì xin hãy cải thiện xã hội! Với những kẻ ấy, Đức Giêsu không đáp lời bằng phép lạ, bằng điều phi thường.
2) Đức Kitô thiết lập triều đại tha thứ yêu thương.
Tha thứ yêu thương là những ân huệ nhận được từ Trên, như thể muốn biểu hiện luật nội tâm của Trái Tim Thiên Chúa. Kẻ nào lãnh nhận ân huệ đó cũng phải lấy tha thứ yêu thương làm luật nội tâm cho mình trong cách đối xử với anh em. Đứng trước Đức Giêsu chịu đóng đinh, mỗi người chúng ta có thể, trong sự thật, nói như kẻ trộm lành: Lạy Chúa, xin nhớ đến con khi vào Nước Trời. Thốt lên như thế là cầu xin cho định mệnh vĩnh cửu của chúng ta, nhưng cũng là xin được hưởng ngay bây giờ ơn yêu thương tha thứ của Chúa. Toàn bộ Phúc Âm khẳng định: Trong cách đối xử với anh em, chúng ta không được chậm trễ, ngay hôm nay chúng ta phải sống ơn tha thứ, sống tình thương yêu. Đó là hai thực tại cực kỳ ý nghĩa của vương quốc Đức Kitô.
(Suy niệm của Achille Degeest)