Dan Lee
11-20-2010, 01:46 PM
Giêsu –Vua phục vụ.
Vua, một tước vị đã bị dìm dưới bùn đen do những vua chúa, những hoàng đế độc tài, tham quyền cố vị, giết cả bạn cả anh em, kể cả cha mẹ như một Nêron bạo vương, dìm mình trong dâm ô với hàng ngàn cung phi. Tai chúng ta vừa nghe tiếng vua, trí chúng ta liên tưởng ngay đến cảnh tượng ghê tởm khủng khiếp đó.
Thế nhưng tại sao chúng ta lại mừng lễ Chúa Giêsu là Vua. Vua Giêsu của chúng ta có như thế không? Hay là cần phải thay đổi tiếng vua thành chủ tịch, tổng thống, quốc trưởng cho hợp thời? Nhưng có thay đổi danh xưng, thì bản chất của những kẻ tham quyền cố vị, háo danh háo sắc chẳng có gì thay đổi. Điều đó đang diễn ra trước mắt chúng ta, vì “ai lấy thúng úp được voi”? đổi danh xưng làm gì, đổi bản chất người mới đáng kể.
Bài đọc I cho thấy dân Do Thái truất phế vua Saolê, một vị vua bất xứng, để chọn Đavit lên thay thế. Hết vua nầy đến vua khác. Vua nào cũng thế thôi. Suốt đời Chúa Giêsu, Ngài chưa hề một lần ngồi trên ngai vàng. Ngài không hề làm vua của một quốc gia hày trên một mảnh đất nào. Ngài đã không tỏ vẻ gì là một hoàng đế, là một ông vua. Ngài còn nhất quyết từ chối và lẫn trốn mỗi khi dân chúng có ý định tôn Ngài lên làm vua. Cũng có lần người ta gọi Ngài là “Vua Dân Do Thái”, nhưng là để chế nhạo Ngài, như chúng ta thấy trong Tin Mừng hôm nay.
Lúc đó Chúa Giêsu đang là một tên tử tội bị kết án đóng đinh thập giá giữa hai tên gian ác. Từ dưới chân thập giá, giới lạnh đạo cũng như quân lính và dân chúng đều chế giễu thách thức Ngài. Những lời giảng dạy và những việc Ngài làm để cứu chữa người khác được đưa ra để nhạo báng Ngài: “Nếu ông là vua dân Do Thái thì ông hãy tự cứu mình đi!” Một trong hai tên gian ác bị đóng đinh cùng với Chúa Giêsu cũng lặp lại lời chế giễu thách thức đó: “Nếu ông là Đức Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu cả chúng tôi nữa!” Trên đầu thập giá của Chúa Giêsu, tấm bảng cáo trạng đã ghi rõ: “Giêsu – Nagiaret, Vua dân Do Thái”. Còn Chúa Giêsu thì vẫn im lặng trước những lời chế nhạo và thách thức của họ. Sự im lặng của Chúa Giêsu cho thấy Ngài không phải là vua theo kiểu người dân Do Thái chờ đợi, một vị vua chính trị giải phóng dân tộc, cũng không phải là vua theo kiểu là người “cướp chính quyền”, tranh giành quyền thống trị của hoàng đế Xêda hay của bất cứ vị lãnh tụ nào trên trần gian nầy. Trước toà án của Tổng trấn Philatô, Chúa Giêsu đã tuyên bố: “Tôi là Vua, nhưng nước Tôi không thuộc về thế gian nầy”.
Lúc nầy, đang khi người ta chế nhạo vương quyền của Chúa Giêsu, thì tên ác kia – mà người ta gọi là “tên trộm lành” đã nhận ra vương quyền đích thực của Chúa Giêsu. Anh nhìn nhận Chúa Giêsu là người vô tội, Ngài thạt là Đức Kitô, là Đấng Thiên Chúa sai đến cứu độ nhân loại. Anh đã diễn tả lòng tin của anh bằng một lời cầu xin: “Lạy Ngài, khi nào về Nước của Ngài, xin Ngài nhớ đến tôi”. Chúa Giêsu đã xác nhận vương quyền của Ngài bằng cách nhận lời cầu xin của anh: “Tôi nói thật với anh, ngay hôm nay, anh sẽ ở với Tôi trên Nước Trời”.
Thưa anh chị em,
Chúa Giêsu là Vua. Vua là người dựng nước, Vua là người cứu nước, Vua là người của dân tộc. Thánh Phaolô đã triển khai ba điểm nầy trong Bài đọc II hôm nay. Chúa Giêsu là Vua, vì Ngài là Con Một của Thiên Chúa Cha. Vương quốc là của Con, là Trưởng Tử của mọi tạo vật, vì Ngài hiện hữu trước mọi tạo thành, mọi sự được dựng nên “nhờ Ngài và trong Ngài”. Như vậy Chúa Giêsu Kitô là đầu toàn thể vụ trụ: vật hữu hình và vô hình, trái đất chúng ta và không gian liên hành tinh, cả những tinh vân cực xa. Sau cùng, Hội Thánh là Thân Thể của Ngài và thế giới người chết cũng là nơi Ngài cai trị như là Trưởng Tử, là người đầu tiên sống lại từ cõi chết. Lịch sử sẽ hoàn tất nơi Chúa Kitô, bởi vì toàn thể vũ trụ đang tiến tới chỗ hòa giải trọn vẹn “nhờ Ngài và trong Ngài” và chính máu Ngài đổ ra trên thập giá để thiết lập nền hòa bình vĩnh cửu.
Chúa Giêsu là Vua, nghĩa là Ngài đã lãnh đạo, mở đường đưa cả loài người vào cõi sống vĩnh cửu, vào Nước Trời. Ngài đã giải thoát loài người khỏi mọi ách thống trị của sự ác và sự chết, để con người được gặp Thiên Chúa, được tham dự vào tình yêu, sự thật và sự sống của Thiên Chúa. Để hoàn thành sứ mạng đó, Ngài đã chấp nhận bị liệt vào hàng gian ác và đã chết cùng với những kẻ gian ác để đem họ vào cõi sống với Ngài.
Chúa Giêsu là Vua vũ trụ là Vua cả nhân loại, nhưng Ngài đã thi hành vương quyền của Ngài bằng cách yêu thương loài người đến nỗi sẵn sàng chết cho loài người ngay chính lúc loài người từ chối Ngài, chế giễu Ngài, thậm chí thách thức Ngài.
Chúa Giêsu Vua, ngai vàng là thập giá, vương miện là mão gai, thay cho tiếng hoan hô là những tiếng chữi rủa, thách thách, nhạo cười, đả đảo…
Chắc hẳn không ai thích làm vua kiểu đó. Nhưng thích hay không, chúng ta cũng phải làm vua, vì khi được rửa tội, chúng ta đã là dân tộc vương đế, vương đế theo kiểu Chúa Giêsu: Phải làm vua dục vọng của mình, phải dám lên tiếng bênh vực sự thật, phải dám hy sinh cho những người nghèo khổ. “Ai biết phục vụ anh em, người đó là người chỉ huy”: Phục vụ là cai trị.
Muốn được vào Nước của Thiên Chúa, được làm công dân Nước Chúa, không có con đường nào khác ngoài con đường của “người trộm lành”, đó là khiêm tốn nhìn nhận mình là kẻ có tội “Phần chúng ta, thế này là phải lắm”. Tin tưởng: “Còn Ngài có làm gì xấu đâu”, và cầu xin: “Lạy Ngài, xin nhớ đến tôi’.
Nếu Chúa Giêsu thực sự là Vua của lòng chúng ta, là Vua của đời ta, thay cho các “thần tượng” vua chúa khác, thì chắc chắn chúng ta sẽ được nghe Chúa đáp lại vào lúc cuối đời mình: “Ta bảo thật với con, hôm nay con sẽ ở với Ta trên Nước Trời”.
(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Vua, một tước vị đã bị dìm dưới bùn đen do những vua chúa, những hoàng đế độc tài, tham quyền cố vị, giết cả bạn cả anh em, kể cả cha mẹ như một Nêron bạo vương, dìm mình trong dâm ô với hàng ngàn cung phi. Tai chúng ta vừa nghe tiếng vua, trí chúng ta liên tưởng ngay đến cảnh tượng ghê tởm khủng khiếp đó.
Thế nhưng tại sao chúng ta lại mừng lễ Chúa Giêsu là Vua. Vua Giêsu của chúng ta có như thế không? Hay là cần phải thay đổi tiếng vua thành chủ tịch, tổng thống, quốc trưởng cho hợp thời? Nhưng có thay đổi danh xưng, thì bản chất của những kẻ tham quyền cố vị, háo danh háo sắc chẳng có gì thay đổi. Điều đó đang diễn ra trước mắt chúng ta, vì “ai lấy thúng úp được voi”? đổi danh xưng làm gì, đổi bản chất người mới đáng kể.
Bài đọc I cho thấy dân Do Thái truất phế vua Saolê, một vị vua bất xứng, để chọn Đavit lên thay thế. Hết vua nầy đến vua khác. Vua nào cũng thế thôi. Suốt đời Chúa Giêsu, Ngài chưa hề một lần ngồi trên ngai vàng. Ngài không hề làm vua của một quốc gia hày trên một mảnh đất nào. Ngài đã không tỏ vẻ gì là một hoàng đế, là một ông vua. Ngài còn nhất quyết từ chối và lẫn trốn mỗi khi dân chúng có ý định tôn Ngài lên làm vua. Cũng có lần người ta gọi Ngài là “Vua Dân Do Thái”, nhưng là để chế nhạo Ngài, như chúng ta thấy trong Tin Mừng hôm nay.
Lúc đó Chúa Giêsu đang là một tên tử tội bị kết án đóng đinh thập giá giữa hai tên gian ác. Từ dưới chân thập giá, giới lạnh đạo cũng như quân lính và dân chúng đều chế giễu thách thức Ngài. Những lời giảng dạy và những việc Ngài làm để cứu chữa người khác được đưa ra để nhạo báng Ngài: “Nếu ông là vua dân Do Thái thì ông hãy tự cứu mình đi!” Một trong hai tên gian ác bị đóng đinh cùng với Chúa Giêsu cũng lặp lại lời chế giễu thách thức đó: “Nếu ông là Đức Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu cả chúng tôi nữa!” Trên đầu thập giá của Chúa Giêsu, tấm bảng cáo trạng đã ghi rõ: “Giêsu – Nagiaret, Vua dân Do Thái”. Còn Chúa Giêsu thì vẫn im lặng trước những lời chế nhạo và thách thức của họ. Sự im lặng của Chúa Giêsu cho thấy Ngài không phải là vua theo kiểu người dân Do Thái chờ đợi, một vị vua chính trị giải phóng dân tộc, cũng không phải là vua theo kiểu là người “cướp chính quyền”, tranh giành quyền thống trị của hoàng đế Xêda hay của bất cứ vị lãnh tụ nào trên trần gian nầy. Trước toà án của Tổng trấn Philatô, Chúa Giêsu đã tuyên bố: “Tôi là Vua, nhưng nước Tôi không thuộc về thế gian nầy”.
Lúc nầy, đang khi người ta chế nhạo vương quyền của Chúa Giêsu, thì tên ác kia – mà người ta gọi là “tên trộm lành” đã nhận ra vương quyền đích thực của Chúa Giêsu. Anh nhìn nhận Chúa Giêsu là người vô tội, Ngài thạt là Đức Kitô, là Đấng Thiên Chúa sai đến cứu độ nhân loại. Anh đã diễn tả lòng tin của anh bằng một lời cầu xin: “Lạy Ngài, khi nào về Nước của Ngài, xin Ngài nhớ đến tôi”. Chúa Giêsu đã xác nhận vương quyền của Ngài bằng cách nhận lời cầu xin của anh: “Tôi nói thật với anh, ngay hôm nay, anh sẽ ở với Tôi trên Nước Trời”.
Thưa anh chị em,
Chúa Giêsu là Vua. Vua là người dựng nước, Vua là người cứu nước, Vua là người của dân tộc. Thánh Phaolô đã triển khai ba điểm nầy trong Bài đọc II hôm nay. Chúa Giêsu là Vua, vì Ngài là Con Một của Thiên Chúa Cha. Vương quốc là của Con, là Trưởng Tử của mọi tạo vật, vì Ngài hiện hữu trước mọi tạo thành, mọi sự được dựng nên “nhờ Ngài và trong Ngài”. Như vậy Chúa Giêsu Kitô là đầu toàn thể vụ trụ: vật hữu hình và vô hình, trái đất chúng ta và không gian liên hành tinh, cả những tinh vân cực xa. Sau cùng, Hội Thánh là Thân Thể của Ngài và thế giới người chết cũng là nơi Ngài cai trị như là Trưởng Tử, là người đầu tiên sống lại từ cõi chết. Lịch sử sẽ hoàn tất nơi Chúa Kitô, bởi vì toàn thể vũ trụ đang tiến tới chỗ hòa giải trọn vẹn “nhờ Ngài và trong Ngài” và chính máu Ngài đổ ra trên thập giá để thiết lập nền hòa bình vĩnh cửu.
Chúa Giêsu là Vua, nghĩa là Ngài đã lãnh đạo, mở đường đưa cả loài người vào cõi sống vĩnh cửu, vào Nước Trời. Ngài đã giải thoát loài người khỏi mọi ách thống trị của sự ác và sự chết, để con người được gặp Thiên Chúa, được tham dự vào tình yêu, sự thật và sự sống của Thiên Chúa. Để hoàn thành sứ mạng đó, Ngài đã chấp nhận bị liệt vào hàng gian ác và đã chết cùng với những kẻ gian ác để đem họ vào cõi sống với Ngài.
Chúa Giêsu là Vua vũ trụ là Vua cả nhân loại, nhưng Ngài đã thi hành vương quyền của Ngài bằng cách yêu thương loài người đến nỗi sẵn sàng chết cho loài người ngay chính lúc loài người từ chối Ngài, chế giễu Ngài, thậm chí thách thức Ngài.
Chúa Giêsu Vua, ngai vàng là thập giá, vương miện là mão gai, thay cho tiếng hoan hô là những tiếng chữi rủa, thách thách, nhạo cười, đả đảo…
Chắc hẳn không ai thích làm vua kiểu đó. Nhưng thích hay không, chúng ta cũng phải làm vua, vì khi được rửa tội, chúng ta đã là dân tộc vương đế, vương đế theo kiểu Chúa Giêsu: Phải làm vua dục vọng của mình, phải dám lên tiếng bênh vực sự thật, phải dám hy sinh cho những người nghèo khổ. “Ai biết phục vụ anh em, người đó là người chỉ huy”: Phục vụ là cai trị.
Muốn được vào Nước của Thiên Chúa, được làm công dân Nước Chúa, không có con đường nào khác ngoài con đường của “người trộm lành”, đó là khiêm tốn nhìn nhận mình là kẻ có tội “Phần chúng ta, thế này là phải lắm”. Tin tưởng: “Còn Ngài có làm gì xấu đâu”, và cầu xin: “Lạy Ngài, xin nhớ đến tôi’.
Nếu Chúa Giêsu thực sự là Vua của lòng chúng ta, là Vua của đời ta, thay cho các “thần tượng” vua chúa khác, thì chắc chắn chúng ta sẽ được nghe Chúa đáp lại vào lúc cuối đời mình: “Ta bảo thật với con, hôm nay con sẽ ở với Ta trên Nước Trời”.
(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)