tieuvu1512
11-22-2010, 11:50 PM
Bên dòng Hoàng Hà, Wei Xinpeng lặng lẽ rút điếu thuốc trong khi dõi mắt ra dòng nước phía trước. Ông không tìm cá mà tìm xác người để bán theo một cách rất chuyên nghiệp.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/3/files/2010/11/Nghe-vot-xac-nguoi-de-ban-tren-song-Hoang-Ha_Tin180.com_001.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/3/files/2010/11/Nghe-vot-xac-nguoi-de-ban-tren-song-Hoang-Ha_Tin180.com_001.jpg)
Hàng ngày Wei Xinpeng chèo thuyền đi vớt xác trên dòng Hoàng Hà. Ảnh: BBC
Người đàn ông (http:///dan-ong/) 55 tuổi này từng có nhiều năm làm nghề chèo thuyền tại đây, nhưng nay ông lại miệt mài kiếm sống bằng một trong những cái nghề kinh khủng nhất thế gian. Ông không tìm kiếm tôm cá trên dòng nước cuồn cuộn của dòng Hoàng Hà, mà ông chuyên kéo lên những xác người trôi nổi rồi "bán" lại cho gia đình đang đau khổ của họ.
Wei chia sẻ với BBC về cái nghề không giống ai của mình: "Tôi mang lại giá trị cho những người đã chết". Còn đối với thân nhân của những người mất tích trên dòng sông hung dữ bậc nhất Trung Quốc thì người chèo thuyền này là niềm hy vọng cuối cùng của họ để tìm thấy thân xác người xấu số.
Vớt xác để đăng rao vặt
Hàng ngày, Wei chèo thuyền ra vị trí đặc biệt trên dòng sông mà ông tính toán rằng thi thể người xấu số từ các nơi thường quẩn lại mà không thể trôi được đi đâu. Cứ thế tính từ ngày bước vào nghề nghiệp mà ít người dám làm này 7 năm trước, Wei cho biết đã đưa được khoảng 500 thi thể lên bờ. Vài người trong số họ bị giết, trong khi những người khác chết đuối hoặc tự tử.
Sau khi người chèo thuyền vớt được xác người, ông đưa họ tới một vụng nước nhỏ kín đáo để tránh dòng nước chảy xiết của sông Hoàng Hà. Khi phóng viên được đưa tới nơi đặc biệt này tại đó đang có 4 thi thể người nằm úp mặt xuống sông. "Tôi có cảm giác những người xấu số này đã qua đời theo cách thức rất khủng khiếp", Wei nhận xét.
Công việc của Wei sau đó là đăng mẩu tin trên các tờ báo địa phương và mô tả về những thi thể mà ông vớt được. Gia đình các thân nhân nào nhận ra người xấu số sẽ gọi điện cho ông để hỏi thêm thông tin, hoặc một số sẽ đích thân tới nơi để kiểm tra xác định đó có phải là người thân của họ hay không.
Wei đưa những người muốn kiểm tra lên thuyền và chèo ra vụng nước nhỏ như cái "nhà kho" độc nhất vô nhị của mình và lật các thi thể cho họ nhìn mặt. Ông thu họ một khoản phí nhỏ cho việc xem mặt này và sẽ thu khoản tiền tương đương 500 USD nếu họ nhận ra người thân và muốn đưa về an táng.
Người vớt xác kể rằng ông đã bán được khoảng 40 xác chết theo cách đó. Nhìn chung, như ông nói, gia đình những người xấu số không hề tỏ ra tức giận khi ông đề nghị được trả tiền cho việc mình đã làm. Nhưng có trường hợp cá biệt đã nổ ra cãi vã, lần ông tìm thấy thi thể một viên chức địa phương và chính quyền muốn ông bàn giao miễn phí.
Đôi khi cũng có một số người đối xử với người đã khuất rất kỳ lạ khi họ nhìn thấy thi thể. "Một lần có cha mẹ nhà kia đến tìm xác con trai. Họ đã nhận ra thi thể người con nhưng sau đó lại bỏ đi mà không nói một lời. Lần đó họ đã không mang cái xác về nhà", Wei kể lại một ca đặc biệt trong nghề.
Wei tự nhận công việc của mình là đúng đắn vì ông cho rằng chính quyền địa phương sẽ để mặc cho những các xác đó trên sông. Nhiều lần ông cũng vớt xác lên bờ và chôn cất cẩn thận cho người xấu số vô thừa nhận.
Người chèo thuyền này nói rằng công việc của ông không hẳn vì tiền mà còn vì một lý do hết sức riêng tư. "Một đứa con của tôi đã chết trên dòng sông này nhưng tôi không thể tìm thấy xác của nó. Đó là điều vô cùng đau đớn và đó là lý do tại sao tôi bắt đầu làm nghề này", Wei kể.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/3/files/2010/11/Nghe-vot-xac-nguoi-de-ban-tren-song-Hoang-Ha_Tin180.com_002.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/3/files/2010/11/Nghe-vot-xac-nguoi-de-ban-tren-song-Hoang-Ha_Tin180.com_002.jpg)
Căn lán tạm của Wei bên sông, "đại bản doanh" của ông. Ảnh: BBC Cuốn theo dòng nước
Khoảng 8 km về phía thượng nguồn tính từ nơi làm việc của Wei là thành phố Lan Châu, nơi có nguồn khách hàng chính trong "ngành kinh doanh" của ông. Đây từng là thành phố tỉnh lị nghèo của tỉnh Cam Túc, nhưng nay đã là một trung tâm công nghiệp lớn sầm uất.
Peng Shuja, 52 tuổi, từ Lan Châu đã tới gặp Wei sau khi vợ ông là Han Yuxia bị mất tích từ mùa hè năm nay. Ông kể rằng khi đó vợ ông đã đi bắt xe buýt để thăm họ hàng nhưng không thấy đến nơi và kể từ đó không về nhà. Sau đó Peng đã dán ảnh tìm người thân khắp thành phố trong nhiều ngày và tuyệt vọng vì không có tin tức gì.
Người chồng đau khổ vốn là công nhân nhà máy này cũng báo với cảnh sát và đăng tin tìm người thân trên các tờ báo địa phương. Nhưng ông cũng không nhận được tin tức về vợ mình và Wei cũng chưa từng vớt được xác của ai như thế. "Nhưng đó là một kiểu giúp đỡ", Peng nói về dịch vụ của người làm nghề vớt xác Wei. "Nhưng thật khó tìm thấy người mất tích tại đây vì gần như không thể lần theo dấu vết của họ", Peng nói thêm.
Trong khi đó tại căn lán của Wei bên sông, ông lại đang chuẩn bị cho ngày làm việc mới.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/3/files/2010/11/Nghe-vot-xac-nguoi-de-ban-tren-song-Hoang-Ha_Tin180.com_001.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/3/files/2010/11/Nghe-vot-xac-nguoi-de-ban-tren-song-Hoang-Ha_Tin180.com_001.jpg)
Hàng ngày Wei Xinpeng chèo thuyền đi vớt xác trên dòng Hoàng Hà. Ảnh: BBC
Người đàn ông (http:///dan-ong/) 55 tuổi này từng có nhiều năm làm nghề chèo thuyền tại đây, nhưng nay ông lại miệt mài kiếm sống bằng một trong những cái nghề kinh khủng nhất thế gian. Ông không tìm kiếm tôm cá trên dòng nước cuồn cuộn của dòng Hoàng Hà, mà ông chuyên kéo lên những xác người trôi nổi rồi "bán" lại cho gia đình đang đau khổ của họ.
Wei chia sẻ với BBC về cái nghề không giống ai của mình: "Tôi mang lại giá trị cho những người đã chết". Còn đối với thân nhân của những người mất tích trên dòng sông hung dữ bậc nhất Trung Quốc thì người chèo thuyền này là niềm hy vọng cuối cùng của họ để tìm thấy thân xác người xấu số.
Vớt xác để đăng rao vặt
Hàng ngày, Wei chèo thuyền ra vị trí đặc biệt trên dòng sông mà ông tính toán rằng thi thể người xấu số từ các nơi thường quẩn lại mà không thể trôi được đi đâu. Cứ thế tính từ ngày bước vào nghề nghiệp mà ít người dám làm này 7 năm trước, Wei cho biết đã đưa được khoảng 500 thi thể lên bờ. Vài người trong số họ bị giết, trong khi những người khác chết đuối hoặc tự tử.
Sau khi người chèo thuyền vớt được xác người, ông đưa họ tới một vụng nước nhỏ kín đáo để tránh dòng nước chảy xiết của sông Hoàng Hà. Khi phóng viên được đưa tới nơi đặc biệt này tại đó đang có 4 thi thể người nằm úp mặt xuống sông. "Tôi có cảm giác những người xấu số này đã qua đời theo cách thức rất khủng khiếp", Wei nhận xét.
Công việc của Wei sau đó là đăng mẩu tin trên các tờ báo địa phương và mô tả về những thi thể mà ông vớt được. Gia đình các thân nhân nào nhận ra người xấu số sẽ gọi điện cho ông để hỏi thêm thông tin, hoặc một số sẽ đích thân tới nơi để kiểm tra xác định đó có phải là người thân của họ hay không.
Wei đưa những người muốn kiểm tra lên thuyền và chèo ra vụng nước nhỏ như cái "nhà kho" độc nhất vô nhị của mình và lật các thi thể cho họ nhìn mặt. Ông thu họ một khoản phí nhỏ cho việc xem mặt này và sẽ thu khoản tiền tương đương 500 USD nếu họ nhận ra người thân và muốn đưa về an táng.
Người vớt xác kể rằng ông đã bán được khoảng 40 xác chết theo cách đó. Nhìn chung, như ông nói, gia đình những người xấu số không hề tỏ ra tức giận khi ông đề nghị được trả tiền cho việc mình đã làm. Nhưng có trường hợp cá biệt đã nổ ra cãi vã, lần ông tìm thấy thi thể một viên chức địa phương và chính quyền muốn ông bàn giao miễn phí.
Đôi khi cũng có một số người đối xử với người đã khuất rất kỳ lạ khi họ nhìn thấy thi thể. "Một lần có cha mẹ nhà kia đến tìm xác con trai. Họ đã nhận ra thi thể người con nhưng sau đó lại bỏ đi mà không nói một lời. Lần đó họ đã không mang cái xác về nhà", Wei kể lại một ca đặc biệt trong nghề.
Wei tự nhận công việc của mình là đúng đắn vì ông cho rằng chính quyền địa phương sẽ để mặc cho những các xác đó trên sông. Nhiều lần ông cũng vớt xác lên bờ và chôn cất cẩn thận cho người xấu số vô thừa nhận.
Người chèo thuyền này nói rằng công việc của ông không hẳn vì tiền mà còn vì một lý do hết sức riêng tư. "Một đứa con của tôi đã chết trên dòng sông này nhưng tôi không thể tìm thấy xác của nó. Đó là điều vô cùng đau đớn và đó là lý do tại sao tôi bắt đầu làm nghề này", Wei kể.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/3/files/2010/11/Nghe-vot-xac-nguoi-de-ban-tren-song-Hoang-Ha_Tin180.com_002.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/3/files/2010/11/Nghe-vot-xac-nguoi-de-ban-tren-song-Hoang-Ha_Tin180.com_002.jpg)
Căn lán tạm của Wei bên sông, "đại bản doanh" của ông. Ảnh: BBC Cuốn theo dòng nước
Khoảng 8 km về phía thượng nguồn tính từ nơi làm việc của Wei là thành phố Lan Châu, nơi có nguồn khách hàng chính trong "ngành kinh doanh" của ông. Đây từng là thành phố tỉnh lị nghèo của tỉnh Cam Túc, nhưng nay đã là một trung tâm công nghiệp lớn sầm uất.
Peng Shuja, 52 tuổi, từ Lan Châu đã tới gặp Wei sau khi vợ ông là Han Yuxia bị mất tích từ mùa hè năm nay. Ông kể rằng khi đó vợ ông đã đi bắt xe buýt để thăm họ hàng nhưng không thấy đến nơi và kể từ đó không về nhà. Sau đó Peng đã dán ảnh tìm người thân khắp thành phố trong nhiều ngày và tuyệt vọng vì không có tin tức gì.
Người chồng đau khổ vốn là công nhân nhà máy này cũng báo với cảnh sát và đăng tin tìm người thân trên các tờ báo địa phương. Nhưng ông cũng không nhận được tin tức về vợ mình và Wei cũng chưa từng vớt được xác của ai như thế. "Nhưng đó là một kiểu giúp đỡ", Peng nói về dịch vụ của người làm nghề vớt xác Wei. "Nhưng thật khó tìm thấy người mất tích tại đây vì gần như không thể lần theo dấu vết của họ", Peng nói thêm.
Trong khi đó tại căn lán của Wei bên sông, ông lại đang chuẩn bị cho ngày làm việc mới.