Dan Lee
11-26-2010, 01:25 PM
Từ một lần gặp gỡ (7): SỐNG TRONG SỰ THẬT
Trước những điều nghe lạ tai, con nít thường hỏi lại “có thật không?”, hoặc đáp lại một câu phỏng đoán “nói xạo!” để nghe phản ứng của người đang nói. Trẻ thơ mong chờ những điều người lớn nói với chúng là điều thật. Vì thế, với lòng mong ước ấy, đôi khi chúng thật hóa cả những điều không có thật. Như thế mới thấy, từ bước đầu của cuộc đời, trẻ thơ đã quý trọng giá trị của sự thật, cho dù sự thật đối với chúng là một điều gì đó rất đơn sơ. Khi trưởng thành, với những kinh nghiệm của bản thân và va chạm với cuộc sống người ta nhận thấy sự thật thách đố hơn nhưng cũng ý nghĩa hơn.
Các bạn trẻ thân mến,
Trước những điều nghe lạ tai, con nít thường hỏi lại “có thật không?”, hoặc đáp lại một câu phỏng đoán “nói xạo!” để nghe phản ứng của người đang nói. Trẻ thơ mong chờ những điều người lớn nói với chúng là điều thật. Vì thế, với lòng mong ước ấy, đôi khi chúng thật hóa cả những điều không có thật. Như thế mới thấy, từ bước đầu của cuộc đời, trẻ thơ đã quý trọng giá trị của sự thật, cho dù sự thật đối với chúng là một điều gì đó rất đơn sơ. Khi trưởng thành, với những kinh nghiệm của bản thân và va chạm với cuộc sống người ta nhận thấy sự thật thách đố hơn nhưng cũng ý nghĩa hơn.
Trong lần gặp gỡ hiếm hoi với Đức Giê-su, Phi-la-tô dù trong tư cách là một thẩm phán ông cũng phải thừa nhận rằng ông không biết sự thật. Sự gặp gỡ thật kỳ lạ, một cuộc thẩm tra của một quan tòa đối với một bị cáo, nghĩa là quan tòa sẽ căn cứ vào sự thật để phân xử bị cáo, vậy mà chính quan tòa phải hỏi bị cáo: “sự thật là gì?” (Ga 18,38). Phi-la-tô đã thú nhận sự thật, sự thật là chính ông không biết sự thật. May mắn cho ông, ông đã hỏi đúng người. Ông đã nhận được câu trả lời về sự thật đúng nghĩa, một sự thật mà lời nói không thể diễn tả được. Tuy nhiên, thật tiếc là ông không tận dụng được cơ hội ấy. Ông đã gặp Đức Giê-su trong hoàn cảnh mà nơi ấy sự thật được phô bày rõ ràng nhất, nhưng dường như ông không nhận ra được sự thật đó là gì, hay ông không dám chấp nhận đó là sự thật - sự thật về một con người hoàn toàn vô tội bị kết án bất công, sự thật về một tình yêu lớn lao của người bị kết án dành cho những kẻ kết tội mình, và sự thật về một con người vượt lên trên những giới hạn của thế giới hữu hình này. Phi-la-tô đã bỏ mất một cơ hội đáng giá nhất đời ông. Dẫu sao, đó cũng là yếu đuối của con người.
Không chỉ Phi-la-tô yếu đuối, chính chúng ta cũng nhận thấy nơi mình một sự thật là mình yếu đuối. Trong thân phận con người, ai chẳng biết là mình yếu đuối. Tuy nhiên, dám đón nhận sự thật ấy thật lòng thì không dễ. Phi-la-tô đã biết là ông yếu và ông thiếu sự thật, nhưng chấp nhận học sự thật thì không. Ông không thể bỏ danh xưng người cầm cán cân sự thật để đi học cho biết sự thật được. Lòng tự ái khiến ông không thể chấp nhận sự thật. Trước bị cáo Giê-su, ông đã để cho lòng tự ái che mất lương tâm, còn trước nguyên cáo dân chúng, ông lại bị lòng tự cao gạt mất sự can đảm. Ai trong chúng ta lại không nhận thấy cả lòng tự ái và tự cao ấy của Phi-la-tô nơi chính mình. Lòng tự ái khiến chúng ta không dám chấp nhận yếu đuối của mình, lòng tự cao khiến chúng ta không thấy mình có yếu đuối. Thánh Phao-lô đã căn dặn các tín hữu thành Cô-rin-tô: “ai tưởng mình đang đứng vững, thì hãy coi chừng kẻo ngã” (1Cr 10, 12). Ngài không có ý làm cho các tín hữu của ngài phải thu mình lại và không phát huy sự năng động của họ, nhưng ngài chỉ nhắc họ rằng: “hãy thành thật với chính mình”. Chỉ khi thành thật với chính mình, người ta mới loại bỏ được cả lòng tự ái và tự cao, để đổi lấy lòng tự trọng, là một trong những điều quý giá nhất của con người.
Với lòng tự trọng, chúng ta nhận thấy rằng mình không phải là tuyệt đối; điều đó cũng đồng nghĩa với sự thật là “chúng ta không biết sự thật trọn vẹn”. Tuy nhiên, chúng ta được hứa rằng, chúng ta sẽ được dẫn đến sự thật trọn vẹn. Chúa Giê-su đã hứa: Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn (Ga 16,13). Chúng ta chỉ có thể nhận biết sự thật khi chúng ta chấp nhận sự hướng dẫn của Thánh Thần. Quả thật, chúng ta chỉ biết một phần của sự thật mà thôi, và cũng không thể tự mình biết về sự thật trọn vẹn. Điều này cũng có nghĩa rằng chúng ta phải khiêm tốn hơn trong khi cùng với người khác đi tìm sự thật, hay nói đúng hơn cùng với người khác để cho Thánh Thần hướng dẫn. Bởi vì chúng ta không nắm sự thật trọn vẹn nên chúng ta cần đến người khác và cần đến Thánh Thần. Do đó, chỉ khi chúng ta chấp nhận mình chỉ biết một phần của sự thật, chúng ta mới có đủ kiên nhẫn để bao dung với người khác và bao dung với cả chính mình.
Dù cho sự thật là chúng ta yếu đuối và sự thật là chúng ta không biết sự thật trọn vẹn, nhưng vẫn có sự thật khó có thể tin được là “Giê-su vẫn mời chúng ta làm chứng cho sự thật”. Một Thiên Chúa đã làm một cuộc đánh liều, Ngài tin tưởng một sự thành thật nhỏ bé để trao một nhiệm vụ lớn lao – làm chứng cho sự thật. Bóng tối đã che mất sự thật, và Ngài muốn chúng ta thắp lại ánh sáng sự thật lên. Sống trên đời có ai lại muốn mình bị lừa dối? Thật đau khổ và có thể cả oán giận khi biết rằng người ta không chân thật với mình. Thiên Chúa mong ước cho con người không trói buộc nhau bởi đau khổ ấy. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể làm được điều ấy nếu chúng ta biết múc lấy nguồn sức mạnh từ chính Thiên Chúa, vì một khi chúng ta dấn bước vào nhiệm vụ lớn lao của Thiên Chúa với sự thật thà, chúng ta sẽ thấy mình thua thiệt. Nếu không có sức mạnh từ Thiên Chúa, điều thua thiệt ấy sẽ vượt quá sức chịu đựng của chúng ta, bởi sự thua thiệt ấy không chỉ đến từ bên ngoài, nhưng nó còn đến từ cảm nhận nơi lòng chúng ta.
Các bạn trẻ thân mến,
Sống trong sự thật cũng có nghĩa rằng chúng ta chấp nhận chịu thua thiệt, và chịu gặp thêm chút khó khăn trong cuộc sống vốn có nhiều cạnh tranh. Tuy nhiên, là con người, chúng ta nhận thấy còn có điều gì đó cao hơn và giá trị hơn những lợi lộc và dễ giải. Giê-su mời chúng ta tiếp tục sứ mạng của Ngài, sứ mạng làm chứng cho sự thật. Và Ngài hứa sẽ ở cùng chúng ta trong sứ mạng này.
Hà Thanh Bình
Trước những điều nghe lạ tai, con nít thường hỏi lại “có thật không?”, hoặc đáp lại một câu phỏng đoán “nói xạo!” để nghe phản ứng của người đang nói. Trẻ thơ mong chờ những điều người lớn nói với chúng là điều thật. Vì thế, với lòng mong ước ấy, đôi khi chúng thật hóa cả những điều không có thật. Như thế mới thấy, từ bước đầu của cuộc đời, trẻ thơ đã quý trọng giá trị của sự thật, cho dù sự thật đối với chúng là một điều gì đó rất đơn sơ. Khi trưởng thành, với những kinh nghiệm của bản thân và va chạm với cuộc sống người ta nhận thấy sự thật thách đố hơn nhưng cũng ý nghĩa hơn.
Các bạn trẻ thân mến,
Trước những điều nghe lạ tai, con nít thường hỏi lại “có thật không?”, hoặc đáp lại một câu phỏng đoán “nói xạo!” để nghe phản ứng của người đang nói. Trẻ thơ mong chờ những điều người lớn nói với chúng là điều thật. Vì thế, với lòng mong ước ấy, đôi khi chúng thật hóa cả những điều không có thật. Như thế mới thấy, từ bước đầu của cuộc đời, trẻ thơ đã quý trọng giá trị của sự thật, cho dù sự thật đối với chúng là một điều gì đó rất đơn sơ. Khi trưởng thành, với những kinh nghiệm của bản thân và va chạm với cuộc sống người ta nhận thấy sự thật thách đố hơn nhưng cũng ý nghĩa hơn.
Trong lần gặp gỡ hiếm hoi với Đức Giê-su, Phi-la-tô dù trong tư cách là một thẩm phán ông cũng phải thừa nhận rằng ông không biết sự thật. Sự gặp gỡ thật kỳ lạ, một cuộc thẩm tra của một quan tòa đối với một bị cáo, nghĩa là quan tòa sẽ căn cứ vào sự thật để phân xử bị cáo, vậy mà chính quan tòa phải hỏi bị cáo: “sự thật là gì?” (Ga 18,38). Phi-la-tô đã thú nhận sự thật, sự thật là chính ông không biết sự thật. May mắn cho ông, ông đã hỏi đúng người. Ông đã nhận được câu trả lời về sự thật đúng nghĩa, một sự thật mà lời nói không thể diễn tả được. Tuy nhiên, thật tiếc là ông không tận dụng được cơ hội ấy. Ông đã gặp Đức Giê-su trong hoàn cảnh mà nơi ấy sự thật được phô bày rõ ràng nhất, nhưng dường như ông không nhận ra được sự thật đó là gì, hay ông không dám chấp nhận đó là sự thật - sự thật về một con người hoàn toàn vô tội bị kết án bất công, sự thật về một tình yêu lớn lao của người bị kết án dành cho những kẻ kết tội mình, và sự thật về một con người vượt lên trên những giới hạn của thế giới hữu hình này. Phi-la-tô đã bỏ mất một cơ hội đáng giá nhất đời ông. Dẫu sao, đó cũng là yếu đuối của con người.
Không chỉ Phi-la-tô yếu đuối, chính chúng ta cũng nhận thấy nơi mình một sự thật là mình yếu đuối. Trong thân phận con người, ai chẳng biết là mình yếu đuối. Tuy nhiên, dám đón nhận sự thật ấy thật lòng thì không dễ. Phi-la-tô đã biết là ông yếu và ông thiếu sự thật, nhưng chấp nhận học sự thật thì không. Ông không thể bỏ danh xưng người cầm cán cân sự thật để đi học cho biết sự thật được. Lòng tự ái khiến ông không thể chấp nhận sự thật. Trước bị cáo Giê-su, ông đã để cho lòng tự ái che mất lương tâm, còn trước nguyên cáo dân chúng, ông lại bị lòng tự cao gạt mất sự can đảm. Ai trong chúng ta lại không nhận thấy cả lòng tự ái và tự cao ấy của Phi-la-tô nơi chính mình. Lòng tự ái khiến chúng ta không dám chấp nhận yếu đuối của mình, lòng tự cao khiến chúng ta không thấy mình có yếu đuối. Thánh Phao-lô đã căn dặn các tín hữu thành Cô-rin-tô: “ai tưởng mình đang đứng vững, thì hãy coi chừng kẻo ngã” (1Cr 10, 12). Ngài không có ý làm cho các tín hữu của ngài phải thu mình lại và không phát huy sự năng động của họ, nhưng ngài chỉ nhắc họ rằng: “hãy thành thật với chính mình”. Chỉ khi thành thật với chính mình, người ta mới loại bỏ được cả lòng tự ái và tự cao, để đổi lấy lòng tự trọng, là một trong những điều quý giá nhất của con người.
Với lòng tự trọng, chúng ta nhận thấy rằng mình không phải là tuyệt đối; điều đó cũng đồng nghĩa với sự thật là “chúng ta không biết sự thật trọn vẹn”. Tuy nhiên, chúng ta được hứa rằng, chúng ta sẽ được dẫn đến sự thật trọn vẹn. Chúa Giê-su đã hứa: Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn (Ga 16,13). Chúng ta chỉ có thể nhận biết sự thật khi chúng ta chấp nhận sự hướng dẫn của Thánh Thần. Quả thật, chúng ta chỉ biết một phần của sự thật mà thôi, và cũng không thể tự mình biết về sự thật trọn vẹn. Điều này cũng có nghĩa rằng chúng ta phải khiêm tốn hơn trong khi cùng với người khác đi tìm sự thật, hay nói đúng hơn cùng với người khác để cho Thánh Thần hướng dẫn. Bởi vì chúng ta không nắm sự thật trọn vẹn nên chúng ta cần đến người khác và cần đến Thánh Thần. Do đó, chỉ khi chúng ta chấp nhận mình chỉ biết một phần của sự thật, chúng ta mới có đủ kiên nhẫn để bao dung với người khác và bao dung với cả chính mình.
Dù cho sự thật là chúng ta yếu đuối và sự thật là chúng ta không biết sự thật trọn vẹn, nhưng vẫn có sự thật khó có thể tin được là “Giê-su vẫn mời chúng ta làm chứng cho sự thật”. Một Thiên Chúa đã làm một cuộc đánh liều, Ngài tin tưởng một sự thành thật nhỏ bé để trao một nhiệm vụ lớn lao – làm chứng cho sự thật. Bóng tối đã che mất sự thật, và Ngài muốn chúng ta thắp lại ánh sáng sự thật lên. Sống trên đời có ai lại muốn mình bị lừa dối? Thật đau khổ và có thể cả oán giận khi biết rằng người ta không chân thật với mình. Thiên Chúa mong ước cho con người không trói buộc nhau bởi đau khổ ấy. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể làm được điều ấy nếu chúng ta biết múc lấy nguồn sức mạnh từ chính Thiên Chúa, vì một khi chúng ta dấn bước vào nhiệm vụ lớn lao của Thiên Chúa với sự thật thà, chúng ta sẽ thấy mình thua thiệt. Nếu không có sức mạnh từ Thiên Chúa, điều thua thiệt ấy sẽ vượt quá sức chịu đựng của chúng ta, bởi sự thua thiệt ấy không chỉ đến từ bên ngoài, nhưng nó còn đến từ cảm nhận nơi lòng chúng ta.
Các bạn trẻ thân mến,
Sống trong sự thật cũng có nghĩa rằng chúng ta chấp nhận chịu thua thiệt, và chịu gặp thêm chút khó khăn trong cuộc sống vốn có nhiều cạnh tranh. Tuy nhiên, là con người, chúng ta nhận thấy còn có điều gì đó cao hơn và giá trị hơn những lợi lộc và dễ giải. Giê-su mời chúng ta tiếp tục sứ mạng của Ngài, sứ mạng làm chứng cho sự thật. Và Ngài hứa sẽ ở cùng chúng ta trong sứ mạng này.
Hà Thanh Bình