Dan Lee
11-26-2010, 09:28 PM
“Khi mặt trời vắng bóng”
Khi lời nguyền khuất lấp
Nghe lạc loài kiếp sống sao mỏi mong.”
( Nguyễn Trung Cang - Thương Nhau Ngày Mưa)
(Mt 3: 1-12)
Câu chuyện “Khi mặt trời vắng bóng”, “khi lời nguyền khuất lấp” mà bần đạo muốn phiếm, hôm nay, bắt đầu bằng một sự kiện đầy chất thông tin, nóng bỏng. Thông những tin, là thông suốt mọi tin tức…mình nhận được từ nhiều phía. Có những phiá/những điều gồm tóm trong tin…tức mình, được chuyển đạt đến mọi người trong/ngoài nhà Đạo, lẹ như sau:
“Chỉ trong một vài câu nói sắp được chính thức công bồ, người đứng đầu Toà thánh Vatican, Đức Giáo Hoàng Bênêđíchtô 16 như đã bắt đầu xoá bỏ giáo điều cấm sử dụng bao cao su mà cho đến gần đây giới lãnh đạo Giáo hội Công giáo vẫn còn cực lực phản đối.
Dù chỉ chấp nhận việc dùng bao cao su trong trường hợp cụ thể là phòng chống SIDA, thay đổi lập trường của Đức Giáo Hoàng Bênêđíchtô 16 đã được nhiều giới hoan nghênh.” (x. Trọng Nghĩa, TAGS. Các vấn đề xã hội-Phân tích-SIDA-VATICAN, tin và ảnh của Reuters 22/11/2010)
Tin và ảnh, từ các nguồn văn bản/báo chí rất khác nhau, loan truyền đến nhiều giới những nhận định của Đấng Bề Trên trong Đạo từng chống lại mọi toan tính sử dụng các “cụ bị” hầu phòng chống căn bệnh nan y, khó chữa. Nhận định của Đức Giáo Hoàng, được ghi rõ qua lời trích và dịch từ bài phỏng vấn bằng tiếng Đức, có lời lẽ như sau:
“Trong một số trường hợp, khi ý định là để giảm nguy cơ lây nhiễm, hành động đó (tức: dùng bao cao su) vẫn có thể là bước khởi đầu để mở đường cho cuộc sống tình dục khác, nhân ái hơn.” (x. bđd)
Và, cơ quan thông tấn nọ còn ghi thêm:
“Để minh hoạ cho nhận xét của mình, Đức Giáo Hoàng Bênêđíchtô 16 đã nêu ra một ví dụ duy nhất, về “người đàn ông hành nghề mại dâm”, cho rằng việc người này dùng bao cao su “có thể là bước đầu tiên hướng tới hành động hợp lý, có trách nhiệm cho phép nhận thức lại rằng không phải mọi thứ đều được phép, và mọi người không thể làm tất cả mọi điều mà mình muốn.” (x. bđd)
“Không phải mọi thứ đều được phép”, phải chăng đây là phán quyết, cũng “vô ngộ”? Hay chỉ là, một trong những lời khuyên từ hôm trước, tuy không mang tính “vô ngộ”, vì không là tín điều và cũng chẳng xuất phát từ “tông toà” của đấng bậc chủ quản Giáo hội La Mã, nhưng đã thay đổi dù một chút, vẫn kéo theo những xáo trộn về uy tín? Uy tín, chứ không phải niềm tin, vào đấng ở trên.
Thật ra, câu hỏi đặt ra như thế, nào ai dám trả lời. Có trả những lời từng hỏi, chỉ là một kiếm tìm nhận định nào đó, rất rập khuôn! Rập khuôn không, cũng khó nói. Bởi, ngay trong nhà Đạo thời nay, cũng đà thấy xuất hiện nhiều chiều hướng tuy là tư duy chính quy, nhưng không cùng văn mạch, thần quyền. Thành thử, vẫn là những kiếm tìm rất kéo dài. Kiếm và tìm ánh sáng soi tỏ mọi ngõ ngách cuộc đời, nhiều lấn cấn. Lấn cấn nhất, là các ý kiến khá đối chọi. Cãi tranh. Dành được bàn.
Một trong những luận bàn khá khúc chiết, tìm được ở Úc, từ đấng bậc tên tuổi, rất Dòng Tên:
“Theo thiển ý, lời Đức Giáo Hoàng thật ra không đáng kể về nội dung cho bằng rất đáng để kể về cung cách. Ý tôi muốn nói, là: ngài cũng đã tham gia chuyện trò cùng nhà báo, về những giá trị luân lý lâu nay tự giam hãm trong nguyên tắc làm nền, nhưng vẫn đi vào với hoàn cảnh của cuộc sống, rất người. Cung cách, là cách thức của một chuyện trò thân mật giữa ngài và giới truyền thông đại chúng. Một chuyện trò, mà lâu nay vắng bóng lời công bố với chúng dân, từ nhà Đạo thời cận đại.
Trong khuôn khổ của suy tư nhà Đạo về bất cứ vấn đề có liên quan đến cuộc sống con người, để người người biết mà sống, vẫn thấy xảy ra hai loại chuyện trò. Một là, lối nói trừu tượng về bậc thang giá trị. Thông thường, nhà Đạo mình khi giáo huấn về dục tính, cung cách phát biểu thường mang dáng dấp của ngôn từ chứa đựng tình thương yêu. Với nhà Đạo, hành động giao hoan tình dục thường vẫn bị cột chặt vào với hôn nhân. Đôi lúc, cũng cởi mở để đi vào cuộc sống. Dục tính mà nhà Đạo hiểu, vẫn nối kết với tình thương yêu và lòng tự trọng. Xem như thế, thì bao cao su đâu nào có chỗ đứng, ở trong đó.
Lối chuyện trò theo kiểu đó, lâu nay chỉ dẫn đến toà cáo giải, hoặc đường hướng thiêng liêng, rất súc tích. Nói thế có nghĩa: dân con mọi người có bổn phận đem nguyên tắc của mọi giáo huấn về luân lý của nhà Đạo vào thực tại cuộc sống, cũng như hành trình của đạo đức. Rồi từ đó, không thoát khỏi vấn để về niềm tin, luôn đính kèm.
Những năm gần đây, nhiều giới chức trong Đạo (trong đó thất có cả vai trò của Toà thánh) đã nhận ra rằng giá trị luân lý nằm trong giáo huấn của Hội thánh, đặc biệt là những điều có liên quan đến dục tính và giá trị cuộc sống của con người, đang chịu nhiều áp lực từ các nền văn hoá của phương Tây. Bởi lẽ, mọi người đều tin rằng: mọi cố gắng muốn vượt thoát các khó khăn đều bị nghi là chỉ muốn lý sự để tấn công các giá trị ấy.
Vì thế nên, mọi cuộc chuyện trò có tính mục vụ lâu nay vẫn bị quên lãng. Lãng và quên, để hỗ trợ cho một khẳng định đạo đức có nguyên tắc, dù cho nó có quy vào việc sử dụng bao cao su để đối phó với căn bệnh ngặt nghèo là SIDA hoặc có để kéo dài sự sống, hay không. Trao đổi mục vụ lại quên lãng những yếu tố đó, dẫn đến cảm giác tạo cho con người để nghĩ rằng Hội thánh chăm lo bảo vệ nền luân lý trừu tượng, nhiều hơn là chăm sóc con dân của mình. Lại càng khó hơn, khi buộc lòng phải cổ võ nhân sinh quan của nhà Đạo về cuộc sống.
Thế nên, cuộc chuyện trò phỏng vấn giữa Đức Giáo Hoàng và giới truyền thông đại chúng, là việc rất hãn hữu. Đáng kể. Đáng kể, là bởi ở nơi đó, ngài tạo mẫu cho một chuyện trò mục vụ khả dĩ đối đầu một cách có sáng tạo với cảnh tình và hành trình riêng gtư của các con người người bình thường, ở đời. Ngài đã đặt mình ứng hợp với sự việc của người đàn ông hành nghề mại dâm bị nhiễm SIDA đã chọn lựa sử dụng bao cao su. Và chính ngài có nói: “Đây có thể là bước đầu hướng tới hành động hợp đạo lý, có trách nhiệm cho phép nhận thức rằng: không phải mọi thứ đều được phép, và mọi người không thể làm tất cả mọi điều mình muốn làm.”
Xem như thế, có nghĩa là: Đức Giáo Hoàng nay đã nhận thức đưọc tầm quan trọng của tình trạng người đàn ông hành nghề mại dâm đã biết định hướng cho hành động của mình. Ngài cũng công nhận rằng hành động của người ấy cần đưa vào bối cảnh một hành trình đạo lý trong đó ngay cả hành xử mơ hồ vẫn có thể có ý nghĩa tích cực.”
Trong tầm nhìn như thế, lời Đức Giáo Hoàng phát biểu không có nghiã đã phác hoạ việc phê chuẩn rất chung chung để sử dụng bao cao su. Điều đó chỉ có nghĩa: ngài đặt nặng ưu tiên lên chiều kích đạo đức trong cuộc sống của con người. Ý nghĩa đáng kể nơi lời ngài, là nhận ra thực tại cho thấy Chúa mời gọi mỗi người đi vào hành trình trong đó có cả những điểm yếu lẫn sơ xuất mà đôi lúc ta vẫn đối đầu, nhất là ở vào hoàn cảnh khó mà khẳng định về luấn lý. Tất cả chỉ để nói lên sự cần thiết phải biết phục hồi tính cách mục vụ, cũng như lý thuyết cho ngôn ngữ về đạo đức, mỗi khi ta đề cập đến hành trình này.” (x. Lm Andrew Hamilton sj, Pope models condom conversation, 23/11/2010).
Nói theo bài bản của đấng bậc, thì như thế. Nhưng, nôm na la cà với nghệ sĩ, có lẽ người người sẽ không nói, nhưng lại hát:
“Bao là tình thắm thiết
Cho dài ngày nuối tiếc
Thương nhiều rồi cũng cách xa mà thôi.
Mưa từng ngày thiết tha
Mưa bàng hoàng xót xa
Còn mưa mãi giữa bơ vơ nắng trong mơ.”
(Nguyễn Trung Cang – bđd)
Hát gì thì hát, hát nhiều hát ít đâu có nghĩa sẽ làm vơi đi nỗi ưu tư lắng đọng của những người đang sống trong cảnh tình đôi ngả, như câu nói “tại anh, tại ả, tại cả hai người”. Nói gì thì nói, nói cho nhiều cũng sẽ như “bút sa gà chết”. Chí ít, là bút và lời nói, từ đấng bậc bề trên.
Nếu để mọi người tha hồ được phép nói –chứ, không là “được phép làm mọi sự”, như lời Đức Giáo Hoàng- tưởng cũng nên nghe thêm một ý kiến, từ người khác. Ở truyền thông đại chúng, rất như sau:
‘Đầu năm nay, Nicholas Kristof, một ký giả của tờ New York Times được gửi đến vùng sâu vùng xa, xem người người ở đó sống Đạo ra sao. Anh có gửi cảm nghĩ của anh về giáo hội Công giáo mà anh mục kích trong chuyến viễn du này, như sau: “Tôi nhận thấy hiện đang có hai Giáo hội Công giáo, sống ở đây. Một là, hệ cấp rất cứng ngắc của Vatican gồm những vị đàn ông xem ra khó có thể sờ chạm hoặc gặp gỡ, khi các ngài ra lệnh cấm đoán việc sử dụng bao cao su cả với các cặp vợ chồng mà một bên đang bị SIDA-dương tính. Đối với tôi, Giáo hội này đã và đang bị ám ảnh về các tín điều và luật lệ, để rồi bị quẫn trí với nền công lý xã hội. Tất cả những chuyện như thế, là những vang vọng rất hiện đại, là phóng ảnh của nhóm người có tên là Pharisêu mà Đức Kitô vẫn chỉ trích.”
Giáo hội kia, lại làm nhiều điều tốt đẹp hơn cho con người, mà có lẽ từ xưa tới nay chưa từng thấy như thế. Giáo hội này luôn tìm cách hỗ trợ các tổ chức trợ giúp đặc biệt như Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo, Caritas, là những tổ chức từng cứu sống biết bao nhiêu mạng người. Đó là Giáo hội của các linh mục Ba Tây luôn phấn đấu chống chọi căn bệnh hiểm nghèo SIDA. Có một linh mục trong nhóm trên từng thổ lộ với tôi rằng: “Nếu ông là Giáo Hoàng, ông sẽ xây dựng một xưởng máy sản xuất bao cao su ngay bên trong toà thánh Vatican để cứu sống nhiều mạng người”. Buồn thay, thực tế lại không được thế. Có lẽ, cũng tuỳ vào khuynh hướng của mỗi người khi đăng ký gia nhập trường phái giải đoán lý thuyết thần học rất chộn rộn, mới thấy rằng lời phát biểu tung trời của Đức Giáo Chủ Bênêđíchtô 16 với nhà báo Seewald về việc sử dụng bao cao su để phòng chống chuyện lây lan của căn bệnh SIDA, đã tác động như cú “đâm sau lưng chiến sĩ”, đến thế nào.
Nhiều lúc nghĩ mà thấy tội cho các tu sĩ ở tuyến đầu chống bệnh SIDA là các nữ tu làm việc ở bệnh viện lâu lâu cứ phải quỳ mọp xuống đất mà cất lên lời nguyện cầu giản đơn cho các nạn nhân căn bệnh ngặt nghèo ấy, để làm vui lòng Chúa.
Đã nhiều lần tôi cũng dám thách thức Giáo hội Công giáo “phía bên kia” khi thấy sợ trước công việc thường ngày của các nữ tu nơi tuyến đầu của cuộc chiến chống SIDA như thế. Ở các thôn làng Châu Phi tràn ngập những SIDA, thì chính các nữ tu, những vị ẩn mình dưới áo blouse mầu trắng của y tá hoặc cố vấn bệnh viện, là những người buộc phải đưa ra câu trả lời mỗi khi có người hỏi: Tôi phải nói sao đây với vợ tôi/chồng tôi là tôi đã bị “dính chấu”? Làm sao giúp các em bé còn trong bụng mẹ? Ai sẽ là người nuôi gia đình tôi đây? Chính các nữ tư ở tuyến đầu ấy mới là người cho họ thuốc chữa. Cũng là người cầu nguyện hoặc chữa chạy cho họ được khỏi bệnh khi biết chắc là họ chẳng thể nào thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Chính các nữ tu ấy là người ôm xác bệnh nhân khi họ trút hơi thở cuối cùng…
Tôi có dịp nói chuyện với Nữ tu Rose Bernard Groth, nay cũng đã tròm trèm 80 tuổi đời, với 25 năm kinh nghiệm làm việc chống bệnh SIDA, ở tuyến đầu. Có lần sơ nói: ở những làng hẻo lánh vùng sâu/vùng xa bên Châu Phi, nơi nữ tu chúng tôi từng sống và làm việc, thì phụ nữ ở đây không có quyền thương thảo về chuyện ăn nằm với chồng khi biết chồng mình bị SIDA. Cả những lúc các bà dám khất lần chuyện ăn nằm, thì đa phần là vợ bệnh nhân sẽ bị ăn đòn đến gẫy răng hoặc rục xương, ngay tức thời. Và, lúc chị đi nhà thờ dự lễ, cha với cố vẫn cứ đe: “Giáo hội không cho phép con sử dụng bao cao su đâu đấy nhé!” Trong những trường hợp như thế, tôi thường tự hỏi các bà vợ nhà quê ấy làm sao các bà có thể bảo vệ được chính mình …
Có lần tôi được tiếp chuyện với chị Elizabeth Reid, từng là cố vấn cho cựu Thủ tướng Úc Gough Whitlam về các vấn đề phụ nữ, chị là người có 30 năm kinh nghiệm hoạt động cho các cơ sở của Giáo hội Công Giáo ở Papua Tân Ghinê. Trong một buổi mạn đàm về giáo hội và dục tính, chị có nói: “Ở đây, có hai giáo hội Công giáo. Một, chuyên chú thần học và một về mục vụ. Giáo hội đầu, là giáo hội ta nhận biết trên các trang đầu của truyền thông, là giáo hội tuyên bố rất to rất mạnh về các tín điều. Còn Giáo hội sau, là giáo hội âm thầm, đầy tính chất người hơn cả. Giáo hội sau, chuyên chú về các tương quan trầm lắng giữa nhà cố vấn và người nhận lời khuyên. Ở đây, người ta vẫn còn có đủ khả năng để nhận thức, suy nghĩ và hành động theo tiếng nói của lương tâm. Tôi không là thần học gia, mà chỉ là nhân chứng nay đây mai đó theo nghĩa dám nhận ra là chỉ Giáo hội nào biết chuyên chăm mục vụ, mới là Giáo hội thành công, trong mọi mặt. Thành công theo nghĩa dám thực hiện các chương trình đặc trưng mang tính xót thương và nhân bản, đúng nghĩa của Đạo Công giáo. Họ vẫn tồn tại, dù Giáo hội kia cứ cố thuyết phục họ bằng những luận giải thần học. Nói cách khác, thần học của Giáo hội này dựa trên duy nhất chỉ một tín điều, không sáo ngữ, nhưng theo ngôn từ của nữ tu này, thì đại loại là: “Nếu hôm nay Đức Giêsu có mặt ở đất miền này, thử hỏi Ngài sẽ hành động ra sao? Có lẽ Ngài sẽ đặt chân đến nơi đây để giúp những người bệnh như thế này, chứ nhỉ? Cũng thế, tôi đến đây để giúp những con nguời khốn khổ như thế này đây. Và, đó là công việc tôi đang làm. Chỉ thế thôi.”
Nữ tu Elisabeth nói đúng. Có những vị đích thực là tín hữu Đức Kitô đang sống trong Giáo hội Công giáo, cũng như trong hầu hết các giáo phái hoặc trường phái nào khác. Họ vẫn hiện diện và tồn tại, dù Giáo hội có đưa ra những huấn thị theo kiểu nào cũng mặc. Họ hiện diệnt trong Hội thánh chẳng vì Hội thánh đưa ra các giáo huấn như thế, nhưng họ vẫn hoạt động như người tốt lành. Nhưng nói về Giáo hội của Đức Giáo Hoàng và các vị dưới trướng của ngài, đâu có thế. Tại sao quý vị lại cứ đi nghe những chuyện khùng điên như thế. Tôi chẳng có ý bài xích gì hết. Nhưng bản chất con người vốn rất lạ. Bởi, cách đây không lâu lắm có những vị không chịu nghe lời Đức Giáo hoàng đều đã bị thiêu sống. Những người thiêu sống các vị này, phải chăng họ cũng đại diện cho Chúa cả đấy chứ? Tôi nào dám nghĩ như thế.” (x. Jo Chandler, Condom conversion validates Catholic action on the front line, 23/11/2010).
Là nữ tu, chị Elizabeth đã trả lời, chỉ như thế. Là nghệ sĩ, chắc bạn bè sẽ chỉ muốn hát:
“Như giọt buồn nước mắt
Mưa ngại ngùng héo hắt
Thương người về buốt giá trên đường xa.”
(Nguyễn Trung Cang – bđd)
“Thương người buốt giá, trên đường xa”. Đúng thế. Rất nhiều vị trong Hội thánh, cũng đang “thương người về buốt giá”, nhưng không cứ là đường xa hay đường gần. Gần nhất, ở nước Úc, nay lại có nữ phụ tên Liz Hannan, cũng thương người như mọi người, chẳng cần biết người ấy là phụ nữ hay nam nhân, qua các ý kiến rất như sau:
“Ý kiến rất mới đây của Đức Giáo Hoàng về việc sử dụng bao cao su, đã dấy lên một làn sóng phản ứng khá dữ dội. Có người không tin đó là chuyện thật. Kẻ lại nổi giận hoặc mừng vui, có đủ cả. Thậm chí nhiều vị còn tung lên các trang mạng đó đây để bầy tỏ ý kiến và lập trường, rất khác biệt. Trong các ý kiến nổi bật, có người hỏi: sao Đức Giáo Hoàng chỉ lấy ví dụ về “người-đàn-ông-hành-nghề-mại-dâm, thôi. Với người phụ nữ làm nghề mãi dâm thì sao? Sao lại cấm gái ăn sương? Sao không hối thúc họ kiêng cữ?”
Và, cũng nên thêm ý kiến của đấng bậc vị vọng, Hồng Y George Pell của Sydney, như sau: “Đây là địa hạt khó khăn và tế nhị, nếu không khéo, sẽ kéo theo những hệ lụy thảm khốc, khó lường. Tôi chưa được đọc văn bản gốc bằng tiếng Đức trích lời Đức Giáo Hoàng, nhưng các trường hợp khó khăn và ngoại lệ có thể sẽ khuyến khích người làm luật đưa ra những đạo luật không mấy tốt đẹp.”
Một phát ngôn viên của Toà thánh, Lm Federico Lombardi, cũng cố gắng chỉnh sửa lối giải thích ý của Đức Giáo Hoàng, nay được phóng đi khắp hoàn cầu, bằng một biện luận bảo rằng: “Không nên coi cung cách lý luận của Đức Giáo Hoàng như đường lối cách mạng, có khúc quanh”.
Và, Paul Collins, cựu linh mục bình luận viên nổi tiếng ở Úc về các vấn đề của Giáo hội Công Giáo cũng có ý kiến như sau: “Những gì Đức Giáo Hoàng muốn nói, Ngài đã nói ra rồi. Còn, việc của Hồng Y Pell và linh mục Lombardi chỉ là tìm cách giới hạn một cuộc sụp đổ về lập trường, thôi. Có thể nói, Đức Giáo Hoàng đang tìm cách mở hé cửa thêm một chút và cho thấy là ngài cũng hiểu chút ít vấn đề. Nói thế tức là ngài cũng đã để cho ánh sáng lọt vào rồi đấy.”
Thật ra thì Paul Collins đang muốn thần học luân lý quay về với thời Trung Cổ, tức: vào thời có tranh chấp, bạn phải chọn lựa sự xấu nào ít tệ hại hơn cả, như việc sử dụng bao cao su tốt hơn là lan truyền bệnh SIDA. Nên Paul Collins nghĩ rằng: khi chỉ lấy ví dụ của người đàn ông hành nghề mại dâm, Đức Giáo Hoàng cũng đã chủ ý nói về trường hợp vợ chồng khác phái ăn nằm với nhau, vẫn có nguy cơ lan truyền mầm bệnh. Và, theo thống kê năm 2006 ở Úc, đã có hơn 5 triệu người Úc nói mình là người Công Giáo. Nhưng không đầy 20% số người này nói là còn đi nhà thờ hàng tuần. Điều đó có nghĩa là trong số những người ấy cũng không còn ngoan Đạo như thế nữa, do Giáo hội quá bảo thủ về mặt xã hội. Cuối cùng, Paul Collins kết luận: Đối với các nền văn hoá phụ hệ, là những nơi ta thường nghe các linh mục tự hỏi mình: Đức Giáo Hoàng mà còn nghĩ thế, thì linh mục bọn tôi phải làm sao đây? Thành thử, vấn đề quan trọng ở đây, là: có dấu hiệu để nhắn nhủ rằng: ở những nước có vấn đề như thế, có lẽ các vị giám mục cũng đến phải nhúng tay vào thôi.”
Theo thần học gia luân lý Dòng Tên là Geoff King, thì việc Đức Giáo Hoàng thay đổi đường hướng một cách bán công khai như thế là cung cách khá cổ điển để nói lên rằng giáo huấn của Hội thánh sẽ đổi thay, một mai thôi. Linh mục G. King có nói với Thông tấn xã Công Giáo rằng: “Đã từ lâu, ta cứ bảo không! Không! Không thể như thế được. Thế rồi, chỉ một luật trừ nho nhỏ xảy đến, và cứ thế luật trừ ấy lan truyền một cách rộng rãi, mãi về sau.”
Nhiều người Công giáo, trong đó có tôi vẫn hy vọng là như thế. Để kết luận, hôm rồi nhân dự lễ phong thánh cho Hồng y John Henry Newman, một nữ tu nhắc lại lời của vị thánh này khi còn sống có nói: “Trên trái đất này, không có gì xấu xí như Giáo hội Công Giáo và cũng chẳng có gì đẹp đẽ bằng Giáo Hội ấy.” Và có lẽ đây là bước khởi đầu, nhè nhẹ, để cất đi cái xấu xí ấy. (x. Liz Hannan, Pope offers lifeline to faithful 23/11/2010)
Về lại với chuyện phiếm nhè nhẹ, hôm nay, có bạn bè khi nghe tin nóng hổi vừa rồi, có đề nghị bần đạo cho một lời phiếm nhè nhẹ và văn vắn, về vấn đề này. Bần đạo vẫn cứ im lặng, chẳng dám nói một câu. Dù câu ấy mang dáng dấp của một đồng thuận hoặc bất bình trước các ý kiến trên, mà chỉ dám về lại với lời ca của nghệ sĩ trên mà ngâm nga. Ngâm rằng:
“Thương nhau thật nhiều biết mấy tin yêu
Cho nhau trọn tình dẫu có điêu linh
Xa nhau trọn đời vẫn nhớ thương nhau.”
(Nguyễn Trung Cang – bđd)
Ngâm nga rồi, bần đạo bèn nhớ lại lời của vị thánh Chủ quản Giáo Hội, khi xưa từng dặn dò mọi người trong Hội thánh, rằng:
“Anh em thân mến,
anh em đang bị lửa thử thách:
đừng ngạc nhiên mà coi đó như một cái gì khác thường
xảy đến cho anh em.
Được chia sẻ những đau khổ của Đức Ki-tô bao nhiêu,
anh em hãy vui mừng bấy nhiêu,
để khi vinh quang Người tỏ hiện,
anh em cùng được vui mừng hoan hỷ.
Nếu bị sỉ nhục vì danh Đức Ki-tô,
anh em thật có phúc,
bởi lẽ Thần Khí vinh hiển và uy quyền,
là Thần Khí của Thiên Chúa,
ngự trên anh em.”
(1Ph 4: 12-14)
Nếu thế thì, việc gì mà phải sợ sệt, dù có đổi thay. Bởi, như lời vị Hồng Y nay thành thánh, chắc chắn trên cõi đời này không có gì đẹp như Hội thánh của ta. Chí ít, là khi Hội thánh đang có bước chuyển mình nào đó, rất quan trọng.
Vậy thì, hỡi bạn và hỡi tôi, ta vẫn có lý để hy vọng. Và, hãy cứ hy vọng để mà sống. Sống rất đẹp như Hội thánh ở thế trần. Hôm nay.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn cứ tin và hy vọng.
Hy vọng rằng:
Rồi ra mọi chuyện sẽ tốt đẹp,
cả thôi.
Khi lời nguyền khuất lấp
Nghe lạc loài kiếp sống sao mỏi mong.”
( Nguyễn Trung Cang - Thương Nhau Ngày Mưa)
(Mt 3: 1-12)
Câu chuyện “Khi mặt trời vắng bóng”, “khi lời nguyền khuất lấp” mà bần đạo muốn phiếm, hôm nay, bắt đầu bằng một sự kiện đầy chất thông tin, nóng bỏng. Thông những tin, là thông suốt mọi tin tức…mình nhận được từ nhiều phía. Có những phiá/những điều gồm tóm trong tin…tức mình, được chuyển đạt đến mọi người trong/ngoài nhà Đạo, lẹ như sau:
“Chỉ trong một vài câu nói sắp được chính thức công bồ, người đứng đầu Toà thánh Vatican, Đức Giáo Hoàng Bênêđíchtô 16 như đã bắt đầu xoá bỏ giáo điều cấm sử dụng bao cao su mà cho đến gần đây giới lãnh đạo Giáo hội Công giáo vẫn còn cực lực phản đối.
Dù chỉ chấp nhận việc dùng bao cao su trong trường hợp cụ thể là phòng chống SIDA, thay đổi lập trường của Đức Giáo Hoàng Bênêđíchtô 16 đã được nhiều giới hoan nghênh.” (x. Trọng Nghĩa, TAGS. Các vấn đề xã hội-Phân tích-SIDA-VATICAN, tin và ảnh của Reuters 22/11/2010)
Tin và ảnh, từ các nguồn văn bản/báo chí rất khác nhau, loan truyền đến nhiều giới những nhận định của Đấng Bề Trên trong Đạo từng chống lại mọi toan tính sử dụng các “cụ bị” hầu phòng chống căn bệnh nan y, khó chữa. Nhận định của Đức Giáo Hoàng, được ghi rõ qua lời trích và dịch từ bài phỏng vấn bằng tiếng Đức, có lời lẽ như sau:
“Trong một số trường hợp, khi ý định là để giảm nguy cơ lây nhiễm, hành động đó (tức: dùng bao cao su) vẫn có thể là bước khởi đầu để mở đường cho cuộc sống tình dục khác, nhân ái hơn.” (x. bđd)
Và, cơ quan thông tấn nọ còn ghi thêm:
“Để minh hoạ cho nhận xét của mình, Đức Giáo Hoàng Bênêđíchtô 16 đã nêu ra một ví dụ duy nhất, về “người đàn ông hành nghề mại dâm”, cho rằng việc người này dùng bao cao su “có thể là bước đầu tiên hướng tới hành động hợp lý, có trách nhiệm cho phép nhận thức lại rằng không phải mọi thứ đều được phép, và mọi người không thể làm tất cả mọi điều mà mình muốn.” (x. bđd)
“Không phải mọi thứ đều được phép”, phải chăng đây là phán quyết, cũng “vô ngộ”? Hay chỉ là, một trong những lời khuyên từ hôm trước, tuy không mang tính “vô ngộ”, vì không là tín điều và cũng chẳng xuất phát từ “tông toà” của đấng bậc chủ quản Giáo hội La Mã, nhưng đã thay đổi dù một chút, vẫn kéo theo những xáo trộn về uy tín? Uy tín, chứ không phải niềm tin, vào đấng ở trên.
Thật ra, câu hỏi đặt ra như thế, nào ai dám trả lời. Có trả những lời từng hỏi, chỉ là một kiếm tìm nhận định nào đó, rất rập khuôn! Rập khuôn không, cũng khó nói. Bởi, ngay trong nhà Đạo thời nay, cũng đà thấy xuất hiện nhiều chiều hướng tuy là tư duy chính quy, nhưng không cùng văn mạch, thần quyền. Thành thử, vẫn là những kiếm tìm rất kéo dài. Kiếm và tìm ánh sáng soi tỏ mọi ngõ ngách cuộc đời, nhiều lấn cấn. Lấn cấn nhất, là các ý kiến khá đối chọi. Cãi tranh. Dành được bàn.
Một trong những luận bàn khá khúc chiết, tìm được ở Úc, từ đấng bậc tên tuổi, rất Dòng Tên:
“Theo thiển ý, lời Đức Giáo Hoàng thật ra không đáng kể về nội dung cho bằng rất đáng để kể về cung cách. Ý tôi muốn nói, là: ngài cũng đã tham gia chuyện trò cùng nhà báo, về những giá trị luân lý lâu nay tự giam hãm trong nguyên tắc làm nền, nhưng vẫn đi vào với hoàn cảnh của cuộc sống, rất người. Cung cách, là cách thức của một chuyện trò thân mật giữa ngài và giới truyền thông đại chúng. Một chuyện trò, mà lâu nay vắng bóng lời công bố với chúng dân, từ nhà Đạo thời cận đại.
Trong khuôn khổ của suy tư nhà Đạo về bất cứ vấn đề có liên quan đến cuộc sống con người, để người người biết mà sống, vẫn thấy xảy ra hai loại chuyện trò. Một là, lối nói trừu tượng về bậc thang giá trị. Thông thường, nhà Đạo mình khi giáo huấn về dục tính, cung cách phát biểu thường mang dáng dấp của ngôn từ chứa đựng tình thương yêu. Với nhà Đạo, hành động giao hoan tình dục thường vẫn bị cột chặt vào với hôn nhân. Đôi lúc, cũng cởi mở để đi vào cuộc sống. Dục tính mà nhà Đạo hiểu, vẫn nối kết với tình thương yêu và lòng tự trọng. Xem như thế, thì bao cao su đâu nào có chỗ đứng, ở trong đó.
Lối chuyện trò theo kiểu đó, lâu nay chỉ dẫn đến toà cáo giải, hoặc đường hướng thiêng liêng, rất súc tích. Nói thế có nghĩa: dân con mọi người có bổn phận đem nguyên tắc của mọi giáo huấn về luân lý của nhà Đạo vào thực tại cuộc sống, cũng như hành trình của đạo đức. Rồi từ đó, không thoát khỏi vấn để về niềm tin, luôn đính kèm.
Những năm gần đây, nhiều giới chức trong Đạo (trong đó thất có cả vai trò của Toà thánh) đã nhận ra rằng giá trị luân lý nằm trong giáo huấn của Hội thánh, đặc biệt là những điều có liên quan đến dục tính và giá trị cuộc sống của con người, đang chịu nhiều áp lực từ các nền văn hoá của phương Tây. Bởi lẽ, mọi người đều tin rằng: mọi cố gắng muốn vượt thoát các khó khăn đều bị nghi là chỉ muốn lý sự để tấn công các giá trị ấy.
Vì thế nên, mọi cuộc chuyện trò có tính mục vụ lâu nay vẫn bị quên lãng. Lãng và quên, để hỗ trợ cho một khẳng định đạo đức có nguyên tắc, dù cho nó có quy vào việc sử dụng bao cao su để đối phó với căn bệnh ngặt nghèo là SIDA hoặc có để kéo dài sự sống, hay không. Trao đổi mục vụ lại quên lãng những yếu tố đó, dẫn đến cảm giác tạo cho con người để nghĩ rằng Hội thánh chăm lo bảo vệ nền luân lý trừu tượng, nhiều hơn là chăm sóc con dân của mình. Lại càng khó hơn, khi buộc lòng phải cổ võ nhân sinh quan của nhà Đạo về cuộc sống.
Thế nên, cuộc chuyện trò phỏng vấn giữa Đức Giáo Hoàng và giới truyền thông đại chúng, là việc rất hãn hữu. Đáng kể. Đáng kể, là bởi ở nơi đó, ngài tạo mẫu cho một chuyện trò mục vụ khả dĩ đối đầu một cách có sáng tạo với cảnh tình và hành trình riêng gtư của các con người người bình thường, ở đời. Ngài đã đặt mình ứng hợp với sự việc của người đàn ông hành nghề mại dâm bị nhiễm SIDA đã chọn lựa sử dụng bao cao su. Và chính ngài có nói: “Đây có thể là bước đầu hướng tới hành động hợp đạo lý, có trách nhiệm cho phép nhận thức rằng: không phải mọi thứ đều được phép, và mọi người không thể làm tất cả mọi điều mình muốn làm.”
Xem như thế, có nghĩa là: Đức Giáo Hoàng nay đã nhận thức đưọc tầm quan trọng của tình trạng người đàn ông hành nghề mại dâm đã biết định hướng cho hành động của mình. Ngài cũng công nhận rằng hành động của người ấy cần đưa vào bối cảnh một hành trình đạo lý trong đó ngay cả hành xử mơ hồ vẫn có thể có ý nghĩa tích cực.”
Trong tầm nhìn như thế, lời Đức Giáo Hoàng phát biểu không có nghiã đã phác hoạ việc phê chuẩn rất chung chung để sử dụng bao cao su. Điều đó chỉ có nghĩa: ngài đặt nặng ưu tiên lên chiều kích đạo đức trong cuộc sống của con người. Ý nghĩa đáng kể nơi lời ngài, là nhận ra thực tại cho thấy Chúa mời gọi mỗi người đi vào hành trình trong đó có cả những điểm yếu lẫn sơ xuất mà đôi lúc ta vẫn đối đầu, nhất là ở vào hoàn cảnh khó mà khẳng định về luấn lý. Tất cả chỉ để nói lên sự cần thiết phải biết phục hồi tính cách mục vụ, cũng như lý thuyết cho ngôn ngữ về đạo đức, mỗi khi ta đề cập đến hành trình này.” (x. Lm Andrew Hamilton sj, Pope models condom conversation, 23/11/2010).
Nói theo bài bản của đấng bậc, thì như thế. Nhưng, nôm na la cà với nghệ sĩ, có lẽ người người sẽ không nói, nhưng lại hát:
“Bao là tình thắm thiết
Cho dài ngày nuối tiếc
Thương nhiều rồi cũng cách xa mà thôi.
Mưa từng ngày thiết tha
Mưa bàng hoàng xót xa
Còn mưa mãi giữa bơ vơ nắng trong mơ.”
(Nguyễn Trung Cang – bđd)
Hát gì thì hát, hát nhiều hát ít đâu có nghĩa sẽ làm vơi đi nỗi ưu tư lắng đọng của những người đang sống trong cảnh tình đôi ngả, như câu nói “tại anh, tại ả, tại cả hai người”. Nói gì thì nói, nói cho nhiều cũng sẽ như “bút sa gà chết”. Chí ít, là bút và lời nói, từ đấng bậc bề trên.
Nếu để mọi người tha hồ được phép nói –chứ, không là “được phép làm mọi sự”, như lời Đức Giáo Hoàng- tưởng cũng nên nghe thêm một ý kiến, từ người khác. Ở truyền thông đại chúng, rất như sau:
‘Đầu năm nay, Nicholas Kristof, một ký giả của tờ New York Times được gửi đến vùng sâu vùng xa, xem người người ở đó sống Đạo ra sao. Anh có gửi cảm nghĩ của anh về giáo hội Công giáo mà anh mục kích trong chuyến viễn du này, như sau: “Tôi nhận thấy hiện đang có hai Giáo hội Công giáo, sống ở đây. Một là, hệ cấp rất cứng ngắc của Vatican gồm những vị đàn ông xem ra khó có thể sờ chạm hoặc gặp gỡ, khi các ngài ra lệnh cấm đoán việc sử dụng bao cao su cả với các cặp vợ chồng mà một bên đang bị SIDA-dương tính. Đối với tôi, Giáo hội này đã và đang bị ám ảnh về các tín điều và luật lệ, để rồi bị quẫn trí với nền công lý xã hội. Tất cả những chuyện như thế, là những vang vọng rất hiện đại, là phóng ảnh của nhóm người có tên là Pharisêu mà Đức Kitô vẫn chỉ trích.”
Giáo hội kia, lại làm nhiều điều tốt đẹp hơn cho con người, mà có lẽ từ xưa tới nay chưa từng thấy như thế. Giáo hội này luôn tìm cách hỗ trợ các tổ chức trợ giúp đặc biệt như Cơ Quan Cứu Trợ Công Giáo, Caritas, là những tổ chức từng cứu sống biết bao nhiêu mạng người. Đó là Giáo hội của các linh mục Ba Tây luôn phấn đấu chống chọi căn bệnh hiểm nghèo SIDA. Có một linh mục trong nhóm trên từng thổ lộ với tôi rằng: “Nếu ông là Giáo Hoàng, ông sẽ xây dựng một xưởng máy sản xuất bao cao su ngay bên trong toà thánh Vatican để cứu sống nhiều mạng người”. Buồn thay, thực tế lại không được thế. Có lẽ, cũng tuỳ vào khuynh hướng của mỗi người khi đăng ký gia nhập trường phái giải đoán lý thuyết thần học rất chộn rộn, mới thấy rằng lời phát biểu tung trời của Đức Giáo Chủ Bênêđíchtô 16 với nhà báo Seewald về việc sử dụng bao cao su để phòng chống chuyện lây lan của căn bệnh SIDA, đã tác động như cú “đâm sau lưng chiến sĩ”, đến thế nào.
Nhiều lúc nghĩ mà thấy tội cho các tu sĩ ở tuyến đầu chống bệnh SIDA là các nữ tu làm việc ở bệnh viện lâu lâu cứ phải quỳ mọp xuống đất mà cất lên lời nguyện cầu giản đơn cho các nạn nhân căn bệnh ngặt nghèo ấy, để làm vui lòng Chúa.
Đã nhiều lần tôi cũng dám thách thức Giáo hội Công giáo “phía bên kia” khi thấy sợ trước công việc thường ngày của các nữ tu nơi tuyến đầu của cuộc chiến chống SIDA như thế. Ở các thôn làng Châu Phi tràn ngập những SIDA, thì chính các nữ tu, những vị ẩn mình dưới áo blouse mầu trắng của y tá hoặc cố vấn bệnh viện, là những người buộc phải đưa ra câu trả lời mỗi khi có người hỏi: Tôi phải nói sao đây với vợ tôi/chồng tôi là tôi đã bị “dính chấu”? Làm sao giúp các em bé còn trong bụng mẹ? Ai sẽ là người nuôi gia đình tôi đây? Chính các nữ tư ở tuyến đầu ấy mới là người cho họ thuốc chữa. Cũng là người cầu nguyện hoặc chữa chạy cho họ được khỏi bệnh khi biết chắc là họ chẳng thể nào thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Chính các nữ tu ấy là người ôm xác bệnh nhân khi họ trút hơi thở cuối cùng…
Tôi có dịp nói chuyện với Nữ tu Rose Bernard Groth, nay cũng đã tròm trèm 80 tuổi đời, với 25 năm kinh nghiệm làm việc chống bệnh SIDA, ở tuyến đầu. Có lần sơ nói: ở những làng hẻo lánh vùng sâu/vùng xa bên Châu Phi, nơi nữ tu chúng tôi từng sống và làm việc, thì phụ nữ ở đây không có quyền thương thảo về chuyện ăn nằm với chồng khi biết chồng mình bị SIDA. Cả những lúc các bà dám khất lần chuyện ăn nằm, thì đa phần là vợ bệnh nhân sẽ bị ăn đòn đến gẫy răng hoặc rục xương, ngay tức thời. Và, lúc chị đi nhà thờ dự lễ, cha với cố vẫn cứ đe: “Giáo hội không cho phép con sử dụng bao cao su đâu đấy nhé!” Trong những trường hợp như thế, tôi thường tự hỏi các bà vợ nhà quê ấy làm sao các bà có thể bảo vệ được chính mình …
Có lần tôi được tiếp chuyện với chị Elizabeth Reid, từng là cố vấn cho cựu Thủ tướng Úc Gough Whitlam về các vấn đề phụ nữ, chị là người có 30 năm kinh nghiệm hoạt động cho các cơ sở của Giáo hội Công Giáo ở Papua Tân Ghinê. Trong một buổi mạn đàm về giáo hội và dục tính, chị có nói: “Ở đây, có hai giáo hội Công giáo. Một, chuyên chú thần học và một về mục vụ. Giáo hội đầu, là giáo hội ta nhận biết trên các trang đầu của truyền thông, là giáo hội tuyên bố rất to rất mạnh về các tín điều. Còn Giáo hội sau, là giáo hội âm thầm, đầy tính chất người hơn cả. Giáo hội sau, chuyên chú về các tương quan trầm lắng giữa nhà cố vấn và người nhận lời khuyên. Ở đây, người ta vẫn còn có đủ khả năng để nhận thức, suy nghĩ và hành động theo tiếng nói của lương tâm. Tôi không là thần học gia, mà chỉ là nhân chứng nay đây mai đó theo nghĩa dám nhận ra là chỉ Giáo hội nào biết chuyên chăm mục vụ, mới là Giáo hội thành công, trong mọi mặt. Thành công theo nghĩa dám thực hiện các chương trình đặc trưng mang tính xót thương và nhân bản, đúng nghĩa của Đạo Công giáo. Họ vẫn tồn tại, dù Giáo hội kia cứ cố thuyết phục họ bằng những luận giải thần học. Nói cách khác, thần học của Giáo hội này dựa trên duy nhất chỉ một tín điều, không sáo ngữ, nhưng theo ngôn từ của nữ tu này, thì đại loại là: “Nếu hôm nay Đức Giêsu có mặt ở đất miền này, thử hỏi Ngài sẽ hành động ra sao? Có lẽ Ngài sẽ đặt chân đến nơi đây để giúp những người bệnh như thế này, chứ nhỉ? Cũng thế, tôi đến đây để giúp những con nguời khốn khổ như thế này đây. Và, đó là công việc tôi đang làm. Chỉ thế thôi.”
Nữ tu Elisabeth nói đúng. Có những vị đích thực là tín hữu Đức Kitô đang sống trong Giáo hội Công giáo, cũng như trong hầu hết các giáo phái hoặc trường phái nào khác. Họ vẫn hiện diện và tồn tại, dù Giáo hội có đưa ra những huấn thị theo kiểu nào cũng mặc. Họ hiện diệnt trong Hội thánh chẳng vì Hội thánh đưa ra các giáo huấn như thế, nhưng họ vẫn hoạt động như người tốt lành. Nhưng nói về Giáo hội của Đức Giáo Hoàng và các vị dưới trướng của ngài, đâu có thế. Tại sao quý vị lại cứ đi nghe những chuyện khùng điên như thế. Tôi chẳng có ý bài xích gì hết. Nhưng bản chất con người vốn rất lạ. Bởi, cách đây không lâu lắm có những vị không chịu nghe lời Đức Giáo hoàng đều đã bị thiêu sống. Những người thiêu sống các vị này, phải chăng họ cũng đại diện cho Chúa cả đấy chứ? Tôi nào dám nghĩ như thế.” (x. Jo Chandler, Condom conversion validates Catholic action on the front line, 23/11/2010).
Là nữ tu, chị Elizabeth đã trả lời, chỉ như thế. Là nghệ sĩ, chắc bạn bè sẽ chỉ muốn hát:
“Như giọt buồn nước mắt
Mưa ngại ngùng héo hắt
Thương người về buốt giá trên đường xa.”
(Nguyễn Trung Cang – bđd)
“Thương người buốt giá, trên đường xa”. Đúng thế. Rất nhiều vị trong Hội thánh, cũng đang “thương người về buốt giá”, nhưng không cứ là đường xa hay đường gần. Gần nhất, ở nước Úc, nay lại có nữ phụ tên Liz Hannan, cũng thương người như mọi người, chẳng cần biết người ấy là phụ nữ hay nam nhân, qua các ý kiến rất như sau:
“Ý kiến rất mới đây của Đức Giáo Hoàng về việc sử dụng bao cao su, đã dấy lên một làn sóng phản ứng khá dữ dội. Có người không tin đó là chuyện thật. Kẻ lại nổi giận hoặc mừng vui, có đủ cả. Thậm chí nhiều vị còn tung lên các trang mạng đó đây để bầy tỏ ý kiến và lập trường, rất khác biệt. Trong các ý kiến nổi bật, có người hỏi: sao Đức Giáo Hoàng chỉ lấy ví dụ về “người-đàn-ông-hành-nghề-mại-dâm, thôi. Với người phụ nữ làm nghề mãi dâm thì sao? Sao lại cấm gái ăn sương? Sao không hối thúc họ kiêng cữ?”
Và, cũng nên thêm ý kiến của đấng bậc vị vọng, Hồng Y George Pell của Sydney, như sau: “Đây là địa hạt khó khăn và tế nhị, nếu không khéo, sẽ kéo theo những hệ lụy thảm khốc, khó lường. Tôi chưa được đọc văn bản gốc bằng tiếng Đức trích lời Đức Giáo Hoàng, nhưng các trường hợp khó khăn và ngoại lệ có thể sẽ khuyến khích người làm luật đưa ra những đạo luật không mấy tốt đẹp.”
Một phát ngôn viên của Toà thánh, Lm Federico Lombardi, cũng cố gắng chỉnh sửa lối giải thích ý của Đức Giáo Hoàng, nay được phóng đi khắp hoàn cầu, bằng một biện luận bảo rằng: “Không nên coi cung cách lý luận của Đức Giáo Hoàng như đường lối cách mạng, có khúc quanh”.
Và, Paul Collins, cựu linh mục bình luận viên nổi tiếng ở Úc về các vấn đề của Giáo hội Công Giáo cũng có ý kiến như sau: “Những gì Đức Giáo Hoàng muốn nói, Ngài đã nói ra rồi. Còn, việc của Hồng Y Pell và linh mục Lombardi chỉ là tìm cách giới hạn một cuộc sụp đổ về lập trường, thôi. Có thể nói, Đức Giáo Hoàng đang tìm cách mở hé cửa thêm một chút và cho thấy là ngài cũng hiểu chút ít vấn đề. Nói thế tức là ngài cũng đã để cho ánh sáng lọt vào rồi đấy.”
Thật ra thì Paul Collins đang muốn thần học luân lý quay về với thời Trung Cổ, tức: vào thời có tranh chấp, bạn phải chọn lựa sự xấu nào ít tệ hại hơn cả, như việc sử dụng bao cao su tốt hơn là lan truyền bệnh SIDA. Nên Paul Collins nghĩ rằng: khi chỉ lấy ví dụ của người đàn ông hành nghề mại dâm, Đức Giáo Hoàng cũng đã chủ ý nói về trường hợp vợ chồng khác phái ăn nằm với nhau, vẫn có nguy cơ lan truyền mầm bệnh. Và, theo thống kê năm 2006 ở Úc, đã có hơn 5 triệu người Úc nói mình là người Công Giáo. Nhưng không đầy 20% số người này nói là còn đi nhà thờ hàng tuần. Điều đó có nghĩa là trong số những người ấy cũng không còn ngoan Đạo như thế nữa, do Giáo hội quá bảo thủ về mặt xã hội. Cuối cùng, Paul Collins kết luận: Đối với các nền văn hoá phụ hệ, là những nơi ta thường nghe các linh mục tự hỏi mình: Đức Giáo Hoàng mà còn nghĩ thế, thì linh mục bọn tôi phải làm sao đây? Thành thử, vấn đề quan trọng ở đây, là: có dấu hiệu để nhắn nhủ rằng: ở những nước có vấn đề như thế, có lẽ các vị giám mục cũng đến phải nhúng tay vào thôi.”
Theo thần học gia luân lý Dòng Tên là Geoff King, thì việc Đức Giáo Hoàng thay đổi đường hướng một cách bán công khai như thế là cung cách khá cổ điển để nói lên rằng giáo huấn của Hội thánh sẽ đổi thay, một mai thôi. Linh mục G. King có nói với Thông tấn xã Công Giáo rằng: “Đã từ lâu, ta cứ bảo không! Không! Không thể như thế được. Thế rồi, chỉ một luật trừ nho nhỏ xảy đến, và cứ thế luật trừ ấy lan truyền một cách rộng rãi, mãi về sau.”
Nhiều người Công giáo, trong đó có tôi vẫn hy vọng là như thế. Để kết luận, hôm rồi nhân dự lễ phong thánh cho Hồng y John Henry Newman, một nữ tu nhắc lại lời của vị thánh này khi còn sống có nói: “Trên trái đất này, không có gì xấu xí như Giáo hội Công Giáo và cũng chẳng có gì đẹp đẽ bằng Giáo Hội ấy.” Và có lẽ đây là bước khởi đầu, nhè nhẹ, để cất đi cái xấu xí ấy. (x. Liz Hannan, Pope offers lifeline to faithful 23/11/2010)
Về lại với chuyện phiếm nhè nhẹ, hôm nay, có bạn bè khi nghe tin nóng hổi vừa rồi, có đề nghị bần đạo cho một lời phiếm nhè nhẹ và văn vắn, về vấn đề này. Bần đạo vẫn cứ im lặng, chẳng dám nói một câu. Dù câu ấy mang dáng dấp của một đồng thuận hoặc bất bình trước các ý kiến trên, mà chỉ dám về lại với lời ca của nghệ sĩ trên mà ngâm nga. Ngâm rằng:
“Thương nhau thật nhiều biết mấy tin yêu
Cho nhau trọn tình dẫu có điêu linh
Xa nhau trọn đời vẫn nhớ thương nhau.”
(Nguyễn Trung Cang – bđd)
Ngâm nga rồi, bần đạo bèn nhớ lại lời của vị thánh Chủ quản Giáo Hội, khi xưa từng dặn dò mọi người trong Hội thánh, rằng:
“Anh em thân mến,
anh em đang bị lửa thử thách:
đừng ngạc nhiên mà coi đó như một cái gì khác thường
xảy đến cho anh em.
Được chia sẻ những đau khổ của Đức Ki-tô bao nhiêu,
anh em hãy vui mừng bấy nhiêu,
để khi vinh quang Người tỏ hiện,
anh em cùng được vui mừng hoan hỷ.
Nếu bị sỉ nhục vì danh Đức Ki-tô,
anh em thật có phúc,
bởi lẽ Thần Khí vinh hiển và uy quyền,
là Thần Khí của Thiên Chúa,
ngự trên anh em.”
(1Ph 4: 12-14)
Nếu thế thì, việc gì mà phải sợ sệt, dù có đổi thay. Bởi, như lời vị Hồng Y nay thành thánh, chắc chắn trên cõi đời này không có gì đẹp như Hội thánh của ta. Chí ít, là khi Hội thánh đang có bước chuyển mình nào đó, rất quan trọng.
Vậy thì, hỡi bạn và hỡi tôi, ta vẫn có lý để hy vọng. Và, hãy cứ hy vọng để mà sống. Sống rất đẹp như Hội thánh ở thế trần. Hôm nay.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn cứ tin và hy vọng.
Hy vọng rằng:
Rồi ra mọi chuyện sẽ tốt đẹp,
cả thôi.