Dan Lee
11-30-2010, 11:12 PM
Giáo dục con cái
Đôi khi các trẻ em gái mất lòng tự trọng ở tuổi 12, còn các trẻ em trai lại ẩn giấu các động thái làm mất thiện cảm và cơn giận dữ. Cha mẹ luôn lo sợ con cái mình hư hỏng và muốn bảo vệ chúng khỏi những cạm bẫy hằng ngày vây quanh. Có con thì không khó, nhưng lại rất khó trong việc làm cha mẹ và nuôi dưỡng chúng nên người. Dưới đây là 24 cách giúp các bậc cha mẹ khả dĩ “xử lý” con cái.
ĐỐI VỚI CON GÁI:
1. Nói ra những suy nghĩ: Sự thôi thúc chăm sóc ở con gái rất mạnh, cho nên bạn hãy để chúng nói ra những suy nghĩ. Khi con gái hỏi: “Con phải làm gì?” thì bạn hãy giúp nó tự tin vào sự phán đoán của chính nó. Nên hướng dẫn suy nghĩ chứ đừng suy nghĩ sẵn cho nó.
2. Định hướng: Từ nhỏ, con gái cần được hướng dẫn đến trường và tập tìm các vị trí trên bản đồ. Khi con gái lớn khôn, cha mẹ nên hoạch định những chuyến đi chơi mang tính gia đình và khuyến khích con gái tìm ra cách sống riêng. Thật vậy, đi một ngày đàng học một sàng khôn. Được đi nhiều, thấy nhiều và nghe nhiều – nhưng đừng nói nhiều – thì con gái bạn sẽ khả đĩ trưởng thành hơn về tâm lý.
3. Cứ để con gái than phiền: Có sự khác biệt giữa việc than trách và bày tỏ ý kiến. Khi con gái nói: “Vậy là bất công” thì cha mẹ hãy hiểu là nó đang giận và kinh hãi. Đừng tập trung vào tình cảm “tiêu cực” của nó. Khi nó nói ý nghĩ của mình, hãy yêu cầu nó có ý kiến về cách cải thiện tính nết.
4. Cho con gái có “khoảng riêng”: Con gái luôn lãng mạn hơn con trai, nhất là khi con gái khôn lớn. Đừng “phân công” quá nhiều mà hãy để nó có thời gian riêng để tưởng tượng hoặc chiêm ngưỡng điều gì đó. Nếu nó biết vui vẻ với bạn bè thì nó cũng không luôn đòi hỏi sự kích thích bên ngoài hoặc lúc nào cũng muốn được chấp nhận. Nó có thể biết đâu là giới hạn.
5. Tự chăm sóc bản thân: Cơ thể người mẹ có ý nghĩa sâu xa đối với con gái. Từ nhỏ đến khi tập đi, nó được mẹ chăm sóc, vỗ về và bảo vệ. Đối với con gái đang lớn, vóc dáng mẹ là kiểu mẫu cho nó trong việc phát triển hình dáng. Thật buồn khi cô gái nghe mẹ tiết lộ: “Ngực mẹ xệ rồi”. Người mẹ đừng để con gái nghe những điều đại loại như vậy, vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt. Khi trưởng thành và lập gia đình, nó sẽ tự hiểu.
6. Tập lao động: Hãy để con gái tự làm những gì có thể theo khả năng – như giặt giũ, làm bếp, dọn dẹp nhà cửa, treo bức tranh,… Nếu cần thì hướng dẫn cách làm sao cho “vừa mắt ta ra mắt người”, động não để có sáng kiến chứ đừng ỷ lại, ù lì. Hãy cho nó biết rằng tự làm là việc khó nhưng kỳ diệu.
7. Chọn cách khen: Cũng tốt khi khen con gái mình xinh xắn, nhưng đừng thái quá kẻo nó ảo tưởng mà tự mãn, và phải đưa ra nhiều lý do khác để cảm thấy vóc dáng được hay không. Tuy nhiên, hãy cho nó biết: “Cái nết đánh chết cái đẹp”, đừng thấy có chút ngoại hình rồi vội lên mặt. Nhiều cô gái không đẹp ngoại hình mà vẫn có chồng, nhưng nhiều cô gái đẹp ngoại hình mà dành làm “bà cô”. Tất nhiên phải có vấn đề! Hãy khen các nỗ lực của nó khi hoàn tất công việc, khéo tay hoặc hát hay. Nhưng hãy khen đúng, đừng tâng bốc hoặc khen sai theo kiểu “mẹ hát con khen hay”.
8. Thỏa mãn nhu cầu cần thiết: Nếu nó cần một món đồ mà bạn nghĩ là quá đáng hoặc không cần thiết, hãy nói: “Con có thể làm gì để có món đồ đó?”. Tùy theo độ tuổi, nó có thể làm việc nhà, bớt đòi hỏi hoặc có cách xử sự hợp lý. Có thể nó sẽ không ôm chầm lấy mẹ nhưng nó có được cảm giác ngọt ngào về sự độc lập và sẽ sống có trách nhiệm hơn. Cho, nhưng cho trong giới hạn.
9. Dịu dàng, ý tứ: Con gái rất cần nữ tính, thùy mị. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Là con gái lại càng quan trọng hơn khi đi đứng, ngồi, trang phục, cách cười nói, cách ăn uống,… Chính tiền nhân đã dạy: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Rất nhiều điều phải học.
10. Tích cực: Hãy cho con gái một lý do để tập trung vào những gì mà một người khỏe mạnh có thể làm, chứ không phải tập trung vào vóc dáng. Đó là cách sống tích cực giúp con gái sống hữu dụng hơn.
11. Khuyến khích: Ở trường, và sau này ở công sở, những trẻ năng động thì hiểu biết nhiều hơn. Thụ động thì không làm được gì nhiều. Cha mẹ hãy khuyến khích con gái cố gắng luôn đứng thẳng ngay trên chính đôi chân của mình.
12. Giao tiếp: Hãy dạy con gái mở rộng giao tiếp – với ông bà, thầy cô, hàng xóm, những người có kinh nghiệm, những người hiểu biết rộng,… Đó là “kho tàng” khi nó cần nâng đỡ hoặc muốn có thông tin. Sự tháo vát, xoay sở linh động sẽ luôn lợi ích trong cuộc sống.
ĐỐI VỚI CON TRAI:
1. Giao tiếp thể lý: Từ khi mới sinh, con trai vốn dĩ vẫn ít thu mình lại hơn con gái. Một lý do là con trai ít chịu giao tiếp mắt. Một lý do khác là chúng ta không nâng niu con trai. Đừng quên rằng cách biểu cảm thể lý là nền tảng cho lòng tự trọng của trẻ.
2. Cứ để con trai khóc: Đừng “giật mình” khi thấy con trai khóc vì bị ai đó làm tổn thương. Nếu muốn nó diễn tả cảm xúc của mình thì cha mẹ có thể gợi ý, đồng thời còn phải đưa ra các “tín hiệu cương quyết”.
3. Chất nam nhi: Cha mẹ muốn con trai có khả năng ngôn ngữ hóa các cảm xúc và tìm kiếm sự an ủi, nhưng đừng từ chối chất nam tính của nó. Con trai có nhu cầu gây ồn ào: Một cú đấm có thể “biết nói”. Đó là cách biểu lộ nam tính. Nói con trai đừng đánh thì đúng là một lời khuyên phi thực tế. Con trai luôn có máu gây hấn. Đó là cách để chúng ta tạo ra các mệnh lệnh nhanh chóng. Hãy hướng dẫn con trai dùng lời nói trước khi dùng cú đấm, nhưng cha mẹ nên nói về sự công bằng khi phải “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”. Nghĩa là nên cố gắng kiềm chế bức xúc xung động mang tính gây hấn ở nó – chẳng hạn cho nó học võ hoặc chơi thể thao.
4. Quan hệ phụ tử: Con trai sẽ có cách nhìn phong phú hơn về nam tính của nó khi người cha (kể cả người mẹ) quan tâm chăm sóc nó. Hãy để người cha lo việc hướng dẫn, vì cha con cùng giới tính sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
5. Làm việc không lương: Hỹ để con trai làm việc nhà, giúp đỡ hàng xóm, hoặc phụ giúp công việc nào đó “quan trọng” hơn. Nhưng hãy cho nó biết công việc đó quan trọng đối với cuộc sống hơn là đạt được mục đích vật chất. Điều đó sẽ giúp nó hạnh phúc hơn khi trưởng thành.
6. Hoạt động tập thể: Những trẻ hoạt động chung nhóm sẽ cư xử khác với các trẻ hoạt động “riêng lẻ”. Việc sinh hoạt chung rất có lợi đa dạng về tâam sinh lý. Cần quan tâm đặc biệt đối với con trai vì nó luôn có những kiểu gây hấn với bạn trai khác. Hãy nói chuyện với con trai về các hoạt động tập thể, và cho nó biết bất lợi thế nào nếu làm điều gì đó không hợp với hoạt động tập thể.
7. Cho con trai biết thế nào là hôn nhân tốt và phụ nữ mạnh: Con trai học cách tôn trọng và chia sẻ với phụ nữ bằng cách quan sát cách cha mẹ làm việc với nhau. Nếu bạn cho rằng nam giới không thể rửa chén đĩa, xếp quần áo hoặc giặt giũ thì vô tình bạn gieo vào lòng nó quan niệm “trọng nam, khinh nữ”. Hãy cho con trai thấy điều tốt hơn, khong có việc sang hay hèn, chứng tỏ rằng người lớn trưởng thành mà vẫn chan hòa tình cảm, cha mẹ luôn thương yêu nhau và bình đẳng.
8. Thích thể thao: Nam giới thích bình luận về thể thao, đặc biệt là bóng đá. Con trai không thích nhìn vào mắt người khác và rất ghét người khác chất vấn, hỏi nhiều. Cách tốt nhất để tạo sự gần gũi là cùng nó xem hoặc chơi thể thao, làm việc nhà, thậm chí có thể cùng đi dạo và trò chuyện với nó.
9. Nói chuyện về giới tính: Khi con trai đến tuổi “làm người lớn” (15–25 tuổi), hãy dành thời gian để nói chuyện về tuổi dậy thì và giới tính, về những thay đổi tâm sinh lý mà nó sẽ trải qua. Hãy cho nó biết rằng việc trưởng thành là bình thường, ai cũng vậy theo quy luật tự nhiên. Nến nhớ là không chỉ con gái cảm thấy bị áp lực giới tính mà con trai cũng “bị” ảnh hưởng vậy. Mỗi phái có kiểu “áp lực” riêng.
10. Về quan niệm: Chúng ta thường quan niệm: “Thông minh nhất nam tử, yếu vi thiên hạ kỳ”. Mỗi phái có cấu trúc nhất định, nhưng không hẳn con trai thông minh hơn con gái – hoặc ngược lại. Không nên phân biệt nam hay nữ, cha mẹ nên hỗ trợ tùy mức độ hiểu biết của đứa con, tuyệt đối không thiên vị!
11. Tâm sự với con trai: Hãy cho con trai biết tâm sự của chính người mẹ hoặc người cha, vì mai đây nó cũng sẽ là trụ cột của một gia đình. Không nên đưa ra các quy luật một cách máy móc. Cứng rắn một chút, con trai luôn cần thể hiện chất nam nhi, nó sẽ dễ cảm thông khi được cha mẹ chân thành tâm sự và chia sẻ.
12. Vui đùa: Nam hay nữ đều cần những giây phút vui đùa. Có những trò đùa con gái thì cũng có những trò đùa con trai. Với con trai, nó thích những gì mạnh mẽ, ghét những gì ủy mị. Đừng tỏ ra nhu nhược trước mặt con trai vì có thể ảnh hưởng tính cách nam nhi của nó. Có điều cần bày tỏ rõ ràng nhưng cũng có những điều cần tế nhị, khéo léo và kín đáo.
Thương không đúng cách là GHÉT, nhưng ghét đúng cách là THƯƠNG. Một danh nhân nhận định: “Nuôi con gái mà không dạy thì không bằng nuôi con lừa, nuôi con trai mà không dạy thì không bằng nuôi con heo”. Nghe chừng “nghịch nhĩ” nhưng đó là nghịch-lý-thuận!
Hy vọng các bậc cha mẹ đủ kiên nhẫn để khả dĩ dạy con cái thành nhân. Cần phân biệt thành công và thành nhân – với những cung bậc, trường độ và cao độ khác nhau vậy!
TRẦM THIÊN THU
Đôi khi các trẻ em gái mất lòng tự trọng ở tuổi 12, còn các trẻ em trai lại ẩn giấu các động thái làm mất thiện cảm và cơn giận dữ. Cha mẹ luôn lo sợ con cái mình hư hỏng và muốn bảo vệ chúng khỏi những cạm bẫy hằng ngày vây quanh. Có con thì không khó, nhưng lại rất khó trong việc làm cha mẹ và nuôi dưỡng chúng nên người. Dưới đây là 24 cách giúp các bậc cha mẹ khả dĩ “xử lý” con cái.
ĐỐI VỚI CON GÁI:
1. Nói ra những suy nghĩ: Sự thôi thúc chăm sóc ở con gái rất mạnh, cho nên bạn hãy để chúng nói ra những suy nghĩ. Khi con gái hỏi: “Con phải làm gì?” thì bạn hãy giúp nó tự tin vào sự phán đoán của chính nó. Nên hướng dẫn suy nghĩ chứ đừng suy nghĩ sẵn cho nó.
2. Định hướng: Từ nhỏ, con gái cần được hướng dẫn đến trường và tập tìm các vị trí trên bản đồ. Khi con gái lớn khôn, cha mẹ nên hoạch định những chuyến đi chơi mang tính gia đình và khuyến khích con gái tìm ra cách sống riêng. Thật vậy, đi một ngày đàng học một sàng khôn. Được đi nhiều, thấy nhiều và nghe nhiều – nhưng đừng nói nhiều – thì con gái bạn sẽ khả đĩ trưởng thành hơn về tâm lý.
3. Cứ để con gái than phiền: Có sự khác biệt giữa việc than trách và bày tỏ ý kiến. Khi con gái nói: “Vậy là bất công” thì cha mẹ hãy hiểu là nó đang giận và kinh hãi. Đừng tập trung vào tình cảm “tiêu cực” của nó. Khi nó nói ý nghĩ của mình, hãy yêu cầu nó có ý kiến về cách cải thiện tính nết.
4. Cho con gái có “khoảng riêng”: Con gái luôn lãng mạn hơn con trai, nhất là khi con gái khôn lớn. Đừng “phân công” quá nhiều mà hãy để nó có thời gian riêng để tưởng tượng hoặc chiêm ngưỡng điều gì đó. Nếu nó biết vui vẻ với bạn bè thì nó cũng không luôn đòi hỏi sự kích thích bên ngoài hoặc lúc nào cũng muốn được chấp nhận. Nó có thể biết đâu là giới hạn.
5. Tự chăm sóc bản thân: Cơ thể người mẹ có ý nghĩa sâu xa đối với con gái. Từ nhỏ đến khi tập đi, nó được mẹ chăm sóc, vỗ về và bảo vệ. Đối với con gái đang lớn, vóc dáng mẹ là kiểu mẫu cho nó trong việc phát triển hình dáng. Thật buồn khi cô gái nghe mẹ tiết lộ: “Ngực mẹ xệ rồi”. Người mẹ đừng để con gái nghe những điều đại loại như vậy, vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt. Khi trưởng thành và lập gia đình, nó sẽ tự hiểu.
6. Tập lao động: Hãy để con gái tự làm những gì có thể theo khả năng – như giặt giũ, làm bếp, dọn dẹp nhà cửa, treo bức tranh,… Nếu cần thì hướng dẫn cách làm sao cho “vừa mắt ta ra mắt người”, động não để có sáng kiến chứ đừng ỷ lại, ù lì. Hãy cho nó biết rằng tự làm là việc khó nhưng kỳ diệu.
7. Chọn cách khen: Cũng tốt khi khen con gái mình xinh xắn, nhưng đừng thái quá kẻo nó ảo tưởng mà tự mãn, và phải đưa ra nhiều lý do khác để cảm thấy vóc dáng được hay không. Tuy nhiên, hãy cho nó biết: “Cái nết đánh chết cái đẹp”, đừng thấy có chút ngoại hình rồi vội lên mặt. Nhiều cô gái không đẹp ngoại hình mà vẫn có chồng, nhưng nhiều cô gái đẹp ngoại hình mà dành làm “bà cô”. Tất nhiên phải có vấn đề! Hãy khen các nỗ lực của nó khi hoàn tất công việc, khéo tay hoặc hát hay. Nhưng hãy khen đúng, đừng tâng bốc hoặc khen sai theo kiểu “mẹ hát con khen hay”.
8. Thỏa mãn nhu cầu cần thiết: Nếu nó cần một món đồ mà bạn nghĩ là quá đáng hoặc không cần thiết, hãy nói: “Con có thể làm gì để có món đồ đó?”. Tùy theo độ tuổi, nó có thể làm việc nhà, bớt đòi hỏi hoặc có cách xử sự hợp lý. Có thể nó sẽ không ôm chầm lấy mẹ nhưng nó có được cảm giác ngọt ngào về sự độc lập và sẽ sống có trách nhiệm hơn. Cho, nhưng cho trong giới hạn.
9. Dịu dàng, ý tứ: Con gái rất cần nữ tính, thùy mị. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Là con gái lại càng quan trọng hơn khi đi đứng, ngồi, trang phục, cách cười nói, cách ăn uống,… Chính tiền nhân đã dạy: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Rất nhiều điều phải học.
10. Tích cực: Hãy cho con gái một lý do để tập trung vào những gì mà một người khỏe mạnh có thể làm, chứ không phải tập trung vào vóc dáng. Đó là cách sống tích cực giúp con gái sống hữu dụng hơn.
11. Khuyến khích: Ở trường, và sau này ở công sở, những trẻ năng động thì hiểu biết nhiều hơn. Thụ động thì không làm được gì nhiều. Cha mẹ hãy khuyến khích con gái cố gắng luôn đứng thẳng ngay trên chính đôi chân của mình.
12. Giao tiếp: Hãy dạy con gái mở rộng giao tiếp – với ông bà, thầy cô, hàng xóm, những người có kinh nghiệm, những người hiểu biết rộng,… Đó là “kho tàng” khi nó cần nâng đỡ hoặc muốn có thông tin. Sự tháo vát, xoay sở linh động sẽ luôn lợi ích trong cuộc sống.
ĐỐI VỚI CON TRAI:
1. Giao tiếp thể lý: Từ khi mới sinh, con trai vốn dĩ vẫn ít thu mình lại hơn con gái. Một lý do là con trai ít chịu giao tiếp mắt. Một lý do khác là chúng ta không nâng niu con trai. Đừng quên rằng cách biểu cảm thể lý là nền tảng cho lòng tự trọng của trẻ.
2. Cứ để con trai khóc: Đừng “giật mình” khi thấy con trai khóc vì bị ai đó làm tổn thương. Nếu muốn nó diễn tả cảm xúc của mình thì cha mẹ có thể gợi ý, đồng thời còn phải đưa ra các “tín hiệu cương quyết”.
3. Chất nam nhi: Cha mẹ muốn con trai có khả năng ngôn ngữ hóa các cảm xúc và tìm kiếm sự an ủi, nhưng đừng từ chối chất nam tính của nó. Con trai có nhu cầu gây ồn ào: Một cú đấm có thể “biết nói”. Đó là cách biểu lộ nam tính. Nói con trai đừng đánh thì đúng là một lời khuyên phi thực tế. Con trai luôn có máu gây hấn. Đó là cách để chúng ta tạo ra các mệnh lệnh nhanh chóng. Hãy hướng dẫn con trai dùng lời nói trước khi dùng cú đấm, nhưng cha mẹ nên nói về sự công bằng khi phải “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”. Nghĩa là nên cố gắng kiềm chế bức xúc xung động mang tính gây hấn ở nó – chẳng hạn cho nó học võ hoặc chơi thể thao.
4. Quan hệ phụ tử: Con trai sẽ có cách nhìn phong phú hơn về nam tính của nó khi người cha (kể cả người mẹ) quan tâm chăm sóc nó. Hãy để người cha lo việc hướng dẫn, vì cha con cùng giới tính sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
5. Làm việc không lương: Hỹ để con trai làm việc nhà, giúp đỡ hàng xóm, hoặc phụ giúp công việc nào đó “quan trọng” hơn. Nhưng hãy cho nó biết công việc đó quan trọng đối với cuộc sống hơn là đạt được mục đích vật chất. Điều đó sẽ giúp nó hạnh phúc hơn khi trưởng thành.
6. Hoạt động tập thể: Những trẻ hoạt động chung nhóm sẽ cư xử khác với các trẻ hoạt động “riêng lẻ”. Việc sinh hoạt chung rất có lợi đa dạng về tâam sinh lý. Cần quan tâm đặc biệt đối với con trai vì nó luôn có những kiểu gây hấn với bạn trai khác. Hãy nói chuyện với con trai về các hoạt động tập thể, và cho nó biết bất lợi thế nào nếu làm điều gì đó không hợp với hoạt động tập thể.
7. Cho con trai biết thế nào là hôn nhân tốt và phụ nữ mạnh: Con trai học cách tôn trọng và chia sẻ với phụ nữ bằng cách quan sát cách cha mẹ làm việc với nhau. Nếu bạn cho rằng nam giới không thể rửa chén đĩa, xếp quần áo hoặc giặt giũ thì vô tình bạn gieo vào lòng nó quan niệm “trọng nam, khinh nữ”. Hãy cho con trai thấy điều tốt hơn, khong có việc sang hay hèn, chứng tỏ rằng người lớn trưởng thành mà vẫn chan hòa tình cảm, cha mẹ luôn thương yêu nhau và bình đẳng.
8. Thích thể thao: Nam giới thích bình luận về thể thao, đặc biệt là bóng đá. Con trai không thích nhìn vào mắt người khác và rất ghét người khác chất vấn, hỏi nhiều. Cách tốt nhất để tạo sự gần gũi là cùng nó xem hoặc chơi thể thao, làm việc nhà, thậm chí có thể cùng đi dạo và trò chuyện với nó.
9. Nói chuyện về giới tính: Khi con trai đến tuổi “làm người lớn” (15–25 tuổi), hãy dành thời gian để nói chuyện về tuổi dậy thì và giới tính, về những thay đổi tâm sinh lý mà nó sẽ trải qua. Hãy cho nó biết rằng việc trưởng thành là bình thường, ai cũng vậy theo quy luật tự nhiên. Nến nhớ là không chỉ con gái cảm thấy bị áp lực giới tính mà con trai cũng “bị” ảnh hưởng vậy. Mỗi phái có kiểu “áp lực” riêng.
10. Về quan niệm: Chúng ta thường quan niệm: “Thông minh nhất nam tử, yếu vi thiên hạ kỳ”. Mỗi phái có cấu trúc nhất định, nhưng không hẳn con trai thông minh hơn con gái – hoặc ngược lại. Không nên phân biệt nam hay nữ, cha mẹ nên hỗ trợ tùy mức độ hiểu biết của đứa con, tuyệt đối không thiên vị!
11. Tâm sự với con trai: Hãy cho con trai biết tâm sự của chính người mẹ hoặc người cha, vì mai đây nó cũng sẽ là trụ cột của một gia đình. Không nên đưa ra các quy luật một cách máy móc. Cứng rắn một chút, con trai luôn cần thể hiện chất nam nhi, nó sẽ dễ cảm thông khi được cha mẹ chân thành tâm sự và chia sẻ.
12. Vui đùa: Nam hay nữ đều cần những giây phút vui đùa. Có những trò đùa con gái thì cũng có những trò đùa con trai. Với con trai, nó thích những gì mạnh mẽ, ghét những gì ủy mị. Đừng tỏ ra nhu nhược trước mặt con trai vì có thể ảnh hưởng tính cách nam nhi của nó. Có điều cần bày tỏ rõ ràng nhưng cũng có những điều cần tế nhị, khéo léo và kín đáo.
Thương không đúng cách là GHÉT, nhưng ghét đúng cách là THƯƠNG. Một danh nhân nhận định: “Nuôi con gái mà không dạy thì không bằng nuôi con lừa, nuôi con trai mà không dạy thì không bằng nuôi con heo”. Nghe chừng “nghịch nhĩ” nhưng đó là nghịch-lý-thuận!
Hy vọng các bậc cha mẹ đủ kiên nhẫn để khả dĩ dạy con cái thành nhân. Cần phân biệt thành công và thành nhân – với những cung bậc, trường độ và cao độ khác nhau vậy!
TRẦM THIÊN THU