Dan Lee
12-04-2010, 03:54 PM
Chúa Nhật II Mùa Vọn3
SỨ ĐIỆP “DỌN ĐƯỜNG”
Hôm nay trong hoang địa, Gioan Tẩy Giả đã lên tiếng kêu gọi mọi người cùng với ngài làm một việc cấp bách là hãy mở cho Đấng Cứu Thế một con đường thoáng đãng để Ngài đến với tâm hồn mình. Gioan đích thực là một MC đúng nghĩa của Đấng Cứu Thế. Không chỉ giới thiệu cho mọi người sứ điệp về Đấng Cứu Thế, Gioan còn sống và chết cho sứ điệp đó : sứ điệp dọn đường cho Chúa đến. Vậy dọn đường cho Chúa đến, cụ thể theo bài Tin mừng hôm nay, là làm những gì ?
1. Dọn đường cho Chúa đến trước hết là thực hành một lối sống tĩnh lặng:
Trước khi chuẩn bị cho dân chúng, Gioan đã chuẩn bị cho mình trước. Ngài đã chuẩn bị bằng cả cuộc đời của mình.
- Gioan chuẩn bị bằng những năm tháng dài sống trong hoang địa, trong sa mạc. Ngài được mệnh danh là con người của sa mạc, của cô tịch.
- Thời gian ở sa mạc là thời gian thanh luyện, thanh luyện con người của mình và cũng là thời gian học lắng nghe, lắng nghe tiếng Chúa và lắng nghe tiếng lòng.
Ngày hôm nay, trong bối cảnh của một xã hội đang chạy theo lối sống ồn ào náo nhiệt, chúng ta được mời gọi đi vào cô tịch tĩnh lặng để nhận ra những gì là quanh co ghồ ghề trong tâm hồn và nỗ lực uốn nắn sửa sang lại cho ngay. Trong bối cảnh của một thế giới đang quay cuồng tất bật với cuộc sống đời thường, chúng ta được gọi mời dành một góc nhỏ của cõi lòng để Chúa được hiện diện và làm bạn với chúng ta. Tôi có lắng nghe tiếng mời gọi vang vọng ấy của Gioan hay không ?
2. Dọn đường cho Chúa đến là thực hiện một thái độ sống khiêm tốn:
Gioan đã làm gương cho mọi người khi tự nguyện sống một cuộc đời rất từ tốn và khiêm hạ để cho Chúa được lớn lên.
- Khiêmỉ hạ trong cách ăn mặc : ăn châu chấu, uống mật ong, mặc áo da thú,… Toàn những thứ “hàng độc”, hàng không giống ai. Tóc tai râu ria cũng chẳng cắt chẳng cạo..… Chính vì thế mà ngài bị coi là con người rừng rú, con người hoang dã. Thậm chí ngài còn bị những người Biệt Phái cho là bị quỷ ám.
- Khiêm hạ trong tâm tình : “Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại”. Gioan không bao giờ tự đề cao mình, nhưng đề cao Đấng Cứu Thế : “Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không xứng đáng xách dép cho Người” (Mt 3,11). Rõ ràng Gioan đã chấp nhận hòan toàn nhỏ lại để cho Chúa được lớn lên.
Gioan kêu gọi mọi người chúng ta hãy bạt mọi núi đồi cho bằng phẳng. Núi đồi của cái tôi kiêu căng, tự cao, tự mãn. Núi đồi của sự khoe khoang, thích đưa mình lên và hạ người khác xuống. Núi đồi của sự cậy chức cậy quyền, cậy thân cậy thế, v.v… Chỉ khi mọi núi đồi đó được san, được bạt cho phẳng thì Chúa mới có thể đến được trong tâm hồn mình. Tôi đã nổ lực để bạt, để san những đồi núi đó hay chưa ?
3. Dọn đường cho Chúa đến còn là thực thi một nếp sống khổ chế:
Gioan đã chấp nhận một nếp sống thanh bần, khổ hạnh và siêu thoát. Trong hoang địa, Gioan đã bằng lòng với cảnh thiếu thốn tư bề. Nếu nói theo ngôn ngữ ngày hôm nay là không điện nước, không tivi, tủ lạnh; không máy điều hoà khi trời trưa nóng bức, không lò sưởi khi đêm về lạnh giá; không sách báo để đọc, không cà phê để nhâm nhi, không thuốc lá để phì phèo... Ngay cả cái tối thiểu là mùng mền gối chiếu để ngủ cũng không có. Ngài đã quen với cảnh màn trời chiếu đất. Sống với thiên nhiên, làm bạn với cỏ cây và muông thú…. Thanh thản và siêu thoát đến lạ thường ! Qua đó ngài học được thế nào là chết đi cho chính mình để chỉ sống cho Thiên Chúa và sứ mạng mà Thiên Chúa trao phó.
Ngày nay, cuộc sống đã đổi thay nhiều. Chẳng ai lại muốn tự nguyện sống như Gioan, ngay cả những vị ẩn tu. Và có muốn đi nữa, chúng ta cũng không làm được như Gioan. Tuy nhiên tinh thần của Gioan vẫn còn rất thời sự : tinh thần sống thanh bần và siêu thoát, không quá lệ thuộc các tiện nghi vật chất.
Gioan kêu gọi chúng ta bồi lấp mọi vực thẳm, mọi hố sâu cho bằng : vực thẳm của lòng tham sân si, để biết nghĩ đến anh em; hố sâu của sự thụ hưởng, để Chúa có chổ đứng trong tâm hồn và trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta đang sống trong nếp sống nào ? Khổ hạnh, siêu thoát hay tham lam, ích kỷ và hưởng thụ ?
Lạy Chúa, giữa một dòng đời ồn ào náo động, xin cho con có những giây phút tỉnh lặng để được lòng kề lòng với Chúa. Giữa một dòng đời chỉ biết chạy theo danh vọng quyền lực, xin cho con biết trở nên khiêm nhường bé nhỏ, để cho Chúa được lớn lên và anh em được trân trọng. Giữa một dòng đời đang bị cuốn theo chủ nghĩa tiêu dùng và hưởng thụ, xin cho con biết sống thanh thoát để con biết san sẻ, biết cho đi cách quảng đại như Gioan Tiền Hô đã nêu gương. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
SỨ ĐIỆP “DỌN ĐƯỜNG”
Hôm nay trong hoang địa, Gioan Tẩy Giả đã lên tiếng kêu gọi mọi người cùng với ngài làm một việc cấp bách là hãy mở cho Đấng Cứu Thế một con đường thoáng đãng để Ngài đến với tâm hồn mình. Gioan đích thực là một MC đúng nghĩa của Đấng Cứu Thế. Không chỉ giới thiệu cho mọi người sứ điệp về Đấng Cứu Thế, Gioan còn sống và chết cho sứ điệp đó : sứ điệp dọn đường cho Chúa đến. Vậy dọn đường cho Chúa đến, cụ thể theo bài Tin mừng hôm nay, là làm những gì ?
1. Dọn đường cho Chúa đến trước hết là thực hành một lối sống tĩnh lặng:
Trước khi chuẩn bị cho dân chúng, Gioan đã chuẩn bị cho mình trước. Ngài đã chuẩn bị bằng cả cuộc đời của mình.
- Gioan chuẩn bị bằng những năm tháng dài sống trong hoang địa, trong sa mạc. Ngài được mệnh danh là con người của sa mạc, của cô tịch.
- Thời gian ở sa mạc là thời gian thanh luyện, thanh luyện con người của mình và cũng là thời gian học lắng nghe, lắng nghe tiếng Chúa và lắng nghe tiếng lòng.
Ngày hôm nay, trong bối cảnh của một xã hội đang chạy theo lối sống ồn ào náo nhiệt, chúng ta được mời gọi đi vào cô tịch tĩnh lặng để nhận ra những gì là quanh co ghồ ghề trong tâm hồn và nỗ lực uốn nắn sửa sang lại cho ngay. Trong bối cảnh của một thế giới đang quay cuồng tất bật với cuộc sống đời thường, chúng ta được gọi mời dành một góc nhỏ của cõi lòng để Chúa được hiện diện và làm bạn với chúng ta. Tôi có lắng nghe tiếng mời gọi vang vọng ấy của Gioan hay không ?
2. Dọn đường cho Chúa đến là thực hiện một thái độ sống khiêm tốn:
Gioan đã làm gương cho mọi người khi tự nguyện sống một cuộc đời rất từ tốn và khiêm hạ để cho Chúa được lớn lên.
- Khiêmỉ hạ trong cách ăn mặc : ăn châu chấu, uống mật ong, mặc áo da thú,… Toàn những thứ “hàng độc”, hàng không giống ai. Tóc tai râu ria cũng chẳng cắt chẳng cạo..… Chính vì thế mà ngài bị coi là con người rừng rú, con người hoang dã. Thậm chí ngài còn bị những người Biệt Phái cho là bị quỷ ám.
- Khiêm hạ trong tâm tình : “Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại”. Gioan không bao giờ tự đề cao mình, nhưng đề cao Đấng Cứu Thế : “Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không xứng đáng xách dép cho Người” (Mt 3,11). Rõ ràng Gioan đã chấp nhận hòan toàn nhỏ lại để cho Chúa được lớn lên.
Gioan kêu gọi mọi người chúng ta hãy bạt mọi núi đồi cho bằng phẳng. Núi đồi của cái tôi kiêu căng, tự cao, tự mãn. Núi đồi của sự khoe khoang, thích đưa mình lên và hạ người khác xuống. Núi đồi của sự cậy chức cậy quyền, cậy thân cậy thế, v.v… Chỉ khi mọi núi đồi đó được san, được bạt cho phẳng thì Chúa mới có thể đến được trong tâm hồn mình. Tôi đã nổ lực để bạt, để san những đồi núi đó hay chưa ?
3. Dọn đường cho Chúa đến còn là thực thi một nếp sống khổ chế:
Gioan đã chấp nhận một nếp sống thanh bần, khổ hạnh và siêu thoát. Trong hoang địa, Gioan đã bằng lòng với cảnh thiếu thốn tư bề. Nếu nói theo ngôn ngữ ngày hôm nay là không điện nước, không tivi, tủ lạnh; không máy điều hoà khi trời trưa nóng bức, không lò sưởi khi đêm về lạnh giá; không sách báo để đọc, không cà phê để nhâm nhi, không thuốc lá để phì phèo... Ngay cả cái tối thiểu là mùng mền gối chiếu để ngủ cũng không có. Ngài đã quen với cảnh màn trời chiếu đất. Sống với thiên nhiên, làm bạn với cỏ cây và muông thú…. Thanh thản và siêu thoát đến lạ thường ! Qua đó ngài học được thế nào là chết đi cho chính mình để chỉ sống cho Thiên Chúa và sứ mạng mà Thiên Chúa trao phó.
Ngày nay, cuộc sống đã đổi thay nhiều. Chẳng ai lại muốn tự nguyện sống như Gioan, ngay cả những vị ẩn tu. Và có muốn đi nữa, chúng ta cũng không làm được như Gioan. Tuy nhiên tinh thần của Gioan vẫn còn rất thời sự : tinh thần sống thanh bần và siêu thoát, không quá lệ thuộc các tiện nghi vật chất.
Gioan kêu gọi chúng ta bồi lấp mọi vực thẳm, mọi hố sâu cho bằng : vực thẳm của lòng tham sân si, để biết nghĩ đến anh em; hố sâu của sự thụ hưởng, để Chúa có chổ đứng trong tâm hồn và trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta đang sống trong nếp sống nào ? Khổ hạnh, siêu thoát hay tham lam, ích kỷ và hưởng thụ ?
Lạy Chúa, giữa một dòng đời ồn ào náo động, xin cho con có những giây phút tỉnh lặng để được lòng kề lòng với Chúa. Giữa một dòng đời chỉ biết chạy theo danh vọng quyền lực, xin cho con biết trở nên khiêm nhường bé nhỏ, để cho Chúa được lớn lên và anh em được trân trọng. Giữa một dòng đời đang bị cuốn theo chủ nghĩa tiêu dùng và hưởng thụ, xin cho con biết sống thanh thoát để con biết san sẻ, biết cho đi cách quảng đại như Gioan Tiền Hô đã nêu gương. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long