Dan Lee
12-09-2010, 09:11 PM
Chúa Nhật III Mùa Vọng - Năm A
MÙA VỌNG : MÙA MÀU HỒNG
(Trích trong ‘Nút Vòng Xoay’ – trg. 19)
Nếu khởi đầu Mùa Vọng là một màu xanh của những tâm hồn biết rằng Thiên Chúa hằng hy vọng vào mình và hành trình Mùa Vọng là một màu tím của những cuộc đời sám hối, thì ở giữa lòng Mùa Vọng, đời người đã được đặt vào một vận hành mới với một năng lực mới cho một cuộc đời mới. Những cái mới ấy Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay diễn tả bằng một niềm vui và lễ phục minh họa bằng một tông màu bất ngờ tươi sáng để cùng với Giáo Hội, Chúa Nhật hôm nay xin được gọi tên Mùa Vọng là mùa màu hồng.
Vâng! Màu hồng. Nhưng không phải là một thứ ửng hồng e lệ của tình yêu buổi đầu gặp gỡ, cũng không phải là thứ bột hồng điểm trang của hương phấn trong ngày lễ hội, mà chính là màu hồng của niềm vui chan hòa và những chí bền chiến đấu đã làm nên sức sống và sức mạnh không ngừng gieo hưng phấn trên hành trình đức tin.
Qua cách gọi tên Mùa Vọng là mùa màu hồng, xin được gợi ý về hiệu quả của niềm hy vọng.
1) Niềm hy vọng đem lại cho đời tín hữu một niềm vui chan hòa.
Không phải vô cớ mà thánh Phaolô năm xưa đã kêu gọi các tín hữu của mình “Hãy vui lên!” cũng chẳng phải tình cờ khi Phụng Vụ gọi Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng là Chúa Nhật của niềm vui, mà tất cả đã là một hữu ý dàn dựng để làm nổi bật lên nỗi vui mừng và niềm hy vọng không phải như hai nỗi niềm đặt cận kề nhau, mà như hai yếu tố tương tại vào nhau của cùng một nỗi niềm duy nhất kết nên đời sống Kitô hữu. Có hy vọng là có niềm vui.
Bởi có hy vọng nên đời tín hữu cũng có một vũ trụ quan tươi vui: Họ không chấp nhận cuộc đời theo kiểu “cũng liều nhắm mắt đưa chân” trôi nổi vật vờ theo dòng nước cuốn, mà là đón nhận cuộc đời bằng một phong thái thanh thản vui tươi. Họ không chấp nhận nhìn môi trường mình đang sống như những sự kiện bên lề mà biết nhận ra đó chính là nơi mình được kêu gọi đến để thể hiện ơn gọi làm người và làm con Chúa. Cho dẫu cuộc đời có thế nào cũng vẫn có đó niềm hy vọng vươn cao. “Trong khi chưa có được điều mình thích, hãy bắt đầu bằng cách thích những điều mình đang có”. Tôi muốn một cuộc đời rộng đẹp nhưng trước mắt tôi vẫn chỉ là những mảnh đời chật hẹp thì trong niềm hy vọng, tôi phải bắt đầu bằng cách nới rộng đời mình ra.
Bởi có niềm hy vọng nên đời tín hữu cũng có một nhân sinh quan chan hòa. Trong đại dương không ai là một hòn đảo. Trong chuyến đi cuộc đời chẳng ai là người lữ khách cô đơn. Thế nên, trong tinh thần liên đới, tín hữu là những kẻ đồng hành và đồng hành cũng có nghĩa là biết cho đi và nhận về. Cũng giống như tình yêu, hy vọng là rộng mở, là biết cho đi. Trong đổi chác, không ai có thể cho cái mình không có, nhưng trong niềm hy vọng, không ai có thể có được điều mà mình không biết cho đi. Bởi lẽ bạc tiền cho đi sẽ có lúc vơi cạn, nhưng niềm hy vọng biết cho đi thì ngược lại, bỗng trở nên phong phú lạ thường. Nỗi vui cho đi sẽ thành nỗi vui lớn hơn của kẻ cho và người nhận gộp lại, và niềm hy vọng biết cho đi sẽ nên niềm hy vọng vĩ đại của một sự sống triển nở sinh sôi.
Rõ ràng là với niềm hy vọng, cuộc sống đã biến thành niềm vui, cho dẫu niềm vui ấy chưa ở độ tinh ròng mà vẫn còn đan xen với những nỗi niềm riêng tư hay nỗi lo đại cuộc, nhưng đã hồng hào lên một sức sống tươi trẻ vì đó chính là thành quả của niềm hy vọng.
Chắc cộng đoàn còn nhớ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I. Triều đại Giáo Hoàng của ngài chỉ có ba mươi ba ngày nhưng hình ảnh của ngài thì thế giới khó mà quên. Đó là hình ảnh của một Giáo Hoàng với nụ cười thật tươi, nụ cười trong hồn và nụ cười ngoài miệng. Chính ngài là người đã lập lại quan điểm của thánh Tôma để chủ trương: vui vẻ là một nhân đức. Và Mẹ Têrêsa Calcutta, một trong mười phụ nữ được xếp vào hàng vĩ nhân hiện đại, khi người ta hỏi Mẹ xem phải làm gì cho cuộc sống tốt hơn, Mẹ bảo: “Hãy mỉm cười. Cười là thông điệp hòa bình. Cười là nếm cảm thực tại Thiên Chúa”.
2) Niềm hy vọng đem lại cho đời tín hữu một chí bền chiến đấu.
Những lúc an bình, niềm hy vọng mở ra một cuộc sống tươi vui nhưng khi gặp phải thử thách, niềm hy vọng lại trở nên sức mạnh kiên cường. Chính vì thế, hy vọng không chỉ được xem là nhân đức của nụ cười mà còn được khẳng định là nhân đức của sự chiến đấu trước những thách đố không thiếu trong đời.
Có những thách đố đến từ những nghịch lý trong đời sống đức tin thể hiện qua những câu hỏi “tại sao?” khó mà trả lời nếu không có niềm hy vọng. Như câu hỏi tại sao của Cựu Ước: “Tại sao kẻ lành thường gặp hoạn nạn còn kẻ dữ lại cứ phây phây?”. Như câu hỏi của thánh Phaolô: “Tại sao điều tốt muốn làm tôi lại chẳng làm, còn điều xấu muốn tránh tôi lại hay vấp phải?”. Như câu hỏi về Giáo Hội: “Tại sao Giáo Hội bản chất là duy nhất mà trong lịch sử vẫn cứ mãi ghi dấu bằng những cuộc phân ly?”. Như câu hỏi của các bạn trẻ Tây Ban Nha đặt ra cho Đức Gioan Phaolô II năm 1982: “Tại sao Thiên Chúa tốt lành mà trong tạo thành của Ngài lại có quá nhiều tội ác?”. Như câu hỏi của báo chí: “Tại sao người ta cứ phải lo đề phòng đối phó mà không biết yêu thương nhau?”. Hay như câu hỏi mỗi người thường đặt ra với lòng mình: “Tại sao nhân đức như lúa tốt chăm hoài vẫn khó mọc còn nết xấu như cỏ dại nhổ mãi vẫn cứ còn?” Những câu hỏi ấy được đặt ra và còn được đặt ra mãi mãi. Sẽ là hoang mang chao đảo nếu không tìm được giải đáp; nhưng sẽ không có câu trả lời đích thực nếu không nại đến niềm hy vọng vào điều toàn bích vốn chỉ có nơi Thiên Chúa và trong cuộc sống mai sau.
Có những thách đố đến từ những nghịch biến trong lối sống đạo như sự ly thân giữa giáo lý tốt lành của đạo với đời sống kèn cựa của người tín hữu, như cách sống thực dụng của một số thành phần có đạo, như xu hướng tục hóa đang có nguy cơ tràn lan, và phổ biến nhất vẫn là thái độ “mackeno” dửng dưng với đạo của một số kẻ tự nhận là có đạo mà thực tế chẳng tốt hơn ai. Sẽ là dị ứng co cụm nếu chỉ thở dài thất vọng, nhưng sẽ là bản lĩnh hy vọng nếu biết vươn lên khẳng định niềm tin.
Và cũng có những thách đố đến từ những nghịch cảnh trong cuộc đời như tai nạn bất ưng, như sức khỏe yếu kém, như hoàn cảnh không thuận lợi cho ngành nghề, như những thất bại nhiều mặt. Sẽ là thất vọng nếu cúi gập trên nỗi đau của mình, nhưng sẽ là hy vọng nếu biết vươn lên, cho dẫu hoàn cảnh có tuyệt vọng đi nữa thì ở đó vẫn cứ sáng rỡ một niềm cậy trông.
Trọn trang Tin Mừng hôm nay là một thách đố không nhỏ mà Gioan Tẩy Giả đã gặp phải: rao giảng về một sự trừng phạt đến cận kề nhưng lại gặp phải sự chậm trễ; loan báo về Đấng Cứu Thế như một vị Chúa oai phong đáng sợ nhưng lại thấy Chúa Giêsu chan hòa nhân ái; công bố về thời mở cửa cứu độ nhưng chính mình lại bị cầm tù vào giữa lúc mọi người xôn xao hạnh phúc. Đã có lúc nóng lòng chờ đợi như việc gửi môn đệ đến chất vấn Chúa Giêsu qua đoạn Phúc Âm hôm nay, nhưng từ những thách đố ấy, nơi Gioan Tẩy Giả đã chứng minh một niềm hy vọng kiên cường: ông không phải là cây sậy yếu mềm chao nghiêng trước gió mà chính là một tượng đài bất khuất của lẽ cậy trông.
Niềm hy vọng chính là sức mạnh hồng hào giúp Gioan Tẩy Giả và tất cả những ai đang gặp thách đố biết kiên vững kinh qua tất cả.
Tóm lại, với hiệu quả của niềm hy vọng là niềm vui chan hòa và chí bền chiến đấu, đời sống của tín hữu đã được đặt vào một vận hành mới vươn tới một điều còn lớn lao hơn cả chính nỗi niềm của mình. Đó không chỉ là chân lý cho trí ta đong đầy, không chỉ là thiện hảo cho lòng ta mê thích, cũng không chỉ là nét đẹp cho mắt nhìn no thỏa mà chính là một Đấng, Đấng ấy là Thiên Chúa hằng hy vọng vào ta.
Và như thế, thiết tưởng đã đến lúc đặt ra vấn đề: liệu ta có niềm hy vọng ấy chưa?
Bài đọc thứ nhất nhắc nhở “Đừng sợ”. Đừng sợ không có niềm hy vọng vì trước khi ta có thể hy vọng thì Chúa đã hy vọng vào ta. Đó là một hồng ân. Cũng đừng sợ mình mất niềm hy vọng như thể ta sống có một mình. Có một Đấng cùng sống với ta và Đấng ấy không dễ gì để mất ta đâu. Cũng đừng sợ niềm hy vọng của ta sao quá nhạt nhòa, bởi hy vọng là một công trình cả đời. Điều đáng sợ đáng ngại và đáng đau khổ nhất là “thấy Thiên Chúa bị bóp chết trong một đời người”, nghĩa là người ta khước từ hy vọng, bóp nghẹt hy vọng nhân danh sự tự do hoặc danh lợi thú.
Bài đọc thứ hai khuyến khích “Hãy vui lên!” Vui vì ta là niềm hy vọng trong mắt nhìn cứu độ của Thiên Chúa và đồng thời cũng là niềm hy vọng thắp sáng cho anh em mình nữa, để không chỉ gây thắc mắc “nghĩ gì vui thế mà cười một mình” như Trần Tiến trong ca khúc “Thành phố trẻ”, mà còn để chuyển tải đến môi trường xung quanh một niềm vui chan hòa và chí bền chiến đấu.
Ai đã coi cuốn phim “Cuộc đời Chúa Cứu Thế” chắc còn nhớ lúc kết, sau khi đã có biến cố lên trời và lời trao sứ vụ đến với muôn dân, người ta cho xuất hiện trên màn ảnh một chân dung của Chúa Giêsu thật lớn tươi cười với chiếc răng khểnh đàng hoàng. Không biết dụng ý của đạo diễn thế nào, nhưng phải nói là có tác dụng phấn khích, vừa đem lại nét tươi tắn cho cuốn phim, vừa đem đến niềm vui chan hòa hy vọng.
Mong rằng nụ cười thật lạ ấy cũng trở thành niềm vui cho ta trên nẻo sống đức tin và thể hiện niềm hy vọng. Được như thế, Chúa Nhật hôm nay đích thực là Chúa Nhật của niềm vui, và Mùa Vọng cũng thêm sáng nghĩa là mùa màu hồng hy vọng thật đẹp thật tươi thật nhiều nụ cười cho người người hạnh phúc.
ĐGM. Vũ Duy Thống
MÙA VỌNG : MÙA MÀU HỒNG
(Trích trong ‘Nút Vòng Xoay’ – trg. 19)
Nếu khởi đầu Mùa Vọng là một màu xanh của những tâm hồn biết rằng Thiên Chúa hằng hy vọng vào mình và hành trình Mùa Vọng là một màu tím của những cuộc đời sám hối, thì ở giữa lòng Mùa Vọng, đời người đã được đặt vào một vận hành mới với một năng lực mới cho một cuộc đời mới. Những cái mới ấy Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay diễn tả bằng một niềm vui và lễ phục minh họa bằng một tông màu bất ngờ tươi sáng để cùng với Giáo Hội, Chúa Nhật hôm nay xin được gọi tên Mùa Vọng là mùa màu hồng.
Vâng! Màu hồng. Nhưng không phải là một thứ ửng hồng e lệ của tình yêu buổi đầu gặp gỡ, cũng không phải là thứ bột hồng điểm trang của hương phấn trong ngày lễ hội, mà chính là màu hồng của niềm vui chan hòa và những chí bền chiến đấu đã làm nên sức sống và sức mạnh không ngừng gieo hưng phấn trên hành trình đức tin.
Qua cách gọi tên Mùa Vọng là mùa màu hồng, xin được gợi ý về hiệu quả của niềm hy vọng.
1) Niềm hy vọng đem lại cho đời tín hữu một niềm vui chan hòa.
Không phải vô cớ mà thánh Phaolô năm xưa đã kêu gọi các tín hữu của mình “Hãy vui lên!” cũng chẳng phải tình cờ khi Phụng Vụ gọi Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng là Chúa Nhật của niềm vui, mà tất cả đã là một hữu ý dàn dựng để làm nổi bật lên nỗi vui mừng và niềm hy vọng không phải như hai nỗi niềm đặt cận kề nhau, mà như hai yếu tố tương tại vào nhau của cùng một nỗi niềm duy nhất kết nên đời sống Kitô hữu. Có hy vọng là có niềm vui.
Bởi có hy vọng nên đời tín hữu cũng có một vũ trụ quan tươi vui: Họ không chấp nhận cuộc đời theo kiểu “cũng liều nhắm mắt đưa chân” trôi nổi vật vờ theo dòng nước cuốn, mà là đón nhận cuộc đời bằng một phong thái thanh thản vui tươi. Họ không chấp nhận nhìn môi trường mình đang sống như những sự kiện bên lề mà biết nhận ra đó chính là nơi mình được kêu gọi đến để thể hiện ơn gọi làm người và làm con Chúa. Cho dẫu cuộc đời có thế nào cũng vẫn có đó niềm hy vọng vươn cao. “Trong khi chưa có được điều mình thích, hãy bắt đầu bằng cách thích những điều mình đang có”. Tôi muốn một cuộc đời rộng đẹp nhưng trước mắt tôi vẫn chỉ là những mảnh đời chật hẹp thì trong niềm hy vọng, tôi phải bắt đầu bằng cách nới rộng đời mình ra.
Bởi có niềm hy vọng nên đời tín hữu cũng có một nhân sinh quan chan hòa. Trong đại dương không ai là một hòn đảo. Trong chuyến đi cuộc đời chẳng ai là người lữ khách cô đơn. Thế nên, trong tinh thần liên đới, tín hữu là những kẻ đồng hành và đồng hành cũng có nghĩa là biết cho đi và nhận về. Cũng giống như tình yêu, hy vọng là rộng mở, là biết cho đi. Trong đổi chác, không ai có thể cho cái mình không có, nhưng trong niềm hy vọng, không ai có thể có được điều mà mình không biết cho đi. Bởi lẽ bạc tiền cho đi sẽ có lúc vơi cạn, nhưng niềm hy vọng biết cho đi thì ngược lại, bỗng trở nên phong phú lạ thường. Nỗi vui cho đi sẽ thành nỗi vui lớn hơn của kẻ cho và người nhận gộp lại, và niềm hy vọng biết cho đi sẽ nên niềm hy vọng vĩ đại của một sự sống triển nở sinh sôi.
Rõ ràng là với niềm hy vọng, cuộc sống đã biến thành niềm vui, cho dẫu niềm vui ấy chưa ở độ tinh ròng mà vẫn còn đan xen với những nỗi niềm riêng tư hay nỗi lo đại cuộc, nhưng đã hồng hào lên một sức sống tươi trẻ vì đó chính là thành quả của niềm hy vọng.
Chắc cộng đoàn còn nhớ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I. Triều đại Giáo Hoàng của ngài chỉ có ba mươi ba ngày nhưng hình ảnh của ngài thì thế giới khó mà quên. Đó là hình ảnh của một Giáo Hoàng với nụ cười thật tươi, nụ cười trong hồn và nụ cười ngoài miệng. Chính ngài là người đã lập lại quan điểm của thánh Tôma để chủ trương: vui vẻ là một nhân đức. Và Mẹ Têrêsa Calcutta, một trong mười phụ nữ được xếp vào hàng vĩ nhân hiện đại, khi người ta hỏi Mẹ xem phải làm gì cho cuộc sống tốt hơn, Mẹ bảo: “Hãy mỉm cười. Cười là thông điệp hòa bình. Cười là nếm cảm thực tại Thiên Chúa”.
2) Niềm hy vọng đem lại cho đời tín hữu một chí bền chiến đấu.
Những lúc an bình, niềm hy vọng mở ra một cuộc sống tươi vui nhưng khi gặp phải thử thách, niềm hy vọng lại trở nên sức mạnh kiên cường. Chính vì thế, hy vọng không chỉ được xem là nhân đức của nụ cười mà còn được khẳng định là nhân đức của sự chiến đấu trước những thách đố không thiếu trong đời.
Có những thách đố đến từ những nghịch lý trong đời sống đức tin thể hiện qua những câu hỏi “tại sao?” khó mà trả lời nếu không có niềm hy vọng. Như câu hỏi tại sao của Cựu Ước: “Tại sao kẻ lành thường gặp hoạn nạn còn kẻ dữ lại cứ phây phây?”. Như câu hỏi của thánh Phaolô: “Tại sao điều tốt muốn làm tôi lại chẳng làm, còn điều xấu muốn tránh tôi lại hay vấp phải?”. Như câu hỏi về Giáo Hội: “Tại sao Giáo Hội bản chất là duy nhất mà trong lịch sử vẫn cứ mãi ghi dấu bằng những cuộc phân ly?”. Như câu hỏi của các bạn trẻ Tây Ban Nha đặt ra cho Đức Gioan Phaolô II năm 1982: “Tại sao Thiên Chúa tốt lành mà trong tạo thành của Ngài lại có quá nhiều tội ác?”. Như câu hỏi của báo chí: “Tại sao người ta cứ phải lo đề phòng đối phó mà không biết yêu thương nhau?”. Hay như câu hỏi mỗi người thường đặt ra với lòng mình: “Tại sao nhân đức như lúa tốt chăm hoài vẫn khó mọc còn nết xấu như cỏ dại nhổ mãi vẫn cứ còn?” Những câu hỏi ấy được đặt ra và còn được đặt ra mãi mãi. Sẽ là hoang mang chao đảo nếu không tìm được giải đáp; nhưng sẽ không có câu trả lời đích thực nếu không nại đến niềm hy vọng vào điều toàn bích vốn chỉ có nơi Thiên Chúa và trong cuộc sống mai sau.
Có những thách đố đến từ những nghịch biến trong lối sống đạo như sự ly thân giữa giáo lý tốt lành của đạo với đời sống kèn cựa của người tín hữu, như cách sống thực dụng của một số thành phần có đạo, như xu hướng tục hóa đang có nguy cơ tràn lan, và phổ biến nhất vẫn là thái độ “mackeno” dửng dưng với đạo của một số kẻ tự nhận là có đạo mà thực tế chẳng tốt hơn ai. Sẽ là dị ứng co cụm nếu chỉ thở dài thất vọng, nhưng sẽ là bản lĩnh hy vọng nếu biết vươn lên khẳng định niềm tin.
Và cũng có những thách đố đến từ những nghịch cảnh trong cuộc đời như tai nạn bất ưng, như sức khỏe yếu kém, như hoàn cảnh không thuận lợi cho ngành nghề, như những thất bại nhiều mặt. Sẽ là thất vọng nếu cúi gập trên nỗi đau của mình, nhưng sẽ là hy vọng nếu biết vươn lên, cho dẫu hoàn cảnh có tuyệt vọng đi nữa thì ở đó vẫn cứ sáng rỡ một niềm cậy trông.
Trọn trang Tin Mừng hôm nay là một thách đố không nhỏ mà Gioan Tẩy Giả đã gặp phải: rao giảng về một sự trừng phạt đến cận kề nhưng lại gặp phải sự chậm trễ; loan báo về Đấng Cứu Thế như một vị Chúa oai phong đáng sợ nhưng lại thấy Chúa Giêsu chan hòa nhân ái; công bố về thời mở cửa cứu độ nhưng chính mình lại bị cầm tù vào giữa lúc mọi người xôn xao hạnh phúc. Đã có lúc nóng lòng chờ đợi như việc gửi môn đệ đến chất vấn Chúa Giêsu qua đoạn Phúc Âm hôm nay, nhưng từ những thách đố ấy, nơi Gioan Tẩy Giả đã chứng minh một niềm hy vọng kiên cường: ông không phải là cây sậy yếu mềm chao nghiêng trước gió mà chính là một tượng đài bất khuất của lẽ cậy trông.
Niềm hy vọng chính là sức mạnh hồng hào giúp Gioan Tẩy Giả và tất cả những ai đang gặp thách đố biết kiên vững kinh qua tất cả.
Tóm lại, với hiệu quả của niềm hy vọng là niềm vui chan hòa và chí bền chiến đấu, đời sống của tín hữu đã được đặt vào một vận hành mới vươn tới một điều còn lớn lao hơn cả chính nỗi niềm của mình. Đó không chỉ là chân lý cho trí ta đong đầy, không chỉ là thiện hảo cho lòng ta mê thích, cũng không chỉ là nét đẹp cho mắt nhìn no thỏa mà chính là một Đấng, Đấng ấy là Thiên Chúa hằng hy vọng vào ta.
Và như thế, thiết tưởng đã đến lúc đặt ra vấn đề: liệu ta có niềm hy vọng ấy chưa?
Bài đọc thứ nhất nhắc nhở “Đừng sợ”. Đừng sợ không có niềm hy vọng vì trước khi ta có thể hy vọng thì Chúa đã hy vọng vào ta. Đó là một hồng ân. Cũng đừng sợ mình mất niềm hy vọng như thể ta sống có một mình. Có một Đấng cùng sống với ta và Đấng ấy không dễ gì để mất ta đâu. Cũng đừng sợ niềm hy vọng của ta sao quá nhạt nhòa, bởi hy vọng là một công trình cả đời. Điều đáng sợ đáng ngại và đáng đau khổ nhất là “thấy Thiên Chúa bị bóp chết trong một đời người”, nghĩa là người ta khước từ hy vọng, bóp nghẹt hy vọng nhân danh sự tự do hoặc danh lợi thú.
Bài đọc thứ hai khuyến khích “Hãy vui lên!” Vui vì ta là niềm hy vọng trong mắt nhìn cứu độ của Thiên Chúa và đồng thời cũng là niềm hy vọng thắp sáng cho anh em mình nữa, để không chỉ gây thắc mắc “nghĩ gì vui thế mà cười một mình” như Trần Tiến trong ca khúc “Thành phố trẻ”, mà còn để chuyển tải đến môi trường xung quanh một niềm vui chan hòa và chí bền chiến đấu.
Ai đã coi cuốn phim “Cuộc đời Chúa Cứu Thế” chắc còn nhớ lúc kết, sau khi đã có biến cố lên trời và lời trao sứ vụ đến với muôn dân, người ta cho xuất hiện trên màn ảnh một chân dung của Chúa Giêsu thật lớn tươi cười với chiếc răng khểnh đàng hoàng. Không biết dụng ý của đạo diễn thế nào, nhưng phải nói là có tác dụng phấn khích, vừa đem lại nét tươi tắn cho cuốn phim, vừa đem đến niềm vui chan hòa hy vọng.
Mong rằng nụ cười thật lạ ấy cũng trở thành niềm vui cho ta trên nẻo sống đức tin và thể hiện niềm hy vọng. Được như thế, Chúa Nhật hôm nay đích thực là Chúa Nhật của niềm vui, và Mùa Vọng cũng thêm sáng nghĩa là mùa màu hồng hy vọng thật đẹp thật tươi thật nhiều nụ cười cho người người hạnh phúc.
ĐGM. Vũ Duy Thống