PDA

View Full Version : T - Trong chờ Thần Khí



Dan Lee
12-09-2010, 09:27 PM
TRÔNG CHỜ THẦN KHÍ


Chúa Nhật Thứ III Thường Niên – Năm A (Isaiah 35: 1-6, 10; Psalm 146; James 5: 7-10; Matthew 11: 2-11)

Khi nguồn nước bị rút khỏi từ những vùng đất thì sự sống hầu như không còn nữa. Chúng ta đã nhìn thấy tất cả những hình ảnh của sự tàn phá khô cằn nứt nẻ ở những quốc gia cận Shahara nơi mà sa mạc hoang hóa dần dần đất trồng trọt. Những khu vực bị ảnh hưởng bởi hạn hán ở những quốc gia khác hoa lợi chỉ còn lại là những trái cây và ngũ cốc héo tàn.. Nhưng sự bổ sung thậm chí chỉ một lượng nước nhỏ cũng có thể tạo cho những khu vực sa mạc đến với sự sống và nở hoa kết trái.

Có lẽ bạn hay một người nào đó mà bạn biết đã trải qua những yếu đuối và mỏi mệt mà gối mỏi khớp mòn vì tuổi tác, hoặc những ảnh hưởng của thính giác hoặc khả năng thị giác bị mất. Thường những phép lạ của y học mang đến cuộc sống mới cho những ai phải chịu đau khổ từ những điều kiện suy nhược. Những hình ảnh Cựu Ước sinh động này đã từng được dùng để bộc lộ sự hiện diện của Thiên Chúa – và họ đã đề cập đến rất nhiều. Thiên Chúa là vị thần hằng sống không bao giờ chết, chữa lành bệnh tật và không bao giờ bệnh tật. Bất kỳ nơi đâu Thiên Chúa đều là sự hiện diện vẹn toàn, cuộc sống mới, tái sinh và hy vọng được tìm thấy. Những hình ảnh này thường được dùng để cổ vũ dân Israel với một chân dung được khắc họa bằng ngôn từ những gì mà Thiên Chúa sẽ thực hiện cho con người trong tương lai. Họ đại diện cho tiếng kêu giải thoát và một tầm nhìn của hy vọng và duy nhất chỉ có thể đến với những người bị khổ đau, áp bức, hủy diệt và tước đoạt. Dân Israel đã mất quốc gia, đền thờ, lãnh địa và tự do – duy họ chỉ có Thiên Chúa.

Đó là thứ khóc than mà chúng ta có thể nghe từ một phần tư thế giới hôm nay: Afghanistan, Haiti, Pakistan và những người dân sống dưới ách thống trị của chế độ độc tài và chuyên chế. Đó là tiếng khóc than cho sự ban truyền thuộc tinh thần sự sống trao ban của Thiên Chúa và cho một món quà hy vọng và can đảm. Nó khuyến cáo chúng ta chống lại cái chết và sự hủy diệt bị qui kết đối với Thiên Chúa. Thiên Chúa ban sự sống thậm chí giữa chốn đau khổ và sự hủy diệt. Về điểm này được thể hiện vô cùng cay đắng của người dân Port-au-Prince tụ hợp kỷ niệm Thánh Lễ tạ ơn Thiên Chúa vào những ngày sau đó là trận động đất kinh hoàng.

Và khi nào sự cứu giúp và cứu chuộc sẽ đến? Câu hỏi thành tâm này thường là chủ đề những đoạn trích Kinh Thánh. Tổ hợp từ “Bao lâu, Ôi lạy Chúa” là một điệp khúc phổ biến, giống như “Hãy đến, Chúa Giê-su” là khát vọng của nhiều người trong giai đoạn Tân Ước. Đó là điều không dễ dàng chờ đợi. Nhất là khi sự đau khổ liên quan. Sự thiếu kiên nhẫn hẹp hòi của chính chúng ta hằng ngày trì hoãn và những thất vọng làm mờ nhạt trong sự so sánh với những đau khổ của biết bao người. Thánh Gia-cô-bê đã cho chúng ta câu trả lời bình thường: Việc đó sẽ xảy ra vào thời gian của Thiên Chúa, không phải của chúng ta.

Nhưng sự chờ đợi của chúng ta khỏng phải chỉ là từng bước trở lại, và hướng về phía trước, và nhìn thời gian trôi đi theo kim đồng hồ hay từng tờ lịch của chúng ta. Chúng ta chờ đợi như thế nào là vô cùng quan trọng. Sự chờ đợi tinh thần liên quan đến việc xây dựng cộng đồng, quảng đại và từ bi. Cung cấp cho người dân Haiti là một điển hình của cách thức mà chúng ta có thể đưa ra sư biểu hiện cụ thể trước sự trả lời của Thiên Chúa đối với lời nguyện cầu của họ.

Chúng ta không nên cảm thấy có tội về sự chiến đấu với những nghi ngờ vì thậm chí những người gần gũi nhất với Chúa Giê-su đã có những khoảnh khắc nghi vấn và đắn đo. Thánh Gio-an Tẩy Giả đã gửi những lời từ nhà tù nơi mà ông cuối cùng gặp gỡ mục đích của mình để hỏi Chúa Giê-su một câu hỏi thẳng thừng: Thầy có phải là Đấng được mong đợi hay không? Giờ đây cũng nói vậy, nên chúng ta có thể tiếp tục truy tìm nếu cần thiết.

Nhưng Chúa Giê-su thường từ chối trả lời trực tiếp và trường hợp cá biệt này không ngoại lệ. Người đã thách thức các sứ giả và Gio-an hãy nhìn xung quanh họ và lưu ý những gì họ mục kích: thị gác và thình giác được phục hồi, thanh tẩy những người phong cùi, khôi phục tứ chi bại liệt, cuộc sống mới và hy vọng tuyệt vời. Hãy rút ra những kết luận của chính bạn – những điều này tất cà là những dấu chỉ không thể sai lầm về sự hiện diện tức thì của Thiên Chúa.
Nhưng Chúa Giê-su vẫn tiếp tục hết lời ngợi khen Thánh Gio-an Tẩy Giả - ông là người tốt nhất thế giới. Nhưng ông thậm chí không thể sánh với sự vinh quang của thời đại mới đang đến – Triều Đại của Thiên Chúa – sẽ đến. Tuyệt với như sự sống người có thể, anh hay chị không có gì để so sánh trước sự chuyển đổi này mà duy nhất Thiên Chúa mới có thể mang đến. Những tuyên bố tôn giáo cấn phải được đo lường bằng những tiêu chuẩn này. Khi chúng ta tuyên bố rằng Thiên Chúa hiện diện, chúng ta cần phải đòi hỏi có những dấu hiệu của sự sống mới, lành mạnh và hy vọng. Phải chăng sự hòa giải và tha thứ đang diễn ra? Có phải con người được tự do và được trao quyền lực?

Tất cả những nghệ thuật tu từ tôn giáo đều vô dụng nếu bị kéo theo bởi môt cảm giác của sự chết, bật lực và tuyệt vọng. Thiên Chúa luôn để lại những dấu chỉ hiển nhiên về sự hiện diện của Người và những dấu chỉ đó thường được tìm thấy ở những chốn bất ngờ.

(Nguồn: Regist College – the School of Theology)
Jos. Tú Nạc, NMS