Dan Lee
12-11-2010, 07:55 PM
NGƯỜI ĐEM SỰ SỐNG
Ở Hoa Kỳ, trong các thành phố lớn thường có một chương trình giáo dục mà qua đó các học sinh đau nặng đang nằm bệnh viện được giáo chức đến tận nơi dậy học giúp cho em này theo kịp chúng bạn khi đi học trở lại.
Có một học sinh bị phỏng rất nặng phải nằm nhà thương. Các y tá ở đây nhận thấy em rất tuyệt vọng trong thời gian điều trị. Sau đó nhà trường gửi đến một cô giáo để cho em biết về tình trạng học hành của lớp, và cô nói mỗi ngày cô sẽ đến dậy cho em khoảng một tiếng đồng hồ để em có thể theo kịp trình độ của lớp.
Ngày hôm sau, khi cô trở lại nhà thương để dậy em, các y tá hỏi cô, “Cô đã làm gì đứa bé đó?” Cô giáo tưởng rằng mình đã làm điều gì sái quấy nên ngỏ lời xin lỗi. Nhưng các y tá nói, “Không. Cô hiểu lầm chúng tôi rồi. Chúng tôi rất lo lắng cho nó, nhưng từ ngày hôm qua, chúng tôi thấy thái độ của nó thay đổi hẳn. Nó chịu khó uống thuốc, nó sẵn sàng chịu đau khi chữa trị. Dường như bây giờ nó muốn sống.”
Cả cô giáo cũng như các y tá không hiểu điều gì đã xảy ra. Mãi cho đến khoảng hai tuần sau, học sinh này cho biết là thời gian nằm nhà thương em rất tuyệt vọng cho đến khi thấy cô giáo đến. Em cảm nhận được một điều thật căn bản và thật đơn giản mà em diễn tả điều đó như thế này: “Chẳng lẽ nhà trường lại gửi một cô giáo đến để dậy học cho một học sinh sắp chết?”
Em đang tuyệt vọng và sự hiện diện của cô giáo đã đem lại cho em niềm hy vọng. Hy vọng ấy đã giúp em hoàn toàn thay đổi thái độ và bình phục mau hơn.
Trở về với khung cảnh của bài phúc âm hôm nay, dân Do Thái thời bấy giờ cũng đang trong tình trạng tuyệt vọng vì dường như lời Chúa hứa cứu chuộc họ đã tiêu tan. Mười hai chi tộc Israel thì tản mác khắp nơi. Dòng dõi nhà Đavít, mà Thiên Chúa hứa qua dòng dõi này Người sẽ thiết lập một Vương Quốc, thì không còn nắm quyền. Và người Do Thái đang sống trong sự nô lệ cho đế quốc La Mã. Chính trong hoàn cảnh tuyệt vọng đó, Thiên Chúa đã sai đến một sứ giả là Gioan để dọn đường cho Đấng Mêsia.
Qua các bài phúc âm của tuần I và II Mùa Vọng, chúng ta thấy Gioan Tẩy Giả là một nhân vật rất đặc biệt, ông sống kham khổ để lời kêu gọi người ta ăn năn sám hối được đón nhận. Chính Chúa Giêsu cũng xác nhận rằng trong số những người sinh ra ở trần gian này, “không ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả”.
Tuy nhiên, qua tình tiết của bài phúc âm hôm nay, dường như Gioan Tẩy Giả cũng không thể hiểu được sự cứu chuộc của Thiên Chúa sẽ xảy ra như thế nào. Cũng như người Do Thái thời bấy giờ, có lẽ Gioan Tẩy Giả cũng mong đợi một Đấng Mêsia đến để giải thoát họ khỏi cảnh nô lệ cho người La Mã qua một cuộc cách mạng về quân sự và chính trị. Do đó, khi ở trong tù, tuy được biết về những kết quả lạ lùng Đức Giêsu làm, là “người mù được sáng mắt, người què đi được, người cùi được sạch, người điếc nghe được, và người chết sống lại”, nhưng Gioan vẫn sai các môn đệ đến để hỏi lại căn tính của Đức Giêsu, "Có phải Thầy là người phải đến, hay chúng tôi còn trông đợi người khác?"
Nói cách khác, Gioan đã thấy lời ngôn sứ Isaiah được ứng nghiệm nơi Đức Giêsu, nhưng còn vấn đề cởi bỏ xiềng xích, giải thoát khỏi cảnh nô lệ La Mã, điển hình là Gioan đang bị cầm tù, thì sao?
Đấng Mêsia mà Gioan mong đợi sẽ như người cầm rìu sẵn sàng chặt đi những cây không sinh trái để quăng vào lửa; như người cầm nia sàng sảy, thóc lép thì đốt, thóc mẩy thì thu vào kho lẫm (x. Mt 3:10-12). Quan niệm của Gioan, không may, vẫn còn kéo dài cho đến ngày nay. Có thể nói dân Do Thái đã tuyệt vọng khi biết Đức Giêsu sinh ra trong một cái hang dành cho súc vật, chứ không phải xuất hiện trong vinh quang với sấm sét, với ánh sáng chói loà, oai phong lẫm liệt. Họ thất vọng khi thấy Đức Giêsu lớn lên trong một gia đình thợ mộc nghèo nàn, tầm thường ở Nagiarét, và Người cũng phải vất vả lao động mới có miếng ăn. Họ lại càng tuyệt vọng hơn nữa khi thấy cuộc đời của Đức Giêsu chấm dứt một cách "thảm bại" trên thập giá.
Trong mắt người Do Thái, Đức Giêsu không phải là Đấng Cứu Tinh như họ mong muốn. Chính vì thế, cho đến ngày nay, dân Do Thái không mừng lễ Giáng Sinh – ngày giáng trần của Hoàng Tử Hoà Bình – nhưng họ mừng lễ Hanukkah, là ngày thánh hiến đền thờ Giêrusalem sau khi họ đánh chiếm được từ tay người Hy Lạp (165 BC).
Dường như Đức Giêsu đã thấy được hậu quả của sự mong đợi sai lầm này của người Do Thái là họ sẽ tẩy chay, không chấp nhận lời giảng dậy của Đức Giêsu và từ đó sẽ dẫn đến việc giết Người, do đó, Đức Giêsu nói với họ, “Phúc cho ai không vấp ngã vì tôi” – phúc cho ai không mất đức tin vì những gì họ mong đợi nơi Đức Giêsu thì không giống như họ muốn.
Câu nói này cũng là điều để chúng ta suy nghĩ khi tự hỏi: Nếu tôi là một tín hữu Kitô, tôi sẽ mong đợi gì nơi Chúa Giêsu?
Ngày xưa Chúa Giêsu đã cho người mù được thấy, ngày nay, qua các phúc âm của Chúa, mắt tôi có thấy được các chân lý hay không?
Ngày xưa Chúa đã chữa cho người què đi được, ngày nay, tuy tôi có đủ hai chân, nhưng tôi có muốn đi trên đường ngay nèo chính hay không?
Ngày xưa Chúa đã chữa người phong cùi được sạch, ngày nay, tôi có muốn thanh tẩy những ô uế của tâm hồn mình hay không?
Ngày xưa Chúa đã cho người chết sống lại, ngày nay, qua bí tích Rửa Tội tôi có muốn sống trong sự sống mới hay không?
“Tôi mong đợi gì nơi Chúa Giêsu?”
Nếu tôi mong đợi được ơn cứu độ, được sống hạnh phúc trong Vương Quốc Thiên Chúa thì qua bài phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu đã hé mở cho chúng ta thấy một vài đặc tính của Vương Quốc Thiên Chúa nhân khi nói về Gioan Tẩy Giả.
Trong Vương Quốc Thiên Chúa thì không có những người như lau sậy ngoài đồng hoang, ngả nghiêng theo các cơn gió thời đại mà không giữ vững lập trường.
Trong Vương Quốc Thiên Chúa không có cảnh xa hoa nhung lụa, thủ đoạn chính trị, ganh đua chức quyền như trong cung điện của các vua chúa trần gian.
Trong Vương Quốc Thiên Chúa chỉ có những người sống theo thánh ý của Thiên Chúa, và người thấp kém nhất cũng còn cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả, bởi vì, nhờ công nghiệp của Chúa Kitô, những hy sinh hãm mình, những hành động bác ái của loài người giờ đây có một giá trị lớn lao. Một hành động nhỏ bé của chúng ta làm cho người khác – một chén cơm cho người đói ăn, một ly nước cho kẻ khát uống, một manh áo cho người rách rưới – sẽ trở nên có giá trị vì chúng ta đã làm cho chính Chúa.
Đây là một phần ý nghĩa của sự Nhập Thể. Nếu Thiên Chúa không giáng trần, không trở nên một con người hữu hình thì loài người chúng ta không thể thi hành một điều gì tốt lành cho Thiên Chúa vô hình. Qua sự Nhập Thể, Chúa Giêsu đã cụ thể hoá hành động bác ái của chúng ta cho tha nhân trở thành một hành động cho chính Thiên Chúa. Nói tóm lại, nhờ lòng thương xót của Thiên Chúa mà loài người được sống hạnh phúc trong Vương Quốc đời đời.
Ở nhà thờ chánh tòa Milan bên Ý có ba khung cửa lớn dẫn vào nhà thờ. Trên vòng bán nguyệt khung cửa bên trái, dưới hình hoa hồng được trạm trổ tinh vi, có khắc hàng chữ: "Mỗi hạnh phúc chỉ kéo dài trong khoảng khắc".
Trên vòng bán nguyệt khung cửa bên phải, dưới hình cây thập giá có ghi hàng chữ: "Mỗi đau khổ chỉ kéo dài trong khoảng khắc".
Và trên vòm khung cửa chính dẫn vào vương cung thánh đường, người ta thấy có dòng chữ: "Chỉ có đời đời mới là điều quan trọng".
Thời gian Mùa Vọng là để chúng ta nhìn lại cuộc đời mình. Có thể nào giữa sự huy hoàng lộng lẫy của văn minh hiện đại nhưng tâm hồn của chúng ta như sa mạc hoang vu vì thiếu ánh sáng của Thiên Chúa? Có thể nào trong một xã hội đề cao quyền lợi, đề cao tự do thì chúng ta lại mất đi ý thức về phẩm giá con người? Có thể nào khi miệt mài chạy theo guồng máy của xã hội để kiếm sống thì chúng ta đang mất đi sự sống đời đời?
Xin Thiên Chúa mở mắt chúng ta để nhìn thấy những gì cần thay đổi, và ban cho chúng ta sự can đảm để trung thành với ơn gọi của mình.
Pt Trần Văn Nhật
Ở Hoa Kỳ, trong các thành phố lớn thường có một chương trình giáo dục mà qua đó các học sinh đau nặng đang nằm bệnh viện được giáo chức đến tận nơi dậy học giúp cho em này theo kịp chúng bạn khi đi học trở lại.
Có một học sinh bị phỏng rất nặng phải nằm nhà thương. Các y tá ở đây nhận thấy em rất tuyệt vọng trong thời gian điều trị. Sau đó nhà trường gửi đến một cô giáo để cho em biết về tình trạng học hành của lớp, và cô nói mỗi ngày cô sẽ đến dậy cho em khoảng một tiếng đồng hồ để em có thể theo kịp trình độ của lớp.
Ngày hôm sau, khi cô trở lại nhà thương để dậy em, các y tá hỏi cô, “Cô đã làm gì đứa bé đó?” Cô giáo tưởng rằng mình đã làm điều gì sái quấy nên ngỏ lời xin lỗi. Nhưng các y tá nói, “Không. Cô hiểu lầm chúng tôi rồi. Chúng tôi rất lo lắng cho nó, nhưng từ ngày hôm qua, chúng tôi thấy thái độ của nó thay đổi hẳn. Nó chịu khó uống thuốc, nó sẵn sàng chịu đau khi chữa trị. Dường như bây giờ nó muốn sống.”
Cả cô giáo cũng như các y tá không hiểu điều gì đã xảy ra. Mãi cho đến khoảng hai tuần sau, học sinh này cho biết là thời gian nằm nhà thương em rất tuyệt vọng cho đến khi thấy cô giáo đến. Em cảm nhận được một điều thật căn bản và thật đơn giản mà em diễn tả điều đó như thế này: “Chẳng lẽ nhà trường lại gửi một cô giáo đến để dậy học cho một học sinh sắp chết?”
Em đang tuyệt vọng và sự hiện diện của cô giáo đã đem lại cho em niềm hy vọng. Hy vọng ấy đã giúp em hoàn toàn thay đổi thái độ và bình phục mau hơn.
Trở về với khung cảnh của bài phúc âm hôm nay, dân Do Thái thời bấy giờ cũng đang trong tình trạng tuyệt vọng vì dường như lời Chúa hứa cứu chuộc họ đã tiêu tan. Mười hai chi tộc Israel thì tản mác khắp nơi. Dòng dõi nhà Đavít, mà Thiên Chúa hứa qua dòng dõi này Người sẽ thiết lập một Vương Quốc, thì không còn nắm quyền. Và người Do Thái đang sống trong sự nô lệ cho đế quốc La Mã. Chính trong hoàn cảnh tuyệt vọng đó, Thiên Chúa đã sai đến một sứ giả là Gioan để dọn đường cho Đấng Mêsia.
Qua các bài phúc âm của tuần I và II Mùa Vọng, chúng ta thấy Gioan Tẩy Giả là một nhân vật rất đặc biệt, ông sống kham khổ để lời kêu gọi người ta ăn năn sám hối được đón nhận. Chính Chúa Giêsu cũng xác nhận rằng trong số những người sinh ra ở trần gian này, “không ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả”.
Tuy nhiên, qua tình tiết của bài phúc âm hôm nay, dường như Gioan Tẩy Giả cũng không thể hiểu được sự cứu chuộc của Thiên Chúa sẽ xảy ra như thế nào. Cũng như người Do Thái thời bấy giờ, có lẽ Gioan Tẩy Giả cũng mong đợi một Đấng Mêsia đến để giải thoát họ khỏi cảnh nô lệ cho người La Mã qua một cuộc cách mạng về quân sự và chính trị. Do đó, khi ở trong tù, tuy được biết về những kết quả lạ lùng Đức Giêsu làm, là “người mù được sáng mắt, người què đi được, người cùi được sạch, người điếc nghe được, và người chết sống lại”, nhưng Gioan vẫn sai các môn đệ đến để hỏi lại căn tính của Đức Giêsu, "Có phải Thầy là người phải đến, hay chúng tôi còn trông đợi người khác?"
Nói cách khác, Gioan đã thấy lời ngôn sứ Isaiah được ứng nghiệm nơi Đức Giêsu, nhưng còn vấn đề cởi bỏ xiềng xích, giải thoát khỏi cảnh nô lệ La Mã, điển hình là Gioan đang bị cầm tù, thì sao?
Đấng Mêsia mà Gioan mong đợi sẽ như người cầm rìu sẵn sàng chặt đi những cây không sinh trái để quăng vào lửa; như người cầm nia sàng sảy, thóc lép thì đốt, thóc mẩy thì thu vào kho lẫm (x. Mt 3:10-12). Quan niệm của Gioan, không may, vẫn còn kéo dài cho đến ngày nay. Có thể nói dân Do Thái đã tuyệt vọng khi biết Đức Giêsu sinh ra trong một cái hang dành cho súc vật, chứ không phải xuất hiện trong vinh quang với sấm sét, với ánh sáng chói loà, oai phong lẫm liệt. Họ thất vọng khi thấy Đức Giêsu lớn lên trong một gia đình thợ mộc nghèo nàn, tầm thường ở Nagiarét, và Người cũng phải vất vả lao động mới có miếng ăn. Họ lại càng tuyệt vọng hơn nữa khi thấy cuộc đời của Đức Giêsu chấm dứt một cách "thảm bại" trên thập giá.
Trong mắt người Do Thái, Đức Giêsu không phải là Đấng Cứu Tinh như họ mong muốn. Chính vì thế, cho đến ngày nay, dân Do Thái không mừng lễ Giáng Sinh – ngày giáng trần của Hoàng Tử Hoà Bình – nhưng họ mừng lễ Hanukkah, là ngày thánh hiến đền thờ Giêrusalem sau khi họ đánh chiếm được từ tay người Hy Lạp (165 BC).
Dường như Đức Giêsu đã thấy được hậu quả của sự mong đợi sai lầm này của người Do Thái là họ sẽ tẩy chay, không chấp nhận lời giảng dậy của Đức Giêsu và từ đó sẽ dẫn đến việc giết Người, do đó, Đức Giêsu nói với họ, “Phúc cho ai không vấp ngã vì tôi” – phúc cho ai không mất đức tin vì những gì họ mong đợi nơi Đức Giêsu thì không giống như họ muốn.
Câu nói này cũng là điều để chúng ta suy nghĩ khi tự hỏi: Nếu tôi là một tín hữu Kitô, tôi sẽ mong đợi gì nơi Chúa Giêsu?
Ngày xưa Chúa Giêsu đã cho người mù được thấy, ngày nay, qua các phúc âm của Chúa, mắt tôi có thấy được các chân lý hay không?
Ngày xưa Chúa đã chữa cho người què đi được, ngày nay, tuy tôi có đủ hai chân, nhưng tôi có muốn đi trên đường ngay nèo chính hay không?
Ngày xưa Chúa đã chữa người phong cùi được sạch, ngày nay, tôi có muốn thanh tẩy những ô uế của tâm hồn mình hay không?
Ngày xưa Chúa đã cho người chết sống lại, ngày nay, qua bí tích Rửa Tội tôi có muốn sống trong sự sống mới hay không?
“Tôi mong đợi gì nơi Chúa Giêsu?”
Nếu tôi mong đợi được ơn cứu độ, được sống hạnh phúc trong Vương Quốc Thiên Chúa thì qua bài phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu đã hé mở cho chúng ta thấy một vài đặc tính của Vương Quốc Thiên Chúa nhân khi nói về Gioan Tẩy Giả.
Trong Vương Quốc Thiên Chúa thì không có những người như lau sậy ngoài đồng hoang, ngả nghiêng theo các cơn gió thời đại mà không giữ vững lập trường.
Trong Vương Quốc Thiên Chúa không có cảnh xa hoa nhung lụa, thủ đoạn chính trị, ganh đua chức quyền như trong cung điện của các vua chúa trần gian.
Trong Vương Quốc Thiên Chúa chỉ có những người sống theo thánh ý của Thiên Chúa, và người thấp kém nhất cũng còn cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả, bởi vì, nhờ công nghiệp của Chúa Kitô, những hy sinh hãm mình, những hành động bác ái của loài người giờ đây có một giá trị lớn lao. Một hành động nhỏ bé của chúng ta làm cho người khác – một chén cơm cho người đói ăn, một ly nước cho kẻ khát uống, một manh áo cho người rách rưới – sẽ trở nên có giá trị vì chúng ta đã làm cho chính Chúa.
Đây là một phần ý nghĩa của sự Nhập Thể. Nếu Thiên Chúa không giáng trần, không trở nên một con người hữu hình thì loài người chúng ta không thể thi hành một điều gì tốt lành cho Thiên Chúa vô hình. Qua sự Nhập Thể, Chúa Giêsu đã cụ thể hoá hành động bác ái của chúng ta cho tha nhân trở thành một hành động cho chính Thiên Chúa. Nói tóm lại, nhờ lòng thương xót của Thiên Chúa mà loài người được sống hạnh phúc trong Vương Quốc đời đời.
Ở nhà thờ chánh tòa Milan bên Ý có ba khung cửa lớn dẫn vào nhà thờ. Trên vòng bán nguyệt khung cửa bên trái, dưới hình hoa hồng được trạm trổ tinh vi, có khắc hàng chữ: "Mỗi hạnh phúc chỉ kéo dài trong khoảng khắc".
Trên vòng bán nguyệt khung cửa bên phải, dưới hình cây thập giá có ghi hàng chữ: "Mỗi đau khổ chỉ kéo dài trong khoảng khắc".
Và trên vòm khung cửa chính dẫn vào vương cung thánh đường, người ta thấy có dòng chữ: "Chỉ có đời đời mới là điều quan trọng".
Thời gian Mùa Vọng là để chúng ta nhìn lại cuộc đời mình. Có thể nào giữa sự huy hoàng lộng lẫy của văn minh hiện đại nhưng tâm hồn của chúng ta như sa mạc hoang vu vì thiếu ánh sáng của Thiên Chúa? Có thể nào trong một xã hội đề cao quyền lợi, đề cao tự do thì chúng ta lại mất đi ý thức về phẩm giá con người? Có thể nào khi miệt mài chạy theo guồng máy của xã hội để kiếm sống thì chúng ta đang mất đi sự sống đời đời?
Xin Thiên Chúa mở mắt chúng ta để nhìn thấy những gì cần thay đổi, và ban cho chúng ta sự can đảm để trung thành với ơn gọi của mình.
Pt Trần Văn Nhật