Dan Lee
12-12-2010, 11:27 AM
GIOAN TIỀN HÔ, GIÁO LÝ VIÊN MẪU MỰC
Tin Mừng Chúa Nhật thứ 3 Mùa Vọng dường như muốn nhấn mạnh sứ mệnh rao giảng Tin Mừng, trong đó có lãnh vực giảng dạy giáo lý. Khi nói đến việc rao giảng, người ta hay nghĩ đến sứ mệnh của các vị đã lãnh nhận thánh chức, nhưng riêng nói đến việc giảng dạy giáo lý thì không người tín hữu nào, dù là tân tòng, có quyền nói rằng “đấy không phải là lãnh vực của tôi”. Vậy thì, Chúa Giêsu muốn chúng ta rao giảng giáo lý như thế nào?
Khi Chúa Giêsu giới thiệu cho dân chúng về Gioan Tiền Hô, Người dùng Lời Thánh Kinh: “Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến”. Vai trò ngôn sứ, vai trò người nói về Chúa Giêsu được diễn tả rõ nét qua câu Thánh Kinh súc tích này. Người rao giảng Lời chính là người dọn đường cho Đấng Cứu Thế.
Trả lời câu hỏi “dạy giáo lý là dạy điều gì?”, ai cũng có thể trả lời: đó chính là dạy… môn giáo lý! Là nói những điều trong sách giáo lý có ghi sẵn. Nhưng không thể chỉ dạy cho người khác một cách đơn giản như thế. Nếu chỉ có thế thì các em học viên giáo lý về mở sách ra học mỗi ngày là cũng đủ rồi.
Thật ra, dạy giáo lý trước hết là dạy cho các em về Thiên Chúa và Lời của Ngài, là chính Đức Kytô và được rao giảng bởi Đức Kytô. Thứ hai là đào luyện các đức tính nhân bản, nhất là các nhân đức và giúp các em sống theo Đức Kytô là con đường sống thật cho mọi người. Thứ ba là giúp các em cảm nhận đời sống cộng đoàn, gắn bó với Hội Thánh, Nhiệm Thể Chúa Kytô, và là đoàn lữ hành đang tiến về Nước Trời.
Nếu nói tóm lại trong một câu, thì dạy giáo lý chính là rao giảng về Đức Kytô. Rao giảng để làm gì? Thưa là để dọn đường cho Chúa đến trong tâm hồn người nghe. Gioan Tiền Hô đã nêu một tấm gương và dạy mấy lời vắn tắt và đầy đủ về sứ mệnh này.
Tấm gương của “giáo lý viên” Gioan Tiền Hô chính là “giảng dạy bằng chứng minh”. Giáo lý không phải là toán học, nhưng giáo lý là một khoa học thánh. Khoa học này không đòi những chứng minh định lý như toán học, nhưng đòi chứng minh bằng thực nghiệm, bằng chính những cảm nghiệm sâu xa và đời sống gắn bó với Đấng mà người ta rao giảng.
Khi Gioan Tiền Hô muốn nói về Giêsu, ông không dùng lời của mình, nhưng ông sai các môn đệ của ông đến với Đức Giêsu. Họ nghe chính Đức Giêsu nói, họ chứng kiến chính việc Đức Giêsu làm, và hơn hết, họ được nâng đỡ niềm tin do sức sống mà chính Đấng Cứu Thế thổi vào tâm hồn họ. Thế là họ ra đi. Và họ lại rao giảng.
Giáo lý viên phải là như thế, phải nói với các em bằng chính Lời Đức Giêsu, đẩy vào lòng các em chiếc xa giá mà Chúa đã dùng để lướt qua các tầng trời mà ngự xuống. Còn nếu chỉ nói hời hợt kiểu hỏi thưa cho thuộc lòng vài câu chữ thì chưa phải là giảng dạy giáo lý thật sự.
Điều thứ hai mà giáo lý viên học được nơi Gioan Tiền Hô chính là đời sống chứng nhân. “Sống điều con dạy” là một đòi buộc của Tin Mừng. Giáo lý viên có thể bị hiểu lầm, bị nói xấu, nhưng chính tự trong lòng mình, giáo lý viên phải là người muốn chứng minh điều mình rao giảng bằng chính con người và cuộc đời mình, ngay cả nếu cần thì chấp nhận cái chết để làm chứng cho Đức Giêsu.
Gioan Tiền Hô chấp nhận chết dưới tay bạo chúa Hêrôđê, để nói lên lời chân lý. Trong nhiều năm qua Hội Thánh Việt nam gặp nhiều khốn khổ do đủ mọi thế lực ngược với ánh sáng Chúa Kytô. Trong hoàn cảnh đó, đối với giáo lý viên, Gioan Tiền Hô không phải chỉ là một con người, mà còn là một niềm tin, một sứ mệnh, một cộng đoàn và là một lời mời lên đường, nói cho thế giới này rằng “Chúa Giêsu đang đến, cùng với Mẹ Vô Nhiễm của Người”.
Điều thứ ba, Gioan Tiền Hô không những rao giảng Đức Kytô là ai, mà còn dạy cho con người biết cách đón Đấng ấy. Gioan Tiền Hô dùng chính lời Thánh Kinh để bảo con người dẹp hết mọi chướng ngại trên đường đi, lấp hố sâu, bạt núi đồi, uốn chỗ cong, san chỗ gồ ghề. Người lãnh sứ mệnh giảng giáo lý cũng vậy. Trước hết họ cũng phải tự san bằng mọi trở ngại trong chính tâm hồn và cuộc đời của họ, để họ có thể giúp người khác dọn đường cho thích hợp.
Dĩ nhiên Thiên Chúa quyền năng có con đường riêng của Ngài, và nếu Ngài đã muốn đi thì cho dù ngàn trùng sông núi hay hố đen của vũ trụ cũng không cản nổi bước chân Ngài. Nhưng vì Ngài tôn trọng con người, những nhân vị và phẩm giá với đầy đủ tự do quyết định cuộc đời mình, Ngài muốn con người tự mở lòng mình ra trước hồng ân của Ngài. Do đó, vai trò của giáo lý viên không cgỉ là mở đường, mà còn phải giúp người khác ý thức tầm quan trọng của việc sử dụng tự do mà Thiên Chúa ban để mưu ích cho cuộc đời mình.
Còn một điều nữa, giáo lý viên trước hết phải học với Đức Giêsu mỗi ngày để có đủ kiến thức, đủ nghị lực và đủ khôn ngoan để rao giảng. Những câu mở đầu của chương 11 Tin Mừng Matthêu nói về việc rao giảng, câu kết của chương 11 không phải vô tình mà lại là lời mời gọi đầy yêu thương của Đức Giêsu dành cho những kẻ chọn lối bước theo chân Người. "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của Ta, và hãy học với Ta, vì Ta có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách Ta êm ái, và gánh Ta nhẹ nhàng." (Mt.11,28-30).
Chính nhờ mang lấy ách của Đức Kytô và học với Đức Kytô mà những người lãnh sứ mệnh rao giảng Lời Người không còn sợ bất cứ thế lực trần thế nào. Muốn học với Đức Kytô, chúng ta chỉ cần lăn xả vào Người, ôm lấy chân Người, và cùng Mẹ Maria, chúng ta “làm theo những gì Người bảo”.
Những ngày cuối năm, giáo lý viên nhiều giáo xứ, nhiều giáo phận có những hoạt động đặc biệt, như tĩnh tâm, tĩnh huấn, học hỏi thêm về Thánh Kinh và sư phạm giáo lý… Ước chi tất cả anh chị em giáo lý viên chúng ta thấm nhuần tinh thần của Đức Giêsu Kytô, Đấng mà chúng ta nhiệt tâm rao giảng. Chúng ta cùng cầu xin Người, nhờ Mẹ Thánh Người nâng đỡ và Thánh Gioan Tiền Hô làm gương sáng, xin Người chúc lành cho những dự tính của chúng ta, những dự tính làm mọi cách để Người được vinh quang hơn và làm cho các tâm hồn sẵn sàng đón Người.
Gioan Lê Quang Vinh, VNRs
Tin Mừng Chúa Nhật thứ 3 Mùa Vọng dường như muốn nhấn mạnh sứ mệnh rao giảng Tin Mừng, trong đó có lãnh vực giảng dạy giáo lý. Khi nói đến việc rao giảng, người ta hay nghĩ đến sứ mệnh của các vị đã lãnh nhận thánh chức, nhưng riêng nói đến việc giảng dạy giáo lý thì không người tín hữu nào, dù là tân tòng, có quyền nói rằng “đấy không phải là lãnh vực của tôi”. Vậy thì, Chúa Giêsu muốn chúng ta rao giảng giáo lý như thế nào?
Khi Chúa Giêsu giới thiệu cho dân chúng về Gioan Tiền Hô, Người dùng Lời Thánh Kinh: “Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến”. Vai trò ngôn sứ, vai trò người nói về Chúa Giêsu được diễn tả rõ nét qua câu Thánh Kinh súc tích này. Người rao giảng Lời chính là người dọn đường cho Đấng Cứu Thế.
Trả lời câu hỏi “dạy giáo lý là dạy điều gì?”, ai cũng có thể trả lời: đó chính là dạy… môn giáo lý! Là nói những điều trong sách giáo lý có ghi sẵn. Nhưng không thể chỉ dạy cho người khác một cách đơn giản như thế. Nếu chỉ có thế thì các em học viên giáo lý về mở sách ra học mỗi ngày là cũng đủ rồi.
Thật ra, dạy giáo lý trước hết là dạy cho các em về Thiên Chúa và Lời của Ngài, là chính Đức Kytô và được rao giảng bởi Đức Kytô. Thứ hai là đào luyện các đức tính nhân bản, nhất là các nhân đức và giúp các em sống theo Đức Kytô là con đường sống thật cho mọi người. Thứ ba là giúp các em cảm nhận đời sống cộng đoàn, gắn bó với Hội Thánh, Nhiệm Thể Chúa Kytô, và là đoàn lữ hành đang tiến về Nước Trời.
Nếu nói tóm lại trong một câu, thì dạy giáo lý chính là rao giảng về Đức Kytô. Rao giảng để làm gì? Thưa là để dọn đường cho Chúa đến trong tâm hồn người nghe. Gioan Tiền Hô đã nêu một tấm gương và dạy mấy lời vắn tắt và đầy đủ về sứ mệnh này.
Tấm gương của “giáo lý viên” Gioan Tiền Hô chính là “giảng dạy bằng chứng minh”. Giáo lý không phải là toán học, nhưng giáo lý là một khoa học thánh. Khoa học này không đòi những chứng minh định lý như toán học, nhưng đòi chứng minh bằng thực nghiệm, bằng chính những cảm nghiệm sâu xa và đời sống gắn bó với Đấng mà người ta rao giảng.
Khi Gioan Tiền Hô muốn nói về Giêsu, ông không dùng lời của mình, nhưng ông sai các môn đệ của ông đến với Đức Giêsu. Họ nghe chính Đức Giêsu nói, họ chứng kiến chính việc Đức Giêsu làm, và hơn hết, họ được nâng đỡ niềm tin do sức sống mà chính Đấng Cứu Thế thổi vào tâm hồn họ. Thế là họ ra đi. Và họ lại rao giảng.
Giáo lý viên phải là như thế, phải nói với các em bằng chính Lời Đức Giêsu, đẩy vào lòng các em chiếc xa giá mà Chúa đã dùng để lướt qua các tầng trời mà ngự xuống. Còn nếu chỉ nói hời hợt kiểu hỏi thưa cho thuộc lòng vài câu chữ thì chưa phải là giảng dạy giáo lý thật sự.
Điều thứ hai mà giáo lý viên học được nơi Gioan Tiền Hô chính là đời sống chứng nhân. “Sống điều con dạy” là một đòi buộc của Tin Mừng. Giáo lý viên có thể bị hiểu lầm, bị nói xấu, nhưng chính tự trong lòng mình, giáo lý viên phải là người muốn chứng minh điều mình rao giảng bằng chính con người và cuộc đời mình, ngay cả nếu cần thì chấp nhận cái chết để làm chứng cho Đức Giêsu.
Gioan Tiền Hô chấp nhận chết dưới tay bạo chúa Hêrôđê, để nói lên lời chân lý. Trong nhiều năm qua Hội Thánh Việt nam gặp nhiều khốn khổ do đủ mọi thế lực ngược với ánh sáng Chúa Kytô. Trong hoàn cảnh đó, đối với giáo lý viên, Gioan Tiền Hô không phải chỉ là một con người, mà còn là một niềm tin, một sứ mệnh, một cộng đoàn và là một lời mời lên đường, nói cho thế giới này rằng “Chúa Giêsu đang đến, cùng với Mẹ Vô Nhiễm của Người”.
Điều thứ ba, Gioan Tiền Hô không những rao giảng Đức Kytô là ai, mà còn dạy cho con người biết cách đón Đấng ấy. Gioan Tiền Hô dùng chính lời Thánh Kinh để bảo con người dẹp hết mọi chướng ngại trên đường đi, lấp hố sâu, bạt núi đồi, uốn chỗ cong, san chỗ gồ ghề. Người lãnh sứ mệnh giảng giáo lý cũng vậy. Trước hết họ cũng phải tự san bằng mọi trở ngại trong chính tâm hồn và cuộc đời của họ, để họ có thể giúp người khác dọn đường cho thích hợp.
Dĩ nhiên Thiên Chúa quyền năng có con đường riêng của Ngài, và nếu Ngài đã muốn đi thì cho dù ngàn trùng sông núi hay hố đen của vũ trụ cũng không cản nổi bước chân Ngài. Nhưng vì Ngài tôn trọng con người, những nhân vị và phẩm giá với đầy đủ tự do quyết định cuộc đời mình, Ngài muốn con người tự mở lòng mình ra trước hồng ân của Ngài. Do đó, vai trò của giáo lý viên không cgỉ là mở đường, mà còn phải giúp người khác ý thức tầm quan trọng của việc sử dụng tự do mà Thiên Chúa ban để mưu ích cho cuộc đời mình.
Còn một điều nữa, giáo lý viên trước hết phải học với Đức Giêsu mỗi ngày để có đủ kiến thức, đủ nghị lực và đủ khôn ngoan để rao giảng. Những câu mở đầu của chương 11 Tin Mừng Matthêu nói về việc rao giảng, câu kết của chương 11 không phải vô tình mà lại là lời mời gọi đầy yêu thương của Đức Giêsu dành cho những kẻ chọn lối bước theo chân Người. "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của Ta, và hãy học với Ta, vì Ta có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách Ta êm ái, và gánh Ta nhẹ nhàng." (Mt.11,28-30).
Chính nhờ mang lấy ách của Đức Kytô và học với Đức Kytô mà những người lãnh sứ mệnh rao giảng Lời Người không còn sợ bất cứ thế lực trần thế nào. Muốn học với Đức Kytô, chúng ta chỉ cần lăn xả vào Người, ôm lấy chân Người, và cùng Mẹ Maria, chúng ta “làm theo những gì Người bảo”.
Những ngày cuối năm, giáo lý viên nhiều giáo xứ, nhiều giáo phận có những hoạt động đặc biệt, như tĩnh tâm, tĩnh huấn, học hỏi thêm về Thánh Kinh và sư phạm giáo lý… Ước chi tất cả anh chị em giáo lý viên chúng ta thấm nhuần tinh thần của Đức Giêsu Kytô, Đấng mà chúng ta nhiệt tâm rao giảng. Chúng ta cùng cầu xin Người, nhờ Mẹ Thánh Người nâng đỡ và Thánh Gioan Tiền Hô làm gương sáng, xin Người chúc lành cho những dự tính của chúng ta, những dự tính làm mọi cách để Người được vinh quang hơn và làm cho các tâm hồn sẵn sàng đón Người.
Gioan Lê Quang Vinh, VNRs