Dan Lee
12-12-2010, 11:33 AM
Chúa nhật 3 Mùa Vọng - năm A
Is 35, 1-6.10; Gc 5, 7-10; Mt 11, 2-11
THẦY CÓ PHẢI LÀ ĐẤNG PHẢI ĐẾN ?
Tuần trước, chúng ta còn nhớ, chúng ta thấy một hình ảnh của Gioan thật tuyệt vời nơi dòng sông Gioan. Gioan mạnh mẽ loan báo Đấng Thiên Sai và là một người tự do hoàn toàn. Thế nhưng hôm nay Gioan lại ở trong tù. Vì sao vậy ? Vì Gioan đã dám tố cáo Vua Hêrôđê. Đang là một ngôn sứ và là một ngôn sứ lớn nhưng giờ đây lại hỏi rằng Đức Giêsu có phải là Đấng Thiên Sai, Đấng phải đến hay không ? Đang khi làm chủ bản thân mình, muốn làm gì thì cũng làm được và còn làm phép rửa cho Chúa Giêsu nhưng nay lại phải nhờ các môn đệ đi hỏi Chúa Giêsu. Mạnh dạn làm chứng cho Chúa Giêsu, về Chúa Giêsu nhưng lại chất vấn : Thầy là ai ? Thầy có phải là Đấng phải đến hay chúng tôi còn phải đợi người nào khác ?
Hoàn cảnh mà chúng ta thấy về Gioan hôm nay phải chăng là dấu chỉ kết thúc cuộc đời của vị ngôn sứ này. Cuộc đời của Gioan nay sang một trang sử mới. Những gì mà Gioan tuyên bố nay thành hiện thực : Đức Giêsu phải lớn lên, còn ông phải nhỏ đi. Đức Giêsu phải nổi bật lên, còn ông phải lu mờ đi, phải lui vào trong hậu trường (Ga 3, 30). Khi Gioan loan báo Chúa Giêsu xuất hiện nghĩa là cùng lúc ấy người mang tên Tiền Hô phải rút êm.
Ở trong hoàn cảnh bi đát, kề cận với cái chết, Gioan đã một lần nữa xác định cho các môn đệ, cho mọi người về “Đấng phải đến”. Trong hoàn cảnh không còn gì để mất, trong hoàn cảnh kề cận với cái chết, hoàn cảnh bị thế gian loại trừ ông muốn loan báo về niềm tin của ông, về tương lai, về sự sống vĩnh cửu của ông.
Muốn tận tai nghe Chúa Giêsu tuyên bố về mình nên Gioan đã sai các môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu (Ga 1, 37-40).
Các môn đệ đã từng được nghe Gioan tuyên bố về Đấng Thiên Sai, Đấng Thẩm Phán sẽ đén sau ông. Đấng ấy sẽ lấy lửa không hề tắt mà thiêu huỷ những người tội lỗi mà không biết hoán cải. Các môn đệ đã tin tưởng rằng Đấng ấy là Đấng mà nhân loại đợi trông, Đấng mang lại và hoàn tất niềm hy vọng của các môn đệ.
Đáng tiếc thay trong thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Đấng Thiên Sai ấy lại đến trong thế gian này một cách âm thầm, xử sự một cách tế nhị và hết sức khiêm tốn. Cung cách của Đấng Thiên Sai hoàn toàn ngược lại với những gì mà Gioan đã loan báo. Câu hỏi của Gioan cũng đúng thôi vì sao Đấng ấy lại loan bao cho những ai đi theo Ngài phải đón nhận thập giá, đón nhận khổ đau, đón nhận cái chết. Tại sao Ngài là Vua trên các vua, là vị Thẩm phán chí công mà phải chấp nhận nhượng bộ cho mọi thù địch thế gian. Đấng mà muôn dân mong đợi lại đến trong thân phận khiêm hạ như vậy thì có phải thật là Đấng muôn dân mong đợi hay cũng chỉ là một Đấng trung gian như Gioan mà thôi.
Đáp lại những vấn nạn của các môn đệ Gioan đặt ra, Chúa Giêsu không diễn giải, không giải thích theo những vấn nạn nhưng câu trả lời ấy làm cho người ta phải suy nghĩ. Chúa Giêsu đưa con người ta đến sự sống, ơn cứu độ.
Chúa Giêsu là như vậy, Chúa Giêsu không được hiểu dưới cái nhìn, dưới sự giải thích của người đời. Chúa Giêsu được nói trước qua dòng lịch sử, đặc biệt nơi các ngôn sứ, qua các hành động, sự hiện diện của Ngài.
Câu trả lời của Chúa Giêsu một cách nào đó đã minh nhiên công nhận Ngài chính là Đấng Thiên Sai, Đấng phải đến. Ngài đến để hoàn thành ơn cứu độ như lời đã hứa, hoàn tất những gì mà các ngôn sứ đã loan báo chứ không còn phải đợi ai khác nữa. Qua Chúa Giêsu, trong Chúa Giêsu nhưng người mù được thấy, què được đi, phong hủi được chữa lành, điếc được nghe, chết sống lại và đặc biệt hơn nữa là người nghèo được loan báo Tin Mừng,
Với cách nói như vậy, với những hành động hết sức thực tế như vậy Chúa Giêsu chính là người hoàn tất công trình cứu độ. Ngài sẽ khải hoàn trong vương quốc của Ngài. Ngài không chỉ là người mở đường, dẫn đường nhưng chính là con đường dẫn người ta vào vương quốc của Ngài.
Chúa Giêsu nói với các môn đệ : “Hãy đến mà xem”. Không phải là lời khích bác, lời phô trương nhưng muốn mời gọi, muốn chứng minh về tính hiện thực của mình cùng với tất cả nhũng việc Ngài làm cho con người. Đây là một lời mời gọi hết sức chân thành để rồi những người nghe có thể nghe theo hay không nghe tuỳ vào thái độ của họ.
Từ thời nguyên tổ, từ thời cha ông, người ta vẫn mong và vẫn chờ một Đấng Cứu Độ trần gian đến giải thoát con người khỏi những cơ cực của cuộc sống. Và từ đó, họ quan niệm hết sức lệch lạc về Đấng Cứu Độ. Họ tự vẽ ra cho họ một Đấng Cứu Độ trần gian như thế này như thế kia. Họ vẽ ra Đấng Cứu Độ theo thiên kiến của họ. Họ tìm đủ mọi cách để phản kháng Chúa Giêsu. Họ làm nũng làm nịu như trẻ con. Được mời dự tiệc cưới họ làm bộ sầu não, được mời dự tang lễ thì họ không mặc lễ phục tang. Họ như những trẻ em hết sức ngoan cố trước lời mời gọi của Chúa Giêsu. Gioan đến không ăn không uống như người bình thường thì họ chê Gioan là nghiêm khắc, kham khổ. Chúa Giêsu đến đồng bàn với những con người tội lỗi thì họ khinh chê bảo là ông này ham ăn ham uống … Chúa Giêsu sống bình ân thì họ chê trách. Có những lần những lúc môn đệ tức muốn thiêu đốt quân thù bằng lửa từ trời xuống nhưng Chúa Giêsu lại cư xử hết sức nhân hậu.
Rõ ràng, với cách cư xử như thế, Chúa Giêsu bỗng nhiên trở thành cớ vấp phạm như lời Chúa Giêsu nói : “Phúc thay người nào không mất niềm tin vào tôi”. Câu nói hết sức tuyệt vời.
Nhìn lại cuộc đời, cách sống lối nghĩ của Gioan. Khi nhìn lại Gioan, chúng ta cũng sẽ tự vấn như Gioan với Chúa Giêsu vậy.
Gioan đi mở đường cho Đấng Cứu Độ trần gian, loan Tin Mừng Cứu Độ nhưng lại bị cầm tù. Gioan sống công chính thì bị những người bất chính chà đạp và tống ngục, cuối cùng bị giết.
Tưởng chừng Chúa Giêsu đến sẽ làm cho cuộc đời mình khá hơn nhưng hình như thực tế nó còn tệ hơn thì phải. Bằng chứng sống động là Gioan ở trong tù và đủ mọi chất vấn.
Tâm tư, tình cảm, niềm tin của Gioan phải chăng cũng là tâm tư, tình cảm, niềm tin của mỗi người chúng ta. Chúng ta, nhiều lần nhiều lúc cũng sống công chính, cũng nói lên sự thật, nói lên công lý giữa trần gian này nhưng rồi khi nói lên chúng ta bị thiệt thòi. Khi ấy chúng ta cũng xôn xao, chúng ta cũng dao động như Gioan vậy.
Đứng trước cảnh bi thương của Gioan, Gioan cũng như chúng ta được mời gọi lựa chọn. Hoặc là can đảm minh chứng về một Thiên Chúa giữa trần gian này hoặc là thoả hiệp với thế gian. Gioan ở trong tù chắc chắn còn thời gian để “ăn năn sám hối”. Nếu như Gioan rút lại lời tố cáo, nếu như Gioan “ăn năn sám hối” thì chắc chắn cái chết sẽ chậm đến với Gioan hơn. Gioan sẽ không phải chết và thậm chí còn được đặt lên làm ông này bà nọ trong triều của vua nữa. Cuối cùng, Gioan đã chấp nhận cái chết và cái chết nhục nhã, cái chết bi thương. Thậm chỉ các môn đệ chỉ được đến để lấy xác ông chứ không biết cái đầu đem đi đâu vì cái đầu ấy đã đáp ứng đòi hỏi của kẻ ác.
Chúng ta thấy có những lúc xôn xao, có những lúc dao động ấy nhưng khi nghe Chúa Giêsu đáp trả qua các môn đệ Gioan lại tiếp tục sống niềm tin của mình. Chấp nhận cái chết rũ tù và cái chết nhục bị chém đầu để tuyên xưng những gì mà mình loan báo.
Để có niềm tin như ấy, Gioan đã gắn kết cuộc đời của ông vào Chúa. Ông cũng chẳng hay ho gì nhưng có lẽ ông đã sống niềm tin nhờ vào niềm tin của cha ông là Zacaria và mẹ ông là Êlizabeth cũng như các ngôn sứ để lại.
Hôm nay, Chúa nhật III của mùa Vọng, Chúa nhật Hồng, Chúa nhật của niềm vui. Chúa đã gần đến. Thật sự Chúa đã đến rồi qua lời của các ngôn sứ, đặc biệt qua lời của Isaia vừa loan báo :
Những gì Isaia loan báo cũng chỉ là hình ảnh của cuộc giải thoát đích thực mà Chúa Giêsu ban cho con người. Khi ấy “mắt người mù xem thấy, tai người điếc nghe được. Khi ấy kẻ què nhảy nhót như nai, người câm sẽ reo hò”.
Niềm vui mà Isaia loan báo nay đã đến rồi. Đó chính là Đấng Cứu Độ trần gian mang tên đã đến, đã mang ơn cứu độ đến rồi. Phần còn lại là của con người, con người có vui mừng để đón nhận hay khước từ đó là chuyện của con người.
Ngày hôm nay, chúng ta thấy quá nhiều điều bi đát đang xảy đến cho gia đình, cho cộng đoàn. Đấng Cứu Độ trần gian đã đến và ở lại trong các gia đình, các cộng đoàn nhưng rồi nhiều người vẫn chạy quanh quanh đi tìm những cái gì khác không phải là tìm Đấng Cứu Độ để rồi vẫn hỏi, vẫn thắc mắc như Gioan : Thầy có phải là Đấng phải đến hay không ?
Xin Chúa ban thêm niềm tin cho chúng ta để chúng ta xác tín rằng Chúa đã đến và rồi chúng ta bắt chước như Gioan, can đảm làm chứng cho Chúa giữa cuộc đời này dẫu rằng bao nhiêu khó khăn còn vây bủa cuộc đời chúng ta.
Anmai, CSsR
Is 35, 1-6.10; Gc 5, 7-10; Mt 11, 2-11
THẦY CÓ PHẢI LÀ ĐẤNG PHẢI ĐẾN ?
Tuần trước, chúng ta còn nhớ, chúng ta thấy một hình ảnh của Gioan thật tuyệt vời nơi dòng sông Gioan. Gioan mạnh mẽ loan báo Đấng Thiên Sai và là một người tự do hoàn toàn. Thế nhưng hôm nay Gioan lại ở trong tù. Vì sao vậy ? Vì Gioan đã dám tố cáo Vua Hêrôđê. Đang là một ngôn sứ và là một ngôn sứ lớn nhưng giờ đây lại hỏi rằng Đức Giêsu có phải là Đấng Thiên Sai, Đấng phải đến hay không ? Đang khi làm chủ bản thân mình, muốn làm gì thì cũng làm được và còn làm phép rửa cho Chúa Giêsu nhưng nay lại phải nhờ các môn đệ đi hỏi Chúa Giêsu. Mạnh dạn làm chứng cho Chúa Giêsu, về Chúa Giêsu nhưng lại chất vấn : Thầy là ai ? Thầy có phải là Đấng phải đến hay chúng tôi còn phải đợi người nào khác ?
Hoàn cảnh mà chúng ta thấy về Gioan hôm nay phải chăng là dấu chỉ kết thúc cuộc đời của vị ngôn sứ này. Cuộc đời của Gioan nay sang một trang sử mới. Những gì mà Gioan tuyên bố nay thành hiện thực : Đức Giêsu phải lớn lên, còn ông phải nhỏ đi. Đức Giêsu phải nổi bật lên, còn ông phải lu mờ đi, phải lui vào trong hậu trường (Ga 3, 30). Khi Gioan loan báo Chúa Giêsu xuất hiện nghĩa là cùng lúc ấy người mang tên Tiền Hô phải rút êm.
Ở trong hoàn cảnh bi đát, kề cận với cái chết, Gioan đã một lần nữa xác định cho các môn đệ, cho mọi người về “Đấng phải đến”. Trong hoàn cảnh không còn gì để mất, trong hoàn cảnh kề cận với cái chết, hoàn cảnh bị thế gian loại trừ ông muốn loan báo về niềm tin của ông, về tương lai, về sự sống vĩnh cửu của ông.
Muốn tận tai nghe Chúa Giêsu tuyên bố về mình nên Gioan đã sai các môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu (Ga 1, 37-40).
Các môn đệ đã từng được nghe Gioan tuyên bố về Đấng Thiên Sai, Đấng Thẩm Phán sẽ đén sau ông. Đấng ấy sẽ lấy lửa không hề tắt mà thiêu huỷ những người tội lỗi mà không biết hoán cải. Các môn đệ đã tin tưởng rằng Đấng ấy là Đấng mà nhân loại đợi trông, Đấng mang lại và hoàn tất niềm hy vọng của các môn đệ.
Đáng tiếc thay trong thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Đấng Thiên Sai ấy lại đến trong thế gian này một cách âm thầm, xử sự một cách tế nhị và hết sức khiêm tốn. Cung cách của Đấng Thiên Sai hoàn toàn ngược lại với những gì mà Gioan đã loan báo. Câu hỏi của Gioan cũng đúng thôi vì sao Đấng ấy lại loan bao cho những ai đi theo Ngài phải đón nhận thập giá, đón nhận khổ đau, đón nhận cái chết. Tại sao Ngài là Vua trên các vua, là vị Thẩm phán chí công mà phải chấp nhận nhượng bộ cho mọi thù địch thế gian. Đấng mà muôn dân mong đợi lại đến trong thân phận khiêm hạ như vậy thì có phải thật là Đấng muôn dân mong đợi hay cũng chỉ là một Đấng trung gian như Gioan mà thôi.
Đáp lại những vấn nạn của các môn đệ Gioan đặt ra, Chúa Giêsu không diễn giải, không giải thích theo những vấn nạn nhưng câu trả lời ấy làm cho người ta phải suy nghĩ. Chúa Giêsu đưa con người ta đến sự sống, ơn cứu độ.
Chúa Giêsu là như vậy, Chúa Giêsu không được hiểu dưới cái nhìn, dưới sự giải thích của người đời. Chúa Giêsu được nói trước qua dòng lịch sử, đặc biệt nơi các ngôn sứ, qua các hành động, sự hiện diện của Ngài.
Câu trả lời của Chúa Giêsu một cách nào đó đã minh nhiên công nhận Ngài chính là Đấng Thiên Sai, Đấng phải đến. Ngài đến để hoàn thành ơn cứu độ như lời đã hứa, hoàn tất những gì mà các ngôn sứ đã loan báo chứ không còn phải đợi ai khác nữa. Qua Chúa Giêsu, trong Chúa Giêsu nhưng người mù được thấy, què được đi, phong hủi được chữa lành, điếc được nghe, chết sống lại và đặc biệt hơn nữa là người nghèo được loan báo Tin Mừng,
Với cách nói như vậy, với những hành động hết sức thực tế như vậy Chúa Giêsu chính là người hoàn tất công trình cứu độ. Ngài sẽ khải hoàn trong vương quốc của Ngài. Ngài không chỉ là người mở đường, dẫn đường nhưng chính là con đường dẫn người ta vào vương quốc của Ngài.
Chúa Giêsu nói với các môn đệ : “Hãy đến mà xem”. Không phải là lời khích bác, lời phô trương nhưng muốn mời gọi, muốn chứng minh về tính hiện thực của mình cùng với tất cả nhũng việc Ngài làm cho con người. Đây là một lời mời gọi hết sức chân thành để rồi những người nghe có thể nghe theo hay không nghe tuỳ vào thái độ của họ.
Từ thời nguyên tổ, từ thời cha ông, người ta vẫn mong và vẫn chờ một Đấng Cứu Độ trần gian đến giải thoát con người khỏi những cơ cực của cuộc sống. Và từ đó, họ quan niệm hết sức lệch lạc về Đấng Cứu Độ. Họ tự vẽ ra cho họ một Đấng Cứu Độ trần gian như thế này như thế kia. Họ vẽ ra Đấng Cứu Độ theo thiên kiến của họ. Họ tìm đủ mọi cách để phản kháng Chúa Giêsu. Họ làm nũng làm nịu như trẻ con. Được mời dự tiệc cưới họ làm bộ sầu não, được mời dự tang lễ thì họ không mặc lễ phục tang. Họ như những trẻ em hết sức ngoan cố trước lời mời gọi của Chúa Giêsu. Gioan đến không ăn không uống như người bình thường thì họ chê Gioan là nghiêm khắc, kham khổ. Chúa Giêsu đến đồng bàn với những con người tội lỗi thì họ khinh chê bảo là ông này ham ăn ham uống … Chúa Giêsu sống bình ân thì họ chê trách. Có những lần những lúc môn đệ tức muốn thiêu đốt quân thù bằng lửa từ trời xuống nhưng Chúa Giêsu lại cư xử hết sức nhân hậu.
Rõ ràng, với cách cư xử như thế, Chúa Giêsu bỗng nhiên trở thành cớ vấp phạm như lời Chúa Giêsu nói : “Phúc thay người nào không mất niềm tin vào tôi”. Câu nói hết sức tuyệt vời.
Nhìn lại cuộc đời, cách sống lối nghĩ của Gioan. Khi nhìn lại Gioan, chúng ta cũng sẽ tự vấn như Gioan với Chúa Giêsu vậy.
Gioan đi mở đường cho Đấng Cứu Độ trần gian, loan Tin Mừng Cứu Độ nhưng lại bị cầm tù. Gioan sống công chính thì bị những người bất chính chà đạp và tống ngục, cuối cùng bị giết.
Tưởng chừng Chúa Giêsu đến sẽ làm cho cuộc đời mình khá hơn nhưng hình như thực tế nó còn tệ hơn thì phải. Bằng chứng sống động là Gioan ở trong tù và đủ mọi chất vấn.
Tâm tư, tình cảm, niềm tin của Gioan phải chăng cũng là tâm tư, tình cảm, niềm tin của mỗi người chúng ta. Chúng ta, nhiều lần nhiều lúc cũng sống công chính, cũng nói lên sự thật, nói lên công lý giữa trần gian này nhưng rồi khi nói lên chúng ta bị thiệt thòi. Khi ấy chúng ta cũng xôn xao, chúng ta cũng dao động như Gioan vậy.
Đứng trước cảnh bi thương của Gioan, Gioan cũng như chúng ta được mời gọi lựa chọn. Hoặc là can đảm minh chứng về một Thiên Chúa giữa trần gian này hoặc là thoả hiệp với thế gian. Gioan ở trong tù chắc chắn còn thời gian để “ăn năn sám hối”. Nếu như Gioan rút lại lời tố cáo, nếu như Gioan “ăn năn sám hối” thì chắc chắn cái chết sẽ chậm đến với Gioan hơn. Gioan sẽ không phải chết và thậm chí còn được đặt lên làm ông này bà nọ trong triều của vua nữa. Cuối cùng, Gioan đã chấp nhận cái chết và cái chết nhục nhã, cái chết bi thương. Thậm chỉ các môn đệ chỉ được đến để lấy xác ông chứ không biết cái đầu đem đi đâu vì cái đầu ấy đã đáp ứng đòi hỏi của kẻ ác.
Chúng ta thấy có những lúc xôn xao, có những lúc dao động ấy nhưng khi nghe Chúa Giêsu đáp trả qua các môn đệ Gioan lại tiếp tục sống niềm tin của mình. Chấp nhận cái chết rũ tù và cái chết nhục bị chém đầu để tuyên xưng những gì mà mình loan báo.
Để có niềm tin như ấy, Gioan đã gắn kết cuộc đời của ông vào Chúa. Ông cũng chẳng hay ho gì nhưng có lẽ ông đã sống niềm tin nhờ vào niềm tin của cha ông là Zacaria và mẹ ông là Êlizabeth cũng như các ngôn sứ để lại.
Hôm nay, Chúa nhật III của mùa Vọng, Chúa nhật Hồng, Chúa nhật của niềm vui. Chúa đã gần đến. Thật sự Chúa đã đến rồi qua lời của các ngôn sứ, đặc biệt qua lời của Isaia vừa loan báo :
Những gì Isaia loan báo cũng chỉ là hình ảnh của cuộc giải thoát đích thực mà Chúa Giêsu ban cho con người. Khi ấy “mắt người mù xem thấy, tai người điếc nghe được. Khi ấy kẻ què nhảy nhót như nai, người câm sẽ reo hò”.
Niềm vui mà Isaia loan báo nay đã đến rồi. Đó chính là Đấng Cứu Độ trần gian mang tên đã đến, đã mang ơn cứu độ đến rồi. Phần còn lại là của con người, con người có vui mừng để đón nhận hay khước từ đó là chuyện của con người.
Ngày hôm nay, chúng ta thấy quá nhiều điều bi đát đang xảy đến cho gia đình, cho cộng đoàn. Đấng Cứu Độ trần gian đã đến và ở lại trong các gia đình, các cộng đoàn nhưng rồi nhiều người vẫn chạy quanh quanh đi tìm những cái gì khác không phải là tìm Đấng Cứu Độ để rồi vẫn hỏi, vẫn thắc mắc như Gioan : Thầy có phải là Đấng phải đến hay không ?
Xin Chúa ban thêm niềm tin cho chúng ta để chúng ta xác tín rằng Chúa đã đến và rồi chúng ta bắt chước như Gioan, can đảm làm chứng cho Chúa giữa cuộc đời này dẫu rằng bao nhiêu khó khăn còn vây bủa cuộc đời chúng ta.
Anmai, CSsR